Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần [3.3]

18/04/201318:15(Xem: 12800)
Phần [3.3]

Tạng Luật
Vinayapitaka

Phân Tích Giới Tỷ-Kheo Ni
(Bhikkhunivibhanga)

Tỳ kheo Indacanda Nguyệt Thiêndịch
---o0o---

III. CHƯƠNG ƯNG XẢ (NISSAGGIYAKAṆḌAṂ)

Bạch chư đại đức ni, ba mươi điều Ưng Xả Đối Trị (Nissaggiyā Pācittiyā) này được đưa ra đọc tụng.

PHẦN BÌNH BÁT - ĐIỀU HỌC THỨ NHẤT:

[93] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư thực hiện việc tích trữ nhiều bình bát. Dân chúng trong lúc đi dạo quanh các trú xá nhìn thấy rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại tích trữ nhiều bình bát? Không lẽ các tỷ-kheo ni sẽ làm việc buôn bán bình bát hay sẽ lập nên gian hàng gốm sứ?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại thực hiện việc tích trữ bình bát?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư thực hiện việc tích trữ bình bát, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại thực hiện việc tích trữ bình bát vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào thực hiện việc tích trữ bình bát thì (bình bát ấy) nên được xả bỏ và (vị ni ấy) phạm tội ưng đối trị.[1]

[94] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Bình bátnghĩa là có hai loại bình bát: bình bát sắt và bình bát đất. Bình bát có ba dạng: bình bát cỡ lớn, bình bát cỡ vừa, bình bát cỡ nhỏ. Bình bát cỡ lớnnghĩa là chứa được một nữa āḷhakacơm,[2]một phần tư vật thực là thức ăn tương xứng với phần (cơm) ấy. Bình bát cỡ vừanghĩa là chứa được một nāḷikacơm, một phần tư vật thực là thức ăn tương xứng với phần (cơm) ấy. Bình bát cỡ nhỏnghĩa là chứa được một pattha[3]cơm, một phần tư vật thực là thức ăn tương xứng với phần (cơm) ấy. Lớn hơn các cở ấy không phải là bình bát, nhỏ hơn không phải là bình bát.

Thực hiện việc tích trữ: (bình bát) chưa được chú nguyện để dùng riêng, chưa được chú nguyện để dùng chung.

Nên được xả bỏ: Khi mặt trời mọc thì phạm vào nissaggiya, (bình bát ấy) cần được xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến một vị tỷ-kheo ni. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy:

[95] Vị tỷ-kheo ni ấy nên đi đến nơi hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỷ-kheo ni trưởng thượng, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

- Bạch chư ni sư, bình bát này của tôi đã qua đêm giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ bình bát này đến hội chúng.

Sau khi xả bỏ, nên sám hối tội. Tội nên được ghi nhận bởi vị tỷ-kheo ni có kinh nghiệm, đủ năng lực. Bình bát đã xả bỏ nên được cho lại.

Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Bình bát này thuộc về tỷ-kheo ni tên (như vầy) là vật phạm vào nissaggiya đã được xả bỏ đến hội chúng. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên cho lại bình bát này đến tỷ-kheo ni tên (như vầy).”

[96] Vị tỷ-kheo ni ấy nên đi đến nhiều tỷ-kheo ni, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỷ-kheo ni trưởng thượng, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

- Thưa các đại đức ni, bình bát này của tôi đã qua đêm giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ vật này đến các đại đức ni.

Sau khi xả bỏ, nên sám hối tội. Tội nên được ghi nhận bởi vị tỷ-kheo ni có kinh nghiệm, đủ năng lực. Bình bát đã xả bỏ nên được cho lại.

Xin các đại đức ni hãy lắng nghe tôi. Bình bát này thuộc về tỷ-kheo ni tên (như vầy) là vật phạm vào nissaggiya đã được xả bỏ đến các đại đức ni. Nếu là thời điểm thích hợp cho các đại đức ni, các đại đức ni nên cho lại bình bát này đến tỷ-kheo ni tên (như vầy).

[97] Vị tỷ-kheo ni ấy nên đi đến gặp một vị tỷ-kheo ni, đắp thượng y một bên vai, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

- Thưa ni sư, bình bát này của tôi đã qua đêm giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ bình bát này đến đại đức ni.

Sau khi xả bỏ, nên sám hối tội. Tội nên được ghi nhận bởi vị tỷ-kheo ni ấy. Bình bát đã xả bỏ nên được cho lại: “Tôi cho lại ni sư bình bát này.”

[98] Khi đã qua đêm, nhận biết là đã qua đêm, phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Khi đã qua đêm, có sự hoài nghi, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi đã qua đêm, (lầm) tưởng là chưa qua đêm, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi chưa chú nguyện để dùng riêng, (lầm) tưởng là đã chú nguyện để dùng riêng, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi chưa chú nguyện để dùng chung, (lầm) tưởng là đã chú nguyện để dùng chung, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi chưa được phân phát, (lầm) tưởng là đã được phân phát, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi không bị mất trộm, (lầm) tưởng là đã bị mất trộm, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi không bị hư hỏng, (lầm) tưởng là đã bị hư hỏng, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi không bị vỡ, (lầm) tưởng là đã bị vỡ, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi không bị cướp, (lầm) tưởng là đã bị cướp, phạm tội ưng xả đối trị.

[99] Bình bát là vật vi phạm nissaggiya, không xả bỏ rồi sử dụng, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi chưa qua đêm, (lầm) tưởng là đã qua đêm, phạm tội dukkaṭa.

Khi chưa qua đêm, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa.

Khi chưa qua đêm, nhận biết là chưa qua đêm, thì vô tội.

[100] Trong lúc rạng đông, vị ni chú nguyện để dùng riêng, vị ni chú nguyện để dùng chung, vị ni phân phát, (bình bát) bị mất trộm, (bình bát) bị hư hỏng, (bình bát) bị vỡ, (các người khác) cướp rồi lấy đi, (các vị khác) lấy đi do sự thân thiết, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

[101] Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư không cho lại bình bát đã được xả bỏ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, không nên không cho lại bình bát đã được xả bỏ bởi vị tỷ-kheo ni; vị ni nào không cho lại thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

*******

PHẦN BÌNH BÁT - ĐIỀU HỌC THỨ NHÌ:

[102] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇdika. Vào lúc bấy giờ, nhiều vị tỷ-kheo ni sau khi sống qua mùa (an cư) mưa ở trú xứ là thôn làng đã đi đến thành Sāvatthi. Các vị ni ấy có đầy đủ các pháp thực hành, đầy đủ oai nghi, (nhưng) mặc vải tàn tạ và y thô xấu. Các cư sĩ sau khi nhìn thấy các tỷ-kheo ni ấy (nghĩ rằng): “Các tỷ kheo ni này có đầy đủ các pháp thực hành, đầy đủ oai nghi, (nhưng) mặc vải tàn tạ và y thô xấu. Các tỷ-kheo ni này sẽ bị rách rưới” rồi đã dâng y ngoài hạn kỳ đến hội chúng tỷ-kheo ni. Tỷ-kheo ni Thullanandā đã xác định rằng:

- Kaṭhina của chúng tôi đã được thành tựu, (vậy là) y trong thời hạn.

Rồi đã bảo phân chia. Các cư sĩ sau khi nhìn thấy các tỷ-kheo ni ấy đã nói điều này:

- Có phải các ni sư cũng đã lãnh được y?

- Này các đạo hữu, chúng tôi không được lãnh y. Ni sư Thullanandā đã xác định rằng: “Kaṭhina của chúng tôi đã được thành tựu, (vậy là) y trong thời hạn,” rồi đã bảo phân chia.

Các cư sĩ phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao ni sư Thullanandā lại xác định y ngoài hạn kỳ là: “Y trong thời hạn” rồi bảo phân chia?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được các cư sĩ ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā lại xác định y ngoài hạn kỳ là: “Y trong thời hạn” rồi bảo phân chia?

Sau đó, các tỷ-kheo ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo. Các tỷ-kheo đã trình lại sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā xác định y ngoài hạn kỳ là: “Y trong thời hạn” rồi bảo phân chia, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā lại xác định y ngoài hạn kỳ là: “Y trong thời hạn” rồi bảo phân chia? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào xác định y ngoài hạn kỳ là: “Y trong thời hạn” rồi bảo phân chia thì (y ấy) nên được xả bỏ và (vị ni ấy) phạm tội ưng đối trị.

[103] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Y ngoài hạn kỳnghĩa là khi Kaṭhina không được thành tựu thì được phát sanh trong mười một tháng, khi Kaṭhina được thành tựu thì được phát sanh trong bảy tháng; (y) được dâng xác định trong thời gian trên thì (y) ấy gọi là y ngoài hạn kỳ. Vị ni xác định: “Y trong thời hạn” rồi bảo phân chia, trong khi thực hiện thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do sự đạt được thì phạm vào nissaggiya, nênđược xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến một vị tỷ-kheo ni. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch chư ni sư, y này của tôi đã được bảo chia phần sau khi xác định y ngoài hạn kỳ là “Y trong thời hạn,” giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ (y) này đến hội chúng....(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... các đại đức ni nên cho lại ...(như trên)... “Tôi cho lại ni sư.”

[104] Y ngoài hạn kỳ, nhận biết là y ngoài hạn kỳ, vị xác định: “Y trong thời hạn” rồi bảo phân chia thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Y ngoài hạn kỳ, có sự hoài nghi, vị xác định: “Y trong thời hạn” rồi bảo phân chia thì phạm tội ưng xả đối trị.

Y ngoài hạn kỳ, (lầm) tưởng là y trong thời hạn, vị xác định: “Y trong thời hạn” rồi bảo phân chia thì phạm tội ưng xả đối trị.

Y trong thời hạn, (lầm) tưởng là y ngoài hạn kỳ, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Y trong thời hạn, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Y trong thời hạn, nhận biết là y trong thời hạn, thì vô tội.

[105] Đối với y ngoài hạn kỳ vị ni nhận biết là y ngoài hạn kỳ rồi bảo phân chia, đối với y trong thời hạn vị ni nhận biết là y trong thời hạn rồi bảo phân chia, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÌNH BÁT - ĐIỀU HỌC THỨ BA:

[106] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇdika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Thullanandā đã trao đổi y với vị tỷ-kheo ni nọ rồi sử dụng. Khi ấy, vị tỷ-kheo ni ấy đã xếp y ấy lại rồi để riêng. Tỷ-kheo ni Thullanandā đã nói với vị tỷ-kheo ni ấy điều này:

- Này ni sư, cái y đã được tôi trao đổi với cô đâu rồi?

Khi ấy, vị tỷ-kheo ni ấy đã đem y ấy lại và cho tỷ-kheo ni Thullanandā thấy. Tỷ-kheo ni Thullanandā đã nói với vị tỷ-kheo ni ấy điều này:

- Này ni sư, hãy nhận lấy y của cô. Y này là của tôi. Y nào của cô là của cô, y nào của tôi là của tôi. Hãy đưa đây, y này là của tôi. Hãy mang đi y của mình.

Rồi đã xé rách. Sau đó, vị tỷ-kheo ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo ni. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā sau khi trao đổi y với vị tỷ-kheo ni lại xé rách?

Sau đó, các tỷ-kheo ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo. Các tỷ-kheo đã trình lại sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā sau khi trao đổi y với vị tỷ-kheo ni lại xé rách, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā sau khi trao đổi y với vị tỷ-kheo ni lại xé rách vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào khi đã trao đổi y với vị tỷ-kheo ni sau đó lại nói như vầy: ‘Này ni sư, hãy nhận lấy y của cô. Y này là của tôi. Y nào của cô là của cô, y nào của tôi là của tôi. Hãy đưa đây, y này là của tôi. Hãy mang đi y của mình’ rồi xé rách hoặc bảo xé rách thì (y ấy) nên được xả bỏ và (vị ni ấy) phạm tội ưng đối trị.

[107] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Với vị tỷ-kheo ni: với vị tỷ-kheo ni khác.

Y nghĩa là bất cứ loại y nào thuộc về sáu loại y[4](có kích thước) tối thiểu [5]cần phải chú nguyện để dùng chung.

Khi đã trao đổi: sau khi trao đổi vật lớn bằng vật nhỏ hoặc là vật nhỏ bằng vật lớn.

Xé rách: vị tự mình xé rách thì phạm vào nissaggiya.

Bảo xé rách: vị ra lệnh người khác thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Được ra lệnh một lần, dầu xé nhiều lần thì phạm (chỉ một) nissaggiya, nênđược xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến một vị tỷ-kheo ni. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch chư ni sư, y này của tôi sau khi trao đổi với tỷ-kheo ni đã bị xé rách giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ y này đến hội chúng....(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... các đại đức ni nên cho lại ...(như trên)... “Tôi cho lại ni sư.”

[108] Người nữ đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị trao đổi y rồi xé rách hoặc bảo xé rách thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Người nữ đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị trao đổi y rồi xé rách hoặc bảo xé rách thì phạm tội ưng xả đối trị.

Người nữ đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị trao đổi y rồi xé rách hoặc bảo xé rách thì phạm tội ưng xả đối trị.

Vị trao đổi vật dụng khác rồi xé rách hoặc bảo xé rách thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị trao đổi y hoặc vật dụng khác với người nữ chưa tu lên bậc trên rồi xé rách hoặc bảo xé rách thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[109] Vị ni kia cho, hoặc vị ni lấy đi trong khi có sự thân thiết với vị ni kia, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÌNH BÁT - ĐIỀU HỌC THỨ TƯ:

[110] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇdika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Thullanandā bị bệnh. Khi ấy, có người nam cư sĩ nọ đã đi đến gặp tỷ-kheo ni Thullanandā, sau khi đến đã nói với tỷ-kheo ni Thullanandā điều này:

- Thưa ni sư, có phải ni sư không được khoẻ? Vật gì cần được mang lại?

- Này đạo hữu, tôi có nhu cầu về bơ lỏng.

Sau đó, người nam cư sĩ ấy đã mang lại một đồng (kahāpaṇa) bơ lỏng từ nhà của một chủ tiệm buôn nọ rồi dâng cho tỷ-kheo ni Thullanandā. Tỷ-kheo ni Thullanandā đã nói như vầy:

- Này đạo hữu, tôi không có nhu cầu về bơ lỏng. Tôi có nhu cầu về dầu ăn.

Khi ấy, người nam cư sĩ ấy đã đi đến gặp người chủ tiệm buôn ấy, sau khi đến đã nói với người chủ tiệm buôn ấy điều này:

- Này ông, nghe nói ni sư không có nhu cầu về bơ lỏng mà có nhu cầu về dầu ăn. Hãy nhận lấy bơ lỏng của ông và hãy cho tôi dầu ăn.

- Này ông, nếu chúng tôi nhận lại hàng hóa đã được bán ra thì khi nào hàng hoá của chúng tôi mới bán ra được? Với việc mua bơ lỏng thì bơ lỏng đã được mang đi. Ông hãy mang đến phần mua của dầu ăn rồi dầu ăn sẽ được mang đi.[6]

Khi ấy, người nam cư sĩ ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao ni sư Thullanandā khi đã yêu cầu vật này lại yêu cầu vật khác?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được người nam cư sĩ ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā khi đã yêu cầu vật này lại yêu cầu vật khác?

Sau đó, các tỷ-kheo ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo. Các tỷ-kheo đã trình lại sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā khi đã yêu cầu vật này lại yêu cầu vật khác, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā khi đã yêu cầu vật này lại yêu cầu vật khác vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào khi đã yêu cầu vật này lại yêu cầu vật khác thì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ni ấy) phạm tội ưng đối trị.

[111] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Khi đã yêu cầu vật này: sau khi yêu cầu bất cứ vật gì.

Lại yêu cầu vật khác: vị ni yêu cầu vật khác trừ ra vật ấy. Trong khi thực hiện thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do sự đạt được thì phạm vào nissaggiya, nênđược xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến một vị tỷ-kheo ni. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch chư ni sư, vật này của tôi là vật khác nữa đã được yêu cầu sau khi đã yêu cầu vật khác, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ vật này đến hội chúng....(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... các đại đức ni nên cho lại ...(như trên)... “Tôi cho lại ni sư.”

[112] Vật ấy, nhận biết là vật ấy, vị yêu cầu vật khác thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Vật ấy, có sự hoài nghi, vị yêu cầu vật khác thì phạm tội ưng xả đối trị.

Vật ấy, (lầm) tưởng không phải là vật ấy, vị yêu cầu vật khác thì phạm tội ưng xả đối trị.

Không phải là vật ấy, (lầm) tưởng là vật ấy, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không phải là vật ấy, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không phải là vật ấy, nhận biết không phải là vật ấy, thì vô tội.

[113] Vị ni yêu cầu thêm chính vật ấy, vị ni (nhận vật ấy) rồi yêu cầu thêm vật khác,[7]sau khi cho thấy sự lợi ích rồi yêu cầu, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÌNH BÁT - ĐIỀU HỌC THỨ NĂM:

[114] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇdika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Thullanandā bị bệnh. Khi ấy, có người nam cư sĩ nọ đã đi đến gặp tỷ-kheo ni Thullanandā, sau khi đến đã nói với tỷ-kheo ni Thullanandā điều này:

- Thưa ni sư, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được thuận tiện không?

- Này đạo hữu, sức khoẻ không khá. Mọi việc không được thuận tiện.

- Thưa ni sư, tôi sẽ để lại ở nhà của chủ tiệm buôn kia một đồng. Ni sư muốn vật gì ở tiệm buôn đó thì hãy bảo mang lại vật ấy.

Tỷ-kheo ni Thullanandā đã bảo cô ni tu tập sự nọ rằng:

- Này cô ni tu tập sự, hãy đi rồi mang lại một đồng dầu ăn từ nhà của chủ tiệm buôn kia.

Sau đó, cô ni tu tập sự ấy đã mang lại một đồng dầu ăn từ nhà của chủ tiệm buôn ấy và dâng cho tỷ-kheo ni Thullanandā. Tỷ-kheo ni Thullanandā đã nói như vầy:

- Này cô ni tu tập sự, tôi không có nhu cầu về dầu ăn. Tôi có nhu cầu về bơ lỏng.

Khi ấy, cô ni tu tập sự ấy đã đi đến gặp người chủ tiệm buôn ấy, sau khi đến đã nói với người chủ tiệm buôn ấy điều này:

- Này đạo hữu, nghe nói ni sư không có nhu cầu về dầu ăn mà có nhu cầu về bơ lỏng. Hãy nhận lấy dầu ăn của ông và hãy cho tôi bơ lỏng.

- Thưa sư cô, nếu chúng tôi nhận lại hàng hóa đã được bán ra thì khi nào hàng hoá của chúng tôi mới bán ra được? Với việc mua dầu ăn thì dầu ăn đã được mang đi. Sư cô hãy mang đến phần mua của bơ lỏng rồi bơ lỏng sẽ được mang đi.

Khi ấy, cô ni tu tập sự ấy đã đứng khóc lóc. Các tỷ-kheo ni đã nói với cô ni tu tập sự ấy điều này:

- Này cô ni tu tập sự, vì sao cô lại khóc lóc?

Khi ấy, cô ni tu tập sự ấy đã kể lại sự việc cho các tỷ-kheo ni. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā khi đã bảo sắm vật này rồi lại bảo sắm vật khác?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā khi đã bảo sắm vật này rồi lại bảo sắm vật khác, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā khi đã bảo sắm vật này rồi lại bảo sắm vật khác vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào khi đã bảo sắm vật này rồi lại bảo sắm vật khácthì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ni ấy) phạm tội ưng đối trị.

[115] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Khi đã bảo sắm vật này: sau khi bảo sắm bất cứ vật gì.

Lại bảo sắm vật khác: vị ni bảo sắm vật khác trừ ra vật ấy. Trong khi thực hiện thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do sự đạt được thì phạm vào nissaggiya, nênđược xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến một vị tỷ-kheo ni. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch chư ni sư, vật này của tôi là vật khác nữa đã được bảo sắm sau khi đã bảo sắm vật khác, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ vật này đến hội chúng....(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... các đại đức ni nên cho lại ...(như trên)... “Tôi cho lại ni sư.”

[116] Vật ấy, nhận biết là vật ấy, vị bảo sắm vật khác thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Vật ấy, có sự hoài nghi, vị bảo sắm vật khác thì phạm tội ưng xả đối trị.

Vật ấy, (lầm) tưởng không phải là vật ấy, vị bảo sắm vật khác thì phạm tội ưng xả đối trị.

Không phải là vật ấy, (lầm) tưởng là vật ấy, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không phải là vật ấy, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không phải là vật ấy, nhận biết không phải là vật ấy, thì vô tội.

[117] Vị ni bảo sắm thêm chính vật ấy, vị ni (nhận vật ấy) rồi bảo sắm thêm vật khác, sau khi cho thấy sự lợi ích rồi bảo sắm, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÌNH BÁT - ĐIỀU HỌC THỨ SÁU:

[118] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇdika. Vào lúc bấy giờ, các cư sĩ sau khi gom lại sự tự nguyện (hùn phước) cho nhu cầu về y của hội chúng tỷ-kheo ni đã để lại phần tài vật ở nhà của người buôn vải nọ rồi đã đi đến gặp các tỷ-kheo ni và đã nói điều này:

- Thưa các ni sư, phần tài vật cho nhu cầu về y đã được để lại ở nhà của người buôn vải kia. Từ nơi ấy, các ni sư hãy bảo mang y lại rồi chia phần.

Với phần tài vật ấy, các tỷ-kheo ni đã bảo sắm dược phẩm cho bản thân rồi thọ dụng. Các người cư sĩ biết được rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được các cư sĩ ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khácthì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ni ấy) phạm tội ưng đối trị.

[119] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Bằng phần tài vật đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác: đã được dâng nhắm đến nhu cầu của việc khác.

Thuộc về hội chúng: vì lợi ích của hội chúng không phải của nhóm không phải của một tỷ-kheo ni.

Bảo sắm vật khác nữa: vị ni bảo sắm vật khác trừ ra vật đã được dâng theo ý định (của thí chủ). Trong khi thực hiện thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do sự đạt được thì phạm vào nissaggiya, nênđược xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến một vị tỷ-kheo ni. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch chư ni sư, vật này của tôi là vật khác nữa đã được bảo sắm bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ vật này đến hội chúng....(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... các đại đức ni nên cho lại ...(như trên)... “Tôi cho lại ni sư.”

[120] Thuộc về nhu cầu của việc khác, nhận biết là thuộc về nhu cầu của việc khác, vị ni bảo sắm vật khác nữa thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Thuộc về nhu cầu của việc khác, có sự hoài nghi, vị ni bảo sắm vật khác nữa thì phạm tội ưng xả đối trị.

Thuộc về nhu cầu của việc khác, (lầm) tưởng là không thuộc về nhu cầu của việc khác, vị ni bảo sắm vật khác nữa thì phạm tội ưng xả đối trị.

Sau khi nhận lại vật đã được xả bỏ, nên sử dụng như là vật bố thí (yathādāne).

Không thuộc về nhu cầu của việc khác, (lầm) tưởng là thuộc về nhu cầu của việc khác, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không thuộc về nhu cầu của việc khác, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không thuộc về nhu cầu của việc khác, nhận biết là không thuộc về nhu cầu của việc khác, thì vô tội.

[121] Vị ni sử dụng phần còn lại (sau khi đã bảo sắm đủ vật kia), vị ni sử dụng sau khi hỏi ý các người chủ, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÌNH BÁT - ĐIỀU HỌC THỨ BẢY:

[122] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇdika. Vào lúc bấy giờ, các cư sĩ sau khi gom lại sự tự nguyện (hùn phước) cho nhu cầu về y của hội chúng tỷ-kheo ni đã để lại phần tài vật ở nhà của người buôn vải nọ rồi đã đi đến gặp các tỷ-kheo ni và đã nói điều này:

- Thưa các ni sư, phần tài vật cho nhu cầu về y đã được để lại ở nhà của người buôn vải kia. Từ nơi ấy, các ni sư hãy bảo mang y lại rồi chia phần.

Các tỷ-kheo ni sau khi tự mình yêu cầu rồi đã bảo sắm dược phẩm bằng phần tài vật ấy và thọ dụng. Các người cư sĩ biết được rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác ?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được các cư sĩ ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại b��o sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầubằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác thì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ni ấy) phạm tội ưng đối trị.

[123] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Bằng phần tài vật đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác: đã được dâng nhắm đến nhu cầu của việc khác.

Thuộc về hội chúng: vì lợi ích của hội chúng không phải của nhóm không phải của một tỷ-kheo ni.

Do tự mình yêu cầu: sau khi tự mình yêu cầu.

Bảo sắm vật khác nữa: vị ni bảo sắm vật khác trừ ra vật đã được dâng theo ý định (của thí chủ). Trong khi thực hiện thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do sự đạt được thì phạm vào nissaggiya, nênđược xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến một vị tỷ-kheo ni. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch chư ni sư, vật này của tôi là vật khác nữa đã được bảo sắm do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ vật này đến hội chúng....(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... các đại đức ni nên cho lại ...(như trên)... “Tôi cho lại ni sư.”

[124] Thuộc về nhu cầu của việc khác, nhận biết là thuộc về nhu cầu của việc khác, vị ni bảo sắm vật khác nữa thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Thuộc về nhu cầu của việc khác, có sự hoài nghi, vị ni bảo sắm vật khác nữa thì phạm tội ưng xả đối trị.

Thuộc về nhu cầu của việc khác, (lầm) tưởng là không thuộc về nhu cầu của việc khác, vị ni bảo sắm vật khác nữa thì phạm tội ưng xả đối trị.

Sau khi nhận lại vật đã được xả bỏ, nên sử dụng như là vật bố thí (yathādāne).

Không thuộc về nhu cầu của việc khác, (lầm) tưởng là thuộc về nhu cầu của việc khác, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không thuộc về nhu cầu của việc khác, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không thuộc về nhu cầu của việc khác, nhận biết là không thuộc về nhu cầu của việc khác, thì vô tội.

[125] Vị ni sử dụng phần còn lại (sau khi đã bảo sắm đủ vật kia), vị ni sử dụng sau khi hỏi ý các người chủ, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÌNH BÁT - ĐIỀU HỌC THỨ TÁM:

[126] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇdika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni thường trú ở căn phòng của một hội đoàn nọ bị thiếu thốn về cháo. Khi ấy, hội đoàn ấy sau khi gom lại sự tự nguyện (hùn phước) cho nhu cầu về cháo của các tỷ-kheo ni đã để lại phần tài vật ở nhà của một chủ tiệm buôn nọ rồi đã đi đến gặp các tỷ-kheo ni và đã nói điều này:

- Thưa các ni sư, phần tài vật cho nhu cầu về cháo đã được để lại ở nhà của người chủ hiệu buôn kia. Từ nơi ấy, các ni sư hãy bảo mang gạo đến rồi bảo nấu cháo và thọ dụng.

Các tỷ-kheo ni đã bảo sắm dược phẩm bằng phần tài vật ấy rồi thọ dụng. Hội đoàn ấy biết được rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác ?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được các cư sĩ ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác thì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ni ấy) phạm tội ưng đối trị.

[127] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Bằng phần tài vật đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác: đã được dâng nhắm đến nhu cầu của việc khác.

Thuộc về nhóm: vì lợi ích của nhóm không phải của hội chúng không phải của một tỷ-kheo ni.

Bảo sắm vật khác nữa: vị bảo sắm vật khác trừ ra vật đã được dâng theo ý định (của thí chủ). Trong khi thực hiện thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do sự đạt được thì phạm vào nissaggiya, nênđược xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến một vị tỷ-kheo ni. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch chư ni sư, vật này của tôi là vật khác nữa đã được bảo sắm bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ vật này đến hội chúng....(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... các đại đức ni nên cho lại ...(như trên)... “Tôi cho lại ni sư.”

[128] Thuộc về nhu cầu của việc khác, nhận biết là thuộc về nhu cầu của việc khác, vị bảo sắm vật khác thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Thuộc về nhu cầu của việc khác, có sự hoài nghi, vị bảo sắm vật khác thì phạm tội ưng xả đối trị.

Thuộc về nhu cầu của việc khác, (lầm) tưởng là không thuộc về nhu cầu của việc khác, vị bảo sắm vật khác thì phạm tội ưng xả đối trị.

Sau khi nhận lại vật đã được xả bỏ, nên sử dụng như là vật bố thí (yathādāne).

Không thuộc về nhu cầu của việc khác, (lầm) tưởng là thuộc về nhu cầu của việc khác, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không thuộc về nhu cầu của việc khác, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không thuộc về nhu cầu của việc khác, nhận biết là không thuộc về nhu cầu của việc khác, thì vô tội.

[129] Vị ni sử dụng phần còn lại (sau khi đã bảo sắm đủ vật kia), vị ni sử dụng sau khi hỏi ý các người chủ, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÌNH BÁT - ĐIỀU HỌC THỨ CHÍN:

[130] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇdika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni thường trú ở căn phòng của một hội đoàn nọ bị thiếu thốn về cháo. Khi ấy, hội đoàn ấy sau khi gom lại sự tự nguyện (hùn phước) cho nhu cầu về cháo của các tỷ-kheo ni đã để lại phần tài vật ở nhà của một chủ tiệm buôn nọ rồi đã đi đến gặp các tỷ-kheo ni và đã nói điều này:

- Thưa các ni sư, phần tài vật cho nhu cầu về cháo đã được để lại ở nhà của người chủ hiệu buôn kia. Từ nơi ấy, các ni sư hãy bảo mang gạo đến rồi bảo nấu cháo và thọ dụng.

Các tỷ-kheo ni sau khi tự mình yêu cầu rồi đã bảo sắm dược phẩm bằng phần tài vật ấy và thọ dụng. Hội đoàn ấy biết được rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác ?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được các cư sĩ ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác thì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ni ấy) phạm tội ưng đối trị.

[131] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Bằng phần tài vật đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác: đã được dâng nhắm đến nhu cầu của việc khác.

Thuộc về nhóm: vì lợi ích của nhóm không phải của hội chúng không phải của một tỷ-kheo ni.

Do tự mình yêu cầu: sau khi tự mình yêu cầu.

Bảo sắm vật khác nữa: vị bảo sắm vật khác trừ ra vật đã được dâng theo ý định (của thí chủ). Trong khi thực hiện thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do sự đạt được thì phạm vào nissaggiya, nênđược xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến một vị tỷ-kheo ni. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch chư ni sư, vật này của tôi là vật khác nữa đã được bảo sắm do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ vật này đến hội chúng....(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... các đại đức ni nên cho lại ...(như trên)... “Tôi cho lại ni sư.”

[132] Thuộc về nhu cầu của việc khác, nhận biết là thuộc về nhu cầu của việc khác, vị bảo sắm vật khác thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Thuộc về nhu cầu của việc khác, có sự hoài nghi, vị bảo sắm vật khác thì phạm tội ưng xả đối trị.

Thuộc về nhu cầu của việc khác, (lầm) tưởng là không thuộc về nhu cầu của việc khác, vị bảo sắm vật khác thì phạm tội ưng xả đối trị.

Sau khi nhận lại vật đã được xả bỏ, nên sử dụng như là vật bố thí (yathādāne).

Không thuộc về nhu cầu của việc khác, (lầm) tưởng là thuộc về nhu cầu của việc khác, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không thuộc về nhu cầu của việc khác, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không thuộc về nhu cầu của việc khác, nhận biết là không thuộc về nhu cầu của việc khác, thì vô tội.

[129] Vị ni sử dụng phần còn lại (sau khi đã bảo sắm đủ vật kia), vị ni sử dụng sau khi hỏi ý các người chủ, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÌNH BÁT - ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI:

[134] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇdika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Thullanandā là vị ni nghe nhiều, chuyên đọc tụng thuộc lòng, tự tin, rành rẽ về thuyết Pháp thoại. Nhiều người thăm viếng tỷ-kheo ni Thullanandā. Vào lúc bấy giờ, căn phòng của tỷ-kheo ni Thullanandā bị hư hoại. Dân chúng đã nói với tỷ-kheo ni Thullanandā điều này:

- Thưa ni sư, tại sao phòng ở này của ni sư bị hư hoại?

- Này các đạo hữu, không có các người bố thí, không có các nhân công.

Khi ấy, những người ấy sau khi gom lại sự tự nguyện (hùn phước) cho nhu cầu về phòng ở của tỷ-kheo ni Thullanandā rồi đã dâng phần tài vật của tỷ-kheo ni Thullanandā. Tỷ-kheo ni Thullanandā sau khi tự mình yêu cầu rồi đã bảo sắm dược phẩm bằng phần tài vật ấy và thọ dụng. Dân chúng biết được rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao ni sư Thullanandā lại bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về cá nhân đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về cá nhân đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā lại bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về cá nhân đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về cá nhân đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác thì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ni ấy) phạm tội ưng đối trị.

[135] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Bằng phần tài vật đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác: đã được dâng nhắm đến nhu cầu của việc khác.

Thuộc về cá nhân: vì lợi ích của một tỷ-kheo ni không phải của hội chúng không phải của nhóm.

Do tự mình yêu cầu: sau khi tự mình yêu cầu.

Bảo sắm vật khác nữa: vị ni bảo sắm vật khác trừ ra vật đã được dâng theo ý định (của thí chủ). Trong khi thực hiện thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do sự đạt được thì phạm vào nissaggiya, nênđược xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến một vị tỷ-kheo ni. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch chư ni sư, vật này của tôi là vật khác nữa đã được bảo sắm do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về cá nhân đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ vật này đến hội chúng....(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... các đại đức ni nên cho lại ...(như trên)... “Tôi cho lại ni sư.”

[136] Thuộc về nhu cầu của việc khác, nhận biết là thuộc về nhu cầu của việc khác, vị bảo sắm vật khác thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Thuộc về nhu cầu của việc khác, có sự hoài nghi, vị bảo sắm vật khác thì phạm tội ưng xả đối trị.

Thuộc về nhu cầu của việc khác, (lầm) tưởng là không thuộc về nhu cầu của việc khác, vị bảo sắm vật khác thì phạm tội ưng xả đối trị.

Sau khi nhận lại vật đã được xả bỏ, nên sử dụng như là vật bố thí (yathādāne).

Không thuộc về nhu cầu của việc khác, (lầm) tưởng là thuộc về nhu cầu của việc khác, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không thuộc về nhu cầu của việc khác, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không thuộc về nhu cầu của việc khác, nhận biết là không thuộc về nhu cầu của việc khác, thì vô tội.

[137] Vị ni sử dụng phần còn lại (sau khi đã bảo sắm đủ vật kia), vị ni sử dụng sau khi hỏi ý các người chủ, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN Y - ĐIỀU HỌC THỨ NHẤT:

[138] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇdika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Thullanandā là vị ni nghe nhiều, chuyên đọc tụng thuộc lòng, tự tin, rành rẽ về thuyết Pháp thoại. Vào lúc bấy giờ trong mùa lạnh, đức vua Pasenadi xứ Kosala sau khi khoác lên tấm choàng len trị giá cao đã đi đến gặp tỷ-kheo ni Thullanandā, sau khi đến đã đảnh lễ tỷ-kheo ni Thullanandā rồi ngồi xuống ở một bên. Tỷ-kheo ni Thullanandā đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho đức vua Pasenadi xứ Kosala đang ngồi một bên bằng bài Pháp thoại. Sau khi đã được tỷ-kheo ni Thullanandā chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, đức vua Pasenadi xứ Kosala đã nói với tỷ-kheo ni Thullanandā điều này:

- Thưa ni sư, ni sư có nhu cầu về vật gì xin cứ nói.

- Tâu đại vương, nếu ngài có ý định bố thí đến tôi thì hãy dâng tấm choàng len này.

Khi ấy, đức vua Pasenadi xứ Kosala đã dâng tỷ-kheo ni Thullanandā tấm choàng len rồi đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ tỷ-kheo ni Thullanandā, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Các tỷ-kheo ni này ham muốn quá độ, không tự biết đủ! Tại sao lại yêu cầu đức vua tấm choàng len?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā lại yêu cầu đức vua tấm choàng len?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā yêu cầu đức vua tấm choàng len, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā lại yêu cầu đức vua tấm choàng len vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni trong khi bảo sắm tấm choàng loại dày được bảo sắm tối đa là bốn kaṃsa. Nếu bảo sắm vượt quá trị giá ấy thì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ni ấy) phạm tội ưng đối trị.

[139] Tấm choàng loại dàynghĩa là bất cứ loại tấm choàng nào vào mùa đông.

Trong khi bảo sắm: trong khi yêu cầu.

Được bảo sắm tối đa là bốn kaṃsa: được bảo sắm vật trị giá là mười sáu Kahāpaṇa.[8]

Nếu bảo sắm vượt quá trị giá ấy:vị bảo sắm hơn giá trị ấy, trong khi thực hiện thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do sự đạt được thì phạm vào nissaggiya, nênđược xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến một vị tỷ-kheo ni. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch chư ni sư, tấm choàng loại dày này của tôi đã được bảo sắm vượt quá bốn kaṃsa, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ vật này đến hội chúng....(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... các đại đức ni nên cho lại ...(như trên)... “Tôi cho lại ni sư.”

[140] Hơn bốn kaṃsa, nhận biết là hơn, vị bảo sắm thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Hơn bốn kaṃsa, có sự hoài nghi, vị bảo sắm thì phạm tội ưng xả đối trị.

Hơn bốn kaṃsa, (lầm) tưởng là kém, vị bảo sắm thì phạm tội ưng xả đối trị.

Kém bốn kaṃsa, (lầm) tưởng là hơn, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Kém bốn kaṃsa, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Kém bốn kaṃsa, nhận biết là kém, thì vô tội.

[141] Vị ni bảo sắm (vật trị giá) tối đa là bốn kaṃsa, vị ni bảo sắm (vật trị giá) tối đa kém bốn kaṃsa, của các thân quyến, của những người nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, bằng vật sở hữu của bản thân, vị ni có ý định bảo sắm vật giá trị cao lại bảo sắm vật có giá trị thấp, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN Y - ĐIỀU HỌC THỨ NHÌ:

[142] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇdika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Thullanandā là vị ni nghe nhiều, chuyên đọc tụng thuộc lòng, tự tin, rành rẽ về thuyết Pháp thoại. Vào lúc bấy giờ trong mùa nóng, đức vua Pasenadi xứ Kosala sau khi khoác lên tấm choàng sợi lanh trị giá cao đã đi đến gặp tỷ-kheo ni Thullanandā, sau khi đến đã đảnh lễ tỷ-kheo ni Thullanandā rồi ngồi xuống ở một bên. Tỷ-kheo ni Thullanandā đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho đức vua Pasenadi xứ Kosala đang ngồi một bên bằng bài Pháp thoại. Sau khi đã được tỷ-kheo ni Thullanandā chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, đức vua Pasenadi xứ Kosala đã nói với tỷ-kheo ni Thullanandā điều này:

- Thưa ni sư, ni sư có nhu cầu về vật gì xin cứ nói.

- Tâu đại vương, nếu ngài có ý định bố thí đến tôi thì hãy dâng tấm choàng sợi lanh này.

Khi ấy, đức vua Pasenadi xứ Kosala đã dâng tỷ-kheo ni Thullanandā tấm choàng sợi lanh rồi đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ tỷ-kheo ni Thullanandā, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Các tỷ-kheo ni này ham muốn quá độ, không tự biết đủ! Tại sao lại yêu cầu đức vua tấm choàng sợi lanh?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā lại yêu cầu đức vua tấm choàng sợi lanh?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā yêu cầu đức vua tấm choàng sợi lanh, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā lại yêu cầu đức vua tấm choàng sợi lanh vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni trong khi bảo sắm tấm choàng loại nhẹ được bảo sắm tối đa là hai kaṃsa rưỡi. Nếu bảo sắm vượt quá trị giá ấy thì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ni ấy) phạm tội ưng đối trị.

[143] Tấm choàng loại nhẹnghĩa là bất cứ loại tấm choàng nào vào mùa nóng.

Trong khi bảo sắm: trong khi yêu cầu.

Được bảo sắm tối đa là hai kaṃsa rưỡi: được bảo sắm vật trị giá là mười Kahāpaṇa.

Nếu bảo sắm vượt quá trị giá ấy:vị bảo sắm hơn giá trị ấy, trong khi thực hiện thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do sự đạt được thì phạm vào nissaggiya, nênđược xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến một vị tỷ-kheo ni. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch chư ni sư, tấm choàng loại dày này của tôi đã được bảo sắm vượt quá hai kaṃsa rưỡi, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ vật này đến hội chúng....(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... các đại đức ni nên cho lại ...(như trên)... “Tôi cho lại ni sư.”

[144] Hơn hai kaṃsa rưỡi, nhận biết là hơn, vị bảo sắm thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Hơn hai kaṃsa rưỡi, có sự hoài nghi, vị bảo sắm thì phạm tội ưng xả đối trị.

Hơn hai kaṃsa rưỡi, (lầm) tưởng là kém, vị bảo sắm thì phạm tội ưng xả đối trị.

Kém hai kaṃsa rưỡi, (lầm) tưởng là hơn, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Kém hai kaṃsa rưỡi, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Kém hai kaṃsa rưỡi, nhận biết là kém, thì vô tội.

[145] Vị ni bảo sắm (vật trị giá) tối đa là hai kaṃsa rưỡi, vị ni bảo sắm (vật trị giá) tối đa kém hai kaṃsa rưỡi, của các thân quyến, của những người nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, bằng vật sở hữu của bản thân, vị ni có ý định bảo sắm vật giá trị cao lại bảo sắm vật có giá trị thấp, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

[146] Bạch chư đại đức ni, ba mươi điều Ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ)[9]đã được đọc tụng xong. Trong các điều ấy, tôi hỏi các đại đức ni rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Các đại đức ni được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Dứt Ưng Xả Đối Trị (Nissaggiyā Pācittiyā niṭṭhitā).

********


[1]Nissaggiyaṃ pācittiyaṃ có hai phần: Nissaggiyaṃliên quan đồ vật cần được xả bỏ, pācittiyaṃlà phạm tội ưng đối trị. Cụm từ này đã được các vị tiền bối dịch chung lại là “tội ưng xả đối trị.” Khi hai từ ấy đi chung, chúng tôi sẽ ghi là “tội ưng xả đối trị,” còn trường hợp phân tích riêng rẽ thì sẽ ghi như trên.

[2]Aḍḍhāḷhakodanaṃ = Aḍḍha- āḷhaka-odanaṃ. Aḍḍha là một nữa, āḷhaka là đơn vị đo thể tích, odanaṃ là cơm đã được nấu. Theo phương diện ngôn ngữ, học giả I.B. Horner hiểu “lượng cơm là ½ āḷhaka.” Ngài Mahāsamaṇa Chao cho rằng “cơm được nấu từ ½ āḷhaka gạo”; phù hợp với lời giải thích của ngài Buddhaghosa. Cũng như chúng ta thường nói ăn hết 1 lon là ăn hết 1 lon gạo chứ không phải lon cơm.

[3]Theo ngài Mahāsamaṇa Chao giải thích ở Vinayamukhathì 1 āḷhaka = 4 nāḷi (nāḷika?)= 8 pattha (1 nāli = 2 pattha). Pattha là lượng chứa do hai tay bụm lại. Khi dùng các lượng ½ āḷhaka, 1 nāli, 1 pattha gạo rồi nấu lên thành cơm thì các lượng cơm ấy là sức chứa đựng của ba loại bình bát nói trên.

[4]Sáu loại y: loại bằng sợi lanh (khomaṃ), loại bằng bông vải (kappāsikaṃ), loại bằng tơ lụa (koseyyaṃ), loại bằng sợi len (kambalaṃ), loại bằng gai thô (sāṇam), loại bằng chỉ bố (bhaṅgaṃ).

[5]Này các tỷ-kheo, ta cho phép chú nguyện để dùng chung y (có kích thước) tối thiểu với chiều dài là tám ngón tay với chiều rộng là bốn ngón tay theo ngón tay tiêu chuẩn (Đại Phẩm – Mahāvaggatập 2, chương VIII, [160]).

[6]Chúng tôi nghĩ rằng người chủ hiệu buôn có ý chỉ trích tỷ-kheo ni Thullanandā nên nói “mang đến ... mang đi.” Nếu chỉ trích người cận sự nam thì phải nói: “mang đi ... mang đến.”

[7]Dựa vào lời giải thích của ngài Buddhaghosa ỏ phần cuối này, chúng tôi hiểu được ý nghĩa của phần không phạm tội như sau: 1) Vật được dâng chưa đủ nên phải yêu cầu thêm nữa, 2) ngoài vật đã được dâng, vị ni còn cần thêm vật thứ hai nên yêu cầu, 3) giải thích sự cần thiết phải có thêm vật thứ hai rồi yêu cầu.

[8]Vị tỷ-kheo trộm cắp vật trị giá 5 māsaka = 1 pāda = ¼ kahāpaṇa là vi phạm tội cực nặng pārājika.

[9]Lời giải thích của ngài Buddhaghosa được tóm lược như sau: Tỷ-kheo và tỷ-kheo ni đều có 30 điều Ưng xả đối trị (Nissaggiyaṃ Pācittiyaṃ) giống nhau. Phần của tỷ-kheo ni gồm có 12 điều quy định riêng đã được trình bày ở trên, còn 18 được quy định chung đã được trình bày ở giới bổn của tỷ-kheo là: Phần Y bỏ ra hai điều là điều 4 (bảo giặt y) và điều 5 (thọ lãnh y từ tay tỷ-kheo ni) rồi thêm vào hai điều là điều 2 (phân chia y) và điều 3 (trao đổi y rồi xé rách) ở trên là đủ mười; Phần Tơ Tằm bỏ ra bảy điều học đầu rồi thêm vào bảy điều của phần Bình Bát ở trên từ điều 4-10 cọng thêm vào 3 điều còn lại của tỷ-kheo là đủ mười; Phần Bình Bát bỏ ra 3 điều là điều 1 (cất giữ bình bát), điều 4 (y choàng tắm mưa), và điều 9 (ngụ ở rừng) rồi thêm vào điều đầu tiên ở trên (tích trữ bình bát) và hai điều sau cùng (tấm choàng loại dày và loại nhẹ) là đủ mười; như vậy tổng cộng là 30 điều học. Không rõ thứ tự đọc tụng sẽ như vậy hay thay đổi.

---o0o---

Nguồn: www.budsas.org

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com