Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Đại Bát Niết Bàn

07/06/201114:10(Xem: 16457)
Kinh Đại Bát Niết Bàn

KINH ĐẠI BÁTNIẾT BÀN
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

TịnhXá Minh Đăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

MỤC LỤC

.
00.Mục Lục 15.Phẩm Nguyệt Dụ
01.Phẩm Tự 16.Phẩm Bồ Tát
02.Phẩm Thuần Đà 17.Phẩm Đại Chúng Vấn
03.Phẩm Ai Thán 18.Phẩm Hiện Bịnh
04.Phẩm Trường Thọ 19.Phẩm Thánh Hạnh
05.Phẩm Kim Cang Thân 20.Phẩm Phạm Hạnh
06.Phẩm Danh Tự Công Đức 21.Phẩm Anh Nhi Hạnh
07.Phẩm Tứ Tướng 22.Phẩm Quang Minh Biến Chiều Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
08.Phẩm Tứ Y 23.Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
09.Phẩm Tà Chánh 24.Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
10.Phẩm Tứ Đế 25.Phẩm Kiều Trần Như
11.Phẩm Tứ Đảo 26.Phẩm Di Giáo
12.Phẩm Như Lai Tánh 27.Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên
13.Phẩm Văn Tự 28.Phẩm Trà Tỳ
14.Phẩm Điểu Dụ 29.Phẩm Cúng Dường Xá Lợi

Lời Giới Thiệu

TamTạng kinh điển của nhà Phật mênh mông như rừng, nhưng tấtcả đều có cùng một mục đích là từng bước, chỉ chochúng sinh con đường tháo bỏ gông cùm của vô minh phiềnnão tham sân si, vượt qua dòng sinh tử luân hồi, đến đượcbờ hoàn toàn giải thoát, hội nhập lại bản thể chân nhưgiác tánh.

Tùy theo tâmbệnh của chúng sinh, mỗi bộ kinh lại nhấn mạnh về mộtvấn đề, cũng như tùy bệnh cơ thể mà người lương y lạicho một loại thuốc đặc chế theo loại vi trùng của bệnhđó. Cho nên, cũng có những bộ kinh đặc biệt để trị bệnhchúng sinh ở một giai đoạn nào đó.

ĐạiBát Niết Bàn là tên bộ kinh do Phật Thích Ca thuyết trướckhi Ngài Niết Bàn. Có hai bản Kinh Niết Bàn của Phật GiáoNam Tông và Phật Giáo Bắc Tông. Kinh Đại Bát Niết bàn củaNam Tông, được tìm thấy trong Kinh Trường Bộ, [Kinh ĐạiBát Niết Bàn, (Hệ Pali), Việt dịch: Hòa Thượng Thích MinhChâu, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1991].Còn Kinh Đại Bát Niết Bàn của Phật Giáo Bắc Tông bao gồmhai bản: (1) Phật Thuyết Phương Đẳng Bát Nê Hoàn Kinh, dongài Dharmaaksa (265-316), đời Tây Tấn dịch và (2) Đại BátNê Hoàn Kinh, do ngài Pháp Hiển và Buddhabadhra đời Đông Tấn(317-420) dịch. Bản Việt ngữ của Phật Giáo Bắc Tông doHòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch từ bản Hán văn, Tịnh XáMinh Đăng Quang, Hoa Kỳ tái Xuất Bản năm 1990, dầy 1500 tranggồm tất cả hai mươi chín phẩm (chương), được phân ralàm hai quyển, quyển 1 từ phẩm 1 đến phẩm thứ 21 vàquyển hai từ phẩm 22 đến phẩm 29.

KinhĐại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Đức Phật,trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắcmắc của chúng sinh. Vì thời gian có hạn nên lời Ngài dạyrất cô đọng, nhưng minh bạch, rõ ràng. Thí dụ như nơi PhẩmKim Cang Thân thứ nămPhẩmNhư Lai Tánh thứ mười hai, ngài giải thích cặn kẽvề Chân Ngã hay Phật Tánh, đó chính là bản thể thanh tịnhthường hằng bất biến của tất cả mọi loài chúng sinh,mênh mông như hư không, thường trụ bất hoại, tuy vậy bảnthể ấy không phải tất cả chúng sinh là một, nhưng cũngkhông phải là khác, vượt ra khỏi tư tưởng suy nghĩ thôngthường của đời sống tương đối hiện tượng, cho nêngọi là bất khả tư nghị, tức không thể nghĩ bàn, nhưngchính là cái chân thật của mọi chúng sinh, không phải làcái "Tôi" ô nhễm tham sân si, đầy vướng mắc khổ vui vôthường này. Bản thể ấy tràn ngập khắp nơi nhưng chúngsinh bị trói buộc vì phiền não, tham sân si nhiễm ô che mờnên không thấy được. Bản thể ấy luôn luôn sẵn sàng,tịch tĩnh hiện diện, nên gọi là Như Lai.

Vấn đềHộ Pháp. Phật tử chúng ta thường quan niệm rằng hộ pháplà đến chùa làm công quả hoặc đem tiền bạc vật chấtđến chùa cúng dường là tròn bổn phận. Trong kinh, đứcPhật dạy rằng Ngài giao cho tứ chúng Phật tử gồm Tỳ Kheo,Tỳ Kheo ni, nam Cư sĩ và nữ Cư sĩ, tất cả đều phải cónhiệm vụ hộ pháp, nghĩa là giữ gìn sao cho chánh pháp khỏibị mang tiếng oan vì những người phá giới, khiến cho ngườiđời mất niềm tin, mất cơ hội thấm nhuần dòng sữa Phậtpháp. Đó mới là chân chính hộ trì chánh pháp. Đạo Phậtlà đạo bình đẳng, không khi nào dung dưỡng một loại ngườiđặc biệt nào được quyền phá hoại uy tín của đạo Phậtmột cách tự do, thoải mái, mà mọi người vẫn phải nhắmmắt bịt tai lại mà cung kính cúng dường. Nếu như thế tứclà a dua, đồng lõa với kẻ phạm pháp. Chữ Tăng ở câu kínhPhật trọng Tăng phải hiểu nghĩa là thanh tịnh Tăng.

Về vầnđề đức Thích Ca sơ sinh bước bẩy bước và nói "Thiênthượng Thiên hạ duy Ngã độc tôn", nơi PhẩmTứ Tướng thứ bẩy, ngài cũng nói rõ rằng Ngã đâychính là Như Lai, là Chân Tâm, Phật Tánh, là thân Kim Cang bấthoại, chứ không phải là Ngã của Thái Tử Tất Đạt Đa.Cũng trong phẩm đó, vấn đề ăn thịt cũng được Ngài căndặn rất kỹ lưỡng.

Bộ kinh ĐạiBát Niết Bàn được ngài nói khi sắp thị hiện Niết Bàn.Biết rằng Ngài không còn tại thế để hằng ngày giải đápthắc mắc cho chúng sinh nữa, nên chư đệ tử đã hỏi vàNgài đã giảng gần như đủ loại vấn đề. Ngài còn dặnkỹ rằng vì phương tiện độ sanh, tùy theo thời điểm vàtâm chúng sinh đương thời, nên đôi khi có những lời dạyNgài phải giản lược, chưa đi tới được rốt ráo, cho nêncó những kinh ngài gọi là kinh bất liễu nghĩa. Nay, lời cuốicùng, nơi Phẩm Tứ Y thứ 8,ngài dặn lại rằng chúng sinh phải y chỉ kinh liễu nghĩa,là kinh với mục tiêu tối hậu, nói về Giác Tánh của chúngsinh, về Trí tuệ bát nhã, chỉ cho chúng sinh con đường hộinhập lại bản thể thường hằng bất biến, giải thoát hoàntoàn.

Chúng tôithiết tha mong mỏi chư vị dành thì giờ xem toàn thể bộkinh, tất cả mọi phẩm, tất cả đều là cam lộ thủy, xemrồi lắng tâm suy nghĩ cảm nhận sâu xa từng lời dạy cuốicùng của Đức Phật, tâm càng an tịnh thì lời dạy càngthấm thía, càng thấy ánh sáng của lời kinh rọi vào đủloại thắc mắc, lấn cấn trong tâm, sẽ thấy bừng sáng lênlời giải đáp, sẽ thấy tín tâm càng tăng trưởng, càngtích cực cố gắng "không làm điều ác, siêng làm điều lành,thanh tinh hóa tâm ý" hơn nữa.

Cuối cùng,chúng con xin cung kính đảnh lễ Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,tri ơn công đức dịch kinh của Ngài, nhờ vậy, chúng con mớicó được cơ duyên càng thấm nhuần hơn nữa những lời dạyquý giá của Đức Bổn Sư Như Lai. Cũng xin chân thành cảmơn Thầy Thích Đồng Bổn và Đạo hữu Lệ Diệu đã giúpđánh máy vi tính bộ kinh này.

Tâm Diệu

Source: thuvienhoasen

Ý kiến bạn đọc
19/04/202005:42
Khách
Dạ xin cho con được tải kinh Đại Bát Niết Bát về điện thoại của con ạh. ADIDAPHAT
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com 
KHÁCH VIẾNG THĂM
50,000,000