- Chương một: Tôn Giáo của Chúng Ta Tào Động Tông
- Chương hai: Tự Viện, Tăng Lữ, Nghi Lễ
- Chương ba: Tông Chỉ, Giáo Nghĩa và Thánh Điển
- Chương bốn: Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Của Đàn Tín Đồ
- Chương năm: Di Tích Của Lưỡng Tổ Đại Sư
- Chương sáu: Tư Liệu Tham Khảo
- Chương bảy: Tiểu Sử Tác Giả Đông Long Chơn
- Chương cuối: Lời Cuối Sách
Nguyên tác: Azuma Ryushin (Đông Long Chơn) - Việt dịch: Thích Như Điển
Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu – Úc Châu ấn tống 2008
Di Tích Của Lưỡng Tổ Đại Sư
VI. Di Tích Của Lưỡng Tổ Đại Sư
VI.2 Tổ Tích Của Oánh Sơn Thiền Sư
VI.2.1 Nơi Sinh Ra
Oánh Sơn Thiền Sư Ngự Đản Sanh Địa Hiển Chướng Bi – Keizan Zenshi Otanjoochi Kenshohi, tại huyện Fukui, phố Vũ Sanh, Phàm Sơn Dinh.
Năm Chiêu Hòa thứ 44 Bác Sĩ Okubo Michitan cùng Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự đề nghị dựng bia nơi sinh ra của Thiền Sư Oánh Sơn, thành lập Hội Oánh Sơn Thiền Sư Hiển Ảnh và các Tông Môn liên hệ tự viện, theo sự hổ trợ của chính quyền đương thời tại thành phố Vũ Sanh. Năm Chiêu Hòa thứ 49 nhân lễ Đại Viễn Kỵ 650 năm Thiền Sư Oánh Sơn, bia “Oánh Sơn Thiền Sư Phụ Mẫu Hiếu Dưỡng” được dựng lên.
VI.2.1.1 Ngự Đản Sanh Tự - Otanjooji
Chùa Ngự Đản Sanh Tự tọa lạc tại huyện Fukui, Thị xã Vũ Sanh, Phàm Sơn Dinh. Thời Đại Chánh – Taisho, 1911 – 1926, Chùa Chùa Chánh Pháp, huyện Iwate, trực thuộc Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự chuyển về Tân Thành Viện, đổi tên là “Tân Thành Viện Tứ Vân Sơn Ngự Đản Sanh Tự”, cho đến bây giờ. Chùa nầy từ xưa là Phàm Sơn Dinh tiếp tục truyền thừa đây là nơi sinh của Thiền Sư Oánh Sơn.
VI.2.1.2 Nơi Sanh Của Oánh Sơn Quốc Sư – Keizan Kokushi Gotanchi
Nơi đây thuộc huyện Fukui, quận Phản Tỉnh, phố Hoàn Cương, Sơn Kỳ số 3.
Năm Minh Trị - Meiji thứ 31 Thiền Sư Cam Giá Bố Huân – Amatsura, quả quyết rằng đây là nơi Thiền Sư Oánh Sơn sanh ra bên cạnh Thần Xã Đa Nhĩ, cho nên dựng bia “Oánh Sơn Quốc Sư Giáng Sanh Địa”. Về sau, các vị Thiền Sư như Thiền Sư Bạn Thượng Môi Tiên, đời thứ hai của Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự, Thiền Sư Lật Sơn Thái Âm đời thứ 8 và Thiền Sư Y Đằng Đạo Hải đời thứ 9 rất quan tâm đến chỗ Đản Sanh của Thiền Sư Oánh Sơn. Đặc biệt, năm Chiêu Hòa – Showa thứ 16 Bác Sĩ Quang Đại Anh Học giám định và xác chứng đúng nơi ấy, không sai.
VI.2.2 Tu Hành Tại Các Chùa
VI.2.2.1 Vĩnh Bình Tự - Eiheiji
Chùa tọa lạc tại huyện Fukui, quận Yoshida, Eikejicho, Chí Tử. Thiền Sư Oánh Sơn được ưu Bà Di Minh Trí, bà của mình dẫn đến chùa Vĩnh Bình vào ngày mồng 8 tháng 4 lúc vừa lên 8, được Thiền Sư Nghĩa Giới thế phát cho đến ngày 18 tháng 2 năm 13 tuổi, nhân lễ tang Thiền Sư Hoài Tráng, mới được chính thức xuất gia hình thức là đệ tử cuối cùng của Thiền Sư Hoài Tráng. Cho đến tháng giêng năm Ngài 18 tuổi, Ngài đã trải qua một thời làm điệu ở Chùa Vĩnh Bình đến 10 năm dài.
VI.2.2.2 Bảo Khánh Tự - Hoohyooji
Chùa tọa lạc tại huyện Fukui, phố Ono, Bảo Khánh Tự Trúc Tùng, do Thiền Sư Tịch Viên, người Trung Hoa, đệ tử của Thiền Sư Đạo Nguyên xây dựng. Sau khi Thiền Sư Đạo Nguyên viên tịch vào năm Hoằng Trường nguyên niên Thiền Sư Tịch Viên rời chùa Vĩnh Bình đến đây mở chùa. Đến đây, Thiền Sư Tịch Viên ngồi yên lặng một mình (cô độc uyên mặc) trong vòng 18 năm và sống ở đây 39 năm, không vào làng ngày nào. Thiền Sư Oánh Sơn theo sự chỉ dạy của Bổn Sư Thiền Sư Nghĩa Giới đến đây tu hành năm 18 tuổi. Mùa Đông năm 19 tuổi nhận chân thể nghiệm quý báu của tâm linh, Ngài nhận trách nhiệm Duy Na của chùa.
VI.2.2.3 Đại Thừa Tự - Daijooji
Chùa tọa lạc tại huyện Ishigawa, phố Kanezawa, Nagaitacho. Chùa nầy có do kết quả phân tranh nội bộ của chùa Vĩnh Bình, Thiền Sư Nghĩa Giới hạ sơn lập chùa nầy cho Thiền Sư Oánh Sơn, năm Thiền Sư Oánh Sơn 20 tuổi. Ngài đã ở đây đến 20 năm, vừa làm phụ tá cho Thiền Sư Nghĩa Giới vừa hoằng dương Chánh Pháp và sau đó, kế nghiệp trụ trì thứ 2 sau Thiền Sư Nghĩa Giới.
Nguyên Chùa Đại Thừa Tự ở ngoại ô của phố Kanezawa, thuộc phố Nonoichi chuyển đến địa chỉ hiện tại, vào thời Giang Hộ, là ngôi chùa dẫn đầu trong bốn chùa thuộc Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự. Nền chùa Đại Thừa cũ, còn có tháp và trục Cao An được trùng tu rồi.
Thiền Sư Oánh Sơn ở chùa Đại Thừa với Thiền Sư Nghĩa Giới như tình Thầy trò, nhưng cũng đến chùa Đông Phước Tự thuộc Lâm Tế Tông ở Kyoto, phái Bổn Sơn thuộc Kyotofu, Kyotoshi, Higashiyamaku Honcho cầu học Thiền với các Thiền Sư như Thiền Sư Đông Sơn Thậm Chiếu và Bạch Vân Huệ Hiểu rồi đảnh lễ Thiền Sư Tâm Địa Giác Tâm thuộc Tông Lâm Tế ở Kỷ Châu, phái Pháp Đăng, độc lập với Bổn Sơn, mà bây giờ những chùa nầy quy thuộc phái chùa Diệu Tâm, cũng như chùa Hưng Quốc tại huyện Wakayama, quận Nhật Cao, phố Do Lương.
Ngài hành trì công phu ở những nơi ấy, sau đó đến chùa Đại Từ, truyền thừa của Tông Tào Động, nay thuộc huyện Kumamoto, phố Kumamoto, Notacho cầu học hỏi với Thiền Sư Hàn Nham Nghĩa Y – Gangan Giin khai sơn. Tuy đi tham học nhiều nơi với nhiều bậc thiện trí thức nhưng kết quả thế nào và sự thật tới đâu chưa thể xác định được.
VI.2.2.4 Chùa Đầu Tiên Có Đạo Tràng
Thành Mãn Tự - Joomanji, tại huyện Tokushima, quận Kaifu, Kaifucho, Yoshida.
Trong ba năm từ năm 28 tuổi cho đến năm 31 tuổi Thiền Sư Oánh Sơn được quận ti ở Hải Bộ triệu mời giữ chức Trụ Trì chùa Thành Vạn (Mãn) giáo hóa rất nhiều người ở địa phương. Chùa Thành Mãn chẳng bao lâu bị hoang phế đến thời Đại Chánh, có vị Thầy Hộ Điền Ngộ Hùng đến ở và năm Chiêu Hòa thứ 20 có Thiền Sư Watanabe Huyền Tông cùng Thầy Watanabe Lại Ứng trùng tu lại thành ngôi chùa đến bây giờ.
VI.2.2.5 Chùa Của Thầy Mình
Đại Thừa Tự tọa lạc tại huyện Ishigawa, phố Kanezawa, Nagaitacho.
Năm 32 tuổi, Thiền Sư Oánh Sơn nhận được Thiền Sư Nghĩa Giới hứa khả và ấn chứng thoại đầu “Bình Thường Tâm Thị Đạo”. Năm 35 tuổi trở thành trụ trì chùa Đại Thừa đời thứ hai. Khoảng năm 49 tuổi Ngài trở thành trụ chức quản lý chùa Vĩnh Quang. Năm Thiền Sư Oánh Sơn 41 tuổi, Thiền Sư Nghĩa Giới viên tịch tại chùa Đại Thừa nầy, thọ 91 tuổi.
VI.2.3 Khai Sơn Các Chùa
VI.2.3.1 Vĩnh Quang Tự - Yokoji
Chùa tọa lạc tại huyện Ishikawa, phố Vũ Trách, Tửu Tỉnh Dinh. Mùa Xuân, năm 45 tuổi Thiền Sư Oánh Sơn được hai vợ chồng Bình Thị hiến cúng đất cho chùa Vĩnh Quang của Hải Dã Tam Lang Tư Dã Tín Trực. Năm sau, Ngài cho xây dựng phòng ốc. Năm 50 tuổi, Ngài trở về chùa Đại Thừa, chuyển chùa Vĩnh Quang về Chánh Vũ. Ngài viên tịch lúc 58 tuổi (cũng có thuyết nói 62 tuổi). Ngài đã chọn Chùa Vĩnh Quang làm nơi chăm sóc giáo dục đệ tử và Đàn Tín Đồ, chỉnh đốn lại quy củ Già Lam, viết pháp ngữ, sau đó làm chỗ nương tựa cho sự phát triển giáo đoàn Tông Tào Động ở Nhật. Ngày nay, chùa Vĩnh Quang còn lưu lại nhiều di phẩm của Thiền Sư Oánh Sơn. Đây là nơi mà Thiền Sư Oánh Sơn nỗ lực cho sự nghiệp phát triển giáo đoàn cho đến cuối đời mình, là một tự viện đáng quý trọng và giữ gìn.
VI.2.3.2 Tổng Trì Tự - Soojiji
Tổng Trì Tự có hai nơi, một Tổng Trì Tự tọa lạc tại huyện Kanagava, phố Yokohama, khu Hạc Kiến, Hạc Kiến 2-1-1 (Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự) và chùa khác tại huyện Ishigawa quận Phụng Chí, Môn Tiền Dinh (Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự Tổ Viện).
Năm 57 tuổi, Thiền Sư Oánh Sơn nhận Chư Khưu Quán Âm Đường của Quyền Luật Sư Đinh Hiền sửa thành chùa Thiền Tổng Trì Tự giao cho đệ tử trụ trì Thiền Sư Nga Sơn Thiệu Thạc – Gazanjooseki, đời thứ hai. Thiền Sư Nga Sơn noi gương ý chí của Thiền Sư Oánh Sơn và Tổng Trì Tự trở thành trung tâm tổ chức cho Tăng Đoàn và 80 phần trăm các chùa thuộc Tông Tào Động thuộc về pháp mạch nhất môn của chùa Tổng Trì, được xếp ngang hàng với Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự mà ngày nay được tôn vinh. Năm Minh Trị thứ 31 bị hỏa tai thiêu cháy. Năm Minh Trị thứ 40 chuyển sang thành phố Yokohama tại Hạc Kiến như bây giờ và chỗ cũ được gọi là Tổ Viện.
VI.2.3.3 Tịnh Trụ Tự - Joojuuji
Chùa tọa lạc tại huyện Ishigawa, phố Kanezawa, Thổ Bình Đinh. Năm 51 tuổi, Thiền Sư Oánh Sơn xây dựng chùa nầy, tại đây cũng vào năm nầy thân mẫu Ngài, Hoài Quan Đại Tỷ qua đời thọ 87 tuổi. Chính thân mẫu Ngài sáng lập chùa Tịnh Trụ ở quận Hà Bắc, Thổn Kỵ Sơn.
Ngoài ra còn các Chùa, Viện khác như:
• Phóng Sanh Tự - Hoojooji, chùa nằm ở huyện Ishigawa, phố Kanezawa, Nhật Kiến Đinh.
• Phong Tài Viện – Buzaiin, chùa nằm tại huyện Ishigawa, phố Vũ Trách, Bạch Lại Đinh.
• Vĩnh Xương Tự nằm ở huyện Ishigawa, phố Kanezawa.
• Đông Quan Viện nằm ở huyện Ishigawa, phố Kanezawa, Hạ An Nguyên Đông.
• Truyền Đăng Viện ở huyện Ishigawa, phố Kanezawa, Đốc Đinh.
• Bảo Ứng Tự nằm ở huyện Ishigawa, Gia Hạ.
• Quang Hiếu Tự - Kookooji, nằm ở huyện Ishigawa, Gia Hạ.
VI.2.4 Địa Điểm Nhập Diệt
Vĩnh Quang Tự nằm ở huyện Ishigawa, phố Vũ Trách, Tửu Tỉnh Đinh.
Năm 58 tuổi Thiền Sư Oánh Sơn (cũng có thuyết nói 62 tuổi) viên tịch vào giữa đêm ngày 15 tháng 8 tại chùa Vĩnh Quang. Bệnh không nặng, không có gì đặc biệt. Tháp Ngài là Truyền Đăng Viện.
VI.2.5 Những Địa Phương Thờ Linh Cốt Của Thiền Sư Oánh Sơn
Vĩnh Quang Tự (Khai Sơn Tháp, Ngũ Lão Phong, an trí tại tháp Xá Lợi) thuộc huyện Ishigawa, phố Vũ Trách, Tửu Tỉnh Đinh.Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự, phụng an Xá Lợi tại Truyền Đăng Viện, thuộc huyện Kanagawa, phố Yokokama, Hạc Kiến Khu, Hạc Kiến 2-1-1.
Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự Tổ Viện, phụng an tại Truyền Đăng Viện thuộc huyện Ishigawa, quận Phượng Chí, Môn Tiền Đinh.
Chánh Pháp Tự, cùng an trí linh cốt chung với Thiền Sư Đạo Nguyên tại Bảo Vật Điện, thuộc huyện Iwate, phố Thủy Trạch, Hắc Thạch Đinh.
Thành Mãn Tự, an trí nơi tháp khai sơn, thuộc huyện Tokushima, quận Hải Bộ, Hải Bộ Đinh, Kiết Điền.
Linh Thứu Viện, phụng an chung với linh cốt của Thiền Sư Đạo Nguyên và linh cốt của Thiền Sư Vô Đệ Lương Thiệu, thuộc huyện Aichi, quận Aichi, Nhật Tiến Đinh.