Tạng Luật
Vinayapitaka
Phân Tích Giới Tỷ-Kheo Ni
(Bhikkhunivibhanga)
Tỳ kheo Indacanda Nguyệt Thiêndịch
---o0o---
II. CHƯƠNG MƯỜI BẢY PHÁP (SATTARASAKAṆḌAṂ)
Bạch chư đại đức ni, mười bảy điều Tăng tàng (Saṅghādisesa) này được đưa ra đọc tụng.
ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ NHẤT:
[31] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có người nam cư sĩ nọ sau khi dâng kho chứa đồ đạc đến hội chúng tỷ-kheo ni đã qua đời. Người ấy có hai người con trai: một người không có niềm tin và không mộ đạo, một người có niềm tin và mộ đạo. Họ chia đều tài sản thuộc về người cha. Khi ấy, người không có niềm tin và không mộ đạo ấy đã nói với người có niềm tin và mộ đạo điều này:
- Cái kho chứa đồ đạc thuộc về chúng ta, hãy chia vật ấy.
Được nói như thế, người có niềm tin và mộ đạo ấy đã nói với người không có niềm tin và không mộ đạo ấy điều này:
- Này anh, chớ nói như thế. cha chúng ta đã dâng đến hội chúng tỷ-kheo ni rồi.
Đến lần thứ nhì, người không có niềm tin và không mộ đạo ấy đã nói với người có niềm tin và mộ đạo điều này:
- Cái kho chứa đồ đạc thuộc về chúng ta, hãy chia vật ấy.
Được nói như thế, người có niềm tin và mộ đạo ấy đã nói với người không có niềm tin và không mộ đạo ấy điều này:
- Này anh, chớ nói như thế. cha chúng ta đã dâng đến hội chúng tỷ-kheo ni rồi.
Đến lần thứ ba, người không có niềm tin và không mộ đạo ấy đã nói với người có niềm tin và mộ đạo điều này:
- Cái kho chứa đồ đạc thuộc về chúng ta, hãy chia vật ấy.
Được nói như thế, người có niềm tin và mộ đạo ấy (nghĩ rằng): “Nếu thuộc về ta, ta sẽ dâng đến hội chúng tỷ-kheo ni” rồi đã nói với người không có niềm tin và không mộ đạo ấy điều này:
- Chúng ta hãy chia.
Rồi trong lúc họ phân chia, người không có niềm tin và không mộ đạo đã đạt được cái kho chứa đồ đạc ấy. Sau đó, người không có niềm tin và không mộ đạo ấy đã đi đến gặp hội chúng tỷ-kheo ni và nói điều này:
- Thưa các ni sư, xin hãy đi ra. Kho chứa đồ đạc là của chúng tôi.
Được nói như thế, tỷ-kheo ni Thullanandā đã nói với người đàn ông ấy điều này:
- Này ông, chớ nói như thế. Cha các ông đã dâng đến hội chúng tỷ-kheo ni rồi.
- Vật đã được dâng! Vật chưa được dâng!
Họ đã hỏi các vị quan đại thần lo việc xử án.
Các vị quan đại thần đã nói như vầy:
- Thưa ni sư, ai biết là đã được dâng đến hội chúng tỷ-kheo ni.
Được nói như thế, tỷ-kheo ni Thullanandā đã nói với các viên quan đại thần ấy điều này:
- Thưa các ngài, trong lúc vật thí đang được dâng, ngay cả các ngài cũng đã tận mắt được thấy hoặc được nghe mà.
Khi ấy, các vị quan đại thần ấy (nói rằng):
- Ni sư đã nói đúng sự thật.
Rồi đã xử hội chúng tỷ-kheo ni được kho chứa đồ đạc ấy. Khi ấy, người đàn ông ấy bị thua cuộc nên phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Những bà cạo đầu khả ố này không phải là Thích nữ, tại sao các bà lại cho (người) cướp đoạt kho chứa đồ đạc của chúng tôi?
Tỷ-kheo ni Thullanandā đã kể lại sự việc ấy cho các vị quan đại thần. Các vị quan đại thần đã ra lệnh đánh đòn người đàn ông ấy. Sau đó, người đàn ông bị đánh đòn ấy đã bảo xây dựng chỗ ngụ cho các đạo sĩ lõa thể ở nơi không xa tu viện của các tỷ-kheo ni rồi đã xúi giục các đạo sĩ lõa thể rằng:
- Hãy lăng mạ các tỷ-kheo ni ấy.
Tỷ-kheo ni Thullanandā đã kể lại sự việc ấy cho các vị quan đại thần. Các vị quan đại thần đã ra lệnh giam giữ người đàn ông ấy. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao các tỷ-kheo ni lần đầu làm cho (người ta) bị cướp đoạt kho chứa đồ đạc, đến lần thứ nhì làm cho bị đánh đập, đến lần thứ ba làm cho bị giam giữ, bây giờ sẽ làm cho chết?
Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao ni sư Thullanandā lại sống làm người thưa kiện?
Sau đó, các tỷ-kheo ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo. ...(như trên)...
- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā sống làm người thưa kiện, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā lại sống làm người thưa kiện vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào sống làm người thưa kiện với nam gia chủ, hoặc với con trai của nam gia chủ, hoặc với người nô tỳ, hoặc với người làm công, hoặc ngay cả với sa-môn du sĩ, vị (ni) này phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa) ngay lúc vừa mới vi phạm, cần được tách riêng ra.”
[32] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...
Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Người thưa kiệnnghĩa là người gây ra vụ xử án được đề cập đến.
Nam gia chủnghĩa là bất cứ người nam nào sống trong căn nhà.
Con trai của gia chủnghĩa là bất cứ những người nào là con trai hoặc anh em trai.
Người nô tỳnghĩa là người nô lệ được mua bằng của cải, (hoặc) bị bắt làm tù binh.
Người làm côngnghĩa là người làm thuê, người khuân vác.
Sa-môn du sĩnghĩa là bất cứ người nào thành tựu pháp du sĩ trừ ra tỷ-kheo, tỷ-kheo ni, cô ni tu tập sự, sa-di, và sa-di ni.
Vị ni (nghĩ rằng): ���Ta sẽ thưa kiện” rồi tìm kiếm người thứ hai hoặc (đích thân) đi thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Nói với người thứ nhất thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Nói với người thứ nhì thì phạm trọng tội (thullaccaya). Khi kết thúc vụ xử án thì tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
[33] Ngay lúc vừa mới vi phạm: vị ni vi phạm do thực hiện sự việc, không phải do sự nhắc nhở.
Cần được tách riêng ra: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội Tăng tàng (saṅghādisesa): Chỉ có hội chúng ban cho hành phạt mānatta của tội đó, cho thực hành lại từ đầu, cho giải tội, không phải một số vị, không phải một cá nhân; vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.” Là việc định danh, tức là việc đặt tên cho cả nhóm tội giống như tội ấy; vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”
[34] Vị ni đi trong khi bị những người khác lôi kéo đi, vị ni yêu cầu sự bảo vệ, vị ni nói ra không nêu rõ (người nào), vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
********
ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ NHÌ:
[35] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, ở thành Vesālī người vợ của một người dòng dõi Licchavi nọ ngoại tình. Khi ấy, người Licchavi ấy đã nói với người đàn bà ấy điều này:
- Tốt hơn cô nên chừa. Tôi sẽ làm điều thất lợi cho cô.
Mặc dầu được nói như thế, cô ta đã không lưu tâm đến. Vào lúc bấy giờ, nhóm người Licchavi tụ họp lại ở Vesālī vì công việc cần làm nào đó. Khi ấy, người Licchavi ấy đã nói với những người Licchavi ấy điều này:
- Thưa quý vị, quý vị hãy cho phép tôi đối với một người đàn bà.
- Cô ấy tên là gì?
- Vợ của tôi ngoại tình. Tôi sẽ giết cô ta.
- Ngươi tự biết lấy.
Người đàn bà ấy đã nghe được rằng: “Nghe nói chồng có ý định giết ta” rồi đã lấy đồ đạc quý giá đi đến thành Sāvatthi, sau đó đã đi đến gặp các tu sĩ ngoại đạo và cầu xin sự xuất gia. Các tu sĩ ngoại đạo đã không chịu cho xuất gia. Cô ấy đã đi đến gặp các tỷ-kheo ni và cầu xin sự xuất gia. Các tỷ-kheo ni cũng đã không chịu cho xuất gia. Cô ấy đã đi đến gặp tỷ-kheo ni Thullanandā đưa cho xem gói đồ đạc rồi cầu xin sự xuất gia. Tỷ-kheo ni Thullanandā đã nhận lấy gói đồ đạc và cho xuất gia.
Khi ấy, người Licchavi ấy trong lúc tìm kiếm người đàn bà ấy đã đi đến thành Sāvatthi. Sau khi thấy (cô ấy) đã xuất gia nơi các tỷ-kheo ni liền đi đến gặp đức vua Pasenadi xứ Kosala, sau khi đến đã nói với đức vua Pasenadi xứ Kosala điều này:
- Tâu bệ hạ, vợ của thần đã lấy đi đồ đạc quý giá và đã đến thành Sāvatthi. Xin bệ hạ hãy cho phép thần đối với cô ấy.
- Này khanh, nếu thế thì hãy tìm kiếm rồi trình báo.
- Tâu bệ hạ, đã tìm thấy. Cô ta đã xuất gia nơi các tỷ-kheo ni.
- Này khanh, nếu đã được xuất gia ở nơi các tỷ-kheo ni thì không được phép làm gì cô ta cả. Pháp đã được khéo thuyết giảng, hãy để cô ta thực hành Phạm hạnh một cách đúng đắn để chấm dứt khổ đau.
Khi ấy, người Licchavi ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao các tỷ-kheo ni lại cho nữ tặc xuất gia?
Các tỷ-kheo ni đã nghe được người Licchavi ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao ni sư Thullanandā lại cho nữ tặc xuất gia?
Sau đó, các tỷ-kheo ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo. ...(như trên)...
- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā cho nữ tặc xuất gia, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā lại cho nữ tặc xuất gia vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào biết được nữ đạo tặc có tội tử hình được loan báo mà vẫn nhận vào cho tu khi chưa xin phép đức vua, hoặc hội chúng, hoặc nhóm, hoặc hội đoàn, hoặc phường thợ, ngoại trừ có sự được phép; vị (ni) này cũng phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa) ngay lúc vừa mới vi phạm, cần được tách riêng ra.”
[36] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...
Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Biếtnghĩa là vị tự mình biết, hoặc các người khác thông báo cho cô ấy, hoặc cô kia thông báo.
Nữ đạo tặc: cô nào lấy đi theo lối trộm cắp vật không được cho trị giá năm māsaka hoặc hơn năm māsaka; cô ấy gọi là nữ đạo tặc.
Có tội tử hìnhnghĩa là cô ta đáng tội tử hình sau khi làm việc (trộm cắp).
Được loan báonghĩa là những người khác biết (về cô ta) rằng: “Cô này bị tử hình.”
Khi chưa xin phép: chưa hỏi.
Đức vuanghĩa là nơi nào đức vua cai quản thì nên xin phép đức vua.
Hội chúngnghĩa là hội chúng tỷ-kheo ni được đề cập đến. Nên xin phép hội chúng tỷ-kheo ni.
Nhómnghĩa là nơi nào nhóm cai quản thì nên xin phép nhóm.
Hội đoànnghĩa là nơi nào hội đoàn cai quản thì nên xin phép hội đoàn.
Phường thợnghĩa là nơi nào phường thợ cai quản thì nên xin phép phường thợ.
Ngoại trừ có sự được phép: trừ ra sự được phép. Sự được phépnghĩa là có hai sự được phép: đã được xuất gia nơi các tu sĩ ngoại đạo hoặc là đã được xuất gia nơi các tỷ-kheo ni khác. Ngoại trừ có sự được phép, vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhận vào cho tu” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các trọng tội (thullaccaya). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, thầy tế độ phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).
[37] Vị (ni) này cũng: là liên quan đến các vị ni trước đây đã được đề cập.
Ngay lúc vừa mới vi phạm: vị bị vi phạm do thực hiện sự việc, không phải do sự nhắc nhở.
Cần được tách riêng ra: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội Tăng tàng (saṅghādisesa): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”
[38] Nữ đạo tặc, nhận biết là nữ đạo tặc, vị nhận vào cho tu thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa) ngoại trừ có sự cho phép.
Nữ đạo tặc, có sự hoài nghi, vị nhận vào cho tu thì phạm tội tác ác (dukkaṭa) ngoại trừ có sự cho phép.
Nữ đạo tặc, (lầm) tưởng không phải là nữ đạo tặc, vị nhận vào cho tu thì vô tội ngoại trừ có sự cho phép.
Không phải là nữ đạo tặc, (lầm) tưởng là nữ đạo tặc, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Không phải là nữ đạo tặc, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Không phải là nữ đạo tặc, nhận biết không phải là nữ đạo tặc, thì vô tội.
[39] Vị ni không biết rồi nhận vào cho tu, sau khi xin phép rồi nhận vào cho tu, nhận vào cho tu người đã được cho phép, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ BA:
[40] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, vị tỷ-kheo ni học trò của Bhaddā Kāpilānī sau khi gây gỗ với các tỷ-kheo ni đã đi đến gia đình thân quyến ở trong thôn. Bhaddā Kāpilānī không nhìn thấy tỷ-kheo ni ấy nên đã hỏi các tỷ-kheo ni rằng:
- Ni tên (như vầy) đâu rồi, không có thấy?
- Thưa ni sư, sau khi gây gỗ với các tỷ-kheo ni thì không được thấy.
- Này các cô, hãy đi đến thôn kia, gia đình thân quyến này, rồi tìm kiếm ở nơi đó.
Các tỷ-kheo ni sau khi đi đến nơi ấy đã nhìn thấy vị tỷ-kheo ni ấy và đã nói điều này:
- Này ni sư, sao cô lại đi mỗi một mình? Chắc hẳn cô không bị xâm phạm?
- Này các ni sư, tôi không bị xâm phạm.
Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao vị tỷ-kheo ni lại đi vào trong làng một mình?
...(như trên)...
- Này các tỷ-kheo, nghe nói vị tỷ-kheo ni đi vào trong làng một mình, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỷ-kheo, vì sao vị tỷ-kheo ni lại đi vào trong làng một mình vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào đi vào trong làng một mình; vị (ni) này cũng phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa) ngay lúc vừa mới vi phạm, cần được tách riêng ra.” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo ni như thế.
[41] Vào lúc bấy giờ, có hai tỷ-kheo ni đang đi đường xa từ Sāketa đến thành Sāvatthi. Giữa đường đi có con sông cần phải băng qua. Khi ấy, các tỷ-kheo ni ấy đã đi đến gặp các người chèo đò và đã nói điều này:
- Này đạo hữu, tốt thay hãy đưa chúng tôi sang.
- Thưa các ni sư, không thể đưa sang cả hai người cùng một lần.
Một người (chèo đò) đã đưa một (vị tỷ-kheo ni) sang. Người đưa sang đã làm nhơ vị ni được đưa sang. Người không đưa sang đã làm nhơ vị ni chưa được đưa sang. Hai cô ni ấy sau khi gặp lại nhau đã hỏi rằng:
- Này ni sư, chắc hẳn cô không bị xâm phạm?
- Này ni sư, tôi đã bị xâm phạm. Này ni sư, còn cô chắc không bị xâm phạm?
- Này ni sư, tôi đã bị xâm phạm.
Sau đó, các tỷ-kheo ni ấy đã đi đến thành Sāvatthi và đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo ni. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao vị tỷ-kheo ni lại đi sang bờ sông bên kia một mình?
Sau đó, các tỷ-kheo ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo. Các tỷ-kheo đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ...(như trên)...
- Này các tỷ-kheo, nghe nói vị tỷ-kheo ni đi sang bờ sông bên kia một mình, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỷ-kheo, vì sao vị tỷ-kheo ni lại đi sang bờ sông bên kia một mình vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào đi vào trong làng một mình hoặc đi sang bờ sông bên kia một mình; vị (ni) này cũng phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa) ngay lúc vừa mới vi phạm, cần được tách riêng ra.” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo ni như thế.
[42] Vào lúc bấy giờ, có nhiều vị tỷ-kheo ni khi đang đi đến thành Sāvatthi trong xứ Kosala lúc tối trời đã ghé vào ngôi làng nọ. Trong số đó, có vị tỷ-kheo ni đẹp dáng, đáng nhìn, lịch thiệp. Có người đàn ông nọ đã sanh lòng say đắm với hình dáng của vị tỷ-kheo ni ấy. Khi ấy, người đàn ông ấy trong khi sắp xếp chỗ ngủ cho các tỷ-kheo ni ấy đã sắp xếp chỗ ngủ của vị tỷ-kheo ni ấy ở một bên. Khi ấy, vị tỷ-kheo ni ấy đã xét đoán ra rằng: “Ngư��i đàn ông này đã bị ám ảnh rồi. Nếu trong đêm hắn ta đến thì ta sẽ bị mất thể diện” rồi không thông báo cho các tỷ-kheo ni đã đi đến một gia đình nọ rồi nằm ngủ (ở đó). Sau đó trong đêm tối, người đàn ông ấy đã đi đến và khi đang tìm kiếm vị tỷ-kheo ni ấy đã chạm vào các tỷ-kheo ni. Các tỷ-kheo ni trong lúc không nhìn thấy vị tỷ-kheo ni ấy đã nói như vầy:
- Chắc chắn là vị tỷ-kheo ni ấy đã đi ra ngoài với người đàn ông.
Khi đã trải qua đêm ấy, vị tỷ-kheo ni ấy đã đi đến gặp các tỷ-kheo ni ấy. Các tỷ-kheo ni đã nói với vị tỷ-kheo ni ấy điều này:
- Này ni sư, tại sao cô lại đi ra ngoài với người đàn ông?
- Này các ni sư, tôi đã không đi ra ngoài với người đàn ông.
Và đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo ni. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao vị tỷ-kheo ni trong đêm lại trú ngụ riêng một mình?
...(như trên)...
- Này các tỷ-kheo, nghe nói vị tỷ-kheo ni trong đêm trú ngụ riêng một mình, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỷ-kheo, vì sao vị tỷ-kheo ni trong đêm lại trú ngụ riêng một mình vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào đi vào trong làng một mình hoặc đi sang bờ sông bên kia một mình, hoặc trong đêm trú ngụ riêng một mình; vị (ni) này cũng phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa) ngay lúc vừa mới vi phạm, cần được tách riêng ra.” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo ni như thế.
[43] Vào lúc bấy giờ, có nhiều tỷ-kheo ni đang đi đường xa đến thành Sāvatthi trong xứ Kosala. Tại nơi ấy, có vị tỷ-kheo ni nọ bị khó chịu vì việc đại tiện sau khi tách rời ra mỗi một mình rồi đi ở phía sau. Nhiều người sau khi nhìn thấy đã làm nhơ vị tỷ-kheo ni ấy. Sau đó, vị tỷ-kheo ni ấy đã đi đến gặp các tỷ-kheo ni ấy. Các tỷ-kheo ni đã nói với tỷ-kheo ni ấy điều này:
- Này ni sư, vì sao cô mỗi một mình lại tách rời ra khỏi nhóm vậy? Chắc hẳn cô đã không bị xâm phạm?
- Này các ni sư, tôi đã bị xâm phạm.
Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao vị tỷ-kheo ni mỗi một mình lại tách rời ra khỏi nhóm?
...(như trên)...
- Này các tỷ-kheo, nghe nói vị tỷ-kheo ni mỗi một mình tách rời ra khỏi nhóm, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỷ-kheo, vì sao vị tỷ-kheo ni mỗi một mình lại tách rời ra khỏi nhóm vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào đi vào trong làng một mình hoặc đi sang bờ sông bên kia một mình, hoặc trong đêm trú ngụ riêng một mình, hoặc một mình tách rời ra khỏi nhóm; vị (ni) này cũng phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa) ngay lúc vừa mới vi phạm, cần được tách riêng ra.”
[44] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...
Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
(Hoặc) đi vào trong làng một mình: vị ni trong khi vượt qua hàng rào của ngôi làng được rào lại bước thứ nhất thì phạm trọng tội (thullaccaya), trong khi vượt qua bước thứ nhì thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa). Vị ni trong khi vượt qua vùng phụ cận của ngôi làng không được rào lại bước thứ nhất thì phạm trọng tội (thullaccaya), trong khi vượt qua bước thứ nhì thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hoặc đi sang bờ sông bên kia một mình: sông nghĩa là bất cứ ở nơi đâu làm y nội của vị tỷ-kheo ni, khi (được quấn) che khuất cả ba vòng,[1]bị ướt trong lúc (vị ni ấy) lội qua nơi ấy. Vị ni trong khi vượt qua bước thứ nhất thì phạm trọng tội (thullaccaya), trong khi vượt qua bước thứ nhì thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hoặc trong đêm trú ngụ riêng một mình: lúc mặt trời mọc lên, trong khi lìa khỏi tầm tay của vị tỷ-kheo ni thứ hai thì phạm trọng tội (thullaccaya), khi đã lìa khỏi thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hoặc một mình tách rời ra khỏi nhóm: không phải ở trong làng, ở trong rừng, vị ni trong khi lìa khỏi tầm nhìn hoặc tầm nghe của vị tỷ-kheo ni thứ nhì thì phạm trọng tội (thullaccaya), khi đã lìa khỏi thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
[45] Vị (ni) này cũng: là liên quan đến các vị ni trước đây đã được đề cập.
Ngay lúc vừa mới vi phạm: vị bị vi phạm do thực hiện sự việc, không phải do sự nhắc nhở.
Cần được tách riêng ra: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội Tăng tàng (saṅghādisesa): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”
[46] Trong lúc vị tỷ-kheo ni thứ nhì bỏ đi hoặc hoàn tục hoặc qua đời hoặc chuyển sang giáo phái khác, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ TƯ:
[47] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Caṇḍakālī là vị ni thường gây nên các sự xung đột, gây nên các sự cãi cọ, gây nên các sự tranh luận, gây nên các sự nói chuyện nhảm nhí, và gây nên các sự tranh tụng trong hội chúng. Tỷ-kheo ni Thullanandā đã phản đối trong lúc thực hiện hành sự cho vị ni ấy. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Thullanandā đã đi vào làng vì công việc cần làm nào đó. Khi ấy, hội chúng tỷ-kheo ni (nghĩ rằng): “Tỷ-kheo ni Thullanandā đã đi vắng” nên đã phạt án treo tỷ-kheo ni Caṇḍakālī trong việc không nhìn nhận tội. Tỷ-kheo ni Thullanandā sau khi hoàn tất công việc cần làm ấy ở trong làng đã trở về lại thành Sāvatthi. Trong khi tỷ-kheo ni Thullanandā đi về, tỷ-kheo ni Caṇḍakālī đã không sắp xếp chỗ ngồi, không đem lại nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân, đã không đi ra tiếp rước y bát, và đã không dâng nước uống. Tỷ-kheo ni Thullanandā đã nói với tỷ-kheo ni Caṇḍakālī điều này:
- Này cô ni, vì sao trong khi tôi đi về, cô đã không sắp xếp chỗ ngồi, đã không đem lại nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân, đã không đi ra tiếp rước y bát, và đã không dâng nước uống vậy?
- Thưa ni sư, bởi vì sự việc ấy là như vậy giống như là người không được sự quan tâm.
- Này cô ni, vì sao cô lại không được sự quan tâm?
- Thưa ni sư, các tỷ-kheo ni này (nói rằng): “Cô này không được sự quan tâm lại ngu dốt. Không còn cô kia thì ai sẽ lên tiếng phản đối” rồi đã phạt án treo tôi trong việc không nhìn nhận tội.
Tỷ-kheo ni Thullanandā (nói rằng): “Những cô ấy thì ngu dốt! Những cô ấy không kinh ngiệm! Những cô ấy không biết về hành sự hoặc sự sai trái của hành sự hoặc sự hư hỏng của hành sự hoặc sự thành tựu của hành sự. Chúng ta mới biết về hành sự hoặc sự sai trái của hành sự hoặc sự hư hỏng của hành sự hoặc sự thành tựu của hành sự. Chúng ta có thể thực hiện hành sự chưa được thực hiện hoặc có thể hủy bỏ hành sự đã được thực hiện” rồi đã triệu tập hội chúng tỷ-kheo ni một cách vô cùng nhanh chóng và đã phục hồi cho tỷ-kheo ni Caṇḍakālī.
Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao ni sư Thullanandā khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm lại phục hồi cho vị tỷ-kheo ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo đúng theo Pháp đúng theo Luật đúng theo lời dạy của bậc Đạo Sư?
...(như trên)...
- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm lại phục hồi cho vị tỷ-kheo ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo đúng theo Pháp đúng theo Luật đúng theo lời dạy của bậc Đạo Sư, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm lại phục hồi cho vị tỷ-kheo ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành s�� và không quan tâm đến ước muốn của nhóm lại phục hồi cho vị tỷ-kheo ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư; vị (ni) này cũng phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa) ngay lúc vừa mới vi phạm, cần được tách riêng ra.”
[48] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...
Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Hội chúng hợp nhấtnghĩa là có sự đồng cộng trú được thiết lập trong cùng ranh giới (sīmā).
Bị phạt án treonghĩa là bị phạt án treo trong việc không nhìn nhận tội, hoặc trong việc không sửa chữa lỗi, hoặc trong việc không từ bỏ tà kiến ác.
Theo Pháp, theo Luật: theo Pháp nào đó, theo Luật nào đó.
Theo lời giáo huấn của bậc Đạo Sư: theo lời giáo huấn của đức Phật, theo lời giáo huấn của đấng Chiến Thắng.
Khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự: khi chưa hỏi hội chúng đã làm hành sự.
Không quan tâm đến ước muốn của nhóm:không biết đến ước muốn của nhóm.(Nghĩ rằng): “Ta sẽ phục hồi” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni) hoặc chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các trọng tội (thullaccaya). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
[49] Vị (ni) này cũng: là liên quan đến các vị ni trước đây đã được đề cập.
Ngay lúc vừa mới vi phạm: vị bị vi phạm do thực hiện sự việc, không phải do sự nhắc nhở.
Cần được tách riêng ra: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội Tăng tàng (saṅghādisesa): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”
[50] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị phục hồi thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị phục hồi thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị phục hồi thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
[51] Vị phục hồi sau khi đã xin phép hội chúng thực hiện hành sự, vị phục hồi sau khi đã quan tâm đến ước muốn của nhóm, vị phục hồi vị ni đang thực hành các phận sự, vị phục hồi trong lúc hội chúng thực hiện hành sự không còn tồn tại, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ NĂM:
[52] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Sundarīnandā là đẹp dáng, đáng nhìn, lịch thiệp. Nhiều người sau khi nhìn thấy tỷ-kheo ni Sundarīnandā ở trong nhà ăn bị nhiễm dục vọng rồi dâng đến tỷ-kheo ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng các thức ăn thượng hảo hạng. Tỷ-kheo ni Sundarīnandā thọ thực được như ý thích. Các tỷ-kheo ni khác không nhận lãnh được như ý. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao ni sư Sundarīnandā nhiễm dục vọng lại tự tay thọ nhận vật thực loại cứng loại mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng rồi nhai và ăn?
...(như trên)...
- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng tự tay thọ nhận vật thực loại cứng loại mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng rồi nhai và ăn, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng lại tự tay thọ nhận vật thực loại cứng loại mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng rồi nhai và ăn vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào nhiễm dục vọng tự tay thọ nhận vật thực loại cứng hoặc loại mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng rồi nhai hoặc ăn; vị (ni) này cũng phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa) ngay lúc vừa mới vi phạm, cần được tách riêng ra.”
[53] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...
Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
(Nữ) nhiễm dục vọngnghĩa là người nữ có dục vọng, có sự khao khát, có tâm say đắm.
(Nam) nhiễm dục vọngnghĩa là người nam có dục vọng, có sự khao khát, có tâm say đắm.
Người namnghĩa là người nam nhân loại, không phải dạ-xoa nam, không phải ma nam, không phải thú đực, có sự hiểu biết, có khả năng bị dục chiếm ngự.
Vật thực cứngnghĩa là trừ ra năm loại vật thực, nước và tăm xỉa răng; phần còn lại gọi là vật thực cứng.
Vật thực mềmnghĩa là năm loại vật thực (gồm có) cơm, súp, bánh, cá, thịt. (Nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận thì phạm trọng tội (thullaccaya). Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
[54] Vị (ni) này cũng: là liên quan đến các vị ni trước đây đã được đề cập.
Ngay lúc vừa mới vi phạm: vị bị vi phạm do thực hiện sự việc, không phải do sự nhắc nhở.
Cần được tách riêng ra: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội Tăng tàng (saṅghādisesa): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”
Vị ni thọ nhận nước và tăm xỉa răng thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).
[55] Khi một bên nhiễm dục vọng, vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Mỗi lần nuốt xuống thì phạm trọng tội (thullaccaya). Vị ni thọ nhận nước và tăm xỉa răng thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Đối với dạ-xoa nam hoặc ma nam hoặc người nam vô căn hoặc loài thú đực dạng người, khi cả hai nhiễm dục vọng, vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận từ tay (của các hạng trên) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Mỗi lần nuốt xuống thì phạm trọng tội (thullaccaya). Vị ni thọ nhận nước và tăm xỉa răng thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Khi một bên nhiễm dục vọng, vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị ni thọ nhận nước và tăm xỉa răng thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).
[56] Cả hai không nhiễm dục vọng, vị ni biết rằng: “(Người đàn ông này) không nhiễm dục vọng” rồi thọ nhận, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ SÁU:
[57] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Sundarīnandā là đẹp dáng, đáng nhìn, lịch thiệp. Nhiều người sau khi nhìn thấy tỷ-kheo ni Sundarīnandā ở trong nhà ăn bị nhiễm dục vọng rồi dâng đến tỷ-kheo ni Sundarīnandā các thức ăn thượng hảo hạng. Tỷ-kheo ni Sundarīnandā trong lúc ngần ngại nên không thọ nhận. Vị tỷ-kheo ni đứng kế đã nói với tỷ-kheo ni Sundarīnandā điều này:
- Này ni sư, vì sao ni sư lại không thọ nhận?
- Này ni sư, (người đàn ông này) nhiễm dục vọng.
- Này ni sư, ni sư mới nhiễm dục vọng.
- Này ni sư, tôi không nhiễm dục vọng.
- Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hoặc không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực loại cứng hoặc loại mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi.
Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao vị tỷ-kheo ni lại nói như vầy: “Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hoặc không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực loại cứng hoặc loại mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi”?
...(như trên)...
- Này các tỷ-kheo, nghe nói vị tỷ-kheo ni nói như vầy: “Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hoặc không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực loại cứng hoặc loại mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi,” có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỷ-kheo, vì sao vị tỷ-kheo ni lại nói như vầy: “Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hoặc không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực loại cứng hoặc loại mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi”? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào nói như vầy: ‘Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hoặc không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực loại cứng hoặc loại mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi;’ vị (ni) này cũng phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa) ngay lúc vừa mới vi phạm, cần được tách riêng ra.”
[58] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...
Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Nói như vầy: Vị ni xúi giục rằng: “Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hoặc không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực loại cứng hoặc loại mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi” thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do lời nói của vị ni ấy, vị ni kia (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận thì (vị xúi giục) phạm tội tác ác (dukkaṭa). Mỗi lần (vị kia) nuốt xuống thì (vị xúi giục) phạm trọng tội (thullaccaya). Khi chấm dứt bữa ăn thì (vị xúi giục) phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Vị (ni) này cũng: là liên quan đến các vị ni trước đây đã được đề cập.
Ngay lúc vừa mới vi phạm: vị bị vi phạm do thực hiện sự việc, không phải do sự nhắc nhở.
Cần được tách riêng ra: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội Tăng tàng (saṅghādisesa): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”
Vị ni xúi giục rằng: “Hãy thọ nhận nước và tăm xỉa răng” thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do lời nói của vị ni ấy, vị ni kia (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận thì (vị xúi giục) phạm tội tác ác (dukkaṭa).
[59] Khi một bên nhiễm dục vọng, đối với vật thực loại cứng hoặc loại mềm của dạ-xoa nam hoặc ma nam hoặc người nam vô căn hoặc loài thú đực dạng người, vị ni xúi giục rằng: “Hãy nhai hoặc ăn” thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do lời nói của vị ni ấy, vị ni kia (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận từ tay (của các hạng trên) thì (vị xúi giục) phạm tội tác ác (dukkaṭa). Mỗi lần (vị kia) nuốt xuống thì (vị xúi giục) phạm tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt bữa ăn thì (vị xúi giục) phạm trọng tội (thullaccaya).
Vị ni xúi giục rằng: “Hãy thọ nhận nước và tăm xỉa răng” thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do lời nói của vị ni ấy, vị ni kia (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận thì (vị xúi giục) phạm tội tác ác (dukkaṭa).
[60] Vị ni biết rằng: “(Người đàn ông này) không nhiễm dục vọng” rồi xúi giục, vị ni (nghĩ rằng): “Cô ta (sẽ) nổi giận và không thọ nhận” rồi xúi giục, vị ni (nghĩ rằng): “Cô ta (sẽ) không thọ nhận vì lòng thương hại đến gia đình” rồi xúi giục, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ BẢY:
[61] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Caṇḍakālī sau khi gây gỗ với các tỷ-kheo ni đã nổi giận, bất bình rồi nói như vầy:
- Tôi lìa bỏ đức Phật, tôi lìa bỏ đức Pháp, tôi lìa bỏ đức Tăng (Saṅgha), tôi lìa bỏ sự học tập. Các Thích nữ sa-môn này là các nữ sa-môn hạng gì? Cũng có những nữ sa-môn khác thanh tịnh, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ sa-môn ấy.
Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao ni sư Caṇḍakālī khi nổi giận, bất bình lại nói như vầy: “Tôi lìa bỏ đức Phật, tôi lìa bỏ đức Pháp, tôi lìa bỏ đức Tăng, tôi lìa bỏ sự học tập. Các Thích nữ sa-môn này là các nữ sa-môn hạng gì? Cũng có những nữ sa-môn khác thanh tịnh, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ sa-môn ấy”?
...(như trên)...
- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Caṇḍakālī khi nổi giận, bất bình nói như vầy: “Tôi lìa bỏ đức Phật, tôi lìa bỏ đức Pháp, tôi lìa bỏ đức Tăng, tôi lìa bỏ sự học tập. Các Thích nữ sa-môn này là các nữ sa-môn hạng gì? Cũng có những nữ sa-môn khác thanh tịnh, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ sa-môn ấy,” có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Caṇḍakālī khi nổi giận, bất bình lại nói như vầy: “Tôi lìa bỏ đức Phật, tôi lìa bỏ đức Pháp, tôi lìa bỏ đức Tăng, tôi lìa bỏ sự học tập. Các Thích nữ sa-môn này là các nữ sa-môn hạng gì? Cũng có những nữ sa-môn khác thanh tịnh, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ sa-môn ấy”? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào nổi giận, bất bình rồi nói như vầy: ‘Tôi lìa bỏ đức Phật, tôi lìa bỏ đức Pháp, tôi lìa bỏ đức Tăng, tôi lìa bỏ sự học tập. Các Thích nữ sa-môn này là các nữ sa-môn hạng gì? Cũng có những nữ sa-môn khác thanh tịnh, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ sa-môn ấy.’ Vị tỷ-kheo ni ấy nên được nói bởi các tỷ-kheo ni như sau: ‘Này ni sư, khi nổi giận, bất bình chớ nói như vầy: ‘Tôi lìa bỏ đức Phật, ...(như trên)..., tôi lìa bỏ sự học tập. Các Thích nữ sa-môn này là các nữ sa-môn hạng gì? Cũng có những nữ sa-môn khác thanh tịnh, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ sa-môn ấy.’ Này ni sư, hãy hoan hỷ, Pháp đã được khéo thuyết giảng, hãy thực hành Phạm hạnh một cách đúng đắn để chấm dứt khổ đau.’ Và khi được nói như vậy bởi các tỷ-kheo ni mà vị tỷ-kheo ni ấy vẫn chấp giữ y như thế, vị tỷ-kheo ni ấy nên được các tỷ-kheo ni nhắc nhở đến lần thứ ba để từ bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế là điều tốt; nếu không dứt bỏ, vị (ni) này cũng phạm tội (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba, là tội Tăng tàng (saṅghādisesa), cần được tách riêng ra.”
[62] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...
Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Nổi giận, bất bình:không được hài lòng, có tâm bực bội, sanh khởi lòng cay cú.
Nói như vầy: “Tôi lìa bỏ đức Phật, ...(như trên)..., tôi lìa bỏ sự học tập. Các Thích nữ sa-môn này là các nữ sa-môn hạng gì? Cũng có những nữ sa-môn khác thanh tịnh, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ sa-môn ấy.”
[63] Vị tỷ-kheo ni ấy: vị ni nào nói như vậy là vị tỷ-kheo ni ấy.
Bởi các tỷ-kheo ni: bởi các tỷ-kheo ni khác. Các vị ni nào thấy, các vị ni nào nghe, các vị ni ấy nên nói rằng: “Này ni sư, khi nổi giận, bất bình chớ nói như vầy: ‘Tôi lìa bỏ đức Phật, ...(như trên)..., tôi lìa bỏ sự học tập. Các Thích nữ sa-môn này là các nữ sa-môn hạng gì? Cũng có những nữ sa-môn khác thanh tịnh, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ sa-môn ấy.’ Này ni sư, hãy hoan hỷ, Pháp đã được khéo thuyết giảng, hãy thực hành Phạm hạnh một cách đúng đắn để chấm dứt khổ đau.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ni ấy) dứt bỏ, như thế là điều tốt; nếu (vị ni ấy) không dứt bỏ thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Các vị ni sau khi nghe mà không nói thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Vị tỷ-kheo ni ấy nên được kéo đến giữa hội chúng rồi nên được nói rằng: “Này ni sư, khi nổi giận, bất bình chớ nói như vầy: ‘Tôi lìa bỏ đức Phật, ...(như trên)..., tôi lìa bỏ sự học tập. Các Thích nữ sa-môn này là các nữ sa-môn hạng gì? Cũng có những nữ sa-môn khác thanh tịnh, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ sa-môn ấy.’ Này ni sư, hãy hoan hỷ, Pháp đã được khéo thuyết giảng, hãy thực hành Phạm hạnh một cách đúng đắn để chấm dứt khổ đau.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ni ấy) dứt bỏ, như thế là điều tốt; nếu (vị ni ấy) không dứt bỏ thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).
[64] Vị tỷ-kheo ni ấy nên được nhắc nhở. Và này các tỷ-kheo, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:
“Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỷ-kheo ni này tên (như vầy) khi nổi giận, bất bình nói như vầy: ‘Tôi lìa bỏ đức Phật, tôi lìa bỏ đức Pháp, tôi lìa bỏ đức Tăng, tôi lìa bỏ sự học tập. Các Thích nữ sa-môn này là các nữ sa-môn hạng gì? Cũng có những nữ sa-môn khác thanh tịnh, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ sa-môn ấy.’ Vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở tỷ-kheo ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.
Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỷ-kheo ni này tên (như vầy) khi nổi giận, bất bình nói như vầy: ‘Tôi lìa bỏ đức Phật, tôi lìa bỏ đức Pháp, tôi lìa bỏ đức Tăng, tôi lìa bỏ sự học tập. Các Thích nữ sa-môn này là các nữ sa-môn hạng gì? Cũng có những nữ sa-môn khác thanh tịnh, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ sa-môn ấy.’ Vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở tỷ-kheo ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức ni nào đồng ý việc nhắc nhở tỷ-kheo ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy, vị ni ấy nên im lặng; vị ni nào không đồng ý, có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: ...(như trên)...
Tỷ-kheo ni tên (như vầy) đã được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
[65] Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các trọng tội (thullaccaya). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa). Đối với vị ni vi phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa) thì tội dukkaṭa do lời đề nghị và các tội thullaccaya do hai lời thông báo hết hiệu lực.
[66] Vị (ni) này cũng: là liên quan đến các vị ni trước đây đã được đề cập.
(Khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba: vị ni vi phạm tội khi được nhắc nhở đến lần thứ ba, không phải do vi phạm sự việc.
Cần được tách riêng ra: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội Tăng tàng (saṅghādisesa): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”
[67] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị không dứt bỏ thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
[68] Vị ni chưa được nhắc nhở, vị ni dứt bỏ, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ TÁM:
[69] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Caṇḍakālī bị xử thua trong một cuộc tranh tụng nào đó nên đã nổi giận, bất bình rồi nói như vầy:
- Các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì thương, các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì ghét, các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì si mê, các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì sợ hãi.
Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao ni sư Caṇḍakālī bị xử thua trong một cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất bình rồi nói như vầy: “Các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì thương, ...(như trên)..., các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì sợ hãi”?
...(như trên)...
- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Caṇḍakālī bị xử thua trong một cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất bình rồi nói như vầy: “Các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì thương, ...(như trên)..., các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì sợ hãi,” có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Caṇḍakālī bị xử thua trong một cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất bình rồi nói như vầy: “Các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì thương, ...(như trên)..., các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì sợ hãi”? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào bị xử thua trong một cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất bình rồi nói như vầy: ‘Các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì thương, ...(như trên)..., các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì sợ hãi.’ Vị tỷ-kheo ni ấy nên được nói bởi các tỷ-kheo ni như sau: ‘Này ni sư, khi bị xử thua trong một cuộc tranh tụng nào đó rồi nổi giận, bất bình chớ nên nói như vầy: ‘Các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì thương, ...(như trên)..., các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì sợ hãi.’ Chính ni sư mới thiên vị vì thương, mới thiên vị vì ghét, mới thiên vị vì si mê, mới thiên vị vì sợ hãi.’ Và khi được nói như vậy bởi các tỷ-kheo ni mà vị tỷ-kheo ni ấy vẫn chấp giữ y như thế, vị tỷ-kheo ni ấy nên được các tỷ-kheo ni nhắc nhở đến lần thứ ba để từ bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế là điều tốt; nếu không dứt bỏ, vị (ni) này cũng phạm tội (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba, là tội Tăng tàng (saṅghādisesa), cần được tách riêng ra.”
[70] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...
Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Trong một cuộc tranh tụng nào đó: Tranh tụng nghĩa là có bốn sự tranh tụng: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.
Bị xử thuanghĩa là bị thất bại được đề cập đến.
Nổi giận, bất bình:không được hài lòng, có tâm bực bội, sanh khởi lòng cay cú.
Nói như vầy: “Các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì thương, ...(như trên)..., các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì sợ hãi.”
[71] Vị tỷ-kheo ni ấy: vị ni nào nói như vậy là vị tỷ-kheo ni ấy.
Bởi các tỷ-kheo ni: bởi các tỷ-kheo ni khác. Các vị ni nào thấy, các vị ni nào nghe, các vị ni ấy nên nói rằng: “Này ni sư, khi bị xử thua trong một cuộc tranh tụng nào đó rồi nổi giận, bất bình chớ nên nói như vầy: ‘Các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì thương, ...(như trên)..., các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì sợ hãi.’ Chính ni sư mới thiên vị vì thương, mới thiên vị vì ghét, mới thiên vị vì si mê, mới thiên vị vì sợ hãi.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ni ấy) dứt bỏ, như thế là điều tốt; nếu (vị ni ấy) không dứt bỏ thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Các vị ni sau khi nghe mà không nói thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Vị tỷ-kheo ni ấy nên được kéo đến giữa hội chúng rồi nên được nói rằng: “Này ni sư, khi bị xử thua trong một cuộc tranh tụng nào đó rồi nổi giận, bất bình chớ nên nói như vầy: ‘Các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì thương, ...(như trên)..., các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì sợ hãi.’ Chính ni sư mới thiên vị vì thương, mới thiên vị vì ghét, mới thiên vị vì si mê, mới thiên vị vì sợ hãi.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ni ấy) dứt bỏ, như thế là điều tốt; nếu (vị ni ấy) không dứt bỏ thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).
[72] Vị tỷ-kheo ni ấy nên được nhắc nhở. Và này các tỷ-kheo, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:
“Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỷ-kheo ni này tên (như vầy) bị xử thua trong một cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất bình rồi nói như vầy: ‘Các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì thương, ...(như trên)..., các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì sợ hãi.’ Vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở tỷ-kheo ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.
Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỷ-kheo ni này tên (như vầy) bị xử thua trong một cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất bình rồi nói như vầy: ‘Các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì thương, ...(như trên)..., các tỷ-kheo ni có sự thiên vị vì sợ hãi.’ Vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở tỷ-kheo ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức ni nào đồng ý việc nhắc nhở tỷ-kheo ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy, vị ni ấy nên im lặng; vị ni nào không đồng ý, có thể nói lên.
T��i xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: ...(như trên)...
Tỷ-kheo ni tên (như vầy) đã được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
[73] Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các trọng tội (thullaccaya). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa). Đối với vị ni vi phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa), thì tội dukkaṭa do lời đề nghị và các tội thullaccaya do hai lời thông báo hết hiệu lực.
[74] Vị (ni) này cũng: là liên quan đến các vị ni trước đây đã được đề cập.
(Khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba: vị ni vi phạm tội khi được nhắc nhở đến lần thứ ba không phải do vi phạm sự việc.
Cần được tách riêng ra: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội Tăng tàng (saṅghādisesa): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”
[75] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị không dứt bỏ thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
[76] Vị ni chưa được nhắc nhở, vị ni dứt bỏ, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ CHÍN:
[77] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni học trò của tỷ-kheo ni Thullanandā sống thân cận (với thế tục), có sở hành xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau.
Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỷ-kheo ni lại sống thân cận (với thế tục), có sở hành xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau?
...(như trên)...
- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni sống thân cận (với thế tục), có sở hành xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại sống thân cận (với thế tục), có sở hành xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Hơn nữa, các tỷ-kheo ni sống thân cận (với thế tục) là có sở hành xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau. Các tỷ-kheo ni ấy nên được nói bởi các tỷ-kheo ni như sau: ‘Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có sở hành xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hãy tự tách riêng ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của các sư tỷ.’ Và khi được nói như vậy bởi các tỷ-kheo ni mà các tỷ-kheo ni ấy vẫn chấp giữ y như thế, các tỷ-kheo ni ấy nên được các tỷ-kheo ni nhắc nhở đến lần thứ ba để từ bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế là điều tốt; nếu không dứt bỏ các vị (ni) này cũng phạm tội (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba, là tội Tăng tàng (saṅghādisesa), cần được tách riêng ra.”
[78] Hơn nữa, các tỷ-kheo ni: là các người nữ đã tu lên bậc trên được đề cập đến.
Sống thân cận (với thế tục): sống thân cận bằng (hành động thuộc về) thân và khẩu không đúng đắn.
Có sở hành xấu xa: đã hội đủ sở hành xấu xa.
Có tiếng đồn xấu xa: đã đạt được lời đồn đãi xấu xa.
Có sự nuôi mạng xấu xa: các vị duy trì sự sống bằng tà mạng xấu xa.
Là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni: các vị phản đối trong khi hành sự đang được thực hiện cho từng vị.
Là người che giấu tội lẫn nhau: các vị là người che giấu tội lẫn cho nhau.
[79] Các tỷ-kheo ni ấy: các vị tỷ-kheo ni nào sống thân cận.
Bởi các tỷ-kheo ni: bởi các tỷ-kheo ni khác. Các vị ni nào thấy, các vị ni nào nghe, các vị ni ấy nên nói rằng: “Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có sở hành xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hãy tự tách riêng ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của các sư tỷ.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (các vị ni ấy) dứt bỏ, như thế là điều tốt; nếu (các vị ni ấy) không dứt bỏ thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Các vị ni sau khi nghe mà không nói thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Các tỷ-kheo ni ấy nên được kéo đến giữa hội chúng rồi nên được nói rằng: “Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có sở hành xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hãy tự tách riêng ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của các sư tỷ.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (các vị ni ấy) dứt bỏ, như thế là điều tốt; nếu (các vị ni ấy) không dứt bỏ thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).
[80] Các tỷ-kheo ni ấy nên được nhắc nhở. Và này các tỷ-kheo, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:
“Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỷ-kheo ni tên (như vầy) và tên (như vầy) sống thân cận (với thế tục), có sở hành xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau. Các vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở các tỷ-kheo ni tên (như vầy) và tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.
Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỷ-kheo ni tên (như vầy) và tên (như vầy) sống thân cận (với thế tục), có sở hành xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau. Các vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở các tỷ-kheo ni tên (như vầy) và tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức ni nào đồng ý việc nhắc nhở các tỷ-kheo ni tên (như vầy) và tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy, vị ni ấy nên im lặng; vị ni nào không đồng ý, có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: ...(như trên)...
Các tỷ-kheo nitên (như vầy) và tên (như vầy) đã được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
[81] Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các trọng tội (thullaccaya) . Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa). Đối với vị ni vi phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa), thì tội dukkaṭa do lời đề nghị và các tội thullaccaya do hai lời thông báo hết hiệu lực. Hai ba vị ni nên được nhắc nhở chung (một lượt), không nên nhắc nhở nhiều hơn số lượng ấy.
[82] Các tỷ-kheo ni này cũng: là liên quan đến các vị ni trước đây đã được đề cập.
(Khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba: các vị ni vi phạm tội khi được nhắc nhở đến lần thứ ba không phải do vi phạm sự việc.
Cần được tách riêng ra: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội Tăng tàng (saṅghādisesa): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”
[83] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, các vị không dứt bỏ thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, các vị không dứt bỏ thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, các vị không dứt bỏ thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
[84] Các vị ni chưa được nhắc nhở, các vị ni dứt bỏ, các vị ni bị điên, các vị ni có tâm bị rối loạn, các vị ni bị thọ khổ hành hạ, các vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ MƯỜI:
[85] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Thullanandā khi bị hội chúng cùng nhau khiển trách nên nói với các tỷ-kheo ni như vầy:
- Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỷ-kheo ni khác có sở hành như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người là người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đã không nói bất cứ điều gì. Nhưng chính các cô, hội chúng đã nói với sự không tôn trọng, với sự xem thường, không lòng nhẫn nại, theo lối nói tầm phào, có tính chất phân hóa như vầy: “Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có sở hành xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hãy tự tách riêng ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của các sư tỷ.”
Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao ni sư Thullanandā khi bị hội chúng cùng nhau khiển trách lại nói với các tỷ-kheo ni như vầy: “Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. ...(như trên)... Này các ni sư, hãy tự tách riêng ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của các sư tỷ?”
...(như trên)...
- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā khi bị hội chúng cùng nhau khiển trách lại nói với các tỷ-kheo ni như vầy: “Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. ...(như trên)... Này các ni sư, hãy tự tách riêng ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của các sư tỷ,” có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā khi bị hội chúng cùng nhau khiển trách lại nói với các tỷ-kheo ni như vầy: “Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. ...(như trên)... Này các ni sư, hãy tự tách riêng ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của các sư tỷ”? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào nói như vầy: ‘Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỷ-kheo ni khác có sở hành như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đã không nói bất cứ điều gì. Nhưng chính các cô, hội chúng đã nói với sự không tôn trọng, với sự xem thường, không lòng nhẫn nại, theo lối nói tầm phào, có tính chất phân hóa như vầy: Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có sở hành xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hãy tự tách riêng ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của các sư tỷ.’ Vị tỷ-kheo ni ấy nên được nói bởi các tỷ-kheo ni như sau: ‘Này ni sư, chớ nói như vầy: ‘Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỷ-kheo ni khác có sở hành như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đã không nói bất cứ điều gì. Nhưng chính các cô, hội chúng đã nói với sự không tôn trọng, với sự xem thường, không lòng nhẫn nại, theo lối nói tầm phào, có tính chất phân hóa như vầy: Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có sở hành xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hãy tự tách riêng ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của các sư tỷ.’ Và khi được nói như vậy bởi các tỷ-kheo ni mà tỷ-kheo ni ấy vẫn chấp giữ y như thế, tỷ-kheo ni ấy nên được các tỷ-kheo ni nhắc nhở đến lần thứ ba để từ bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế là điều tốt; nếu không dứt bỏ vị (ni) này cũng phạm tội (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba, là tội Tăng tàng (saṅghādisesa), cần được tách riêng ra.”
[86] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...
Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Nói như vầy: “Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỷ-kheo ni khác có sở hành như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đã không nói bất cứ điều gì. Nhưng chính các cô, hội chúng (đã nói) ...
Với sự không tôn trọng: với sự khinh khi.
Với sự xem thường: với sự chê bai.
Không lòng nhẫn nại: với sự nóng giận.
Theo lối nói tầm phào: việc nói tầm phào đã được thực hiện.
Có tính chất phân hóa: có tính chất không phe nhóm.
(Hội chúng) đã nói như vầy: “Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có sở hành xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hãy tự tách riêng ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của các sư tỷ.”
Vị tỷ-kheo ni ấy: vị ni nào nói như vậy là vị tỷ-kheo ni ấy.
Bởi các tỷ-kheo ni: bởi các tỷ-kheo ni khác. Các vị ni nào thấy, các vị ni nào nghe, các vị ni ấy nên nói rằng: “Này ni sư, chớ nói như vầy: ‘Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. ...(như trên)... Này các ni sư, hãy tự tách riêng ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của các sư tỷ’.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ni ấy) dứt bỏ, như thế là điều tốt; nếu (vị ni ấy) không dứt bỏ thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Các vị ni sau khi nghe mà không nói thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Tỷ-kheo ni ấy nên được kéo đến giữa hội chúng rồi nên được nói rằng: “Này ni sư, chớ nói như vầy: Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. ...(như trên)... Này các ni sư, hãy tự tách riêng ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của các sư tỷ.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ni ấy) dứt bỏ, như thế là điều tốt; nếu (vị ni ấy) không dứt bỏ thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).
[87] Tỷ-kheo ni ấy nên được nhắc nhở. Và này các tỷ-kheo, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:
“Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỷ-kheo ni này tên (như vầy) khi bị hội chúng cùng nhau khiển trách lại nói với các tỷ-kheo ni như vầy: ‘Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỷ-kheo ni khác có sở hành như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đã không nói bất cứ điều gì. Nhưng chính các cô, hội chúng đã nói với sự không tôn trọng, với sự xem thường, không lòng nhẫn nại, theo lối nói tầm phào, có tính chất phân hóa như vầy: ‘Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), ...(như trên)... Này các ni sư, hãy tự tách riêng ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của các sư tỷ.’ Vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở tỷ-kheo ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.
Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỷ-kheo ni này tên (như vầy) khi bị hội chúng cùng nhau khiển trách lại nói với các tỷ-kheo ni như vầy: ‘Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỷ-kheo ni khác có sở hành như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đã không nói bất cứ điều gì. Nhưng chính các cô, hội chúng đã nói với sự không tôn trọng, với sự xem thường, không lòng nhẫn nại, theo lối nói tầm phào, có tính chất phân hóa như vầy: Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có sở hành xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là người gây khó khăn cho hội chúng tỷ-kheo ni, và là người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hãy tự tách riêng ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của các sư tỷ.’ Vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở tỷ-kheo ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức ni nào đồng ý việc nhắc nhở tỷ-kheo ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy, vị ni ấy nên im lặng; vị ni nào không đồng ý, có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: ...(như trên)...
Tỷ-kheo ni tên (như vầy) đã được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
[88] Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các trọng tội (thullaccaya). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa). Đối với vị ni vi phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa), thì tội dukkaṭa do lời đề nghị và các tội thullaccaya do hai lời thông báo hết hiệu lực.
[82] Vị (ni) này cũng: là liên quan đến các vị ni trước đây đã được đề cập.
(Khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba: vị ni vi phạm tội khi được nhắc nhở đến lần thứ ba không phải do vi phạm sự việc.
Cần được tách riêng ra: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội Tăng tàng (saṅghādisesa): Chỉ có hội chúng ban cho hành phạt mānattacủa tội đó, cho thực hành lại từ đầu, cho giải tội, không phải một số vị, không phải một cá nhân; vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.” Là việc định danh, tức là việc đặt tên cho cả nhóm tội giống như tội ấy; vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”
[90] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị không dứt bỏ thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội Tăng tàng (saṅghādisesa).
Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).
[91] Vị ni chưa được nhắc nhở, vị ni dứt bỏ, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
[92] Bạch chư đại đức ni, mười bảy điều Tăng tàng (Saṅghādisesa)[2]đã được đọc tụng xong, chín điều bị phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm, tám điều (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba. Vị tỷ-kheo ni vi phạm điều nọ hoặc điều kia thuộc về các điều này thì vị tỷ-kheo ni ấy nên thực hành nửa tháng mānatta nơi có cả hai hội chúng. Vị tỷ kheo ni có hành phạt mānattađã được hoàn tất thì vị tỷ-kheo ni ấy nên được giải tội tại nơi nào có hội chúng tỷ-kheo ni nhóm hai mươi vị. Nếu hội chúng tỷ-kheo ni nhóm hai mươi vị chỉ thiếu đi một mà giải tội cho vị tỷ-kheo ni ấy thì vị tỷ-kheo ni ấy chưa được giải tội và các tỷ-kheo ni ấy bị khiển trách. Đây là điều đúng đắn trong trường hợp ấy.
Trong các điều ấy, tôi hỏi các đại đức ni rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?
Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?
Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?
Các đại đức ni được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.
Dứt chương Mười Bảy Pháp.
********
[1]Timaṇḍalaṃ: ba vòng nghĩa là vòng bụng ở rốn và hai vòng ở đầu gối.
[2]Ngài Buddhaghosa giải thích về 17 điều Tăng tàng (Saṅghādisesa) như sau: Phần phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm gồm có điều 5 (mai mối), 8 và 9 (hai điều về vu cáo) ở giới bổn của tỷ-kheo và 6 điều ở đây. Phần phạm tội (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba gồm 4 điều từ 10-13 ở giới bổn của tỷ-kheo và 4 điều ở đây. Tổng cọng là 17 điều.
---o0o---
Nguồn: www.budsas.org
Trình bày: Linh Thoại