Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Phẩm Điểu Dụ

07/06/201114:12(Xem: 3837)
14. Phẩm Điểu Dụ

KINH ÐẠI BÁTNIẾT BÀN
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

XIV
PHẨMĐIỂU DỤ THỨ MƯỜI BỐN

(Hánbộ phần sau quyển thứ tám)

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “Nầy Thiện-nam-tử! Có hai giốngchim: Một tên là Ca-Lân-Đề, hai tên là Oan-Ương. Hai giốngchim đó lúc bay, lúc ở đều cùng chung chẳng xa rời nhau.Các pháp khổ, vô-thường, vô-ngã, chẳng rời nhau cũng nhưvậy.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : Thế-Tôn ! Thế nào là các pháp khổvô thường vô ngã, như chim Oan-ương và Ca-lân-Đề kia”.

Phậtnói: ”Nầy Thiện-nam-tử ! Pháp khổ khác, pháp lạc khác,pháp thường khác, pháp vô thường khác, pháp ngã khác, phápvô ngã khác. Ví như lúa gạo khác với mè bắp. Mè bắp lạikhác với đậu mía. Các thứ ấy từ mầm mộng của nó, nhẫnđến trổ lá, đơm bông đều là vô thường. Đến lúc thànhtrái thành hột khô chín, mọi người thọ dụng mới gọilà thường, vì tánh chất chơn thật”.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn ! Những vật như vậy nếulà thường thời có đồng với Như-Lai chăng ?”

Phậtnói : “ Nầy Thiện-nam-tử ! Nay ông chẳng nên nói như vậy,vì nói cho rằng Như-Lai như núi Tu-Di, lúc kiếp-hoại núi Tu-Dilở sụp, thời đức Như-Lai há lại cũng đồng hư hoạiư !

NầyThiện-nam-tử ! Ông chẳng nên giữ lấy những nghĩa ấy.

Tấtcả các pháp chỉ trừ Phật tánh và Niết-Bàn, không có mộtpháp nào là thường cả. Nói trái và hột là thường, đólà nói theo thế gian thôi.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Lành thay ! Lành thay ! Đúngnhư lời Phật nói.”

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Đúng như vậy. Nầy Thiện-nam-tử! Dầu tu tất cả khế kinh, các môn thiền định, nhẫn đếnchưa nghe pháp Đại-Niết-Bàn thời đều nói tất cả là vôthường. Nghe kinh nầy rồi dầu có phiền não mà như khôngphiền não, bèn có thể lợi ích tất cả cõi trời, cõi người,vì hiểu rõ thân mình có Phật tánh, đây gọi là thường.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như cây Am-la bông nó mới trổ gọi làvô thường, đến lúc thành trái có thể ăn dùng mới gọilà thường.

Cũngthế, nầy Thiện-nam-tử ! Dầu tu tất cả khế kinh, các mônthiền định lúc chưa nghe kinh Đại-Niết-Bàn nầy, đều chorằng tất cả pháp đều là vô thường. Lúc nghe kinh nầyrồi, dầu có phiền não mà như không phiền não, bèn có thểlợi ích cõi trời, cõi người. Vì hiểu rõ thân mình có Phậttánh, đây gọi là thường.

Thiện-nam-tử! Ví như lúc nấu, lọc, quặng vàng, là tướng vô thường,lọc xong thành vàng ròng, có nhiều lợi ích bèn gọi rằngthường.

Cũngvậy, nầy Thiện-nam-tử ! Dầu tu tất cả khế kinh các mônthiền định, lúc chưa nghe kinh Đại-Niết-Bàn nầy, đềucho rằng tất cả pháp đều là vô thường. Lúc nghe kinh nầyrồi, dầu có phiền não như không phiền não, bèn có thểlợi ích tất cả cõi trời, cõi người, vì hiểu rõ thânmình có Phật tánh, đây gọi là thường.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như hột mè lúc chưa bị ép, gọi là vôthường. Lúc ép thành dầu có nhiều lợi ích bèn gọi rằngthường.

NầyThiện-nam-tử ! Dầu tu tất cả khế kinh, các môn thiền địnhmà chưa nghe kinh Đại-Niết-Bàn nầy, đều cho rằng tất cảlà vô thường. Lúc nghe kinh nầy rồi dầu có phiền não, nhưkhông phiền não, đều có thể lợi ích cõi người cõi trờivì hiểu rõ thân mình có Phật tánh đây gọi rằng thường.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như các dòng nước đều chảy về biển.Cũng vậy, tất cả khế kinh, các môn thiền-định tam-muộiđều quy về kinh Đại-thừa Đại-Niết- Bàn, vì khéo nóicó Phật tánh.

NầyThiện-nam-tử ! Vì thế nên ta nói ; pháp thường khác, phápvô thường khác ; nhẫn đến vô ngã cũng lại như vậy.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Đức Như-Lai đã lìa tênđộc Ưu-bi, luận về có Ưu-bi gọi là trời. Đức Như-Laichẳng phải trời. Có Ưu-bi gọi là người, Như- Lai chẳngphải người, có Ưu-bi gọi là hai mươi lăm cõi hữu-lậu,đức Như-Lai chẳng phải hai lăm cõi hữu-lậu. Vì thế nênđức Như-Lai không có Ưu-bi, cớ sao nói rằng đức Như-LaiƯu-bi ?”

NầyThiện-nam-tử ! Vô-tưởng-thiên gọi là không tưởng. Nếukhông tưởng thời không thọ mạng, nếu không thọ mạng,sao lại có ấm, nhập, các giới. Do vì nghĩa đó, nên thânthọ mạng của vô-tưởng-thiên, không thể nói là có chỗở.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như Thọ-thần nương theo cây mà ở, chẳngthể quyết định nói nương nhánh, nương lóng, nương thân,nương lá.

Cũngvậy, dầu không chỗ quyết định, nhưng không thể nói làkhông có thân thọ mạng của vô-tưởng-thiên.

NầyThiện-nam-tử ! Phật pháp cũng vậy, rất sâu khó hiểu. ĐứcNhư-Lai thiệt không ưu-bi khổ não, mà ở nơi hàng chúng sanhkhởi lòng đại từ bi, thị hiện có ưu-bi, coi hàng chúngsanh như La-Hầu-La.

NầyThiện-nam-tử ! Trong vô-tưởng-thiên có bao nhiêu thọ mạng,chỉ Phật biết được, chẳng phải người khác có thể biết.Nhẫn đến trời Phi-tưởng, Phi-Phi- tưởng cũng như
vậy.

NầyCa-Diếp, Như-Lai tánh thanh tịnh không ô-nhiễm, dường nhưhoá thân, chỗ nào mà có ưu-bi khổ não.

Nếunói đức Như-Lai không ưu-bi đó, thế nào có thể lợi íchchúng sanh, rộng hoằng Phật pháp. Và nếu nói là không ưu-bi,sao lại nói bình đẳng xem chúng sanh như La-Hầu-La, nếu chẳngbình đẳng xem như La-Hầu-La, thời lời nói trên là hư vọng.

NầyThiện-nam-tử ! Do vì nghĩa đó, Phật chẳng thể nghĩ bàn,Pháp chẳng thể nghĩ bàn, chúng sanh Phật tánh chẳng thểnghĩ bàn, thọ mạng vô-tưởng- thiên chẳng thể nghĩ bàn.Đức Như-Lai có ưu-bi cùng không ưu-bi, là cảnh giới củaPhật, chẳng phải hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác biết được.

NầyThiện-nam-tử ! Thí như nhà, cửa, bụi, đất, không thểtrụ giữa hư không, nhưng nếu nói nhà cửa chẳng cần hưkhông mà có thể trụ, thời không đúng. Do vì nghĩa đó nênchẳng thể nói nhà trụ nơi hư không, hay chẳng trụ nơi hưkhông. Kẻ phàm phu dầu n ói rằng nhà trụ ở hư không,mà hư không thiệt không chỗ trụ, vì tánh hư không vốn làvô-trụ.

NầyThiện-nam-tử ! Cũng vậy, không thể nói rằng tâm trụ nơiấm, giới, nhập cùng chẳng trụ. Thọ mạng vô tưởng thiêncũng như vậy. Đức Như-Lai ưu-bi cũng như vậy. Nếu khôngưu-bi, thế nào nói rằng bình đẳng xem chúng sanh như La-Hầu-La.Nếu cho là có ưu-bi, thời sao lại nói Như-Lai tánh đồngvới hư không.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như nhà ảo thuật, dầu hoá làm các thứcung điện sát sanh nuôi dưỡng, bắt trói mở thả nhẫn đếnhoá làm các vật báu vàng bạc lưu ly, lùm rừng, câycối, v.v… đều không có tánh chất chơn thật.

Cũngvậy, Đức Như-Lai tùy thuận theo thế gian, thị hiện ưu-bimà không có chơn thật. Đức Như-Lai đã chứng nhập nơi Đại-Niết-Bànthế nào lại có ưu-bi khổ não.

Nếucó kẻ cho rằng đức Như-Lai chứng nhập Niết-Bàn là vôthường, nên biết người nầy thời có ưu-bi. Nếu nóiđức Như-Lai chẳng nhập Niết-Bàn thường trụ chẳng biếnđổi, nên biết người nầy không có ưu-bi.

ĐứcNhư-Lai có ưu-bi cùng không ưu-bi không ai có thể biết được.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như người bực hạ biết được pháp bựchạ, mà chẳng biết bực trung, và bực thượng. Người bựctrung, thời biết pháp bực trung mà chẳng biết nơibực thượng.Người bực thượng thời biết bực thượng và biết cảbực trung bực hạ.

Cũngthế, hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác chỉ biết ngang chừng bựccủa mình. Đức Như-Lai thời không phải như vậy, đềubiết rõ bực của mình và cả những bực khác. Vì thế nênđức Như-Lai gọi là đấng vô-ngại-trí, tùy thuận theothế gian mà hoá hiện. Kẻ phàm phu nhục nhãn cho là chơn thật,mà muốn biết hết trí vô- thượng vô-ngại của Như-Lai,quan niệm nầy không đúng.

ĐứcNhư-Lai có ưu-bi cùng không ưu-bi chỉ Phật biết được. Donhơn duyên nầy, pháp có ngã khác, pháp vô ngã khác. Đây gọilà điều dụ chim Oan- ương, chim La- lân-Đề.

NầyThiện-nam-tử ! Phật pháp dường như chim Oan-ương đồng nhaubay đi. Chim Ca-lân-Đề và chim Oan-ương nầy, mùa thạnh hạnườc dưng lên, lựa chọn gò cao làm ổ cho con chúng ở, rồisau chúng nó mới trở về chốn cũ ưu-du an ổn.

Cũngvậy, Đức Như-Lai xuất thế giáo hóavô lượng chúng sanh,làm cho đều được trụ nơi chánh pháp. Như chim kia lựa gòcao lót ổ cho con chúng nó ở.

ĐứcNhư-Lai làm cho các chúng sanh đều được giải thoát, chỗlàm đã xong, bèn nhập Đại-Niết-Bàn.

NầyThiện-nam-tử ! Đây gọi là pháp khổ khác, pháp vui khác.Những hành pháp là khổ. Niết-Bàn là vui vi-diệu thứnhứt, vì đã phá hoại các hành pháp”.

Ca-Diếpbồ-tát bạch Phật : “ Thế-tôn ! Thế nào chúng sanh chứngđặng Niết- Bàn gọi là an-lạc đệ nhứt ?.

_ NầyThiện-nam-tử ! Như lời ta đã nói các hành pháp hòa hiệpgọi đó là lão- tử.

Cẩnthận chẳng phóng dật, Đây gọi là cam lộ. Phóng dật chẳngcẩn thận, Đây gọi là tử-cú. Nếu người chẳng phóng dật,Thời đặng chỗ bất tử, Như kẻ phóng dật kia, Thườngđến nơi tử lộ.

Nếuphóng dật gọi là Pháp hữu-vi. Pháp hữu-vi nầy là khổ đệnhứt. Nếu chẳng phóng dật thời gọi là Niết-Bàn. Niết-Bànđó gọi là cam lộ an vui đệ nhứt. Nếu xu hướng các hànhpháp, thời gọi là chổ chết thọ khổ đệ nhứt. Nếu đếnNiết-Bàn thời gọi là bất tử thọ vui vi-diệu. Nếu chẳngphóng dật, dầu nhóm họp các hành pháp, cũng gọi là thườnglạc bất tử, thân chẳng phá hoại.

Thếnào là phóng dật, thế nào là chẳng phóng dật ? Hàng phàmphu chẳng phải Thánh thời gọi là phóng dật, là pháp thườngtử. Bực Thánh xuất thế là chẳng phóng dật không có lãotử, vì chứng nhập nơi Niết-Bàn thường lạc đệ nhứt.

Donghĩa nầy nên pháp khổ khác, pháp lạc khác, pháp ngã khác,pháp vô ngã khác.

Nhưngười đứng dưới đất, ngước mặt nhìn lên hư không chẳngthấy dấu chim bay.

NầyThiện-nam-tử ! Chúng sanh không có thiên nhãn, ở trong phiềnnão mà chẳng tự thấy có Như-Lai tánh. Cho nên ta nói giáopháp vô ngã bí mật, vì người không có thiên nhãn, chẳngbiết được chơn-ngã, mà vọng chấp nơi ngã.

Docác phiền não tạo nghiệp hữu-vi, chính đó là vô thường.Cho nên ta nói pháp thường khác, pháp vô thường khác.

Ngườitinh tấn dõng mãnh. Hoặc ở nơi đảnh núi. Đất bằng cùngđồng trống, Thường thấy những phàm phu, Lên điện đại-trí-huệ.Đài Vô-thượng vi diệu. Đã tự trừ ưu-khổ. Cũng thấykhổ chúng sanh.

ĐứcNhư-Lai dứt hết vô lượng phiền não ở núi trí huệ, thấyhàng chúng sanh thường ở trong vô lượng phiền não”.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Ý nghĩa như bài kệ vừanói không đúng.

Vìngười nhập Niết-Bàn không ưu không hỷ, thế nào đặnglên điện đài trí huệ, và thế nào ở nơi đảnh núi màthấy chúng sanh ?”

_ NầyThiện-nam-tử ! Điện trí huệ đó chính là nói Niết-Bàn,người không ưu-khổ là nói đức Như-Lai vậy. Người cóưu sầu gọi là phàm phu. Bởi phàm phu ưu khổ, nên Như-Laikhông ưu khổ.

Đảnhnúi Tu-Di là nói chánh giải thoát. Người tinh tấn dõng mãnhnhư núi Tu-Di không động chuyển. Đất là nói công hạnh hữuvi. Hàng phàm phu nầy, đứng trên đất đây tạo tác nhữnghành nghiệp. Người trí huệ kia thời gọi là chánh giác,lìa hữu lậu, thường trụ, nên gọi là Như-Lai.

ĐứcNhư-Lai thương xót vô lượng chúng sanh thường bị trúng tênđộc các cõi, nên nói rằng đức Như-Lai có ưu-bi.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Giả sử nếu Như-Lai cóưu-bi, thời chẳng đặng gọi là bực đẳng chánh giác “.

_ Nầythiện-nam-tử ! Đều có nhân duyên cả. Tùy chỗ nào có chúngsanh đáng được hóa độ, thời đức Như-Lai thị hiện thọsanh ở trong đó. Dầu thị hiện thọ sanh, nhưng thiệt khôngcó sanh, nên đức Như-Lai gọi là pháp thường trụ. Như chimOan-ương, chim Ca-Lân-Đề vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com