- Chương một: Tôn Giáo của Chúng Ta Tào Động Tông
- Chương hai: Tự Viện, Tăng Lữ, Nghi Lễ
- Chương ba: Tông Chỉ, Giáo Nghĩa và Thánh Điển
- Chương bốn: Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Của Đàn Tín Đồ
- Chương năm: Di Tích Của Lưỡng Tổ Đại Sư
- Chương sáu: Tư Liệu Tham Khảo
- Chương bảy: Tiểu Sử Tác Giả Đông Long Chơn
- Chương cuối: Lời Cuối Sách
Nguyêntác:Azuma Ryushin (Đông Long Chơn) - Việt dịch: Thích Như Điển
ChùaViênGiác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu– Úc Châu ấn tống 2008
Di Tích CủaLưỡng Tổ Đại Sư
VI. Di TíchCủa Lưỡng Tổ Đại Sư
VI.1 Tổ TíchCủa Cao Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư
VI.1.1NơiXuất Sanh
DiệuGiác Sơn Đản Sanh Tự ở Kyotofu Kyotoshi Fukenku Kogahoncho.
Nơiđây,Thiền Sư Đạo Nguyên được sanh ra, dấu tích còn lạilà một căn phòng của gia đình Cữu Ngã – Koga. Thời ĐạiChánh – Taisho, vì sự ảnh hưởng to lớn của Thiền Sư ĐạoNguyên, Thiền Sư Nhật Trí Mặc Tiên (Hioki Mokusen) đời thứ66, Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự phát nguyện tái thiết thànhmột ngôi chùa tưởng niệm nơi Cao Tổ sinh ra. Tại Bổn Đườngthờ tượng của Thiền Sư Đạo Nguyên, do Ngài tự khắc dichuyển từ chùa Diệu Giác, huyện Fukui về an trí nơi đây.(Trước khi đến Việt Tiền, Thiền Sư Đạo Nguyên đã ởđây cả một năm, theo sự truyền lại của chùa Chơn NgônTông).
VI.1.2Trải Qua Thời Kỳ Ấu Niên
SơnTrang Mộc Phan – Kohatasansoo, nằm ở Kyotofu Uji HigashiujichoJikohata là di tích biệt trang của Đằng Nguyên Cơ Phòng. Bâygiờ trở thành Tài Đoàn Pháp Nhơn thuộc sơn trang Tùng Điện– Shoodensansoo, hiệu của Cơ Phòng là Tùng Điện, vì Y Tử,con gái Cơ Phòng là mẹ của Thiền Sư Đạo Nguyên. Có thuyếtcho rằng Thiền Sư Đạo Nguyên sinh ra trên mãnh đất nầy.
VI.1.3Phát Tâm Tại Thần Hộ Tự - Jingooji
ThầnHộ Tự - Jingooji, tại Kyotofu Kyotoshi Migikyoku Umenshata Jakaocholà ngôi chùa thuộc phái Cổ Nghĩa Chơn Ngôn Tông, biệt cáchBổn Sơn, do Hòa Khí Thanh Sàng Cung khai sáng. Hồng Pháp ĐạiSư Không Hải, Truyền Giáo Đại Sư Tối Trừng, Vân Giác ThượngNhơn là những vị đã Trụ Trì nơi đây. Mẹ của Ngài ĐạoNguyên Thiền Sư mất lúc Ngài lên 8. Tang lễ mẹ Ngài có lẽđược cử hành những Phật sự cúng dường tại chùa nầy.Tương truyền rằng Ngài đến tự viện nầy, thấy khói hươngbay lên, cảm nhận được cuộc đời vô thường nên quyếtchí xuất gia.
VI.1.4Những Chùa Đã Tu Hành Tại Nhật Bản
VI.1.4.1Thiên Quang Phòng – Senkoboo, của Cốc Bát Nhã – Hannyatani,tại Huyện Tư Hạ, phố Đại Tân, Phản Bổn Dinh.
BátNhã Cốc thuộc Tông Thiên Thai, Tỷ Duệ Sơn, Hoành Xuyên –Yogawa.
MùaXuânnăm 13 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên gặp Thúc Phụ LươngHiển, một vị Cao Tăng thuộc Tông Thiên Thai xin phép xuấtgia. Ngài Lương Hiển gửi Thiền Sư Đạo Nguyên đến ThiênQuang Phòng Bát Nhã Cốc nầy ở đến ngày 9 tháng 4 năm 14tuổi mới được Tăng Chánh Công Viên, Tọa Chủ đời thứ70 Tông Thiên Thai thế phát trở thành Tăng sĩ Tông Thiên Thai.
Vềsau Ngài dựng bia cho Thừa Dương Đại Sư Đắc Độ Linh Tíchvà xây Tháp cho Thừa Dương Đại Sư tại Giải Thoát Cốcở Hoành Xuyên
VI.1.4.2Tại chùa Tam Tỉnh – Miidera, thuộc Huyện Tư Hạ, phố ĐạiTân, Biệt Sở, Viên Thành Tự Dinh.
Chùanầy là Tổng Bổn Sơn Thiên Thai Tự Mông, gọi là Tây QuốcQuán Âm Linh Trường Đệ Thập Tứ Phiên Lễ Sở cũng gọilà Viên Thành Tự - Onjooji, do Đại Hữu Tả Đa Vương khaisáng. Vì muốn giải thoát khổ đau, Thiền Sư Đạo Nguyênxuất gia cạo tóc tại Tỷ Duệ Sơn năm lên 15 tuổi, khi thămNgài Công Dận Tăng Chánh – Koin, tại chùa Tam Tỉnh, đượcNgài Công Dận Tăng Chánh khuyến khích sang Trung Hoa du học.
VI.1.4.3Kiến Nhơn Tự - Kenninji, tại Kyotofu Kyotoshi Higashiyamaku Komatsucho.
ĐạiBổn Sơn của phái Kiến Nhơn Tự thuộc Tông Lâm Tế, do TướngQuân Nguyên Thắng, Kamakura Bakkufu đời thứ hai, dựng chùanầy cúng cho Thiền Sư Dinh Tây. Đây là chùa Thiền đầu tiêntại Nhật Bản, một trong 5 núi tại Kyoto. Thiền Sư ĐạoNguyên rời Tông Thiên Thai đến chùa nầy tu học 4 năm, doHòa Thượng Minh Toàn – Myoozen, Cao Đệ của Thiền Sư DinhTây hướng dẫn học theo Tông Lâm Tế.
VàomùaThu lúc 28 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên ở Trung Hoa được4 năm trở về. Đầu tiên cởi bỏ hành trình của chuyếnlữ hành ở chùa nầy và sống tại đây hai ba năm.
VI.1.4.4Địa Điểm Đi Vào Nước Tống, Bãi Biển Bác Đa – Hakata,Thuộc Huyện Fukuoka Fukuokashi
Năm24 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên theo hầu Hòa Thượng Minh Toàn,cùng với một số bạn đồng hành hương Trung Hoa, bãi biễnnầy là địa điểm thuyền xuất phát, song có thuyết cho rằngHakatawan, thuộc bãi Tham Giang.
VI.1.5Tu Hành Tại Những Chùa Ở Trung Quốc
VI.1.5.1Danh Sơn Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự - Taihaku Meizan TendooKeitoku Zenji
Đâylà Thiên Đồng Tự, tỉnh Chiết Giang, Trung Hoa, địa khu NinhBa, huyện Cần Tiểu Bạch Trấn. Chùa do Nghĩa Hưng thành lậpvào đời Tây Phổ, thời Vĩnh Hưng , một trong năm sơn môncủa Thiền Tông. Sau khi lên bờ, Thiền Sư Đạo Nguyên đếnTự Viện nầy trước tiên. Năm 26 tuổi, Ngài là học tròcủa Thiền Sư Như Tịnh đời thứ 31, đã được đại ngộ“Thân Tâm Thoát Lạc” có trở lại chùa nầy thăm. Sau nầy,Thiền Sư Đạo Nguyên kiến tạo chùa Vĩnh Bình mô phỏng theochùa Cảnh Đức nầy. Thật tế, Thiền Sư Đạo Nguyên chọnchùa Cảnh Đức nơi gốc gác căn bản chánh truyền Phật Pháp.Thiền Sư Như Tịnh là linh hồn ở chốn nầy. Trong vườnchùa, có dựng bia đề là: “Đạo Nguyên Thiền Sư Đắc PhápLinh Tích Bi”.
VI.1.5.2A Dục Vương Sơn Lưu Phong Quảng Lợi Tự - Aikuoozan Ryuhoo Koriji
ChùaA Dục Sơn Lưu Phong Quảng là một ngôi chùa xưa, được xemlà một trong năm sơn môn của Thiền Tông, thuộc Ngũ Lang Trấn,tỉnh Chiết Giang, Trung Hoa, địa khu Ninh Ba, được xây dựngvào năm Nghĩa Hy nguyên niên , do sắc lệnh của An Đế thuộcĐông Phổ. Mùa Thu năm lên 24 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyênđến thăm chùa nầy thấy bức họa biến tướng của LụcTổ Huệ Năng, Tổ thứ 33. Mùa Hạ năm 26 tuổi, Ngài tham vấnThiền Sư Thành Quế tham vấn tại đây.
VI.1.5.3Kính Sơn Hưng Thánh Vạn Thọ Tự - Kinzan Kooshoo Manjuuji
KínhSơnHưng Thánh Vạn Thọ Tự thuộc tỉnh Chiết Giang Trung Quốc,thuộc Hàng Châu, huyện Lâm An.
ĐầunămThiên Bảo, nhà Đường Thiền Sư Đạo Khâm khai sáng ngôichùa lớn nầy, được xem là một trong 5 núi của Thiền Tông.Thiền Sư Đạo Nguyên có đến chùa nầy vào mùa Xuân năm26 tuổi để tham vấn Thiền Sư Chiết Ông Như Đạm .
VI.1.5.4Thiên Thai Sơn Bình Điền Vạn Niên Tự - Tendaizan Heiden Manenji
ThiênThaiSơn Bình Điền Vạn Niên Tự thuộc tỉnh Chiết Giang TrungQuốc, thuộc Đài Châu, huyện Thiên Thai.
ThiềnSưTrí Chung khai sơn chùa Vạn Niên vào năm thứ 7 Thái Kiếnđời Trần tạo Đạo Tràng trung tâm của Tông Thiên Thai TrungHoa, một tự viện trong núi Thiên Thai. Năm 26 tuổi, ThiềnSư Đạo Nguyên đến chùa nầy, được Thiền Sư Nguyên Minh– Kenshi, mến mộ cho xem tự thơ (sách truyền thừa).
VI.1.5.5Tiểu Thúy Nham - Shoosuigan
TiểuThúy Nham thuộc huyện Lâm Hải, tỉnh Chiết Giang, Trung Hoa.Năm 26 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên được Thiền Sư Bàn SơnTư Trác giáo huấn tại đây.
VI.1.5.6Đại Mai Sơn Hộ Thánh Tự - Daibaisan Goshooji
Chùanầyở tại huyện Cẩn, địa khu Ninh Ba, tỉnh Chiết GiangTrung Hoa, do Thiền Sư Đại Mai Pháp Thường đời Đường xâydựng vào năm Khai Thành nguyên niên . Năm 26 tuổi, Thiền SưĐạo Nguyên nghỉ tại chùa nầy một đêm, nằm mộng thấyThiền Sư Đại Mai Pháp Thường cho một cành hoa mai.
VI.1.5.7Phổ Đà Sơn – Fudazan
PhổĐàSơn nằm tại huyện Định Hải, Phổ Đà, địa khu ChuSơn, tỉnh Chiết Giang Trung Hoa, là một hòn đảo trong nhiềuđảo của phía Đông Trung Hoa gọi là Chu Sơn. Có ngôi chùatên là Bổ Đà La Già Sơn Tự còn gọi là Chùa Phổ Tế doThiền Sư Huệ Ngạc, – Egaku, một vị Tăng người Nhật xâyvào đời nhà Đường năm Đại Trung thứ 12 xây dựng, đểthờ Bồ Tát Quan Âm. Năm 27 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên đếnthăm chùa nầy.
VI.1.6Địa Điểm Ngày Trở Về
Địađiểmngày trở về của Thiền Sư Đạo Nguyên là sông MạchHậu Hà (Higokawa), Khào (Jiri) , huyện Kumamoto, quận Hạ ÍchThành, phố Phú Hợp, đảo Sam.
Năm28 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên đến bờ sông Khào để trởvề nước. Tương truyền rằng lúc về, thuyền gặp mưa nhiều,gió lớn nên bị lạc hướng. Thiền Sư Đạo Nguyên vẫn ngồingay ngắn tọa thiền, tự nhiên Bồ Tát Quan Âm hiện ra đứngtrên hoa sen, gió mưa hết hẳn. Để cảm niệm ân đức BồTát, Thiền Sư Đạo Nguyên khắc tượng Bồ Tát Quan Âm trênvánthuyền làm lễ khai quang điểm nhãn cúng dường. Do vậy, đảoSam nầy được đặt tên là bãi Khai Nhãn ở trên một chiếcthuyền. Vì lý do đó, có một tôn tượng Bồ Tát Quan ThếÂm đứng trên lá là Bổn Tôn thờ tại chùa Quan Âm ở NamMinh Sơn do Tông Chơn Ngôn lập. Trong chùa còn có chiếc thuyềnbằng gỗ có khắc tượng Quan Âm trên ván thuyền. Trong khuônviên chùa Quan Âm còn có tấm bia ghi là “Đạo Nguyên ThiềnSư Quy Triều Thượng Lục Linh Địa”.
Cómột thuyết khác cho rằng địa điểm mà lên bờ khi trởvề của Ngài là bãi Thầy Tu, tại Hakatawan, phủ Đại Tể,huyện Kagoshima, Gia Tân Xá – Nagasahi, tuy nhiên chưa xác địnhrõ được. Từ xưa đến nay, có thuyết cho rằng về lạisông Khào – Jiri, được nhiều người biết hơn hết. Còncó nhiều truyền thuyết khác còn lưu lại tại địa phươngKyushu – Cửu Châu, về Thiền Sư Đạo Nguyên, ngày nay vẫncòn một ít. Có một thôn nhỏ tên là Itoshimagun, Nhị TrượngĐinh, thuộc huyện Fukuoka, bên cạnh thôn ấy, còn di tích nơiThiền Sư Đạo Nguyên sanh ra thuộc gia đình Cửu Ngã – Koga,nơi cư ngụ và di tích về mồ mã nữa. Ở đây, còn có mộtgia đình đổi tên là Cửu Ngã Long Đảm – Koga Rindo, giữmột cái thước nước mà ngày xưa Thiền Sư Đạo Nguyên sửdụng. Cũng lập một Địa Tạng Đường liên hệ với ThiềnSư Đạo Nguyên, ở làng Thủy Quyển, quận Viễn Hạ, tươngtruyền có cái mõ gỗ do Thiền Sư Đạo Nguyên tự làm vẫncòn tại chùa Minh Quang, phố Fukuoka. Đa phần tương truyềndân gian tại phố Fukuoka cho rằng Thiền Sư Đạo Nguyên quảybút từ chùa Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức Tự về đây, hiệnnay vẫn còn thơ tích tại nhà An Điền Gia Cửu Thị, ở quậnGia Tuệ, phố Khủng Tuệ. Ngoài ra, còn có chỗ thờ ThiềnSư Đạo Nguyên tại huyện Nagasaki thuộc Gia Tan Tá. Cũng cónhững địa danh lưu lại cho đến ngày nay như Đạo NguyênThủy Cơ, Đạo Nguyên Hạ Cơ.
VI.1.7Sau Khi Về Nước Ở Tạm Các Chùa
VI.1.7.1Kiến Nhơn Tự - Kenninji
KiếnNhơn Tự nằm tại Kyotofu, Kyotoshi, Higashiyamaku Komatsucho, nhưtrước đã giới thiệu, Thiền Sư Đạo Nguyên tạm trú dừngchân và tu tập tại đây từ năm 28 tuổi đến năm 31 tuổi,song mục đích chính là tìm nơi để kiến thiết Đạo Tràngtu Thiền. Ngài cũng đi thăm viếng tất cả 10 nơi thích hợp,một trong những nơi đó là Long Vân Tự ở Kyotofu, quận ChuếHỉ, Vũ Trị Sơn Điều Đinh, do Thiền Sư Đạo Nguyên khaisơn. Lúc ấy, Ưu Bà Di Minh Trí, bà của Ngài thường đếntham thiền.
VI.1.7.2An Dưỡng Viện – Anyooin
AnDưỡngViện nằm tại Kyotofu, Kyotoshi, khu Phục Kiên, Tây ĐiềuỐc Dinh nơi mà Thiến Sư Đạo Nguyên an cư lúc 31 tuổi, bâygiờ trở thành một ngôi chùa tên là Thanh Lương Sơn Hân TịnhTự - Gonjooji. Ở đây có dựng một tấm bia khắc những lờithơ của Thiền Sư Đạo Nguyên, gọi là “Thâm Thảo NhànCư Dạ Vũ Thinh”, nghĩa là trong am thanh nghe tiếng mưa đêm.
VI.1.7.3Hưng Thánh Tự - Kooshooji
HưngThánhTự hiện ở Kyotofu, phố Vũ Trị, Vũ Trị Sơn Điền,là ngôi chùa đầu tiên có Đạo Tràng, được xây dựng từthời Edo – Giang Hộ, thời Khánh An được Sơn Thành QuốcĐịnh Thành Chủ Vĩnh Tỉnh Thượng Chánh kiến tạo, sau đóThiền Sư Vạn An Anh Chủng trùng tu.
MùaXuânnăm 34 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên xây dựng một ĐạoTràng ngồi thiền đúng cách đầu tiên ở Nhật, tại SơnThành Thâm Thảo thuộc Kyotofu, Kyotoshi, Phục Kiến Khu, ThâmThảo Bảo Ngọc Tự Sơn Dinh. Chùa Thâm Thảo Sơn Bảo ThápTự của Tông Nhật Liên đổi thành Hưng Thánh Tự. Thật ra,Chùa Hưng Thánh ở Thâm Thảo đã bị hư hại phế bỏ, mớixây dựng lại. Bây giờ là chùa Hưng Thánh ở Vũ Trị, khôngthể sai được.
Cũngcómột ngôi chùa tên Hưng Thánh tại thôn Hủ Mộc, huyệnTư Hạ, quận Cao Đảo do Thiền Sư Đạo Nguyên Thiền Sư khaisáng, sau đó Ngài được Thiên Hoàng Sai Nga ban cho một tượngThích Ca Như Lai an trí tại đây (bây giờ trở thành tài sảnvăn hóa quốc gia).
Dicốtcủa Thiền Sư Đạo Nguyên hiện đang phụng thờ tạitháp khai sơn chùa Hưng Thánh, Vũ Trị. Tại Khai Sơn Đường,có tôn tượng Thiền Sư Đạo Nguyên bằng gỗ thờ ở đó.Chùa Bảo Khánh là một trong bốn chùa chính của Đại BổnSơn Vĩnh Bình Tự, ở huyện Fukui. Chùa Đại Từ ở huyệnKumamoto. Chùa Đại Thừa ở huyện Ishikawa và Chùa Hưng Thánhở Kyotofu. Thiền Sư Đạo Nguyên có tâm với chùa Hưng Thánhđã sống ở đây 10 năm để hoằng dương giáo lý Phật Đà.
VI.1.7.4Di Tích Nơi Thuyết Pháp
NhữngnơiNgài thuyết pháp đó là: Ba Đa Dã Nghĩa Trọng, Chùa LụcBa La Mật, thuộc Kyotofu, Kyotoshi, Sơn Khu Lộc Lô Dinh và nhữngnơi khác. Tháng 12, năm 42 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên thuyếtgiảng Chánh Pháp Nhãn Tạng cho Thứ Sử Vân Châu tại Ba ĐaDã Nghĩa Trọng. Ngoài ra, lúc ở tại chùa Hưng Thánh, Ngàicũng đã thuyết giảng rất nhiều cho cư sĩ Phật Tử tạigia. Ngài cũng giảng tại Chùa Lục Ba La Mật, ngôi chùa danhtiếng của Tân Nghĩa Chơn Ngôn Tông thuộc phái Trí Sơn vàTây Quốc Quan Âm Linh Trường Đệ Thập Thất Phiên Lễ Sở,nơi Ngài Không Giả Thượng Nhơn khai sáng.
VI.1.7.5Các Chùa Tại Việt Tiền
VI.1.7.5.1Kiết Phong Tự - Hippooji, tại huyện Fukui, Yoshidagun, ThượngChí Tử Thôn, Tự Kiết Phong.
Cuốitháng7 năm 44 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên đang hành đạotại Ba Đa Dã Nghĩa Trọng nhận lời mời của ở Việt Tiền,Ngài quang lâm đến đó, trước tiên ở tạm tại chùa KiếtPhong. Lúc bấy giờ Chùa vừa được phục hưng vào thời MinhTrị. Tương truyền rằng tại đây còn sót lại di tích phiếnđá Tọa Thiền của Thiền Sư Đạo Nguyên.
VI.1.7.5.2Thiền Sư Phong Tự - Zenjibuji
ThiềnPhongTự ở tại huyện Fukui Onoshi, Nishidaigetsucho. Giữa năm43 đến 44 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên vừa tới lui Chùa KiếtPhong vừa ở tại Chùa Thiền Sư Phong, vì chùa nầy của cácđệ tử. Chùa được trùng tu vào thời kỳ Minh Trị.
VI.1.7.6Các Đạo Tràng Căn Bản
VI.1.7.6.1VĩnhBình Tự - Eiheiji
ChùaVĩnh Bình ở tại huyện Fukui, Yoshidagun, Ehijicho, Chí Tỉ. Lúcở Ba Đa Dã Nghĩa Trọng, Thiền Sư Đạo Nguyên nhận đượcsự giúp đỡ rất nhiều của Tín Đồ vùng nầy cho nên vàotháng 7, năm 45 tuổi Ngài khai sơn Đại Phật Tự về sau đổithành Chùa Vĩnh Bình vào tháng 6 năm Ngài 47 tuổi. Thiền SưĐạo Nguyên ở chùa nầy rất lâu khoảng 10 năm, để chămsóc nuôi dưỡng một số đệ tử, dạy dỗ tín đồ và viếtlách, cũng như chỉnh đốn lại quy củ của Già Lam. Phảinói đây là Thánh địa thiêng liêng để lại nhiều di tíchlịch sử thời gian 750 năm của một Đại Bổn Sơn cho đếnngày nay.
VI.1.7.6.2Ba Trước Tự - Namitsukidera
Chùatọalạc tại huyện Fukui, Fukuishi, Thành Nguyện Tự Đinh dođệ tử Thiền Sư Đạo Nguyên đó là: Hoài Tráng Thiền Sư(Đệ Nhị Tổ chùa Vĩnh Bình) và Nghĩa Giới Thiền Sư (ĐệTam Tổ chùa Vĩnh Bình và khai sơn chùa Đại Thừa) khai sángthuộc Tông Đạt Ma. Vĩnh Bình Tự là quê hương, là nơi ThiềnSư Nghĩa Giới sinh ra, mà dấu tích cho đến bây giờ vẫncòn. Thỉnh thoảng Thiền Sư Đạo Nguyên lui tới Kyoto trútại chùa Vĩnh Bình, chắc chắn không sai là lúc ấy Chùa đãxây dựng xong.
CòncóChùa Vĩnh Bình Sơn Chơn Giác Tự tọa lạc Tân Đako, ThượngTrung Đinh, huyện Fukui, quận Viễn Phu thuộc Tịnh Độ ChơnTông là ngôi chùa mà Thiền Sư Đạo Nguyên nghỉ ngơi. Sơnhiệu Vĩnh Bình Sơn là do Thiền Sưu Đạo Nguyên đặt. Cóthuyết cho rằng khi Thiền Sư Đạo Nguyên từ miền Bắc đixuống đến đây, ở lại một đêm tại nhà của Binh Điền– Hiyota, Tam Phương Dinh Nam Ốc, huyện Fukui, quận Tam Phương.
VI.1.7.7Thuyết Pháp Các Nơi Thời Kamakura
BạchYXá – Byakuesha ở Danh Việt – Nagooe thuộc huyện Kangawa,Kamakurashi, Omachi.
Tháng8,năm 48 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên được Bắc Điều ThờiLại mời đến đây và ở lại gần nửa năm để thuyếtpháp cho các Đàn Tín Đồ. Tháng 3 năm 49 tuổi, Ngài mới trởvề chùa Vĩnh Bình, tuy nhiên, không còn những tư liệu đểxác nhận những dấu tích ấy, bởi vì chẳng còn sót lạigì cả.
VI.1.7.8Dấu Tích Nơi Chia Tay Với Nghĩa Giới Thiền Sư
LữTúc(quán trọ) ở Hiếp Bổn – Wakimoto, tại phố Nam Điền,quận Nam Điền, huyện Fukui. Đêm ngày 5 tháng 8 năm 54 tuổi,Thiền Sư Đạo Nguyên bị bệnh, phải đưa về Kyoto để điềutrị, nên rời chùa Vĩnh Bình. Trên đường đi, Ngài ở lạiđây một đêm, sáng ngày 6 là phiên trực của mình, ThiềnSư Nghĩa Giới nghe được lời dạy sau cùng của Thầy. Tạiđây có dựng một tấm bia ghi rằng: “Ngự Cựu Tích Do Lai”,nghĩa là dấu xưa còn đến nơi đây.
VI.1.7.9Việt Tiền Là Nơi Sau Cùng
CầugỗNha Hiệp – Kinome, huyện Fukui, quận Nam Điều, Kim ÁpDinh. Sáng ngày 6 tháng 8 năm 54 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyênđược nhiều người hầu theo theo về Kinh Đô – Kyoto cuốicùng đến Việt Tiền, ở độ cao 628 mét, ranh giới giữaViệt Tiền và Nhược Hiệp. Ngày nay, gần đến trạm xe lửaKim Áp, có bia ghi rằng: “Tào Động Tông Khai Tổ Đạo NguyênThiền Sư Mộc – Nha Kỳ Ngự Linh Tích Tham Bái Dịch. Từđây cách 2 lý”.
VI.1.7.10Dấu Tích Nơi Nhập Diệt
Tưgiacủa đệ tử tại gia tên Giác Niệm – Kakunen thuộc Kyotofu,Kyotoshi, khu Hạ Kinh, Cao Tuẩn Thông Dầu, Tiểu Lộ Đông Nhập,Vĩnh Bình Tự Dinh 24.
ThiềnSưĐạo Nguyên ở tại tư gia tín đồ Giác Niệm trong vòng20 ngày để chữa bệnh. Đến ngày 28 tháng 8 năm Kiến Trườngthứ 5 Ngài viên tịch lúc 54 tuổi, vì bệnh mụt nhọt. Tạiđây bây giờ có một tấm bia ghi rằng: “Đạo Nguyên ThiềnSư Thị Tịch Thánh Địa”.
VI.1.7.11Tháp Trà Tỳ - Dabitoo
NơiTràTỳ thuộc Kyotofu, Kyotoshi, Higashiyamaku, Maruyama Kooen, ThứuVĩ Dinh trà tỳ di cốt Thiền Sư Đạo Nguyên, tại Tây HànhCốc – Saigyooan, công viên Maruyama, nằm phía sau Ba Tiêu Đường.Hài cốt an trí trong Tháp Ngũ Luân, dựng tấm bia ghi rằng:“Tào Động Tông Cao Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư Trà Tỳ NgựDi Tích Chi Tháp”. Nơi đây lúc nào cũng đầy ắp hương hoa.
VI.1.8Các Nơi Liên Hệ Về Linh Cốt Của Thiền Sư Đạo Nguyên
oHưng Thánh Tự có an trí linh cốt của Ngài, thuộc Kyotofu,Vũ Trì Thị, Vũ Trị Sơn Điền.
oĐại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự có an trí linh cốt của Ngài,thuộc huyện Fukui, Kiết Điền quận, Vĩnh Bình Tự Dinh, ChíTỷ.
oVĩnh Quang Tự (có truyền thuyết cho rằng có an trí cốt tạiNgũ Lão Phong thuộc Khai Sơn Đường) thuộc huyện Ishigawa,Vũ Trách Thị, Tửu Tỉnh Dinh.
oĐại Thừa Tự có an trí linh cốt của Ngài tại huyện Ishikawa,Kim Trạch Thị, Trường Phản Dinh.
oChánh Pháp Tự có an trí linh cốt của Ngài tại huyện Iwanate,Thủy Trạch Thị, Hắc Thạch Dinh.
oPháp Quy Tự có an trí linh cốt của Ngài tại huyện Aomori,Tam Hộ quận, Danh Xuyên Dinh.
oKhả Miên Trai – Kasuisai, có an trí linh cốt của Ngài tạiSizuokaken, Bố Tỉnh Thị, Cửu Năng.