Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần [1.5c]

18/04/201317:54(Xem: 8308)
Phần [1.5c]

Tạng Luật
Vinayapitaka

Phân Tích Giới Tỷ-Kheo - I
(Bhikkhuvibhanga I)

Tỳ kheo Indacanda Nguyệt Thiêndịch
2004

---o0o---

V. CHƯƠNG TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA)(tiếp theo)

ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ SÁU:

[496] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ở thành Āḷavī tự xin (vật liệu) rồi cho xây dựng các cốc liêu không có thí chủ, dành cho bản thân, không theo kích thước, và các cốc liêu ấy chưa đạt được sự hoàn tất. Các vị ấy sống có nhiều cầu xin, có nhiều sự gợi ý: “Các người hãy bố thí người nam, hãy bố thí nhân công, hãy bố thí bò, hãy bố thí xe kéo, hãy bố thí rìu, hãy bố thí búa, hãy bố thí cuốc, hãy bố thí xẻng, hãy bố thí lưỡi đục, hãy bố thí dây leo, hãy bố thí tre, hãy bố thí cỏ muñja, hãy bố thí cỏ pabbaja, hãy bố thí cỏ tiṇa, hãy bố thí đất sét.” Dân chúng bực mình vì sự cầu xin, bực mình vì sự gợi ý, khi thấy các tỷ-kheo thì hốt hoảng, lo sợ, tránh né, bỏ đi đường khác, quay mặt hướng khác, đóng cửa lại; ngay cả khi thấy con bò cái họ (lầm) tưởng rằng: “Là vị tỷ-kheo” rồi cũng tránh đi.

[497] Khi ấy, đại đức Mahākassapa sau khi sống qua mùa (an cư) mưa ở thành Rājagaha đã ra đi về hướng thành Āḷavī. Tuần tự du hành, vị ấy đã đến thành Āḷavī. Tại nơi ấy, ở thành Āḷavī, đại đức Mahākassapa ngụ tại tháp thờ Aggāḷava. Sau đó vào buổi sáng, đại đức Mahākassapa đã mặc y, cầm y bát, đi vào thành Āḷavī để khất thực. Dân chúng khi nhìn thấy đại đức Mahākassapa cũng trở nên hốt hoảng, lo sợ, tránh né, bỏ đi đường khác, quay mặt hướng khác, đóng cửa lại. Rồi khi đã đi khất thực trong thành Āḷavī, đại đức Mahākassapa sau bữa ăn khi đang đi khất thực trở về đã bảo các vị tỷ-kheo rằng:

- Này các đại đức, thành Āḷavī này trước đây vật thực dồi dào, đồ khất thực nhận được mau chóng, và dễ dàng sinh sống bằng sự ra sức khất thực. Hiện nay, quả thật thành Āḷavī này có sự khó khăn về vật thực, đồ khất thực nhận được khó khăn, và không dễ dàng sinh sống bằng sự ra sức khất thực. Này các đại đức, nguyên nhân gì, lý do gì khiến thành Āḷavī này lại có sự khó khăn về vật thực, đồ khất thực nhận được khó khăn, và không dễ dàng sinh sống bằng sự ra sức khất thực?

Rồi các vị tỷ-kheo ấy đã kể lại sự việc ấy cho đại đức Mahākassapa.

[498] Khi ấy, đức Thế Tôn sau khi ngự tại thành Rājagaha theo như ý thích đã ra đi du hành về hướng thành Āḷavī. Tuần tự du hành, ngài đã ngự đến thành Āḷavī. Tại nơi ấy, ở thành Āḷavī, đức Thế Tôn ngụ tại tháp thờ Aggāḷava. Sau đó, đại đức Mahākassapa đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đại đức Mahākassapa đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỷ-kheo lại và hỏi các tỷ-kheo ở thành Āḷavī rằng:

- Này các tỷ-kheo , nghe nói các ngươi tự xin (vật liệu) rồi cho xây dựng các cốc liêu không có thí chủ, dành cho bản thân, không theo kích thước, và các cốc liêu ấy chưa đạt được sự hoàn tất. Các ngươi đây sống có nhiều cầu xin, có nhiều sự gợi ý: “Các người hãy bố thí người nam, hãy bố thí nhân công, hãy bố thí bò, hãy bố thí xe kéo, hãy bố thí rìu, hãy bố thí búa, hãy bố thí cuốc, hãy bố thí xẻng, hãy bố thí lưỡi đục, hãy bố thí dây leo, hãy bố thí tre, hãy bố thí cỏ muñja, hãy bố thí cỏ pabbaja, hãy bố thí cỏ tiṇa, hãy bố thí đất sét.” Dân chúng bực mình vì sự cầu xin, bực mình vì sự gợi ý, khi thấy các tỷ-kheo thì hốt hoảng, lo sợ, tránh né, bỏ đi đường khác, quay mặt hướng khác, đóng cửa lại; ngay cả khi thấy con bò cái họ (lầm) tưởng rằng: “Là vị tỷ-kheo” rồi cũng tránh đi, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, thật không đúng đắn, . .(như trên)... không nên làm! Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại tự xin (vật liệu) rồi cho xây dựng các cốc liêu không có thí chủ, dành cho bản thân, không theo kích thước, và các cốc liêu ấy chưa đạt được sự hoàn tất. Các ngươi đây sống có nhiều cầu xin, có nhiều sự gợi ý: “Các người hãy bố thí người nam, hãy bố thí nhân công, hãy bố thí bò, hãy bố thí xe kéo, hãy bố thí rìu, hãy bố thí búa, hãy bố thí cuốc, hãy bố thí xẻng, hãy bố thí lưỡi đục, hãy bố thí dây leo, hãy bố thí tre, hãy bố thí cỏ muñja, hãy bố thí cỏ pabbaja, hãy bố thí cỏ tiṇa, hãy bố thí đất sét” vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... và làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin.

Rồi sau khi đã khiển trách các tỷ-kheo ở thành Āḷavī bằng nhiều phương thức, ...(như trên)... đức Thế Tôn đã đã thuyết Pháp thoại thích đáng và phù hợp cho các tỷ-kheo rồi đã bảo các tỷ-kheo rằng:

[499] - Này các tỷ-kheo, vào thời trước đây có hai anh em ẩn sĩ đã sống nương tựa vào giòng sông Gaṅgā. Này các tỷ-kheo, khi ấy rồng chúa Maṇikaṇṭha[1]đã vượt qua giòng sông Gaṅgā và đi đến gặp vị ẩn sĩ trẻ tuổi, sau khi đến đã dùng các phần thân thể quấn quanh vị ẩn sĩ trẻ tuổi bảy vòng rồi phồng lớn mang ở trên đầu (vị ấy) và giữ nguyên. Này các tỷ-kheo, rồi do sự khiếp sợ con rồng ấy vị ẩn sĩ trẻ tuổi đã trở nên ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân. Này các tỷ-kheo, vị ẩn sĩ lớn tuổi đã nhìn thấy vị ẩn sĩ trẻ tuổi bị ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân; sau khi nhìn thấy đã nói với vị ẩn sĩ trẻ tuổi điều này:

- Này đệ, vì sao đệ lại trở nên ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân vậy?

- Thưa huynh, trường hợp của đệ là con rồng chúa Maṇikaṇṭha đã vượt qua giòng sông Gaṅgā và đi đến gặp đệ, sau khi đến đã dùng các phần thân thể quấn quanh đệ bảy vòng rồi phồng lớn mang ở trên đầu (đệ) và giữ nguyên. Thưa huynh, do sự khiếp sợ con rồng ấy đệ đã trở nên ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân.

- Này đệ, vậy đệ có muốn con rồng ấy không đến nữa?

- Thưa huynh, đệ muốn con rồng ấy không đến nữa.

- Này đệ, vậy đệ thấy con rồng ấy có vật gì?

- Thưa huynh, đệ thấy viên ngọc ma-ni là vật trang điểm ở cổ của nó.

- Này đệ, như thế thì đệ hãy xin con rồng ấy viên ngọc ma-ni (nói rằng): “Rồng ơi, hãy cho ta viên ngọc ma-ni, ta cần viên ngọc ma-ni.”

Này các tỷ-kheo, rồi con rồng chúa Maṇikaṇṭha đã vượt qua giòng sông Gaṅgā và đi đến gặp vị ẩn sĩ trẻ tuổi, sau khi đến đã đứng ở một bên. Này các tỷ-kheo, vị ẩn sĩ trẻ tuổi đã nói với con rồng chúa Maṇikaṇṭha đang đứng ở một bên điều này:

- Rồng ơi, hãy cho ta viên ngọc ma-ni, ta cần viên ngọc ma-ni.

Này các tỷ-kheo, khi ấy con rồng chúa Maṇikaṇṭha (nghĩ rằng): “Vị tỷ-kheo xin viên ngọc ma-ni, vị tỷ-kheo cần viên ngọc ma-ni,” rồi đã bỏ đi ngay lập tức.

Này các tỷ-kheo, đến lần thứ nhì, con rồng chúa Maṇikaṇṭha đã vượt qua giòng sông Gaṅgā và đi đến gặp vị ẩn sĩ trẻ tuổi. Này các tỷ-kheo, vị ẩn sĩ trẻ tuổi đã nhìn thấy con rồng chúa Maṇikaṇṭha từ ở đàng xa đang đi lại, sau khi nhìn thấy đã nói với con rồng chúa Maṇikaṇṭha điều này:

- Rồng ơi, hãy cho ta viên ngọc ma-ni, ta cần viên ngọc ma-ni.

Này các tỷ-kheo, khi ấy con rồng chúa Maṇikaṇṭha (nghĩ rằng): “Vị tỷ-kheo xin viên ngọc ma-ni, vị tỷ-kheo cần viên ngọc ma-ni,” rồi ngay từ nơi ấy quay trở lui.

Này các tỷ-kheo, đến lần thứ ba, con rồng chúa Maṇikaṇṭha đang vượt qua giòng sông Gaṅgā. Này các tỷ-kheo, vị ẩn sĩ trẻ tuổi đã nhìn thấy con rồng chúa Maṇikaṇṭha đang vượt qua giòng sông Gaṅgā, sau khi nhìn thấy đã nói với con rồng chúa Maṇikaṇṭha điều này:

- Rồng ơi, hãy cho ta viên ngọc ma-ni, ta cần viên ngọc ma-ni.

Này các tỷ-kheo, khi ấy con rồng chúa Maṇikaṇṭha đã thốt lên với vị ẩn sĩ trẻ tuổi bằng lời kệ này:

Cơm và nước của ta
được dồi dào, tuyệt hảo
sanh lên do nhân của
viên ngọc ma-ni này.
Ngươi kẻ xin quá lố,
ta không cho vật ấy,
và ta sẽ không đến
khu ẩn cư ngươi nữa.
Như là những đứa trẻ
tay cầm dao mài bén,
ngươi làm ta run rẩy
khi cầu xin viên ngọc.
Ngươi kẻ xin quá lố,
ta không cho vật ấy,
và ta sẽ không đến
khu ẩn cư ngươi nữa.

Này các tỷ-kheo, khi ấy con rồng chúa Maṇikaṇṭha (nghĩ rằng): “Vị tỷ-kheo xin viên ngọc ma-ni, vị tỷ-kheo cần viên ngọc ma-ni,” rồi bỏ đi. Nó đã bỏ đi như thế rồi đã không quay trở lại nữa.

Này các tỷ-kheo, sau đó, vị ẩn sĩ trẻ tuổi do việc không còn nhìn thấy con rồng chúa đáng nhìn ấy nữa càng trở nên ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân thêm hơn nữa. Này các tỷ-kheo, vị ẩn sĩ lớn tuổi đã nhìn thấy vị ẩn sĩ trẻ tuổi càng trở nên ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân thêm hơn nữa; sau khi nhìn thấy đã nói với vị ẩn sĩ trẻ tuổi điều này:

- Này đệ, vì sao đệ lại càng trở nên ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân thêm hơn nữa vậy?

- Thưa huynh, đệ càng trở nên ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân thêm hơn nữa là do việc không còn nhìn thấy con rồng chúa đáng nhìn ấy. Này các tỷ-kheo, khi ấy vị ẩn sĩ lớn tuổi đã thốt lên với vị ẩn sĩ trẻ tuổi bằng lời kệ này:

Chớ xin dầu mong được
vật yêu quý của người,
do cầu xin quá đáng
trở thành bị ghét bỏ.
Bà-la-môn cầu xin
rồng chúa ngọc ma-ni
không được nhìn thấy nữa
vì đã không đi đến.

Này các tỷ-kheo, bởi vì việc cầu xin còn không được hoan hỷ, việc gợi ý còn không được hoan hỷ đối với những chúng sanh là các loài thú ấy, thì sẽ là điều gì đối với loài người?

[500] Này các tỷ-kheo, vào thời trước đây có vị tỷ-kheo nọ sống trong khu rừng rậm nọ ở sườn núi của dãy Hi-mã-lạp-sơn. Này các tỷ-kheo, không xa khu rừng rậm ấy có đầm nước lớn và sâu thẳm. Này các tỷ-kheo, có bầy chim lớn vào ban ngày đi kiếm ăn ở trong đầm nước ấy và ban đêm đi đến nương náu ở khu rừng rậm ấy. Này các tỷ-kheo, rồi vị tỷ-kheo ấy bị quấy rầy bởi tiếng động của bầy chim ấy đã đi đến gặp ta, sau khi đến đã đảnh lễ ta rồi ngồi xuống ở một bên. Này các tỷ-kheo, rồi ta đã nói với vị tỷ-kheo ấy đang ngồi ở một bên điều này:

- Này tỷ-kheo, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được tốt đẹp không? Ngươi đi đến đường xa có được ít mệt nhọc không? Và này tỷ-kheo, ngươi đã từ đâu đi đến?

- Bạch Thế Tôn, sức khoẻ khá. Bạch Thế Tôn, mọi việc được tốt đẹp. Bạch ngài, con đi đến đường xa ít mệt nhọc. Bạch ngài, có khu rừng rậm lớn ở sườn núi của dãy Hi-mã-lạp-sơn. Bạch ngài, không xa khu rừng rậm ấy có đầm nước lớn và sâu thẳm. Bạch ngài, rồi có bầy chim lớn vào ban ngày đi kiếm ăn ở trong đầm nước ấy và ban đêm đến nương náu ở khu rừng rậm ấy. Bạch Thế Tôn, con từ nơi đó đi đến vì bị quấy rầy bởi tiếng động của bầy chim ấy.

- Này tỷ-kheo, vậy ngươi có muốn bầy chim ấy không đến nữa?

- Bạch ngài, con muốn bầy chim ấy không đến nữa.

- Này tỷ-kheo, như thế thì ngươi hãy về lại nơi ấy và đi vào trong khu rừng rậm ấy rồi vào canh đầu của đêm hãy nói lớn lời này ba lần: “Hỡi toàn bộ các ngài chim đã đến nương náu ở khu rừng rậm này, xin hãy lắng nghe tôi. Tôi cần lông chim. Hỡi các ngài, hãy cho tôi mỗi một ngài một lông chim.” Rồi vào canh giữa của đêm ...(như trên)... Rồi vào canh cuối của đêm hãy nói lớn lời này ba lần: “Hỡi toàn bộ các ngài chim đã đến nương náu ở khu rừng rậm này, xin hãy lắng nghe tôi. Tôi cần lông chim. Hỡi các ngài, hãy cho tôi mỗi một ngài một lông chim.”

Này các tỷ-kheo, sau đó vị tỷ-kheo ấy đã về lại nơi ấy và đi vào trong khu rừng rậm ấy; rồi vào canh đầu của đêm đã nói lớn lời này ba lần: “Hỡi toàn bộ các ngài chim đã đến nương náu ở khu rừng rậm này, xin hãy lắng nghe tôi. Tôi cần lông chim. Hỡi các ngài, hãy cho tôi mỗi một ngài một lông chim.” Rồi vào canh giữa của đêm ...(như trên)... Rồi vào canh cuối của đêm đã nói lớn lời này ba lần: “Hỡi toàn bộ các ngài chim đã đến nương náu ở khu rừng rậm này, xin hãy lắng nghe tôi. Tôi cần lông chim. Hỡi các ngài, hãy cho tôi mỗi một ngài một lông chim.”

Này các tỷ-kheo, khi ấy bầy chim ấy (nghĩ rằng): “Vị tỷ-kheo xin lông chim, vị tỷ-kheo cần lông chim,” nên đã rời bỏ khu rừng rậm ấy. Khi đã bỏ đi như thế, bầy chim đã không quay trở lại nữa.

Này các tỷ-kheo, bởi vì việc cầu xin còn không được hoan hỷ, việc gợi ý còn không được hoan hỷ đối với những chúng sanh là các loài thú ấy, thì sẽ là điều gì đối với loài người?

[501] Này các tỷ-kheo, vào thời trước đây, người cha của Raṭṭhapāla con trai nhà danh giá đã thốt lên với Raṭṭhapāla con trai nhà danh giá bằng lời kệ này:

Này Raṭṭhapāla,
có rất là nhiều người
dầu ta không biết họ
họ vẫn đi đến gặp
rồi lại cầu xin ta,
sao con không xin ta?

(Vị Raṭṭhapāla con trai nhà danh giá đáp lại rằng):

Kẻ xin không ai thích,
được xin lại không cho
cũng không được ưa thích;
chính vì lý do ấy,
t��i không cầu xin ông
chớ có ghét bỏ tôi.

Này các tỷ-kheo, bởi vì Raṭṭhapāla con trai nhà danh giá ấy còn nói với cha của mình như thế, thì người với người sẽ nói điều gì nữa?

[502] Này các tỷ-kheo, đối với người tại gia, các tài sản kiếm được khó khăn, các vật tích lũy giữ gìn khó nhọc. Này những kẻ rồ dại, thế mà ở nơi ấy các ngươi lại sống có nhiều cầu xin, có nhiều sự gợi ý đối với các tài sản kiếm được khó khăn, các vật tích lũy giữ gìn khó nhọc như thế (nói rằng): “Các người hãy bố thí người nam, hãy bố thí nhân công, hãy bố thí bò, hãy bố thí xe kéo, hãy bố thí rìu, hãy bố thí búa, hãy bố thí cuốc, hãy bố thí xẻng, hãy bố thí lưỡi đục, hãy bố thí dây leo, hãy bố thí tre, hãy bố thí cỏ muñja, hãy bố thí cỏ pabbaja, hãy bố thí cỏ tiṇa, hãy bố thí đất sét.” Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo tự xin (vật liệu) rồi trong khi cho xây dựng cốc liêu không có thí chủ, dành cho bản thân thì nên cho làm theo kích thước. Ở đây, kích thước này là chiều dài mười hai gang theo gang tay của đức Thiện thệ,[2]chiều ngang bảy gang ở bên trong, và nên dẫn các vị tỷ-kheo đến để xác định khu đất. Các vị tỷ-kheo ấy nên xác định khu đất là không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh. Nếu vị tỷ-kheo tự xin (vật liệu) rồi cho xây dựng cốc liêu dành cho bản thân, ở khu đất có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh, hoặc không dẫn các vị tỷ-kheo đến để xác định khu đất, hoặc vượt quá kích thước thì tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[503] Tự xin (vật liệu)nghĩa là sau khi tự mình yêu cầu người nam, nhân công, bò, xe kéo, rìu, búa, cuốc, xẻng, lưỡi đục, ...(như trên)... cỏ tiṇa, đất sét.

Cốc liêunghĩa là được tô ở bên trong, hoặc được tô ở bên ngoài, hoặc được tô bên trong lẫn bên ngoài.

Trong khi cho xây dựng: là (tự mình) đang làm hoặc đang bảo người làm.

Không có thí chủ: không có người nào khác là sở hữu chủ: là người nữ, hoặc người nam, hoặc người tại gia, hoặc vị xuất gia.

Dành cho bản thân: vì nhu cầu của bản thân.

Nên cho làm theo kích thước. Ở đây, kích thước này là chiều dài mười hai gang theo gang tay của đức Thiện thệ: theo cách đo ở bên ngoài.

Chiều ngang bảy gang ở bên trong: theo cách đo ở bên trong.

[504] Nên dẫn các vị tỷ-kheo đến để xác định khu đất: Vị tỷ-kheo là người làm cốc liêu ấy nên cho dọn sạch khu đất làm cốc liêu, nên đi đến nơi hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các vị tỷ-kheo trưởng thượng, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

- Bạch các ngài, tôi có ý định làm cốc liêu do tự mình xin (vật liệu), không có thí chủ, dành cho bản thân. Bạch các ngài, tôi đây thỉnh cầu hội chúng việc xem xét khu đất làm cốc liêu.

Nên được thỉnh cầu lần thứ nhì. Nên được thỉnh cầu lần thứ ba.

Nếu toàn thể hội chúng có khả năng đi xem xét khu đất làm cốc liêu thì (khu đất) nên được xem xét bởi toàn thể hội chúng. Nếu toàn thể hội chúng không có khả năng đi xem xét khu đất làm cốc liêu thì tại nơi ấy, các vị tỷ-kheo nào có kinh nghiệm, đủ năng lực để biết được có điều chướng ngại hoặc không có điều chướng ngại, có khoảng trống hay không có khoảng trống, các vị ấy nên được thỉnh cầu và nên được chỉ định. Và này các tỷ-kheo, nên chỉ định như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) có ý định làm cốc liêu do tự mình xin (vật liệu), không có thí chủ, dành cho bản thân. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc xem xét khu đất làm cốc liêu. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên chỉ định các vị tỷ-kheo tên (như vầy) và tên (như vầy) để xem xét khu đất làm cốc liêu của vị tỷ-kheo tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) có ý định làm cốc liêu do tự mình xin (vật liệu), không có thí chủ, dành cho bản thân. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc xem xét khu đất làm cốc liêu. Hội chúng chỉ định các vị tỷ-kheo tên (như vầy) và tên (như vầy) để xem xét khu đất làm cốc liêu của vị tỷ-kheo tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý việc chỉ định các vị tỷ-kheo tên (như vầy) và tên (như vầy) để xem xét khu đất làm cốc liêu của vị tỷ-kheo tên (như vầy), vị ấy nên im lặng; vị nào không đồng ý, có thể nói lên.

Các vị tên (như vầy) và tên (như vầy) đã được hội chúng chỉ định để xem xét khu đất làm cốc liêu của vị tỷ-kheo tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[505] Các vị tỷ-kheo đã được chỉ định ấy sau khi đi đến nơi đó nên xem xét khu đất làm cốc liêu và nên nhận biết là có điều chướng ngại hoặc không có điều chướng ngại, có khoảng trống hay không có khoảng trống. Nếu có điều chướng ngại và không có khoảng trống xung quanh nên nói rằng: “Chớ làm ở đây.” Nếu không có điều chướng ngại và có khoảng trống xung quanh thì nên thông báo với hội chúng rằng: “Không có điều chướng ngại và có khoảng trống xung quanh.”

Vị tỷ-kheo là người làm cốc liêu nên đi đến nơi hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các vị tỷ-kheo trưởng thượng, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

- Bạch các ngài, tôi có ý định làm cốc liêu do tự mình xin (vật liệu), không có thí chủ, dành cho bản thân. Bạch các ngài, tôi đây thỉnh cầu hội chúng việc xác định khu đất làm cốc liêu.

Nên được thỉnh cầu lần thứ nhì. Nên được thỉnh cầu lần thứ ba.

Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) có ý định làm cốc liêu do tự mình xin (vật liệu), không có thí chủ, dành cho bản thân. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc xác định khu đất làm cốc liêu. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên xác định khu đất làm cốc liêu của vị tỷ-kheo tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) có ý định làm cốc liêu do tự mình xin (vật liệu), không có thí chủ, dành cho bản thân. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc xác định khu đất làm cốc liêu. Hội chúng xác định khu đất làm cốc liêu của vị tỷ-kheo tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý việc xác định khu đất làm cốc liêu của vị tỷ-kheo tên (như vầy), vị ấy nên im lặng; vị nào không đồng ý, có thể nói lên.

Khu đất làm cốc liêu của vị tỷ-kheo tên (như vầy) đã được hội chúng xác định. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[506] Có điều chướng ngạinghĩa là có tổ kiến, hoặc là có tổ mối, hoặc là có ổ chuột, hoặc là có ổ rắn, hoặc là có ổ bọ cạp, hoặc là có ổ rết, hoặc là chỗ ở của bầy voi, hoặc là chỗ ở của bầy ngựa, hoặc là chỗ ở của bầy sư tử, hoặc là chỗ ở của bầy cọp, hoặc là chỗ ở của bầy beo, hoặc là chỗ ở của bầy gấu, hoặc là chỗ ở của bầy chó sói, hoặc là chỗ ở của bất cứ các loài thú hoặc các loài sinh vật nào, hoặc có liên quan đến ruộng trồng thóc lúa, hoặc có liên quan đến ruộng trồng rau cải, hoặc có liên quan đến nơi tra trấn, hoặc có liên quan đến nơi xử trảm, hoặc có liên quan đến mộ địa, hoặc có liên quan đến vườn hoa, hoặc có liên quan đến đất của đức vua, hoặc có liên quan đến chuồng voi, hoặc có liên quan đến chuồng ngựa, hoặc có liên quan đến trại giam, hoặc có liên quan đến quán rượu, hoặc có liên quan đến nhà đồ tể, hoặc có liên quan đến đường vận chuyển, hoặc có liên quan đến giao lộ, hoặc có liên quan đến nơi hội họp, hoặc có liên quan đến chỗ qua lại; điều này nghĩa là có điều chướng ngại.

[507] Không có khoảng trống xung quanhnghĩa là không thể đi vòng khi được móc vào một xe hàng hoặc (không thể) đi vòng xung quanh với cái thang; điều này nghĩa là không có khoảng trống xung quanh.

[508] Không có điều chướng ngạinghĩa là không có tổ kiến, hoặc là không có tổ mối, hoặc là không có ổ chuột, hoặc là không có ổ rắn, hoặc là không có ổ bọ cạp, hoặc là không có ổ rết, ...(như trên)... hoặc không có liên quan đến chỗ qua lại; điều này nghĩa là không có điều chướng ngại.

[509] Có khoảng trống xung quanhnghĩa là có thể đi vòng khi được móc vào một xe hàng hoặc (có thể) đi vòng xung quanh với cái thang; điều này nghĩa là có khoảng trống xung quanh.

[510] Tự xin (vật liệu)nghĩa là sau khi tự mình yêu cầu về người nam, nhân công, ...(như trên)... lưỡi đục.

Cốc liêunghĩa là được tô ở bên trong, hoặc được tô ở bên ngoài, hoặc được tô bên trong lẫn bên ngoài.

Cho xây dựng: là (tự) làm hoặc bảo người làm.

Hoặc không dẫn các vị tỷ-kheo đến để xác định khu đất, hoặc vượt quá kích thước: hoặc là sau khi không cho xác địnhkhu đất làm cốc liêu bằng hành sự với lời đề nghị và lời thông báo, hoặc là sau khi vượt quá chiều dài hoặc chiều rộng dù chỉ là một mảnh tóc rồi (tự) làm hay bảo người làm thì tội tác ác (dukkaṭa) cho mỗi thao tác. Còn cục (vữa tô) cuối cùng thì phạm trọng tội (thullaccaya). Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Tội Tăng tàng (Saṅghādisesa): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”

[511] Vị tỷ-kheo làm cốc liêu ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và hai tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu ở khu đất không được xác định, không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu ở khu đất không được xác định, không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu ở khu đất đã được xác định, không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu ở khu đất đã được xác định, không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

[512] Vị tỷ-kheo làm cốc liêu vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và hai tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu vượt quá kích thước, không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu vượt quá kích thước, không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu theo kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu theo kích thước, có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu theo kích thước, không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu theo kích thước, không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

[513] Vị tỷ-kheo làm cốc liêu ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và hai tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[514] Vị tỷ-kheo làm cốc liêu ở khu đất đã được xác định, theo kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu ở khu đất đã được xác định, theo kích thước, có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu ở khu đất đã được xác định, theo kích thước, không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm cốc liêu ở khu đất đã được xác định, theo kích thước, không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

[515] Vị tỷ-kheo chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì (vị ấy) phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa.

Vị tỷ-kheo chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì (vị ấy) phạm hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

Vị tỷ-kheo chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa.

Vị tỷ-kheo chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy theo kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

Vị tỷ-kheo chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội Saṅghādisesa.

Vị tỷ-kheo chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, theo kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

[516] Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và không có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì (vị ấy) phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và không có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và không có chỉ thị rằng: “Hãy theo đúng kích thước, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và không có chỉ thị rằng: “Hãy theo đúng kích thước, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy theo kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và không có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, theo đúng kích thước, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội Saṅghādisesa.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và không có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, theo đúng kích thước, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, theo kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

[517] Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị r��ng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Vị ấy nghe rằng: “Nghe nói cốc liêu được làm cho ta ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh.” Vị tỷ-kheo ấy nên đích thân đi hoặc phái người đưa tin rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Nếu không đích thân đi hoặc phái người đưa tin thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh. Vị ấy nghe rằng: “Nghe nói cốc liêu được làm cho ta ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh.” Vị tỷ-kheo ấy nên đích thân đi hoặc phái người đưa tin rằng: “Hãy là khu đất được xác định và không có điều chướng ngại.” Nếu không đích thân đi hoặc phái người đưa tin thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Vị ấy nghe rằng: “Nghe nói cốc liêu được làm cho ta ở khu đất không được xác định, không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh.” Vị tỷ-kheo ấy nên đích thân đi hoặc phái người đưa tin rằng: “Hãy là khu đất được xác định và có khoảng trống xung quanh.” Nếu không đích thân đi hoặc phái người đưa tin thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh. Vị ấy nghe rằng: “Nghe nói cốc liêu được làm cho ta ở khu đất không được xác định, không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh.” Vị tỷ-kheo ấy nên đích thân đi hoặc phái người đưa tin rằng: “Hãy là khu đất được xác định.” Nếu không đích thân đi hoặc phái người đưa tin thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Vị ấy nghe rằng: “Nghe nói cốc liêu được làm cho ta ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh.” Vị tỷ-kheo ấy nên đích thân đi hoặc phái người đưa tin rằng: “Hãy (là) không có điều chướng ngại và có khoảng trống xung quanh.” Nếu không đích thân đi hoặc phái người đưa tin thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh. Vị ấy nghe rằng: “Nghe nói cốc liêu được làm cho ta ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh.” Vị tỷ-kheo ấy nên đích thân đi hoặc phái người đưa tin rằng: “Hãy (là) không có điều chướng ngại.” Nếu không đích thân đi hoặc phái người đưa tin thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Vị ấy nghe rằng: “Nghe nói cốc liêu được làm cho ta ở khu đất đã được xác định, không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh.” Vị tỷ-kheo ấy nên đích thân đi hoặc phái người đưa tin rằng: “Hãy (là) có khoảng trống xung quanh.” Nếu không đích thân đi hoặc phái người đưa tin thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

[518] Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy theo đúng kích thước, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Vị ấy nghe rằng: “Nghe nói cốc liêu được làm cho ta vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh.” Vị tỷ-kheo ấy nên đích thân đi hoặc phái người đưa tin rằng: “Hãy theo đúng kích thước, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” ...(như trên)... “Hãy theo đúng kích thước và không có điều chướng ngại.” ...(như trên)... “Hãy theo đúng kích thước và có khoảng trống xung quanh.” ...(như trên)... “Hãy theo đúng kích thước.” Nếu không đích thân đi hoặc phái người đưa tin thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy theo đúng kích thước, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy theo đúng kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Vị ấy nghe rằng: “Nghe nói cốc liêu được làm cho ta theo đúng kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh.” Vị tỷ-kheo ấy nên đích thân đi hoặc phái người đưa tin rằng: “Hãy (là) không có điều chướng ngại và có khoảng trống xung quanh.” ...(như trên)... “Hãy (là) không có điều chướng ngại.” ...(như trên)... “Hãy (là) có khoảng trống xung quanh.” ...(như trên)... thì vô tội.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, theo đúng kích thước, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Vị ấy nghe rằng: “Nghe nói cốc liêu được làm cho ta ở khu đất không được xác định,vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh.” Vị tỷ-kheo ấy nên đích thân đi hoặc phái người đưa tin rằng: “Hãy là khu đất được xác định, theo đúng kích thước, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” ...(như trên)... “Hãy là khu đất được xác định, theo đúng kích thước, và không có điều chướng ngại.” ...(như trên)... “Hãy là khu đất được xác định, theo đúng kích thước, và có khoảng trống xung quanh.” ...(như trên)... “Hãy là khu đất được xác định và theo đúng kích thước.” Nếu không đích thân đi hoặc phái người đưa tin thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, theo đúng kích thước, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, theo đúng kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Vị ấy nghe rằng: “Nghe nói cốc liêu được làm cho ta ở khu đất đã được xác định, theo đúng kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh.” Vị tỷ-kheo ấy nên đích thân đi hoặc phái người đưa tin rằng: “Hãy (là) không có điều chướng ngại và có khoảng trống xung quanh.” ...(như trên)... “Hãy (là) không có điều chướng ngại.” ...(như trên)... “Hãy (là) có khoảng trống xung quanh.” ...(như trên)... thì vô tội.

[519] Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm ba tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm hai tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm hai tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm tội dukkaṭa.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy theo đúng kích thước, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm ba tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm hai tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm hai tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm tội dukkaṭa.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy theo đúng kích thước, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy theo kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, theo đúng kích thước, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm bốn tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm ba tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm ba tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm hai tội dukkaṭa.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, theo đúng kích thước, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, theo kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

[520] Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi. Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Nếu vị ấy trở về lúc làm chưa xong, thì vị tỷ-kheo ấy nên cho cốc liêu ấy đến vị khác hoặc là nên phá đi rồi cho làm lại. Nếu không cho đến vị khác hoặc là không phá đi rồi cho làm lại thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và hai tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi. Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh. Nếu vị ấy trở về lúc làm chưa xong, thì vị tỷ-kheo ấy nên cho cốc liêu ấy đến vị khác hoặc là nên phá đi rồi cho làm lại. Nếu không cho đến vị khác hoặc là không phá đi rồi cho làm lại thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh ... thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh ... thì phạm tội Saṅghādisesa.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi. Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Nếu vị ấy trở về lúc làm chưa xong, thì vị tỷ-kheo ấy nên cho cốc liêu ấy đến vị khác hoặc là nên phá đi rồi cho làm lại. Nếu không cho đến vị khác hoặc là không phá đi rồi cho làm lại thì vị ấy phạm hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh ... thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh ... thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi. Các vị làm cốc liêu cho vị ấy vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Nếu vị ấy trở về lúc làm chưa xong, thì vị tỷ-kheo ấy nên cho cốc liêu ấy đến vị khác hoặc là nên phá đi rồi cho làm lại. Nếu không cho đến vị khác hoặc là không phá đi rồi cho làm lại thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh ... thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh ... thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh ... thì phạm tội Saṅghādisesa.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi. Các vị làm cốc liêu cho vị ấy theo kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Nếu vị ấy trở về lúc làm chưa xong, thì vị tỷ-kheo ấy nên cho cốc liêu ấy đến vị khác hoặc là nên phá đi rồi cho làm lại. Nếu không cho đến vị khác hoặc là không phá đi rồi cho làm lại thì vị ấy phạm hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh ... thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh ... thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi. Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Nếu vị ấy trở về lúc làm chưa xong, thì vị tỷ-kheo ấy nên cho cốc liêu ấy đến vị khác hoặc là nên phá đi rồi cho làm lại. Nếu không cho đến vị khác hoặc là không phá đi rồi cho làm lại thì vị ấy phạm hai tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh ... thì phạm hai tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh ... thì phạm hai tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh ... thì phạm hai tội Saṅghādisesa.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm cốc liêu cho tôi” rồi ra đi. Các vị làm cốc liêu cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, theo kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Nếu vị ấy trở về lúc làm chưa xong, thì vị tỷ-kheo ấy nên cho cốc liêu ấy đến vị khác hoặc là nên phá đi rồi cho làm lại. Nếu không cho đến vị khác hoặc là không phá đi rồi cho làm lại thì vị ấy phạm hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh ... thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh ... thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh ... thì vô tội.

[521] Vị ấy tự mình hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Những người khác hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị ấy tự mình hoàn tất phần những người khác chưa làm xong thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Những người khác hoàn tất phần những người khác chưa làm xong thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[522] Vô tội trong trường hợp hang núi, hang nhân tạo, chòi cỏ, vì nhu cầu của vị khác, trong mọi trường hợp ngoại trừ nhà ở,[3]vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều Tăng tàng (Saṅghādisesa) thứ sáu.

*******

ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ BẢY:

[523] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Kosambī, tu viện Ghosita.[4]Vào lúc bấy giờ, người gia chủ hộ độ đại đức Channa [5]đã nói với đại đức Channa điều này:

- Thưa ngài, hãy tìm kiếm khu đất của trú xá. Tôi muốn cho xây dựng trú xá cho ngài đại đức.

Sau đó, trong khi dọn sạch khu đất của trú xá, đại đức Channa đã cho người đốn cội cây nọ vốn là nơi thờ phượng được làng mạc tôn kính, được thị trấn tôn kính, được thành phố tôn kính, được xứ sở tôn kính, được lãnh thổ tôn kính. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các sa-môn Thích tử lại cho chặt cội cây vốn là nơi thờ phượng được làng mạc tôn kính, được thị trấn tôn kính, được thành phố tôn kính, được xứ sở tôn kính, được lãnh thổ tôn kính? Các sa-môn Thích tử làm hại cuộc sống của loài có một giác quan?[6]

Các tỷ-kheo đã nghe được dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao đại đức Channa lại cho chặt cội cây vốn là nơi thờ phượng được làng mạc tôn kính, ...(như trên)... được lãnh thổ tôn kính?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ...(như trên)...

- Này Channa, nghe nói ngươi cho chặt cội cây vốn là nơi thờ phượng được làng mạc tôn kính, ...(như trên)... được lãnh thổ tôn kính, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- ...(như trên)... Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại chặt cội cây vốn là nơi thờ phượng được làng mạc tôn kính, được thị trấn tôn kính, được thành phố tôn kính, được xứ sở tôn kính, được lãnh thổ tôn kính vậy? Này kẻ rồ dại, bởi vì có những chúng sanh có tâm thức là những hạng người ở cội cây. Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo trong khi cho xây dựng trú xá lớn có thí chủ, dành cho bản thân, nên dẫn các vị tỷ-kheo đến để xác định khu đất. Các vị tỷ-kheo ấy nên xác định khu đất là không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh. Nếu vị tỷ-kheo cho xây dựng trú xá lớn dành cho bản thân ở khu đất có điều chướng ngại không có khoảng trống xung quanh, hoặc không dẫn các vị tỷ-kheo đến để xác định khu đất thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[524] Trú xá lớnnghĩa là có thí chủ được đề cập đến.

Trú xánghĩa là được tô ở bên trong, hoặc được tô ở bên ngoài, hoặc được tô bên trong lẫn bên ngoài.

Trong khi cho xây dựng: là (tự mình) đang làm hoặc đang bảo người làm.

Có thí chủ: có người nào khác là sở hữu chủ: là người nữ, hoặc người nam, hoặc người tại gia, hoặc vị xuất gia.

Dành cho bản thân: vì nhu cầu của bản thân.

[525] Nên dẫn các vị tỷ-kheo đến để xác định khu đất: Vị tỷ-kheo là người làm trú xá nên cho dọn sạch khu đất làm trú xá, nên đi đến nơi hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các vị tỷ-kheo trưởng thượng, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

- Bạch các ngài, tôi có ý định làm trú xá lớn, có thí chủ, dành cho bản thân. Bạch các ngài, tôi đây thỉnh cầu hội chúng việc xem xét khu đất làm trú xá.

Nên được thỉnh cầu lần thứ nhì. Nên được thỉnh cầu lần thứ ba.

Nếu toàn thể hội chúng có khả năng đi xem xét khu đất làm trú xá thì (khu đất) nên được xem xét bởi toàn thể hội chúng. Nếu toàn thể hội chúng không có khả năng đi xem xét khu đất làm trú xá thì tại nơi ấy, các vị tỷ-kheo nào có kinh nghiệm, đủ năng lực để biết được có điều chướng ngại hoặc không có điều chướng ngại, có khoảng trống hay không có khoảng trống, các vị ấy nên được thỉnh cầu và nên được chỉ định. Và này các tỷ-kheo, nên chỉ định như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) có ý định làm trú xá lớn, có thí chủ, dành cho bản thân. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc xem xét khu đất làm trú xá. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên chỉ định các vị tỷ-kheo tên (như vầy) và tên (như vầy) để xem xét khu đất làm trú xá của vị tỷ-kheo tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) có ý định làm trú xá lớn, có thí chủ, dành cho bản thân. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc xem xét khu đất làm trú xá. Hội chúng chỉ định các vị tỷ-kheo tên (như vầy) và tên (như vầy) để xem xét khu đất làm trú xá của vị tỷ-kheo tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý việc chỉ định các vị tỷ-kheo tên (như vầy) và tên (như vầy) để xem xét khu đất làm trú xá của vị tỷ-kheo tên (như vầy), vị ấy nên im lặng; vị nào không đồng ý, có thể nói lên.

Các vị tên (như vầy) và tên (như vầy) đã được hội chúng chỉ định để xem xét khu đất làm trú xá của vị tỷ-kheo tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[526] Các vị tỷ-kheo đã được chỉ định ấy sau khi đi đến nơi đó nên xem xét khu đất làm trú xá và nên nhận biết là có điều chướng ngại hoặc không có điều chướng ngại, có khoảng trống hay không có khoảng trống. Nếu có điều chướng ngại và không có khoảng trống xung quanh nên nói rằng: “Chớ làm ở đây.” Nếu không có điều chướng ngại và có khoảng trống xung quanh thì nên thông báo với hội chúng rằng: “Không có điều chướng ngại và có khoảng trống xung quanh.”

Vị tỷ-kheo là người làm trú xá nên đi đến nơi hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các vị tỷ-kheo trưởng thượng, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

- Bạch các ngài, tôi có ý định làm trú xá lớn, có thí chủ, dành cho bản thân. Bạch các ngài, tôi đây thỉnh cầu hội chúng việc xác định khu đất làm trú xá.

Nên được thỉnh cầu lần thứ nhì. Nên được thỉnh cầu lần thứ ba.

Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) có ý định làm trú xá lớn, có thí chủ, dành cho bản thân. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc xác định khu đất làm trú xá. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên xác định khu đất làm trú xá của vị tỷ-kheo tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) có ý định làm trú xá lớn, có thí chủ, dành cho bản thân. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc xác định khu đất làm trú xá. Hội chúng xác định khu đất làm trú xá của vị tỷ-kheo tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý việc xác định khu đất làm trú xá của vị tỷ-kheo tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý, có thể nói lên.

Khu đất làm trú xá của vị tỷ-kheo tên (như vầy) đã được hội chúng xác định. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[527] Có điều chướng ngạinghĩa là có tổ kiến, hoặc là có tổ mối, hoặc là có ổ chuột, hoặc là có ổ rắn, hoặc là có ổ bọ cạp, hoặc là có ổ rết, hoặc là chỗ ở của bầy voi, hoặc là chỗ ở của bầy ngựa, hoặc là chỗ ở của bầy sư tử, hoặc là chỗ ở của bầy cọp, hoặc là chỗ ở của bầy beo, hoặc là chỗ ở của bầy gấu, hoặc là chỗ ở của bầy chó sói, hoặc là chỗ ở của của bất cứ các loài thú hoặc các loại sinh vật nào, hoặc có liên quan đến ruộng trồng thóc lúa, hoặc có liên quan đến ruộng trồng rau cải, hoặc có liên quan đến nơi tra trấn, hoặc có liên quan đến nơi xử trảm, hoặc có liên quan đến mộ địa, hoặc có liên quan đến vườn hoa, hoặc có liên quan đến đất của đức vua, hoặc có liên quan đến chuồng voi, hoặc có liên quan đến chuồng ngựa, hoặc có liên quan đến trại giam, hoặc có liên quan đến quán rượu, hoặc có liên quan đến nhà đồ tể, hoặc có liên quan đến đường vận chuyển, hoặc có liên quan đến giao lộ, hoặc có liên quan đến nơi hội họp, hoặc có liên quan đến chỗ qua lại; điều này nghĩa là có điều chướng ngại.

[528] Không có khoảng trống xung quanhnghĩa là không thể đi vòng khi được móc vào một xe hàng hoặc (không thể) đi vòng xung quanh với cái thang; điều này nghĩa là không có khoảng trống xung quanh.

[529] Không có điều chướng ngạinghĩa là không có tổ kiến, ...(như trên)... hoặc không có liên quan đến chỗ qua lại; điều này nghĩa là không có điều chướng ngại.

[530] Có khoảng trống xung quanhnghĩa là có thể đi vòng khi được móc vào một xe hàng hoặc (có thể) đi vòng xung quanh với cái thang; điều này nghĩa là có khoảng trống xung quanh.

[531] Trú xá lớnnghĩa là có thí chủ được đề cập đến.

Trú xánghĩa là được tô ở bên trong, hoặc được tô ở bên ngoài, hoặc được tô bên trong lẫn bên ngoài.

Cho xây dựng: là (tự) làm hoặc bảo người làm.

Hoặc không dẫn các vị tỷ-kheo đến để xác định khu đất: sau khi không cho xác địnhkhu đất làm trú xá bằng hành sự với lời đề nghị và lời thông báo rồi (tự) làm hoặc bảo người làm thì tội tác ác (dukkaṭa) cho mỗi thao tác. Còn cục (vữa tô) cuối cùng thì phạm trọng tội (thullaccaya). Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Tội Tăng tàng (Saṅghādisesa): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”

[532] Vị tỷ-kheo làm trú xá ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và hai tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm trú xá ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm trú xá ở khu đất không được xác định, không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm trú xá ở khu đất không được xác định, không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tỷ-kheo làm trú xá ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm trú xá ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm trú xá ở khu đất đã được xác định, không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo làm trú xá ở khu đất đã được xác định, không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

[533] Vị tỷ-kheo chỉ thị rằng: “Hãy làm trú xá cho tôi.” Các vị làm trú xá cho vị ấy ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa.

Vị tỷ-kheo chỉ thị rằng: “Hãy làm trú xá cho tôi.” Các vị làm trú xá cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

[534] Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm trú xá cho tôi” rồi ra đi và không có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm trú xá cho vị ấy ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội Saṅghādisesa.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm trú xá cho tôi” rồi ra đi và không có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm trú xá cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

[535] Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm trú xá cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm trú xá cho vị ấy ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Vị ấy nghe rằng: “Nghe nói trú xá được làm cho ta ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh.” Vị tỷ-kheo ấy nên đích thân đi hoặc phái người đưa tin rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Nếu không đích thân đi hoặc phái người đưa tin thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... “Hãy là khu đất được xác định và không có điều chướng ngại.” ...(như trên)... “Hãy là khu đất được xác định và có khoảng trống xung quanh.” ...(như trên)... “Hãy là khu đất được xác định.” Nếu không đích thân đi hoặc phái người đưa tin thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm trú xá cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm trú xá cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Vị ấy nghe rằng: “Nghe nói trú xá được làm cho ta ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh.” Vị tỷ-kheo ấy nên đích thân đi hoặc phái người đưa tin rằng: “Hãy (là) không có điều chướng ngại và có khoảng trống xung quanh.” ...(như trên)... “Hãy (là) không có điều chướng ngại.” ...(như trên)... “Hãy (là) có khoảng trống xung quanh.” ...(như trên)... thì vô tội.

[536] Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm trú xá cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm trú xá cho vị ấy ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm ba tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm hai tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm hai tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm tội dukkaṭa.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm trú xá cho tôi” rồi ra đi và có chỉ thị rằng: “Hãy là khu đất được xác định, không có điều chướng ngại, và có khoảng trống xung quanh.” Các vị làm trú xá cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh thì các vị xây dựng phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

[537] Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm trú xá cho tôi” rồi ra đi. Các vị làm trú xá cho vị ấy ở khu đất không được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Nếu vị ấy trở về lúc làm chưa xong, thì vị tỷ-kheo ấy nên cho trú xá ấy đến vị khác hoặc là nên phá đi rồi cho làm lại. Nếu không cho đến vị khác hoặc là không phá đi rồi cho làm lại thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh ... thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh ... thì phạm tội Saṅghādisesa và tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh ... thì phạm tội Saṅghādisesa.

Vị tỷ-kheo sau khi chỉ thị rằng: “Hãy làm trú xá cho tôi” rồi ra đi. Các vị làm trú xá cho vị ấy ở khu đất đã được xác định, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh. Nếu vị ấy trở về lúc làm chưa xong, thì vị tỷ-kheo ấy nên cho trú xá ấy đến vị khác hoặc là nên phá đi rồi cho làm lại. Nếu không cho đến vị khác hoặc là không phá đi rồi cho làm lại thì vị ấy phạm hai tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh ... thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh ... thì phạm tội dukkaṭa. ...(như trên)... không có điều chướng ngại, có khoảng trống xung quanh thì vô tội.

[538] Vị ấy tự mình hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Những người khác hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị ấy tự mình hoàn tất phần những người khác chưa làm xong thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Những người khác hoàn tất phần những người khác chưa làm xong thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[539] Vô tội trong trường hợp hang núi, hang nhân tạo, chòi cỏ, vì nhu cầu của vị khác, trong mọi trường hợp ngoại trừ nhà ở, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều Tăng tàng (Saṅghādisesa) thứ bảy.

*******

ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ TÁM:

[540] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, phẩm vị A La Hán đã được đại đức Dabba Mallaputta[7]chứng đạt vào lúc bảy tuổi. Vị ấy đã thành đạt tất cả những gì mà vị đệ tử cần phải chứng đạt. [8]Và vị ấy không còn bất cứ việc gì cao thượng hơn cần phải làm hoặc thêm vào (các việc) vị ấy đã làm.

[541] Khi ấy, trong khi thiền tịnh ở nơi thanh vắng, ý nghĩ suy tầm như vầy đã khởi đến đại đức Dabba Mallaputta: “Phẩm vị A La Hán đã được ta chứng đạt vào lúc bảy tuổi. Ta đã thành đạt tất cả những gì mà vị đệ tử cần phải chứng đạt. Và ta không còn bất cứ việc gì cao thượng hơn cần phải làm hoặc thêm vào (các việc) ta đã làm. Vậy ta nên thực hiện phận sự gì cho hội chúng?” Rồi điều này đã khởi đến cho đại đức Dabba Mallaputta: “Hay là ta nên phân bố chỗ cư ngụ và sắp xếp các bữa ăn cho hội chúng?”

Sau đó vào buổi tối, đại đức Dabba Mallaputta đã xuất thiền và đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đại đức Dabba Mallaputta đã bạch với đức Thế Tôn rằng:

- Bạch ngài, trường hợp con trong khi thiền tịnh ở nơi thanh vắng, ý nghĩ suy tầm như vầy đã khởi đến: “Phẩm vị A La Hán đã được ta chứng đạt vào lúc bảy tuổi. Ta đã thành đạt tất cả những gì mà vị đệ tử cần phải chứng đạt. Và ta không còn bất cứ việc gì cao thượng hơn cần phải làm hoặc thêm vào (các việc) ta đã làm. Vậy ta nên thực hiện phận sự gì cho hội chúng?” Bạch ngài, rồi điều này đã khởi đến cho con: “Hay là ta nên phân bố chỗ cư ngụ và sắp xếp các bữa ăn cho hội chúng?” Bạch ngài, con muốn phân bố chỗ cư ngụ và sắp xếp các bữa ăn cho hội chúng.

- Này Dabba, tốt lắm, tốt lắm! Như vậy thì ngươi hãy phân bố chỗ cư ngụ và sắp xếp các bữa ăn cho hội chúng.

- Bạch ngài, xin vâng. Đại đức Dabba Mallaputta đã trả lời đức Thế Tôn.

[542] Rồi đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, như thế thì hội chúng hãy chỉ định Dabba Mallaputta là vị phân bố chỗ ngụ và là vị sắp xếp các bữa ăn. Và này các tỷ-kheo, nên chỉ định như vầy: Trước hết, Dabba cần được yêu cầu. Sau khi đã yêu cầu, hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên chỉ định đại đức Dabba Mallaputta là vị phân bố chỗ ngụ và là vị sắp xếp bữa ăn. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Hội chúng chỉ định đại đức Dabba Mallaputta là vị phân bố chỗ ngụ và là vị sắp xếp bữa ăn. Đại đức nào đồng ý việc chỉ định đại đức Dabba Mallaputta là vị phân bố chỗ ngụ và là vị sắp xếp bữa ăn, vị ấy nên im lặng; vị nào không đồng ý, có thể nói lên.

Đại đức Dabba Mallaputta đã được hội chúng chỉ định là vị phân bố chỗ ngụ và là vị sắp xếp bữa ăn. Sự việc được hội chúng đồng ý nên im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

[543] Và khi đã được chỉ định, đại đức Dabba Mallaputta đã phân bố chỗ ngụ chung một khu vực cho các tỷ-kheo có cùng sở hành. Vị ấy phân bố chỗ ngụ chung một khu vực cho các tỷ-kheo chuyên về Kinh (nghĩ rằng): “Các vị sẽ tụng đọc Kinh với nhau.” Vị ấy phân bố chỗ ngụ chung một khu vực cho các tỷ-kheo thông thạo về Luật (nghĩ rằng): “Các vị sẽ xác định Luật với nhau.” Vị ấy phân bố chỗ ngụ chung một khu vực cho các tỷ-kheo chuyên giảng Pháp (nghĩ rằng): “Các vị sẽ thảo luận về Pháp với nhau.” Vị ấy phân bố chỗ ngụ chung một khu vực cho các tỷ-kheo chuyên thiền định (nghĩ rằng): “Các vị sẽ không quấy rầy lẫn nhau.” Vị ấy phân bố chỗ ngụ chung một khu vực cho các tỷ-kheo chuyên nói chuyện thế tục, sinh hoạt có nhiều sự năng động về thân (nghĩ rằng): “Các đại đức này cũng sẽ yên ổn với thú vui ấy.” Đối với các tỷ-kheo đi đến vào buổi tối, vị ấy đã nhập thiền đề mục ánh sáng và đã phân bố chỗ ngụ với chính ánh sáng ấy; cho nên các tỷ-kheo cố ý đi đến vào buổi tối (nghĩ rằng): “Chúng ta sẽ chứng kiến sự kỳ diệu về thần thông của đại đức Dabba Mallaputta.” Sau khi đi đến gặp đại đức Dabba Mallaputta, các vị ấy nói như vầy:

- Này đại đức Dabba, hãy phân bố chỗ ngụ cho chúng tôi.

Đại đức Dabba Mallaputta đã nói với các vị ấy như vầy:

- Các đại đức thích chỗ nào? Tôi sẽ phân bố chỗ nào?

Các vị ấy đề cập các chỗ ở xa vì có chủ đích:

- Này đại đức Dabba, hãy phân bố chỗ ngụ ở núi Gijjhakūṭa cho chúng tôi. Này đại đức Dabba, hãy phân bố chỗ ngụ ở khe núi Kẻ Cướp (Corappapāte) cho chúng tôi. Này đại đức Dabba, hãy phân bố chỗ ngụ ở sườn núi Isigili, chỗ tảng đá Đen cho chúng tôi. Này đại đức Dabba, hãy phân bố chỗ ngụ ở sườn núi Vebhāra, hang Sattapaṇṇi cho chúng tôi.Này đại đức Dabba, hãy phân bố chỗ ngụ ở rừng Sīta, động Sappasoṇḍika cho chúng tôi. Này đại đức Dabba, hãy phân bố chỗ ngụ ở hẽm núi Gomaṭa cho chúng tôi.Này đại đức Dabba, hãy phân bố chỗ ngụ ở hẽm núi Tiṇḍuka cho chúng tôi.Này đại đức Dabba, hãy phân bố chỗ ngụ ở hẽm núi Kapota cho chúng tôi.Này đại đức Dabba, hãy phân bố chỗ ngụ ở khu vườn Tapoda cho chúng tôi.Này đại đức Dabba, hãy phân bố chỗ ngụ ở vườn xoài của Jīvaka cho chúng tôi.Này đại đức Dabba, hãy phân bố chỗ ngụ ở Maddakucchi, nơi vườn nai cho chúng tôi.

Đối với các vị ấy, đại đức Dabba Mallaputta đã nhập thiền đề mục ánh sáng và đi ở phía trước với ngón tay được thắp sáng. Còn các vị ấy đi theo ở phía sau đại đức Dabba Mallaputta nhờ chính ánh sáng ấy. Đại đức Dabba Mallaputta đã phân bố chỗ ngụ cho các vị ấy như vầy:

- Đây là giường, đây là ghế, đây là nệm, đây là gối, đây là chỗ tiêu, đây là chỗ tiểu, đây là nước uống, đây là nước rửa, đây là gậy chống, đây là qui định của hội chúng: “Giờ này có thể đi vào.Giờ này có thể đi ra.”

Đại đức Daba Mallaputta sau khi phân bố chỗ ngụ cho các vị ấy như thế rồi đã quay trở về lại Veḷuvana (Trúc Lâm).

[544] Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka[9]chỉ là các vị mới tu và phước báu ít ỏi. Các vị ấy thường nhận được những chỗ trú ngụ kém thuộc về hội chúng và những bữa ăn tồi. Vào lúc bấy giờ, dân chúng ở Rājagaha muốn cúng dường đến các tỷ-kheo trưởng lão thức ăn được sắp đặt trước gồm có: Bơ lỏng, dầu ăn, phần ăn ngon; và chỉ dâng đến các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka vật bình thường theo khả năng gồm có cơm tấm và món thứ hai là cháo chua. Các vị ấy khi đi thọ thực về sau bữa ăn thường hỏi các tỷ-kheo trưởng lão rằng:

- Này các đại đức, trong nhà ăn các vị đã có thức gì? Các vị đã không có thức gì?

Một số trưởng lão trả lời như vầy:

- Này các đại đức, chúng tôi có bơ lỏng, có dầu ăn, có phần ăn ngon.

Các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka nói như vầy:

- Này các đại đức, chúng tôi đã không được gì cả, chỉ là vật bình thường theo khả năng gồm có cơm tấm và món thứ hai là cháo chua.

[545] Vào lúc bấy giờ, có nam gia chủ là người có bữa ăn ngon thường cúng dường đến hội chúng bữa ăn gồm bốn phần là bữa ăn thường lệ. Vị ấy cùng vợ và các con thường hiện diện và phục vụ ở nhà ăn; họ dâng các vị này cơm, dâng các vị kia canh, dâng các vị nọ dầu ăn, và dâng các vị khác nữa phần ăn ngon.

Vào lúc bấy giờ, bữa ăn vào ngày hôm sau của vị gia chủ có bữa ăn ngon đã được sắp xếp cho các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka. Hôm ấy, vị gia chủ có bữa ăn ngon đã đi đến tu viện bởi một công việc cần làm nào đó. Vị ấy đã đi đến đại đức Dabba Mallaputta, sau khi đến đã đảnh lễ đại đức Dabba Mallaputta rồi ngồi xuống ở một bên. Đại đức Dabba Mallaputta đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho vị gia chủ có bữa ăn ngon đang ngồi một bên bằng bài Pháp thoại. Rồi sau khi đã được đại đức Dabba Mallaputta chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, vị gia chủ có bữa ăn ngon đã nói với đại đức Dabba Mallaputta điều này:

- Thưa ngài, bữa ăn vào ngày mai ở nhà chúng tôi được sắp xếp cho vị nào?

- Này gia chủ, bữa ăn vào ngày mai ở nhà gia chủ đã được sắp xếp cho các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka.

Khi ấy, vị gia chủ có bữa ăn ngon không được phấn khởi (nghĩ rằng): “Vì sao các tỷ-kheo tồi tệ lại thọ thực ở nhà của chúng ta?” rồi đã đi về nhà và dặn dò người tớ gái rằng:

- Hãy xếp đặt chỗ ngồi ở nhà kho cho các vị đến thọ thực vào ngày mai và dâng cho họ cơm tấm và món thứ hai là cháo chua.

- Thưa chủ nhân, xin vâng. Người tớ gái ấy đã đáp lại vị gia chủ có bữa ăn ngon.

Khi ấy, các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka (bàn bạc rằng): “Này các đại đức, hôm qua bữa ăn ở nhà gia chủ có bữa ăn ngon đã được sắp xếp cho chúng ta. Vào ngày mai, vị gia chủ có bữa ăn ngon cùng vợ và các con sẽ hiện diện và phục vụ chúng ta; họ dâng các vị này cơm, dâng các vị kia canh, dâng các vị nọ dầu ăn, và dâng các vị khác nữa phần ăn ngon.” Do chính tâm vui mừng ấy, các vị đã không ngủ được như ý đêm ấy. Rồi vào buổi sáng, các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka đã mặc y, cầm y bát, đi đến nhà của vị gia chủ có bữa ăn ngon. Cô tớ gái ấy đã nhìn thấy các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka đang đi lại từ đàng xa, sau khi thấy đã xếp đặt chỗ ngồi ở nhà kho, và nói với các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka điều này:

­- Thưa các ngài, xin hãy ngồi.

Khi ấy, các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka đã khởi ý rằng: “Chắn hẳn đến giờ này bữa ăn vẫn chưa hoàn tất nên chúng ta mới được cho ngồi ở nhà kho như thế này!” Sau đó, cô tớ gái ấy đã trở lại với cơm tấm và món thứ hai là cháo chua, (nói rằng):

- Thưa các ngài, xin hãy ăn.

- Này chị, chúng tôi là các vị thọ nhận bữa ăn thường lệ.

- Tôi biết các ngài là các vị thọ nhận bữa ăn thường lệ. Vả lại, chính ngày hôm qua tôi đã được gia chủ dặn dò rằng: “Hãy xếp đặt chỗ ngồi ở nhà kho cho các vị đến thọ thực vào ngày mai và dâng cho họ cơm tấm và món thứ hai là cháo chua.” Thưa các ngài, xin hãy ăn.

Khi ấy, các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka (bàn bạc rằng): “Này các đại đức, hôm qua vị gia chủ có bữa ăn ngon đã đi đến tu viện gặp Dabba Mallaputta. Chắc chắn rằng chúng ta đã bị Dabba Mallaputta ly gián với vị gia chủ.” Chính vì tâm bực bội ấy khiến các vị ấy đã không thọ thực được như ý. Rồi sau bữa ăn, khi trở về từ chỗ thọ thực các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka đã đi đến tu viện, bỏ y bát xuống, ngồi xếp chân trên y hai lớp (saṅghāṭi) ở phía bên ngoài cổng ra vào của tu viện, im lặng, xấu hổ, rút vai lại, mặt cúi xuống, trầm ngâm, không nói năng.

[546] Khi ấy, tỷ-kheo ni Mettiyā đã đi đến gặp các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka, sau khi đến đã nói với các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka điều này:

- Tôi xin chào các ngài.

Được nói vậy, các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka đã không đáp lại.

Đến lần thứ nhì, …(như trên)…

Đến lần thứ ba, tỷ-kheo ni Mettiyā đã nói với các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka điều này:

- Tôi xin chào các ngài.

Đến lần thứ ba, các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka đã không đáp lại.

- Tôi đã làm các ngài phật lòng điều gì? Tại sao các ngài không nói chuyện với tôi?

- Này cô ni, bởi vì cô vẫn dửng dưng trong lúc chúng tôi bị Dabba Mallaputta làm tổn hại.

- Thưa các ngài, tôi làm được điều gì?

- Này cô ni, nếu cô chịu làm thì ngay trong ngày hôm nay đức Thế Tôn có thể trục xuất Dabba Mallaputta.

- Thưa các ngài, tôi làm được điều gì? Tôi có thể làm điều gì?

- Này cô ni, cô hãy đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến hãy nói với đức Thế Tôn như vầy: “Bạch ngài, điều này là không đúng đắn, không hợp lý. Bạch ngài, chính ở quốc độ nào có sự an toàn, không tai họa, không sầu khổ thì chính ở quốc độ ấy có sự sợ hãi, có tai họa, và có sầu khổ; từ nơi nào gió lặng đi thì từ nơi ấy có bão tố; con nghĩ rằng nước đã bùng cháy lên rồi; con đã bị ngài Dabba Mallaputta làm ô uế.”

- Thưa các ngài, xin vâng ạ.

Rồi tỷ-kheo ni Mettiyā đã nghe theo các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi đứng ở một bên. Khi đã đứng ở một bên, tỷ-kheo ni Mettiyā đã bạch với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, điều này là không đúng đắn, không hợp lý. Bạch ngài, chính ở quốc độ nào có sự an toàn, không tai họa, không sầu khổ thì chính ở quốc độ ấy có sự sợ hãi, có tai họa, và có sầu khổ; từ nơi nào gió lặng đi thì từ nơi ấy có bão tố; con nghĩ rằng nước đã bùng cháy lên rồi; con đã bị ngài Dabba Mallaputta làm ô uế.

[547] Khi ấy, đức Thế-tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỷ-kheo lại và đã hỏi đại đức Dabba Mallaputta rằng:

- Này Dabba, ngươi có nhớ ngươi là kẻ đã hành động giống như điều tỷ-kheo ni này vừa nói không?

- Bạch ngài, con như thế nào đức Thế-tôn biết rõ mà.

Đến lần thứ nhì, đức Thế-tôn ...(như trên)...

Đến lần thứ ba, đức Thế-tôn đã hỏi đại đức Dabba Mallaputta rằng:

- Này Dabba, ngươi có nhớ ngươi là kẻ đã hành động giống như điều tỷ-kheo ni này vừa nói không?

- Bạch ngài, con như thế nào đức Thế-tôn biết rõ mà.

- Này Dabba, giòng họ Dabba không phủ nhận như thế. Nếu ngươi có làm, hãy nói: “Có làm;” nếu ngươi không làm, hãy nói: “Không làm.”

- Bạch ngài, từ khi con được sanh ra, con không bao giờ thấy mình là kẻ tầm cầu việc đôi lứa ngay cả trong lúc ngủ mơ, huống gì là tỉnh thức.

Sau đó, đức Thế-tôn đã bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, như vậy thì các ngươi hãy trục xuất tỷ-kheo ni Mettiyā và hãy tra hỏi các tỷ-kheo này.

Nói xong điều ấy, đức Thế Tôn đã từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào trú xá.

Sau đó, các tỷ-kheo ấy đã trục xuất tỷ-kheo ni Mettiyā. Khi ấy, các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka đã nói với các tỷ-kheo ấy điều này:

- Này các đại đức, chớ có trục xuất tỷ-kheo ni Mettiyā, cô ta không làm sai điều gì.Vì chúng tôi nổi giận, không hài lòng, có ý định loại trừ nên xúi giục cô ta thôi.

- Này các đại đức, có phải các vị bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika (Bất cộng trụ) không có nguyên cớ?

- Này các đại đức, đúng vậy.

Các tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka lại bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika không có nguyên cớ?

Sau đó, các tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỷ-kheo lại và hỏi các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka rằng:

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi bôi nhọ Dabba Mallaputta về tội pārājika không có nguyên cớ, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại bôi nhọ Dabba Mallaputta về tội pārājika không có nguyên cớ vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào xấu xa, sân hận, bất bình vị tỷ-kheo (khác) rồi bôi nhọ về tội pārājika không có nguyên cớ (nghĩ rằng): ‘Chắc là ta có thể loại vị ấy ra khỏi Phạm hạnh này.’ Sau đó vào lúc khác, dầu được hỏi hoặc không được hỏi và sự tranh tụng ấy thật sự không có nguyên cớ, vị tỷ-kheo ấy (dầu có) thú nhận lỗi lầm (cũng) phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[548] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Vị tỷ-kheo: là vị tỷ-kheo khác.

Xấu xa, sân hận: bị nổi giận, không được hài lòng, không được thỏa mãn, có tâm giận dữ, sanh khởi lòng cay cú.

Bị bất bình:là bị bất bình do sự nổi giận ấy, do sự sân hận ấy, do sự không được hài lòng ấy, do sự không được thỏa mãn ấy.

Không có nguyên cớnghĩa là không được thấy, không được nghe, không nghi ngờ.

Về tội pārājika: về bất cứ điều nào thuộc về bốn điều.

Bôi nhọ: hoặc là buộc tội, hoặc là bảo người buộc tội.

Chắc là ta có thể loại trừ vị ấy ra khỏi Phạm hạnh này: Ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi trạng thái tỷ-kheo, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi pháp sa-môn, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi giới uẩn, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi đức tính khắc khổ.

[549] Sau đó vào lúc khác: đã bôi nhọ trong giây phút nào thì trải qua vào giây phút ấy, vào khoảng thời gian ấy, vào thời điểm ấy.

Được hỏi: đã bôi nhọ với sự việc nào thì được hỏi về sự việc ấy.

Không được hỏi: không được bất cứ ai đề cập đến.

[550] Sự tranh tụngnghĩa là có bốn sự tranh tụng: Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

[551] Và vị tỷ-kheo ấy (dầu có) thú nhận lỗi lầm: Tôi đã nói điều rỗng không, tôi đã nói điều dối trá, tôi đã nói điều không thật, tôi đã nói điều tôi không biết.

Tội Tăng tàng (Saṅghādisesa): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”

[552] Vị ấy đã không thấy vị kia đang phạm tội pārājika; nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã thấy ngươi phạm tội pārājika, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng với ngươi nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã không nghe rằng: “Vị kia phạm tội pārājika;” nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã nghe ngươi phạm tội pārājika, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng với ngươi nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã không nghi ngờ rằng: “Vị kia phạm tội pārājika;” nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã nghi ngờ ngươi phạm tội pārājika, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng với ngươi nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[553] Vị ấy đã không thấy vị kia đang phạm tội pārājika; nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã thấy và đã nghe ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã không thấy vị kia đang phạm tội pārājika; nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã thấy và đã nghi ngờ ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã không thấy vị kia đang phạm tội pārājika; nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã thấy, đã nghe, và đã nghi ngờ ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã không nghe rằng: “Vị kia phạm tội pārājika;” nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã nghe và đã nghi ngờ ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã không nghe rằng: “Vị kia phạm tội pārājika;” nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã nghe và đã thấy ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã không nghe rằng: “Vị kia phạm tội pārājika;” nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã nghe, đã nghi ngờ, và đã thấy ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã không nghi ngờ rằng: “Vị kia phạm tội pārājika;” nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã nghi ngờ và đã thấy ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã không nghi ngờ rằng: “Vị kia phạm tội pārājika;” nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã nghi ngờ và đã nghe ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã không nghi ngờ rằng: “Vị kia phạm tội pārājika;” nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã nghi ngờ, đã thấy, và đã nghe ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[554] Vị ấy đã thấy vị kia đang phạm tội pārājika; nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã nghe ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã thấy vị kia đang phạm tội pārājika; nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã nghi ngờ ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã nghe và đã nghi ngờ ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã nghe rằng: “Vị kia phạm tội pārājika;” nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã nghi ngờ ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã thấy ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã nghi ngờ và đã thấy ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã nghi ngờ rằng: “Vị kia phạm tội pārājika;” nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã thấy ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã nghe ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...” nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã thấy và đã nghe ngươi phạm tội pārājika, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng với ngươi nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[555] Vị ấy đã thấy vị kia đang phạm tội pārājika, và hoài nghi về việc đã thấy, không tin việc đã thấy, không nhớ việc đã thấy, quên đi việc đã thấy; nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã thấy và đã nghe ...(như trên)...Ta đã thấy và đã nghi ngờ ...(như trên)...Ta đã thấy, đã nghe, và đã nghi ngờ ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...

Vị ấy đã nghe rằng: “Vị kia phạm tội pārājika,” và hoài nghi về việc đã nghe, không tin việc đã nghe, không nhớ việc đã nghe, quên đi việc đã nghe; nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã nghe và đã nghi ngờ ...(như trên)...Ta đã nghe và đã thấy ...(như trên)...Ta đã nghe, đã nghi ngờ, và đã thấy ngươi phạm tội pārājika, ...(như trên)...

Vị ấy đã nghi ngờ rằng: “Vị kia phạm tội pārājika,” và hoài nghi về việc đã nghi ngờ, không tin việc đã nghi ngờ, không nhớ việc đã nghi ngờ, quên đi việc đã nghi ngờ; nếu buộc tội vị kia rằng: “Ta đã nghi ngờ và đã thấy ...(như trên)...Ta đã nghi ngờ và đã nghe ...(như trên)...Ta đã nghi ngờ, đã thấy, và đã nghe ngươi phạm tội pārājika, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng với ngươi nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[556] Vị ấy đã không thấy vị kia đang phạm tội pārājika; nếu cho người buộc tội vị kia rằng: “Ngươi đã bị thấy là đã phạm tội pārājika, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng với ngươi nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã không nghe rằng: “Vị kia phạm tội pārājika;” nếu cho người buộc tội vị kia rằng: “Ngươi đã bị nghe là đã phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã không nghi ngờ rằng: “Vị kia phạm tội pārājika;” nếu cho người buộc tội vị kia rằng: “Ngươi đã bị nghi ngờ là đã phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[557] Vị ấy đã không thấy vị kia đang phạm tội pārājika; nếu cho người buộc tội vị kia rằng: “Ngươi đã bị thấy và ngươi đã bị nghe ...(như trên)...Ngươi đã bị thấy và ngươi đã bị nghi ngờ ...(như trên)...Ngươi đã bị thấy, ngươi đã bị nghe, và ngươi đã bị nghi ngờ là đã phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã không nghe rằng: “Vị kia phạm tội pārājika;” nếu cho người buộc tội vị kia rằng: “Ngươi đã bị nghe và ngươi đã bị nghi ngờ ...(như trên)...Ngươi đã bị nghe và ngươi đã bị thấy ...(như trên)...Ngươi đã bị nghe, ngươi đã bị nghi ngờ, và ngươi đã bị thấy là đã phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã không nghi ngờ rằng: “Vị kia phạm tội pārājika;” nếu cho người buộc tội vị kia rằng: “Ngươi đã bị nghi ngờ và ngươi đã bị thấy ...(như trên)...Ngươi đã bị nghi ngờ và ngươi đã bị nghe ...(như trên)...Ngươi đã bị nghi ngờ, ngươi đã bị thấy, và ngươi đã bị nghe là đã phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[558] Vị ấy đã thấy vị kia đang phạm tội pārājika; nếu cho người buộc tội vị kia rằng: “Ngươi đã bị nghe là đã phạm tội pārājika, ...(như trên)...Ngươi đã bị nghi ngờ là đã phạm tội pārājika, ...(như trên)...Ngươi đã bị nghe và ngươi đã bị nghi ngờ là đã phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã nghe rằng: “Vị kia phạm tội pārājika;” nếu cho người buộc tội vị kia rằng: “Ngươi đã bị nghi ngờ ...(như trên)...” nếu cho người buộc tội vị kia rằng: “Ngươi đã bị thấy ...(như trên)...” nếu cho người buộc tội vị kia rằng: “Ngươi đã bị nghi ngờ và ngươi đã bị thấy là đã phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị ấy đã nghi ngờ rằng: “Vị kia phạm tội pārājika;” nếu cho người buộc tội vị kia rằng: “Ngươi đã bị thấy là đã phạm tội pārājika, ...(như trên)...” nếu cho người buộc tội vị kia rằng: “Ngươi đã bị nghe ...(như trên)...” nếu cho người buộc tội vị kia rằng: “Ngươi đã bị thấy và ngươi đã bị nghe là đã phạm tội pārājika, ...(như trên)...” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[559] Vị ấy đã thấy vị kia đang phạm tội pārājika, và hoài nghi về việc đã thấy, không tin việc đã thấy, không nhớ việc đã thấy, quên đi việc đã thấy; ...(như trên)... và hoài nghi về việc đã nghe, không tin việc đã nghe, không nhớ việc đã nghe, quên đi việc đã nghe; ...(như trên)... và hoài nghi về việc đã nghi ngờ, không tin việc đã nghi ngờ, không nhớ việc đã nghi ngờ, quên đi việc đã nghi ngờ; nếu cho người buộc tội vị kia rằng: “Ngươi đã bị nghi ngờ và ngươi đã bị thấy ...(như trên)...” “Ngươi đã bị nghi ngờ và ngươi đã bị nghe ...(như trên)...” “Ngươi đã bị nghi ngờ, ngươi đã bị thấy, và ngươi đã bị nghe là đã phạm tội pārājika, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng với ngươi nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[560] Sự ghi nhận là trong sạch trong khi là không trong sạch.

Sự ghi nhận là không trong sạch trong khi là trong sạch.

Sự ghi nhận là không trong sạch trong khi là không trong sạch.

Sự ghi nhận là trong sạch trong khi là trong sạch.

[561] Vị không trong sạch là người đã vi phạm bất cứ tội pārājika nào. Nếu (nguyên cáo) có sự ghi nhận vị ấy là trong sạch, khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Vị không trong sạch là người đã vi phạm bất cứ tội pārājika nào. Nếu (nguyên cáo) có sự ghi nhận vị ấy là trong sạch, khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị không trong sạch là người đã vi phạm bất cứ tội pārājika nào. Nếu (nguyên cáo) có sự ghi nhận vị ấy là trong sạch, khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định lăng mạ, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc[10]và tội tác ác (dukkaṭa).

Vị không trong sạch là người đã vi phạm bất cứ tội pārājika nào. Nếu (nguyên cáo) có sự ghi nhận vị ấy là trong sạch, khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định lăng mạ, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc.

[562] Vị trong sạch là người không vi phạm bất cứ tội pārājika nào. Nếu (nguyên cáo) có sự ghi nhận vị ấy là không trong sạch, khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị trong sạch là người không vi phạm bất cứ tội pārājika nào. Nếu (nguyên cáo) có sự ghi nhận vị ấy là không trong sạch, khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội) thì vô tội.

Vị trong sạch là người không vi phạm bất cứ tội pārājika nào. Nếu (nguyên cáo) có sự ghi nhận vị ấy là không trong sạch, khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định lăng mạ, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc và tội tác ác (dukkaṭa).

Vị trong sạch là người không vi phạm bất cứ tội pārājika nào. Nếu (nguyên c��o) có sự ghi nhận vị ấy là không trong sạch, khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định lăng mạ, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc.

[563] Vị không trong sạch là người đã vi phạm bất cứ tội pārājika nào. Nếu (nguyên cáo) có sự ghi nhận vị ấy là không trong sạch, khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị không trong sạch là người đã vi phạm bất cứ tội pārājika nào. Nếu (nguyên cáo) có sự ghi nhận vị ấy là không trong sạch, khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội) thì vô tội.

Vị không trong sạch là người đã vi phạm bất cứ tội pārājika nào. Nếu (nguyên cáo) có sự ghi nhận vị ấy là không trong sạch, khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định lăng mạ, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc và tội tác ác (dukkaṭa).

Vị không trong sạch là người đã vi phạm bất cứ tội pārājika nào. Nếu (nguyên cáo) có sự ghi nhận vị ấy là không trong sạch, khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định lăng mạ, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc.

[564] Vị trong sạch là người không vi phạm bất cứ tội pārājika nào. Nếu (nguyên cáo) có sự ghi nhận vị ấy là trong sạch, khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Vị trong sạch là người không vi phạm bất cứ tội pārājika nào. Nếu (nguyên cáo) có sự ghi nhận vị ấy là trong sạch, khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị trong sạch là người không vi phạm bất cứ tội pārājika nào. Nếu (nguyên cáo) có sự ghi nhận vị ấy là trong sạch, khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định lăng mạ, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc và tội tác ác (dukkaṭa).

Vị trong sạch là người không vi phạm bất cứ tội pārājika nào. Nếu (nguyên cáo) có sự ghi nhận vị ấy là trong sạch, khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định lăng mạ, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc.

[565] Vị có sự ghi nhận là không trong sạch đối với vị trong sạch, vị có sự ghi nhận là không trong sạch đối với vị không trong sạch, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều Tăng tàng (Saṅghādisesa) thứ tám.

*******

ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ CHÍN:

[566] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, các vị tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka trong lúc đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa đã nhìn thấy con dê đực đang tình tự với con dê cái, sau khi nhìn thấy đã nói như vầy:

- Này các đại đức, giờ chúng ta đặt tên con dê đực này là Dabba Mallaputta và đặt tên con dê cái này là tỷ-kheo ni Mettiyā, rồi chúng ta sẽ phát biểu như vầy: “Này các đại đức, trước đây chúng tôi nói về Dabba Mallaputta do đã được nghe; bây giờ chúng tôi đã thấy được đương sự đang tình tự vớitỷ-kheo ni Mettiyā.” Các vị ấy đã đặt tên con dê đực ấy là Dabba Mallaputta và đã đặt tên con dê cái ấy là tỷ-kheo ni Mettiyā. Các vị ấy đã kể lại cho các tỷ-kheo rằng:

- Này các đại đức, trước đây chúng tôi nói về Dabba Mallaputta do đã được nghe; bây giờ chúng tôi đã thấy được đương sự đang tình tự với tỷ-kheo ni Mettiyā.

Các tỷ-kheo đã nói như vầy:

- Này các đại đức, chớ có nói như thế. Đại đức Dabba Mallaputta sẽ không làm như thế.

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế-tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỷ-kheo lại và đã hỏi đại đức Dabba Mallaputta rằng:

- Này Dabba, ngươi có nhớ ngươi là kẻ đã hành động giống như điều các tỷ-kheo này vừa nói không?

- Bạch ngài, con như thế nào đức Thế-tôn biết rõ mà.

Đến lần thứ nhì, đức Thế-tôn ...(như trên)...

Đến lần thứ ba, đức Thế-tôn đã hỏi đại đức Dabba Mallaputta rằng:

- Này Dabba, ngươi có nhớ ngươi là kẻ đã hành động giống như điều các tỷ-kheo này vừa nói không?

- Bạch ngài, con như thế nào đức Thế-tôn biết rõ mà.

- Này Dabba, giòng họ Dabba không phủ nhận như thế. Nếu ngươi có làm, hãy nói: “Có làm;” nếu ngươi không làm, hãy nói: “Không làm.”

- Bạch ngài, từ khi con được sanh ra, con không bao giờ thấy mình là kẻ tầm cầu việc đôi lứa ngay cả trong lúc ngủ mơ, huống gì là tỉnh thức.

Sau đó, đức Thế-tôn đã bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, như vậy thì các ngươi hãy tra hỏi các tỷ-kheo này.

Nói xong điều ấy, đức Thế Tôn đã từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào trú xá.

Sau đó, các tỷ-kheo ấy đã tra hỏi các vị tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka. Trong khi bị tra hỏi bởi các tỷ-kheo ấy, các vị ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo.

- Này các đại đức, có phải các vị nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika?

- Này các đại đức, đúng vậy.

Các tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Mettiya và Bhummajaka nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ Dabba Mallaputta về tội pārājika, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ Dabba Mallaputta về tội pārājika vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào xấu xa, sân hận, bất bình vị tỷ-kheo (khác) rồi nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt và bôi nhọ về tội pārājika (nghĩ rằng): ‘Chắc là ta có thể loại vị ấy ra khỏi Phạm hạnh này.’ Sau đó vào lúc khác, dầu được hỏi hoặc không được hỏi, nếu cuộc tranh tụng ấy là có quan hệ khác biệt và sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt đã được nắm lấy, vị tỷ-kheo ấy (dầu có) thú nhận lỗi lầm (cũng) phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[567] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Vị tỷ-kheo: là vị tỷ-kheo khác.

Xấu xa, sân hận: bị nổi giận, không được hài lòng, không được thỏa mãn, có tâm giận dữ, sanh khởi lòng cay cú.

Bất bình:là bị bất bình do sự nổi giận ấy, do sự sân hận ấy, do sự không được hài lòng ấy, do sự không được thỏa mãn ấy.

[568] Thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt: hoặc là có quan hệ khác biệt về tội hoặc là có quan hệ khác biệt về tranh tụng.

[569] Thế nào là cuộc tranh tụng là có quan hệ khác biệt (aññabhāgiyaṃ) đối với cuộc tranh tụng? Cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Cuộc tranh tụng liên quan đến tội là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách. Cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội. Như thế là cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng.

[570] Thế nào là cuộc tranh tụng có cùng quan hệ (tabbhāgiyaṃ) đối với cuộc tranh tụng? Cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi là có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách là có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách. Cuộc tranh tụng liên quan đến tội có thể là có cùng quan hệ, có thể là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội.

Thế nào là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội? Tội pārājika về việc đôi lứa là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về trộm cắp, đối với tội pārājika về giết người, đối với tội pārājika về pháp thượng nhân. Tội pārājika về trộm cắp là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về giết người, đối với tội pārājika về pháp thượng nhân, đối với tội pārājika về việc đôi lứa. Tội pārājika về giết người là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về pháp thượng nhân, đối với tội pārājika về việc đôi lứa, đối với tội pārājika về trộm cắp. Tội pārājika về pháp thượng nhân là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về việc đôi lứa, đối với tội pārājika về trộm cắp, đối với tội pārājika về giết người. Như thế là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội.

Thế nào là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội? Tội pārājika về việc đôi lứa là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về việc đôi lứa. Tội pārājika về trộm cắp là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về trộm cắp. Tội pārājika về giết người là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về giết người. Tội pārājika về pháp thượng nhân là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về pháp thượng nhân. Như thế là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội.

Cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Như thế là cuộc tranh tụng có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng.

[571] Nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt: điều nhỏ nhặt nghĩa là có mười điều nhỏ nhặt: điều nhỏ nhặt về sự xuất thân, điều nhỏ nhặt về tên gọi, điều nhỏ nhặt về dòng họ, điều nhỏ nhặt về đặc điểm, điều nhỏ nhặt về tội vi phạm, điều nhỏ nhặt về bình bát, điều nhỏ nhặt về y phục, điều nhỏ nhặt về thầy tế độ, điều nhỏ nhặt về thầy dạy học, điều nhỏ nhặt về chỗ trú ngụ.

[572] Điều nhỏ nhặt về sự xuất thânnghĩa là có vị Sát-đế-lỵ (khattiya) được thấy đang phạm tội pārājika, rồi khi nhìn thấy vị Sát-đế-lỵ khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị Sát-đế-lỵ phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Có vị Bà-la-môn được thấy ...(như trên)... Có vị thương nhân được thấy ...(như trên)... Có vị cùng đinh được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị cùng đinh khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị cùng đinhphạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[573] Điều nhỏ nhặt về tên gọinghĩa là có vị Buddharakkhita được thấy ...(như trên)... Có vị Dhammarakkhita được thấy ...(như trên)... Có vị Saṅgharakkhita được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị Saṅgharakkhita khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị Saṅgharakkhita phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[574] Điều nhỏ nhặt về dòng họnghĩa là có vị Gotama được thấy ...(như trên)... Có vị Moggallāna được thấy ...(như trên)... Có vị Kaccāyana được thấy ...(như trên)... Có vị Vāsiṭṭha được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị Vāsiṭṭha khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị Vāsiṭṭhaphạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[575] Điều nhỏ nhặt về đặc điểmnghĩa là có vị cao được thấy ...(như trên)... Có vị lùn được thấy ...(như trên)... Có vị đen được thấy ...(như trên)... Có vị trắng được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị trắng khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị trắng phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[576] Điều nhỏ nhặt về tội vi phạmnghĩa là có vị đang vi phạm tội nhẹ được thấy rồi buộc tội vị ấy về tội pārājika rằng: “Ngươi phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[577] Điều nhỏ nhặt về bình bátnghĩa là có vị mang bình bát đồng được thấy ...(như trên)... Có vị mang bình bát đất được thấy ...(như trên)... Có vị mang bình bát tráng men (sāṭakapatta) được thấy ...(như trên)... Có vị mang bình bát đất loại bình thường (sumbhakapatta) được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị khác (cũng) mang bình bát đất loại bình thường lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị mang bình bát đất loại bình thường phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[578] Điều nhỏ nhặt về y phụcnghĩa là có vị mặc y paṃsukūla được thấy ...(như trên)... Có vị mặc y của gia chủ được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy có vị khác (cũng) mặc y của gia chủ lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị mặcy của gia chủphạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[579] Điều nhỏ nhặt về thầy tế độnghĩa là có người đệ tử của vị tên (như vầy) được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy người đệ tử khác của vị tên (như vầy) lại buộc tội rằng: “Ngươi là người đệ tử của vị tên (như vầy) phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[580] Điều nhỏ nhặt về thầy dạy họcnghĩa là có người học trò của vị tên (như vầy) được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy người học trò khác của vị tên (như vầy) lại buộc tội rằng: “Ngươi là người học tròcủa vị tên (như vầy) phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[581] Điều nhỏ nhặt về chỗ trú ngụnghĩa là có vị ngụ ở chỗ trú ngụ tên (như vầy) được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị khác (cũng) ngụ ở chỗ trú ngụ tên (như vầy) lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị ngụ ở chỗ trú ngụ tên (như vầy)phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa” thì vị ấy phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[582] Về tội pārājika: về bất cứ điều nào thuộc về bốn điều.

Bôi nhọ: hoặc là buộc tội, hoặc là cho người buộc tội.

Chắc là ta có thể loại trừ vị ấy ra khỏi Phạm hạnh này: Ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi trạng thái tỷ-kheo, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi pháp sa-môn, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi giới uẩn, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi đức tính khắc khổ.

[583] Sau đó vào lúc khác: đã bôi nhọ trong giây phút nào thì trải qua vào giây phút ấy, vào khoảng thời gian ấy, vào thời điểm ấy.

Được hỏi: đã bôi nhọ với sự việc nào thì được hỏi về sự việc ấy.

Không được hỏi: không được bất cứ ai đề cập đến.

[584] Sự tranh tụngnghĩa là có bốn sự tranh tụng: Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

[585] Sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt đã được nắm lấy: một điều nhỏ nhặt nào đó trong mười điều nhỏ nhặt ấyđã được nắm lấy.

[586] Và vị tỷ-kheo ấy (dầu có) thú nhận lỗi lầm: Tôi đã nói điều rỗng không, tôi đã nói điều dối trá, tôi đã nói điều không thật, tôi đã nói điều tôi không biết.

Tội Tăng tàng (Saṅghādisesa): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”

[587] Vị tỷ-kheo đang phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội Saṅghādisesa trên (cơ sở) tội Saṅghādisesa, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị tỷ-kheo đang phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là trọng tội (thullaccaya) trên (cơ sở) tội Saṅghādisesa, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa.”Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị tỷ-kheo đang phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội ưng đối trị (pācittiya) trên (cơ sở) tội Saṅghādisesa, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa.”Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị tỷ-kheo đang phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội ưng phát lộ (pāṭidesanīya) trên (cơ sở) tội Saṅghādisesa. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội tác ác (dukkaṭa) trên (cơ sở) tội Saṅghādisesa. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội ác khẩu (dubbhāsita) trên (cơ sở) tội Saṅghādisesa, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa.”Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[588] Vị tỷ-kheo đang phạm trọng tội (thullaccaya) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là thullaccaya trên (cơ sở) thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội ưng đối trị (pācittiya) trên (cơ sở) thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội ưng phát lộ (pāṭidesanīya) trên (cơ sở) thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội tác ác (dukkaṭa) trên (cơ sở) thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội ác khẩu (dubbhāsita) trên (cơ sở) thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) trên (cơ sở) thullaccaya, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa.”Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị tỷ-kheo đang phạm tội ưng đối trị (pācittiya) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỷ-kheo đang phạm tội ưng phát lộ (pāṭidesanīya) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỷ-kheo đang phạm tội tác ác (dukkaṭa) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỷ-kheo đang phạm tội ác khẩu (dubbhāsita) đã được thấy ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội dubbhāsita trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội Saṅghādisesa trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là thullaccaya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội pācittiya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội dukkaṭa trên (cơ sở) tội dubbhāsita, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa.”Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Sau khi đã thực hiện theo mỗi một nhân tố, sự xoay vòng nên được thành lập.

[589] Vị tỷ-kheo đang phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội Saṅghādisesa trên (cơ sở) tội Saṅghādisesa, nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị tỷ-kheo đang phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là trọng tội (thullaccaya) trên (cơ sở) tội Saṅghādisesa. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội ưng đối trị (pācittiya) trên (cơ sở) tội Saṅghādisesa. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội ưng phát lộ (pāṭidesanīya) trên (cơ sở) tội Saṅghādisesa. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội tác ác (dukkaṭa) trên (cơ sở) tội Saṅghādisesa. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội ác khẩu (dubbhāsita) trên (cơ sở) tội Saṅghādisesa, nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa.”Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[590] Vị tỷ-kheo đang phạm trọng tội (thullaccaya) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là thullaccaya trên (cơ sở) thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội ưng đối trị (pācittiya) trên (cơ sở) thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội ưng phát lộ (pāṭidesanīya) trên (cơ sở) thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội tác ác (dukkaṭa) trên (cơ sở) thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội ác khẩu (dubbhāsita) trên (cơ sở) thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội Saṅghādisesa trên (cơ sở) thullaccaya, nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn...(như trên)... hay là hành sự của hội chúng nữa.”Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

Vị tỷ-kheo đang phạm tội ưng đối trị (pācittiya) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỷ-kheo đang phạm tội ưng phát lộ (pāṭidesanīya) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỷ-kheo đang phạm tội tác ác (dukkaṭa) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỷ-kheo đang phạm tội ác khẩu (dubbhāsita) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội dubbhāsita trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội Saṅghādisesa trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... có sự ghi nhận là thullaccaya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pācittiya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dukkaṭa trên (cơ sở) tội dubbhāsita, nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa.”Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; vị (nguyên cáo) phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) theo từng lời nói.

[591] Vị buộc tội hoặc bảo (người khác) buộc tội theo như sự nhận biết, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều Tăng tàng (Saṅghādisesa) thứ chín.

*******


[1]Maṇikaṇṭha nghĩa là “cổ có ngọc ma-ni.” Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Nghe nói con rồng chúa ấy khi đi có trang điểm ở cổ một viên ngọc ma-ni lớn vĩ đại (có thể) ban cho tất cả các điều ao ước; vì thế được biết đến với tên “Maṇikaṇṭha.”

[2]Sugatavidatthi (gang tay của đức Thiện thệ): được ngài Buddhaghosa giải thích bằng ba lần gang tay của người bậc trung. HT Bửu Chơn cho rằng 1 gang của người bậc trung là 0,25 mét và tính ra diện tích là 9,00 mét x 5,20 mét (trong cuốn “Tứ Thanh Tịnh Giới,” trang 33, ở phần chú thích). Trong “Vinayamukha,” ngài Mahāsamaṇa Chao đề nghị rằng sugatavidatthi, tức là gang tay của đức Thiện thệ nên được tính theo kích thước trung bình là 0,25 mét; như vậy diện tích sẽ là 3,00 mét x 1,75 mét. Vì đây là “kuṭi” nên chúng tôi nghĩ rằng kích thước thứ hai hợp lý hơn.

[3]Ngoại trừ nhà ở cho mục đích trú ngụ của vị ấy (thì phạm tội). Nếu vị ấy cho xây dựng bảo rằng: “Sẽ là nhà làm lễ Uposatha, nhà tắm hơi, trai đường, nhà đốt lửa khác nữa” trong mọi trường hợp thì vô tội. Tuy nhiên, nếu vị ấy nghĩ rằng: “Sẽ là nhà làm lễ Uposatha và ta sẽ trú ngụ,” “Sẽ là nhà tắm hơi, trai đường, nhà đốt lửa và ta sẽ trú ngụ,” trong khi được cho làm thì vị ấy phạm tội (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[4]Theo ngài Buddhaghosa, tu viện này được cho xây dựng bởi người phú hộ tên Ghosita.

[5]Channa: (Xa-nặc của Hán tạng) là người hầu cận của thái tử Siddhattha (Sĩ-đạt-ta) về sau trở thành đức Phật.

[6]Chỉ có giác quan “thân” (kāyindriyaṃ) để nhận biết sự xúc chạm. (theo ngài Buddhaghosa).

[7]Ngài Dabba là con trai của vua xứ Malla (theo ngài Buddhaghosa).

[8]Ngài Buddhaghosa giải thích là ba Minh, bốn Tuệ phân tích, sáu Thắng trí, và chín Pháp Siêu Thế.

[9]Theo ngài Buddhaghosa, hai vị này là các vị đứng đầu trong nhóm Lục Sư. Thứ tự được ngài trình bày là hai vị Paṇḍuka và Lohitaka ở thành Sāvatthi, hai vị Mettiya và Bhummajaka ở thành Rājagaha, hai vị Assaji và Punabbasuka ở vùng núi Kīṭā.

[10]Là tội ưng đối trị (pācittiya) thứ nhì.

---o0o---

Nguồn: www.budsas.org

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com