Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư Ngỏ

23/07/202209:47(Xem: 4761)
Thư Ngỏ

 

TỔNG LUẬN 

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thin Bu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

 

Thư ngỏ:

 

Chúng tôi bắt đầu học Phật và trì tụng kinh điển Phật học nhất là kinh Đại thừa một cách nghiêm chỉnh kể từ năm 2005, năm chúng tôi về hưu sau khi làm việc 26 năm tại Silicon Valley-CA. Nhân duyên đưa đẩy chúng tôi phải di chuyển ra khỏi Bắc Cali và hưu trí tại Vancouver Washinhton State. Chúng tôi may mắn mua được một căn nhà lý tưởng tại khu biệt lập Cimarron. Điểm luu ý ở đây là khu này rất yên tịnh, vườn hoa cây cảnh nhà cửa như một công viên. Sáng có thể nghiên cứu học Phật, chiều thì hành thiền, tối công phu. Tất cả đều thanh tịnh, vắng lặng cả tiếng ruồi bay cũng có thể nghe được!

Chúng tôi học Phật rất nghiêm chỉnh, nhưng loay hoay cả năm trời mà không tìm thấy đường vào đạo. Chúng tôi chỉ đọc được một số bài khảo luận, những quyển sách nhỏ về Phật học cũng như các kinh lớn nhỏ (Tiểu thừa hoặc Đại thừa) phát thí tại các chùa mà chúng tôi thường lui tới lễ Phật, nhưng tiếc thay không thâu lượm được gì trong kho tàng Phật học. Cuối cùng phải nhập vào các mạng Phật học, mới thấy ánh sáng Đạo.

Chúng tôi bắt đầu mua một số sách Phật và thâm cứu kinh điển trên các mạng Phật học khắp nơi. Bộ sách gối đầu của chúng tôi là bộ Phật Học Phổ Thông của HT Thích Thiện Hoa. Chúng tôi mất một năm trời đọc tụng tóm tắt và gần như thuộc lòng bộ sách quá hữu ích và thực dụng này. Sau khi học và tóm tắt xong Bộ Phật Học Phổ Thông này, chúng tôi lập bàn thờ, mang bộ sách của Hòa thượng, cùng các tập tóm tắt của chúng tôi với bông hoa cây trái cúng dường  HT. Thích Thiện Hoa. Chúng tôi xem Hòa Thượng như một người Thầy, một vị Tổ đã hóa đạo cho chúng tôi.

May thay tất cả những gì mà chúng tôi cần học, cần nghiên cứu đều nằm trong bộ sách cơ bản này. Bộ sách này thật sự đã rút ngắn được thời gian chập chửng vào đạo của chúng tôi, nhờ đó mà chúng tôi biết được 5 thừa giáo và gần như tất cả các pháp mầu Phật đạo nhất là các kinh Đại thừa căn bản như kinh Lăng Nghiêm, kinh Viên Giác, kinh Kim Cang, Bát Nhã Tâm kinh, một số luận như Như Luận Đại Thừa Khởi Tín, Duy Thức Học và nhơn Minh Luận v.v…

Thời gian kế tiếp chúng tôi trì tụng một số kinh lớn như kinh Hoa Nghiêm, kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ, kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Địa Tạng, Pháp Bảo Đàn Kinh, một số  kinh của Tịnh độ tông như Đại Thừa Vô Lượng Thọ và một số sách liên quan đến thiền tông, các ngữ lục nhất là hai cuốn Bích Nham Lục và Cảnh Đức Truyền Đăng Lục v.v…

Như HT Thích Thiện Hoa khuyến dẫn nếu có duyên với pháp môn nào thì nghiên cứu về pháp môn đó thì mau tiến hơn. Sau khi đọc toàn bộ các khảo cứu của Thiền sư D.T. Suzuki nhất là bộ Thiền luận (ba quyển), chúng tôi cảm thấy có một cái gì đó lôi cuốn, chúng tôi quyết định dấn thân vào việc nghiên cứu và tu hành theo hệ Bát Nhã. Hệ này có tổng cọng 777 quyển gồm 41 bộ kinh khác nhau. Chúng tôi gần như đọc hầu hết các bộ kinh này.

Duyên lại đưa đẩy, để hỗ trợ đứa con gái học chuyên khoa tại Palo Alto chúng tôi phải quay lại sống ở một thành phố ồn ào náo nhiệt là San Jose này vào năm 2010. Nhưng không bỏ bản nguyện chúng tôi tiếp tục đọc bộ kinh tên là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa (MHBNBLMĐ) do nhóm của ngài Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán và HT Thích Trí Tịnh dịch từ Hán sang Việt (Viện Phật Học Phổ Hiền Xuất Bản PL. 2530 DL. 1986 (Trọn bộ 3 tập). Đây là một Bộ kinh lớn trích ra từ Hội thứ II (một trong 16 pháp hội) trong kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật mà kinh này chiếm đến 600 quyển trong số 777 quyển thuộc hệ Bát Nhã. Khi nghiên cứu kinh MHBNBLMĐ chúng tôi ghi chú thật cẩn thận một số giáo pháp căn bản của kinh này, từ phẩm một từ đầu đến cuối quyển kinh ít nhất hai năm. Kinh nhiều lần lặp đi lặp lại là mẹ của chư Phật và chư Bồ tát, xuất sanh tất cả pháp thế gian và xuất thế gian. Điều này kích động chúng tôi không ít.

Chúng tôi biết là kinh MHBNBLMĐ thuộc Hội thứ II của kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật do Tam Tạng Huyền Trang và nhóm của ngài dịch từ Phạn sang Hán và HT Thích Trí Nghiêm dịch từ Hán sang Việt. Nên năm 2012 chúng tôi bắt đầu nghiên cứu kinh này. Chúng tôi bắt đầu đọc tụng tra cứu mấy năm trời. Càng đọc càng thấy tính cách ảo diệu của nó, chúng tôi bắt đầu thích nghĩa để đọc tụng thọ trì. Quyển ghi chú kinh ĐBN càng ngày càng nhiều, về sau kinh cũng khuyến dẫn là nên truyền bá kinh này. Nên chúng tôi có ý định là nên đăng lên các mạng Phật học để truyến bá hay xiển dương. Đến đầu năm 2020, chúng tôi hoàn thành bộ Tổng luận Đại Bát Nhã.

Vào đầu Thánh 03 Năm 2020 thì bệnh Covid-19 hoành hành ở Trung Hoa và bắt đầu lang tràng sang các quốc gia trên thế giới lúc đó chúng tôi đã quá 80 tuổi. Nghĩ mình khó thoát nạn dịch lớn này. Chúng tôi viết thư cho Ban Biên Tập của Trang nhà Quảng Đức, xin phổ biến bộ Tổng luận vừa hoàn tất. Trong bức thư của chúng tôi gởi cho Ban Biên Tập có ghi vắn tắt bố cục của bộ Tổng luận này kèm theo phiên bản bằng điện tử (ebook) của bộ Tổng luận.

May mắn thay, Thầy Nguyên Tạng (TT Thích Nguyên Tạng) chủ biên của Ban Biên Tập xem xong thơ thì hai ngày sau gọi phone cho chúng tôi. Thầy chấp nhận đăng trên Trang nhà Quảng Đức với điều kiện là chúng tôi phải viết tiểu sử cũng như quá trình hoạt động trong lãnh vực đạo cũng như đời. Chúng tôi làm theo đúng yêu cầu của Thầy. Đến Tháng 04/2020 bộ Tổng luận phiên bản (version cũ) được tãi lên mạng Quảng đức. Ban Biên Tập cử hai Phật tử: 1. là nữ cư sĩ Thanh Phi kiển tra chánh tả và 2. là Phật tử Tâm Từ, một kỹ sư thiết kế trên mạng. Công việc phân công xong: Cứ mỗi ngày tôi tóm tắt phẩm hay phần nào xong liền gởi cho Thanh Phi kiểm tra Quốc ngữ, rồi chuyển qua cho Tâm Từ tãi lên mạng. Công việc kéo dài đến Tháng 04/2021 mới hoàn tất. Thật một năm làm việc hết sức vất vả!

Sau khi tãi thiên Tổng luận lên mạng Quảng Đức xong, chúng tôi có dịp đọc lại tác phẩm thì thấy có nhiều chỗ sơ hở, thiếu sót. Nên bắt đầu viết lại nhất là sau khi đọc xong bộ Đại Trí Độ Luận do Bồ Tát Long Thọ soạn thảo, bình giảng kinh MHBNBLMĐ. Bồ Tát Long Thọ là vị La Hán thứ XIV, thay mặt Phật là chủ Tăng đoàn, là bậc thật tu thật chứng. Nên Bộ Đại Trí Độ Luận có đầy đủ chất lượng nhất là đối với việc giải thích thâm nghĩa của các pháp Mầu Phật đạo. Nên, nhân khi Thầy Nguyên Tạng về Việt Nam để in thiên Tổng luân Đại Bát Nhã. Thầy nhờ tôi trình bày (layout) bộ Tổng luận để in sách khổ 6 X 9, chúng tôi viết lại toàn bộ thiên Tổng luận với sự cập nhật của bộ Đại Trí Độ Luận và A Tỳ Đạt Ma Đại Tì Bà Sa Luận. Vậy, thiên Tổng luận phiên bản (version mới) ra đời được phổ biến bằng sách vào đầu mùa Xuân năm 2022, nhưng rất giới hạn. Phiên bản mới của bộ Tổng luận bằng sách (8 TẬP) được cập nhật hoàn chỉnh và có thể nói là có trình độ hơn. Nhưng ngày nay độc giả chỉ thích học hỏi tụng đọc trên mạng hơn là sách vỡ cầm tay. Như vậy, công việc kế tiếp của chúng tôi là phải cập nhật phiên bản mới Tổng luận trên Trang Nhà Quảng Đức. Chúng tôi xin phép, Thầy Nguyên Tạng đồng ý, thiên Tổng luận được cập nhật xong vào giữa Tháng 07, Năm 2022. Đó là lý do của bức thư ngỏ ngày hôm nay.

Kinh nghiệm cho thấy rằng càng học hỏi càng trì tụng nhất là tập trung cao độ thì chắc chắn có sự chuyển y. Nhờ hai bộ luận: 1. Đại Trí Độ Luận do Bồ Tát Long Thọ soạn thảo và A Tỳ Đạt Ma Đại Tì Bà Sa Luận do Tôn giả Thế Hữu và 500 vị Đại A la hán soạn thảo đã nâng trình độ của thiên Tổng luận phiên bản mới lên một trình độ cao hơn. Đây là hai Bộ luận đồ sộ nhất trong lịch sử Phật học của các bậc thật tu thật chứng sẽ giúp độc giả hiểu biết nhiều về các pháp tu mà kinh Đại Bát Nhã gọi các pháp mầu Phật đạo, các thiện pháp, các pháp hy hữu, tư lương Bồ tát hay Bồ tát đạo… Hơn thế nữa bộ Đại Trí Độ Luận là một bộ luận tuyệt tác thuyết về Bát Nhã Ba La Mật được chúng tôi trích dẫn để làm sáng tỏ Đại Bát Nhã Tánh Không mà Phật tiên đoán khi xưa.

Tôi còn nhớ vào năm 1966 khi tôi tập sự luật sư tại Biên Hòa, văn phòng của chúng tôi gần văn phòng của luật sư Nghiêm Xuân Hồng, ông là một học giả, cũng là cư sĩ Phật giáo thuần thục. Một hôm tôi rảnh sang văn phòng thăm Thầy (mà chúng tôi thường gọi bằng tiếng Pháp là Maître), thấy Thầy cầm một quyển sách cũ bạc màu. Tôi hỏi có phải Maître cầm quyển kinh gì vậy? Thầy trao quyển sách cho tôi rồi bảo: Đây là kinh Lăng Nghiêm, khi nào đọc xong Anh trả lại tôi. Chúng tôi đem kinh về cố gắng đọc để không phụ lòng Thầy nhưng chỉ đọc được vài trang, không hiểu gì hết. Bèn đem kinh trả lại cho Thầy. Đến khi về hưu, chúng tôi lại có dịp đọc Kinh Lăng Nghiêm trong Phật Học Phổ Thông (gần 50 năm sau), đọc tới đâu thấu hiểu tới đó mà còn khen được “Đây là một bộ kinh mà văn từ thanh thoát, không có kinh Phật nào văn chương lưu loát bằng kinh này”.

Vậy mới biết, kể từ khi tôi đọc và viết kinh Đại Bát Nhã bắt đầu từ năm 2010 cho đến năm 2020, chúng tôi hoàn tất xong thiên Tổng luận Đại Bát Nhã. Từ năm 2020 củ soát và viết lại toàn bộ thiên Tổng luận phiên bản mới với sự tập trung cao độ, đến năm 2022 thì hoàn tất. Tổng cộng chúng tôi làm việc mỗi ngày ít nhất là 4 tiếng. Vào lúc tãi lên mạng và nhất là lúc viết lại phiên bản mới để đăng thành sách, chúng tôi có khi làm việc hơn 12 tiếng một ngày, tổng cộng 12 năm. Cứ mỗi lần viết lại hay cập nhật Tổng luận là một lần thay đổi. Thiên Tổng luận mới này được cải thiện nhiều lần. Phải chăng đó sự chuyển y? Chúng tôi không thể tự đánh giá nhưng có thể nói là thiên Tổng luận phiên bản mới đạt chỉ tiêu hơn. Học đạo và chuyển y là thế, ai cũng có thể gặt hái kết quả này miễn có tâm nhiệt thành và một nghị lực dũng mãnh là được.

 Đến hôm nay khi viết xong thiên Tổng luận này chúng tôi đã quá 82 tuổi. Bây giờ, hơi tàn sức yếu, khả năng chỉ có thế, muốn làm hơn cũng không làm nổi! Thầy Nguyên Tạng có khuyên “Cái gì mình chưa làm xong hãy để cho đời sau tiếp nối”. Đúng vậy, như chúng tôi nói trong phần giới thiệu của Tổng luận, chúng tôi chỉ đặt viên đá nhỏ đầu tiên để xây lâu đài Bát Nhã, các bậc cao minh trí tuệ hơn chắc chắn sẽ tiếp tục tô điễm lâu dài này cho mỗi ngày mỗi huy hoàng tráng lệ hơn lên.

Một kiếp người học đạo như thế là xong, phải còn đến ba a tăng kỳ kiếp mới đạt chánh quả. Đây là cuộc hành trình vô tận, hãy cố gắng vươn lên trong ánh sáng giác ngộ. Chúng tôi chỉ mong bộ Tổng luận này mang nhiều phúc lạc cho toàn pháp giới chúng sanh.

Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Bồ Tát Ma Ha Tát.

San Jose - CA, Ngày 19, Tháng 7, Năm 2022.

Cu sĩ Thiện Bửu.

 

Xin lưu ý lần chót: Thiên Tổng luận này ra đời và phổ biến rộng rãi là nhờ Ban Biên Tập Quảng Đức với sự hướng dẫn của TT Thích Nguyên Tạng. Một khi tôi qua cõi khác Quý vị muốn sử dụng tài liệu này, xin liên lạc với Thầy Nguyên Tạng tại số 105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Autralia. Tel: 9357 3544. [email protected]./.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/12/2014(Xem: 16354)
“Milarepa, Con Người Siêu Việt” là bản dịch tiếng Việt do chúng tôi thực hiện vào năm 1970 và được nhà xuất bản Nguồn Sáng ấn hành tại Sài gòn vào năm 1971
24/11/2014(Xem: 18002)
Tập sách nhỏ “Du-già Tây Tạng, Giáo Lý và Tu Tập” này được dịch từ bản văn tiếng Anh có nhan đề là “Teachings of Tibetan Yoga” do Giáo sư Garma C. C. Chang – giảng sư của Tu viện Kong Ka ở miền Đông Tây Tạng khoảng trước năm 1950 – biên dịch từ Hoa ngữ, do nhà xuất bản Carol Publishing Group ấn hành năm 1993 tại New York, Hoa Kỳ.
18/08/2014(Xem: 26397)
Tập Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn này được chúng tôi biên soạn như một phần trong công trình dịch thuật và chú giải kinh Đại Bát Niết-bàn và đã được in chung với bảng thuật ngữ tra cứu thành một Phụ lục đính kèm theo toàn bộ kinh, xuất bản trong năm 2009.
18/08/2014(Xem: 23366)
Tôi nghe như thế này: Một thuở nọ, đức Phật ngự tại thành Tỳ-da-ly, trong vườn cây Am-la với chúng đại tỳ-kheo là tám ngàn người, Bồ Tát là ba mươi hai ngàn vị mà ai ai cũng đều biết đến, đều đã thành tựu về đại trí và bổn hạnh. Oai thần mà chư Phật đã gầy dựng được, chư Bồ Tát ấy nương vào đó mà hộ vệ thành trì đạo pháp. Các ngài thọ lãnh giữ gìn Chánh pháp, có thể thuyết pháp hùng hồn như tiếng sư tử rống, danh tiếng các ngài bay khắp mười phương. Chẳng đợi sự thỉnh cầu giúp đỡ mà các ngài tự mang sự an ổn đến cho mọi người. Các ngài tiếp nối làm hưng thạnh Tam bảo, khiến cho lưu truyền chẳng dứt.
18/08/2014(Xem: 27327)
Tôi nghe như thế này: Có một lúc đức Phật tại thành Vương Xá, núi Kỳ-xà-quật, cùng với sáu mươi hai ngàn vị đại tỳ-kheo. Các vị đều là những bậc A-la-hán đã dứt sạch lậu hoặc, không còn sinh khởi các phiền não, mọi việc đều được tự tại, tâm được giải thoát, trí huệ được giải thoát, như các bậc đại long tượng khéo điều phục. Các ngài đã làm xong mọi việc cần làm, buông bỏ được gánh nặng, tự thân đã được sự lợi ích, dứt hết mọi chấp hữu, đạt trí huệ chân chánh nên tâm được tự tại. Hết thảy các ngài đều đã được giải thoát, chỉ trừ ngài A-nan. Trong pháp hội có bốn trăm bốn mươi vạn Bồ Tát, đứng đầu là Bồ Tát Di-lặc. Các vị đều đã đạt được các pháp nhẫn nhục, thiền định, đà-la-ni. Các ngài hiểu sâu ý nghĩa các pháp đều là không và hoàn toàn không có tướng nhất định. Các vị đại sĩ như thế đều là những bậc không còn thối chuyển trên đường tu tập.
18/08/2014(Xem: 18764)
Sách Liên Tông Bảo Giám nói rằng: “Tâm thể chính là cõi Cực Lạc trải khắp mười phương. Tự tánh là đức Di-đà tròn đầy trí giác. Mầu nhiệm ứng theo thanh sắc nơi ngoại cảnh, tỏa sáng nơi tự tâm. Bởi vậy, bỏ mê vọng liền về chân thật, thẳng lìa trần ai tức là giác ngộ.” “Thuở trước ngài Pháp Tạng phát lời nguyện lớn, khai mở con đường nhiệm mầu sang Cực Lạc. Cho nên đức Thế Tôn mới chỉ về phương Tây mà dạy cho bà Vi-đề-hy biết rõ cõi diệu huyền. Khi ấy, mười phương chư Phật đều hiện tướng lưỡi rộng dài mà xưng tán. Nên báo trước rằng khi các kinh khác đều đã mất, sẽ chỉ riêng lưu lại bộ kinh A-di-đà.
18/08/2014(Xem: 20571)
Cuốn sách này được biên soạn chủ yếu dựa vào một cuốn sách bằng tiếng Tây Tạng có nhan đề là Bardo Thődol, trước đây được một vị Lạt-ma Tây Tạng là Kazi Dawa Samdup dịch sang tiếng Anh, nhan đề là The Tibetian Book of the Dead, với lời bình giải của Hòa thượng Chőgyam Trungpa. Sau đó đã có thêm bản tiếng Pháp của bà Marguerite La Fuente, dịch lại từ bản tiếng Anh. Chúng tôi đã sử dụng phần lớn bản dịch tiếng Việt của dịch giả Nguyên Châu, cũng được dịch từ bản tiếng Anh.
18/08/2014(Xem: 17761)
Tập sách này là phần tinh yếu của giáo pháp mật truyền thuộc Mật tông Tây Tạng, được Đại sư ORGYEN KUSUM LINGPA giảng giải thật chi tiết và rõ ràng. Sách đề cập đến các giai đoạn tu tập và chuẩn bị cho giai đoạn thân trung ấm (bardo), tức là giai đoạn quyết định sự tái sinh của mỗi chúng sinh.
18/08/2014(Xem: 59304)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
17/08/2014(Xem: 21653)
Tập sách này trong nguyên ngữ Tây Tạng được biên soạn từ quyển Truyền thuyết về 84 vị Thánh tăng (Grub thob brgyad bcu tsa bzhi’i lo rgyus) do ngàiMondup Sherab ghi chép từ lời kể của ngài Abhayadatta Sri (thế kỷ 12th) và quyển Tâm chứng của 84 vị Thánh tăng (Grub thob brgyad bcu rtogs pa’i snying po rdo rje’i lu) của ngài Vira Prakash, đã được Keith Dowman và Bhaga Tulku Pema Tenzin dịch sang Anh ngữ. Phần giới thiệu và các chú giải, nhận xét là củaKeith Dowman, hình minh họa là của H. R. Downs. Sách đã được phát hành tại Hoa Kỳ vào năm 1985 (The State University of New York Press, Albany, NY., 1985) với độ dày 454 trang. Sách cũng đã từng được dịch sang tiếng Đức vào năm 1991 với nhan đề Die Meister der Mahamudra (Diederichs, Munchen, 1991). Bản dịch Việt ngữ được giới thiệu lần này là của Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng, được dịch từ bản tiếng Anh Masters of Mahamudra of the Eighty-four Buddhist Siddhas của Keith Dowman.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]