Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương một: Tôn Giáo của Chúng Ta Tào Động Tông

12/04/201107:13(Xem: 8462)
Chương một: Tôn Giáo của Chúng Ta Tào Động Tông

THIỀNTÀO ĐỘNG NHẬT BẢN
Nguyêntác:Azuma Ryushin (Đông Long Chơn) - Việt dịch: Thích Như Điển
ChùaViênGiác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu– Úc Châu ấn tống 2008

Chươngmột:
Tôn Giáocủa Chúng Ta

Tào ĐộngTông

II. Tào ĐộngTông Và Lịch Sử Hình Thành

II.1 TêngọiTào Động Tông

Đặctrưngcủa Phật Giáo Nhật Bản là có nhiều Tông Phái.

II.1.1Phật Giáo Nhật Bản là Phật Giáo của Tông Phái.

Từthời Nara xa xưa, Tông Hoa Nghiêm đã có các chùa Todaiji (ĐôngĐại Tự); Tông Pháp Tướng có chùa Yakushiji (Dược Sư), chùaKofukuji (Hưng Phước), chùa Horyuji (Pháp Long) và những chùathuộc hệ thống Kyomizudera (Thanh Thủy Tự); Luật Tông cóchùa Đường Chiêu Đề; Ngoài ra, còn có các Tông Thành Thật,Tông Tam Luận và Tông Câu Xá (sau nầy ba Tông nầy không cònnữa, nhưng giáo nghĩa của ba Tông ấy lấy ba bộ luận ThànhThật Luận, Tam Luận, Câu Xá Luận làm căn bản Phật Giáovà đối tượng để nghiên cứu).

ThờiHeian (Bình An) Tông Thiên Thai có chùa Tỷ Duệ Sơn, Diên LịchTự; Tông Chơn Ngôn gồm có chùa Cao Dã Sơn Kim Cang Phù Tự,Tông Tịnh Độ thời Kamakura có chùa Tri Ân Viện, Tăng ThượngTự v.v.., hay Tịnh Độ Chơn Tông gồm chùa Đông Bổn NguyệnTự, chùa Tây Bổn nguyện Tự v.v...; Tông Lâm Tế có các chùaDiệu Tâm Tự, Viên Giác Tự v.v...; Tông Tào Động có cácchùa Vĩnh Bình Tự, Tổng Trì Tự v.v...; Tông Nhật Liên cóchùa Thân Diên Sơn Cứu Viễn Tự, Đại Thạch Tự v.v... ThờiTông có chùa Du Hành Tự v.v..

ThờiEdo, Tông Hoàng Bích có chùa Vạn Phước Tự v.v... Như thếcó tất cả 13 Tông phân ra 56 phái, được gọi là 13 Tông56 Phái, thế nhưng các tự viện, giáo đoàn và tông phái độclập với nhau, cho nên không thể biết chính xác số lượngtăng thêm. Thật ra, 13 tông nầy cũng có sự liên hệ vớinhau. Ở Nhật, có khoảng 75.000 chùa viện, có 100.000 Tăng Ni,có khoảng 75.000.000 tín đồ Phật Giáo trong tổng số nhânkhẩu là một ức một ngàn vạn, tức 110.000.000 người. Hầunhư tất cả tín đồ và đàn gia thuộc các Tông Phái và chùaviện có sự sinh hoạt tín ngưỡng như cử hành nghi lễ, tụngkinh, lễ bái chư Phật, chư Bồ Tát v.v... đặc biệt theo TôngPhái của mình. Từ đó Tông Chỉ, Giáo Nghĩa dần dần thayđổi theo.

II.1.2Phật Giáo và Đức Thích Tôn

ĐứcThích Tôn là đấng khai Tổ, vị khai sáng Phật Giáo, mà nhữnglời giáo huấn của Ngài được xem là giáo pháp, không aiđược phép nói khác. Giáo lý nào không phù hợp với lờiPhật có thể nói rằng không phải Phật Giáo. Thế nhưng GiáoPháp vô cùng thậm thâm khó tường, cho nên tạo thành nhiềuTông Phái, mang từng Tông Chỉ và Giáo Nghĩa riêng biệt.

II.1.3Phật Giáo thời kỳ Nara (Nại Lương) và Heian (Bình An)

ThờiNara, chư Tăng mang Phật Giáo từ Trung Hoa và Bán Đảo TriềuTiên vào Nhật Bản. Thời ấy, chư Tăng dù có khác nhau vềTông Phái nhưng chưa đông, cùng giao thiệp với nhau để cùnghọc hỏi và chia sẽ, cho nên ảnh hưởng của Tông Phái chưamạnh mẽ. Đến thời Heian, có nhiều Tăng sĩ người Nhậtsang Trung Hoa du học, mang về Nhật những tinh hoa Phật Giáovà nối kết các thế hệ trước lại với nhau. Tuy nhiên giốngnhư thời Nara, thời kỳ nầy Phật Giáo được người Nhậtxem là văn hóa ngoại lai, tiếp nhận một cách miễn cưỡng,dần dần về sau mới phát triển việc học Phật. Thế nhưng,sự liên hệ tu học giữa các Tông Phái vẫn còn tiếp tục.

II.1.4Phật Giáo của thời đại Kamakura (Kiêm Thương)

ThờiKamakura (Kiêm Thương), chỉ có Thiền thuộc Tông Lâm Tế vàTào Động không gửi chư Tăng sang Trung Hoa và bán đảo TriềuTiên du học, bởi vì họ có thể tu học tại Nara, Tỷ DuệSơn và Cao Dã Sơn, ở đó họ có thể tự chọn phương hướngsáng tạo của riêng mình và do mình quyết định, ngay cảchọn pháp môn và Kinh điển thuần túy thiết thực và phùhợp mục đích giải thoát, cho nên khi đó hình thức TôngPhái thật sự vẫn còn phôi thai và sự học hỏi trao đổivới nhau trở nên vô cùng cần thiết.

Nhữngnguyên nhân hình thành và năng lực thúc đẩy xã hội, nhữngtánh cố hữu của con người, những yêu cầu tâm lý quầnchúng..., trong bối cảnh lịch sử thời đó, được chư vịTổ Sư nhận thức một cách rõ ràng và tùy duyên với hoàncảnh và đời sống xã hội, xây dựng và phát triển PhậtGiáo Nhật Bản. Đặc biệt, thế hệ sau luôn luôn niệm ânvà tôn kính chư vị Tổ Sư tiền bối, xây dựng Tông phong.Xa hơn nữa, người Nhật bao giờ cũng có tâm sùng bái TổTiên do vậy nhiều khi, với người Nhật, hình ảnh đức ThếTôn còn mờ nhạt hơn cả chư liệt vị Tổ Sư, dù rằng khởinguyên của Phật Giáo ở Ấn Độ và trải qua hơn 2.000 nămlịch sử, Phật Giáo được truyền sang các nước khu vựcÁ Châu rồi bây giờ lan đến Âu Châu và Mỹ Châu nữa.

Thậtra, trong quá trình mở rộng đến 360 độ với nhiều góc cạnh,Phật Giáo đã tạo nhiều ảnh hưởng trong đời sống củacon người, ở mọi lãnh vực như: tư tưởng, kỹ thuật, chínhtrị, kinh tế, tôn giáo v.v... mà qua nghiên cứu có thể nóirằng Phật Giáo rất đa dạng.

II.1.5Tính Chất Độc Thiện Của Tông Phái

Đượcgọi là Phật Giáo Tông Phái, bởi vì Phật Giáo Nhật Bảnhiển lộ nguyên vẹn tính chất thứ bậc trong nhiều phuơngdiện của Phật Giáo. Người Nhật, có thể nói rằng, đếnvới Phật Giáo là dung hợp tinh thần Phật Giáo vào nhân cáchcủa mình, mà nhờ vậy hơn 1000 năm kể từ thời đại Nara,thời đại Heian, thời đại Phật Giáo được xem là thịnhhành nhất cho đến nay, Phật Giáo vẫn còn tồn tại. Phảichăng đó là điểm đáng chú ý của người Nhật.

Nóichung, tất cả các Tông Phái Phật Giáo đều được tôn trọngở Nhật cho nên những vấn đề như dễ dãi hay bài bác, thuầnthiện hay ngăn cản cũng lệ thuộc vào đó. Câu nói ngườiNhật là: “Dẫu Tông luận thua ai đi nữa cũng xấu hỗ đứcPhật Thích Ca” nghĩa là một khi niềm tin đã đặt vào TôngPhái mà tự mình đã chọn, thì con đường tuyệt vời duynhất ấy không thua các Tông Phái nào cả. Chính điều ấyđưa đến chỗ tranh cãi vô ích, để rồi đánh mất lậptrường của mình lúc nào không hay. Thế nên đủ biết rằngvấn đề so sánh các Tông Phái được xem như quyết địnhcần thiết bởi vì nhằm xác chứng tính ưu việt và độclập của Tông Phái mình.

Thậtsự, trong quá khứ Phật Giáo Nhật Bản mang đầy màu sắctranh luận giữa các Tông Phái. Có rất nhiều cuộc tranh luậnkhác nhau đã xãy ra và mỗi lần tranh luận đều mang ý nghĩakhác nhau. Nói chung, Tông Phái nầy khó có thể thừa nhậnđiểm nổi bật của Tông Phái khác. Thỉnh thoảng, còn đingược lại bản chất vốn thiện của mình, để rồi bấtchợt một lúc nào đó quên hẳn và đi xa khỏi điểm cănbản của Phật Giáo, trở thành một biến thái của lòng tin,mà cho rằng chẳng qua tất cả đều do Tâm tạo.

II.1.6Đạo Nguyên Thiền Sư Phủ Định Về Tông Phái

Trongcác Tông Phái Phật Giáo Nhật Bản, Thiền Tông có đến batông đó là: Tông Lâm Tế, Tông Tào Động, và Tông Hoàng Bích,gọi là Tam Tông. Trong đó, Tông Lâm Tế và Tông Tào Độngdo chư Tăng Nhật Bản từ Trung Hoa mang về quê hương vào thờiKamakura. Còn Tông Hoàng Bích do chư Tăng người Trung Hoa mangđến vào thời Giang Hộ. Ngài Đạo Nguyên (Dogen) được xemlà vị Tổ khai sáng Tông Tào Động, một phái nhỏ thuộcTông Thiền. Thế nhưng, điều oái ăm, chính Ngài Đạo Nguyênlại bài bác và phủ nhận danh hiệu của Tông Phái. Sau đó,mỗi Tông phái, tự suy tôn những vị Tăng đạo cao, đứctrọng trở thành Tông Tổ và tự đặt danh xưng cho Tông Pháicủa mình. Về sau, việc nầy rất thịnh hành nhưng với ThiềnSư Đạo Nguyên lại triệt để phủ nhận.

II.1.7Lập Trường Của Ngài Đạo Nguyên

NgàiĐạo Nguyên thực hành tọa Thiền, pháp môn chính yếu củaPhật Giáo, khởi nguyên từ thời đức Thích Tôn, đấng giáochủ Phật Giáo. Ngài xưng tán đức Thích Tôn là Phật Đà,(bậc giác ngộ), xem Thiền là pháp môn đặc biệt phù hợpcăn cơ chúng sanh (khế cơ), bởi vì chính đức Phật thựchành Thiền ngay trên mặt đất nầy, hoằng dương Giáo Pháptại đây. Thiền vừa là suối nguồn tâm linh của Phật Giáovề mặt lịch sử, vừa là môn học thuần túy chân chánh,về mặt truyền thừa, được lưu truyền từ Phật đến chưvị Tổ Sư.
Mặtkhác,Thiền là pháp môn chính thống của Phật Giáo NguyênThỉ có nhiều loại như: Thiền chỉ; thiền quán. Phương phápTọa thiền là pháp hành trong Phật Giáo, chính đức Phậtchỉ dạy và được truyền thừa qua nhiều thế hệ, mà đâylà sự thật lịch sử, không ai không thừa nhận đây là mộtTông Phái được gọi là Thiền Tông. Ở Nhật, pháp môn Thiềncũng có thể gọi là Phật Tâm Tông hay Thiền Tông; hoặc TàoĐộng Tông, mà những danh hiệu ấy, chắc chắn Ngài ĐạoNguyên Thiền Sư biết đến, nhưng vào thời đó, Ngài khônggọi Thiền Tông bằng các danh hiệu Phật Tâm, Thiền Tônghay Tào Động Tông.
VớiNgàiThiền sư Đạo Nguyên, Thiền không riêng của Tông Pháinào, bởi vì nền tảng căn bản giáo lý chung của các TôngPhái là Thiền. Thật tế, trong đạo Phật phương pháp tọaThiền là phương pháp chỉ quán đả tọa, không phải sởhữu riêng của bất cứ Tông Phái nào, vì thế đề cập Thiềnnhư một Tông Phái riêng là điều tuyệt đối không nên.

II.1.8Việc Gọi Tên Tông Phái Bắt Đầu Trong Tông Mình

Chođến thời Thiền Sư Oánh Sơn (Keizan) , đệ tử đời thứtư của Thiền sư Đạo Nguyên, vấn đề xác định Tông Danhvẫn chưa rõ ràng, nếu không muốn nói là chẳng có gì cả.Thế nhưng, về phương diện sử liệu, trong khi các môn nhânđệ tử của Ngài Đạo Nguyên Thiền Sư giữ vững lập trườngcủa chính mình, thì những Tông Phái khác lại lưu tâm đếnNgài Đạo Nguyên và môn đệ của Ngài Đạo Nguyên, cho rằngTông Tào Động là một phái thuộc về Thiền Tông, mà ý nghĩnầy mãi về sau vẫn không thay đổi, làm cho môn đệ củaNgài Đạo Nguyên tự xưng mình là Tào Động Tông lúc nàokhông hay, song chắc chắn phải sau thời Thiền Sư Oánh Sơn,có thể suy đoán là thời Thiền Sư Nga Sơn Thiều Thạc (Gasanjosehi), cao đệ của Thiền sư Oánh Sơn, thời đại phân ly củaNam Bắc triều .

Vềsau, các môn đệ tiếp tục kế thừa theo truyền thống củaThiền Sư Đạo Nguyên, giáo huấn và xiển dương ngày càngrộng rãi hơn. Đồng thời, ở Nhật, giáo đoàn, chùa việnPhật Giáo có lúc phát triển một cách mạnh mẽ. Phật Phápcũng như phương pháp tọa Thiền đã phổ cập, dần dần TàoĐộng trở thành danh hiệu của Tông, dù lập trường khôngcần nêu rõ và không có gì khó khăn cản trở. Từ đó chođến hôm nay, Tông Tào Động mang danh hiệu một cách tự nhiênvà các Tông Phái khác cũng gọi như vậy.

Thậtkhông sai nếu cho rằng lập trường của Thiền Sư Đạo Nguyênphủ định danh hiệu của Tông mình, nhưng người khác lạigọi môn nhân đệ tử của Thiền Sư Đạo Nguyên là TôngTào Động, thế nhưng danh hiệu ấy có sớm lắm là giữathế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 7. Từ đó cho đến bâygiờ, về phương diện lịch sử cũng như phương diện xãhội, đó là việc đã rồi, không thể chối bỏ được. Trongquy chế của Tông Tào Động quy định rằng: “Tông chínhlà Tông Tào Động”.

II.1.9Ý nghĩa Danh Xưng Của Tông

TôngTào Động nghĩa là kết hợp hai chữ Tào và Động, mà cảhai đều là chữ đầu của tên các Thiền Sư Trung Quốc.

ChữTào lấy từ chữ Tào Khê Sơn của bậc Đại Thánh Giả ThiềnSư Huệ Năng (Sokeizan Eino Zenshi) thuộc Tào Khê Sơn. ThiềnSư Huệ Năng được mọi người tôn kính là Lục Tổ ĐạiSư, vị Tổ Sư thứ 6 từ Bồ Đề Đạt Ma Sơ Tổ , ngườitừ Ấn Độ sang. Chữ Tào còn mang ý nghĩa xác nhận cộiThiền được cắm rễ tại đất Trung Hoa. Còn Động, theoThiền Tông Trung Hoa, chỉ cho Thiền Sư Động Sơn Lương Giới(Tozan Ryokai Zenshi) – vị Tổ của Tông Tào Động và TôngĐộng Sơn. Đệ tử lớn của Thiền Sư Động Sơn là ThiềnSư Động Sơn Bổn Tịch (Sozan Honyaku Zenshi) - còn gọi là KiệtTăng, vị Tăng ưu tú, đã lấy chữ Tào nơi Tào Sơn kết hợpvới chữ Động từ sự ngưỡng vọng Thiền Sư Động Sơnvà Thiền Sư Tào Sơn, tạo thành danh hiệu của một phái củaThiền Tông gọi là Động Tào Tông hay Tào Động Tông. Vềsau, Tông Tào Động được truyền sang Nhật, cho nên có haigiả thuyết cho rằng, đó là kết hợp từ hai vị Tổ ThiềnSư Huệ Năng thuộc Tào Khê Sơn và Thiền Sư Động Sơn LươngGiới, và đó là sự kết hợp từ hai chữ đầu tên củahai vị Tổ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới và Thiền Sư TàoSơn Bổn Tịnh, gọi tên cho Tông mình.

II.1.10Sự Liên Tục Giữa Tào Khê và Động Sơn

Từkết luận trên có thể suy đoán rằng “Tào Động Tông”Nhật Bản, lấy hai chữ đầu của Thiền Sư Huệ Năng - TàoKhê Sơn và Thiền Sư Lương Giới - Động Sơn kết hợp lạimà thành.

Thậtsự, theo Thiền Sư Đạo Nguyên, Thiền bắt đầu từ khi đứcThích Tôn tĩnh tọa và truyền thừa cho Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp,(Maha Kasho Sonja) , đệ tử thứ nhứt của Đức Thích Tôn,sau đó lần lượt lưu truyền cho đến Đại Sư Bồ Đề ĐạtMa, vị Tổ thứ 28, người mang Thiền truyền sang Trung Hoa,trở thành Sơ Tổ Thiền Tông. Sau đó, có Nhị Tổ là ThiềnSư Huệ Khả . Tam Tổ là Thiền Sư Tăng Xán . Tứ Tổ là ThiềnSư Đạo Tín . Ngũ Tổ là Thiền Sư Hoằng Nhẫn . Người kếthừa tiếp tục là Lục Tổ Thiền Sư Huệ Năng. Sau đó, cóĐại Thiền Sư Thanh Nguyên Hành Tư (Seigen Gyoshi) , Thiền SưNam Nhạc Hoài Nhượng (Nangaku Eijo) , chia ra làm hai hệ phái.

ThiềnSư Đạo Nguyên được truyền thừa theo Pháp hệ từ ThiềnSư Thanh Nguyên Hành Tư đến Thiền Sư Thạch Đầu Hi Giá (SikitoKisen Zenshi) , đến Thiền Sư Dược Sơn Duy Nghiêm (Yakusan IgenZenshi) , Thiền Sư Vân Nham Đàm Thịnh (Ungan Donjo Zenshi) , ThiềnSư Động Sơn Lương Giới, đến Thiền Sư Vân Cư Đạo Ưng(Undo Dojo Zenshi), đến Thiền Sư Như Tịnh (Nyojo Zenshi) . ThiềnSư Tào Sơn Bổn Tịch cũng là đệ tử của Thiền Sư VânCư Đạo Ưng, nhưng sau đó một số đời tiếp theo pháp hệcủa Thiền Sư Tào Sơn Bổn Tịch bị thất truyền.

ThiềnSư Đạo Nguyên không thuộc sự truyền thừa của Pháp hệThiền Sư Tào Sơn Bổn Tịch, mà trực thuộc Pháp hệ củaThiền Sư Vân Cư Đạo Ưng. Do đó, Ngài không những khôngliên hệ trực tiếp với Thiền Sư Tào Sơn Bổn Tịch, màthường phê phán giáo thuyết và Thiền phong của Thiền SưTào Sơn Bổn Tịch, nhiều khi không chấp nhận nữa. ThiềnSư Đạo Nguyên cho rằng theo Pháp hệ Tào Khê Sơn của ThiềnSư Huệ Năng “Bây giờ Chư Phật truyền thừa Phật Giớicho chư Tổ, rồi chư Tổ truyền cho nhau một cách chính thức,như năm lần chấn động truyền thừa chính là Tào Khê CaoTổ”. Giáo thuyết và thiền phong đó rất cảm kích, tándương hâm mộ.

ThiềnSư Động Sơn Lương Giới cũng được ngưỡng mộ là vịCao Tổ, không chỉ được kính ngưỡng mà còn được tándương bằng lời là “Động Sơn Tông”. Rõ ràng Thiền SưĐạo Nguyên vô cùng kính ngưỡng Thiền Sư Huệ Năng và ThiềnSư Động Sơn, mà chỉ riêng việc nầy thôi, cũng cho thấytoàn bộ nội dung của Tông Tào Động, nếu tư duy lập trườngcủa Thiền Sư Đạo Nguyên cho thấy điều làm cho Thiền SưĐạo Nguyên kính mộ đó là Pháp hệ Tào Khê của Thiền SưHuệ Năng và Thiền Phong của Thiền Sư Động Sơn.

II.1.11Động Sơn Tông Và Tào Động Tông

ThiềnSư Đạo Nguyên cung kính tán dương Thiền Sư Động Sơn làCao Tổ và Thiền phong của Tông Động Sơn rất cao vời, nhưđã trình bày ở trên, làm cho chư Tăng về sau cho rằng họkhông phải Tông Tào Động, mà cho rằng “Động Gia” hay“Động Sơn Chánh Tông” v.v..Một lý do khác được ghi lạirằng, “Ngũ Vị Thuyết” là lý luận đặc biệt đượcsử dụng ở Nhật bắt đầu từ thời Nam Bắc Triều kéodài mãi cho đến thời kỳ Edo, bởi vì sự thoái hóa tư tưởngđã xuất hiện trong Tông Môn, khởi đầu từ Thiền Sư ĐạoNguyên phê phán về “Ngũ Vị Thuyết”, nhưng một số chưTăng trong Tông Môn nghiên cứu “Ngũ Vị Thuyết” để giảithích về Thiền, thậm chí không sử dụng chữ Tào ĐộngTông là danh hiệu của Tông ấy. Thật tế, dù gì đi nữa,Tào Động Tông vẫn là tên ghép của Tào Sơn và Động Sơn.Hẳn nhiên vẫn có nhiều nghi vấn xuất hiện về Tào Khê,Động Sơn là Tông Tào Động.

II.1.12Phương Cách Thọ Nhận Tông Danh

Mộtyếu tố rất quan trọng đó là nếu lý luận theo ngôn ngữmột chiều: “Danh hiệu là biểu thị cho hình tướng” thìTông Danh chính là căn cứ để chỉ cho sự tồn tại củagiáo đoàn vậy. Thế nhưng, sự thật lịch sử là Tông Danhấy lại bị Thiền Sư Đạo Nguyên phủ nhận, mà chỉ đượcthực hiện bởi giáo đoàn về sau. Rõ ràng đây là một vấnđề lớn.

Thậtra, như đã đề cập ở trên, yêu cầu cần thiết của giáođoàn trong bối cảnh lịch sử như vậy, dù có hay không códanh hiệu Tào Động Tông đi nữa, mọi người trong giáo đoànTào Động Tông vẫn nương vào pháp môn “chỉ quán đả tọa”làm Tông chỉ, không vượt ra ngoài phạm vi cốt tủy nầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com