Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

105. Kinh Thiện Tinh

19/05/202010:58(Xem: 9777)
105. Kinh Thiện Tinh

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


105. Kinh THIỆN TINH

( Sunakkhatta sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả

          Vê-Sa-Li, Ngài đã trú qua

              Ku-Ta-Gá-Rá-Sa-La  (1)

     (Giảng đường Trùng Các), rừng là Đại Lâm (2)

          Lúc ấy nhằm có nhiều Phích-Khú  (3)

          Trước Điều Ngự, tuyên bố chính mình

              Đã chứng trí giác viên minh :

    “ Chúng con biết được đinh ninh ngọn ngành :

          Sanh đã tận, tựu thành Phạm hạnh

          Điều chân chánh mình đã thực hành

              Không còn trở lại (Vô Sanh) ”.

 

       Lúc ấy một vị vốn ngành thế gia

          Lích-Cha-Vi Pút-Ta (4) dòng dõi

          Có tên gọi : Su-Nách-Khách-Ta.

              Được nghe về chuyện kể là

       Nhiều Phích-Khú trước Phật-Đà trí minh

          Tuyên bố mình đã chứng trí giác

          Đã thành đạt Ứng Cúng, Vô Sanh.

              Su-Nách-Khách-Ta thân hành     

       Đến hương thất đấng Cha Lành Thế Tôn

          Đảnh lễ đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Rồi ngồi kế bên Phật, thưa ngay :

    ___________________________

 

   (1) : Kutagarasala – Trùng Các giảng đường tại thành Vesali

         (Tỳ-Xá-Ly).           (2) :  Đại Lâm – Mahàvana.

   (3) : Bhikkhu  được phiên âm là Tỳ-Khưu hay Tỷ-Kheo.

   (4) : Licxhaviputtta : người con của dòng họ Licchavi.

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  544

 

        – “ Bạch Thế Tôn ! Con nghe vầy :

       Nhiều Tỷ Kheo ở trước Ngài, nói ra

          Là mình đã chứng qua trí giác

          Đã thành đạt A-La-Hán rồi.

              Không biết các vị này thời

       Tuyên bố chân chánh, hay lời nói đây

          Các vị này vì tăng-thượng-mạn

          Tuyên bố sảng, không đúng chăng là ? ”.

 

        – “ Này ông Su-Nách-Khách-Ta !

       Những Phích-Khú trước mặt Ta nói là

          Đã chứng qua trí giác bậc Thánh

          Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành

              Điều nên làm, đã thực hành

       Không còn trở lại, Vô sanh hiển bày.

          Có ở đây một số Phích-Khú

          Đã chân chánh khi thú nhận là

              Mình đã trí giác chứng qua.

       Nhưng cũng có kẻ gian ngoa, chỉ vì

          Tăng-thượng-mạn, dối khi tuyên bố

          Chứng trí giác. Thật hổ ngươi thay !

 

              Những Tỷ-Kheo chân chánh đây

       Với các vị ấy, đúng ngay như vầy.

          Nhưng ở đây,một số Phích-Khú

          Tăng-thượng-mạn, nên tự nói là

              Trí giác mình đã chứng qua.

       Như Lai suy nghĩ : ‘Nay Ta hãy vì

          Những vị ấy, thuận tùy thuyết pháp’. 

          Nhưng phức tạp khi có số người

              Ngu si, hỏi Ta lôi thôi,

       Su-Nách-Khách-Tá ! Ta thời nghĩ qua :

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  545

 

         ‘Ta hãy vì họ mà thuyết pháp,

          Và không thể làm khác điều này ”.

 

        – “ Bạch đức Thế Tôn ! Như vầy 

       Đã đúng thời giảng pháp hay, thuần từ

          Ngài thuyết như thế nào, chắc hẳn

          Chúng Tỷ Kheo sẽ gắng thọ trì ”.

 

        – “ Su-Nách-Khách-Ta ! Vậy thì

       Hãy khéo tác ý đồng thì khéo nghe ”.

 

    – “ Con xin nghe lời Ngài phân tách ”. 

 

    – “ Này Su-Nách-Khách-Tá ! Ở đây

              Có năm dục-trưởng-dưỡng này

       Sao là năm ? Các sắc đây do là

          Mắt nhận thức vui và vừa ý

          Hấp dẫn, liên hệ chí dục này.

              Các tiếng nhận thức do tai

       Các hương do mũi, xúc này do thân

          Các vị, nhân do lưỡi nhận thức…

          Đáng yêu, thực vừa ý, vui, và

              Hấp dẫn, liên hệ dục tà.

       Này ông Su-Nách-Khách-Ta ! Đó là

          Năm dục-trưởng-dưỡng mà phải rõ.

          Nhưng sự tình này có trải qua 

              Khi một số người tỏ ra

       Thiên nặng vật chất phù hoa cõi đời

          Với những người bản tính thế đó

          Thích hợp họ phải tùy thuộc vào

              Sự phù hợp với điều nào

       Mà họ suy gẫm, mong cầu, nghĩ suy.

          Người đó chỉ thuận tùy giao thiệp

          Với người mà họ thích ưa thôi !

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  546

 

              Nhưng nếu câu chuyện được khơi

       Bất động với họ thì người này đây

          Không lóng tai nghe và cảm thụ,

          Tâm không trú trí giác mọi thời.

              Y không giao thiệp với người

       Mà y không thích thú lời người đây.

 

          Ví như, này Su-Nách-Khách-Tá !

          Có người đã lâu lắm xa quê

              Làng hay thị trấn thuộc về

       Bỗng gặp một kẻ từ quê của mình

          Về văn minh hỏi qua tường tận

          Nơi làng hay thị trấn hiện nay ?

              Tình hình kinh tế nơi này ? 

       Về ăn uống, bệnh tật rày ra sao ?

          Người quen mau tường trình mọi sự

          Theo tuần tự câu hỏi nêu ra.

              Và này Su-Nách-Khách-Ta !

       Thế nào ông nghĩ xuyên qua chuyện vầy ?

          Có phải là người này chăm chú

          Lóng tai nghe, an trú tâm ngay

              Vào trí giác ; và người này

       Sẽ giao thiệp kẻ người này thích không ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Đúng như vậy ạ !

 

    – “ Này Su-Nách-Khách-Tá ! Trải qua

              Người ấy cần được hiểu là

       Thiên nặng vật chất phù hoa cõi đời.

 

      *  Mặt khác, việc này thời xảy tới  

          Một số thiên nặng với điều là

              Bất Động, thích hợp trải qua

       Tùy thuộc để hợp điều mà họ đây

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  547

 

          Suy tầm hay suy tư, và họ

          Chỉ giao thiệp người họ thích thôi !

              Nếu nói liên hệ việc đời

       Thuộc thế gian vật chất, thời người đây

          Bất động, không lóng tai nghe kỹ

          Không trú vào thượng trí mọi thời.

              Y không giao thiệp với người

       Mà y không thích thú lời nghe qua.

 

          Này Su-Nách-Khách-Ta ! Giả thử

          Một lá vàng khô tự lìa cành

              Không thể trở lại tươi xanh.

       Cũng vậy, với kẻ bình sinh thuộcvề

          Thiên nặng bề bất động thế đó

          Đã rời bỏ kiết sử, liên quan

              Kiết sử vật chất thế gian,

       Người ấy cần được rõ ràng hiểu thông :    

         ‘Đây là hạng người không liên hệ

          Kiết sử thể vật chất trần duyên

              Thiên nặng về bất động liền.

 

   *  Lại nữa, một số người thiên nặng về

          Vô Sở Hữu. Vấn đề được thấy

          Với người ấy, câu chuyện thích nghi

              Với người ấy, thì phải tùy

       Thế nào để hợp điều chi phải là

          Điều y sưu tầm và suy nghĩ,

          Người ấy chỉ giao thiệp với người

              Mà y thích thú. Nếu lời

       Liên hệ đến Bất động, thời người đây

          Không nghe, không lóng tai chăm chú  

          Không an trú vào trí giác ngay.    

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  548

 

              Y không giao thiệp với ai

       Mà y không thích kẻ này, tránh xa.

          Này Su-Nách-Khách-Ta ! Được ví

          Một hòn đá đã bị vỡ đôi

              Không thể nối liền được rồi !

       Người thiên Vô-sở-hữu thời ví như

          Bị chặt đứt, đoạn trừ mau chóng

          Khỏi kiết sử Bất-động tức thời.

              Người ấy được hiểu là người

       Không liên hệ Bất-động, thôi không hề !

          Thiên nặng về Vô-sở-hữu cả.

 

          Này Su-Nách-Khách-Tá ! Trải qua

          *  Lại có sự tình xảy ra

       Một số người đã tỏ ra níu trì

          Về Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

          Với người tự thiên nặng điều đây

              Câu chuyện thích hợp người này

       Tùy sự phù hợp người này suy tư

          Chuyện nếu từ Vô-sở-hữu xứ

          Người ấy tự không lóng tai nghe

              Trí giác, tâm không trú về

       Người ấy lại cũng không hề xã giao

          Những người nào y không thích cả.

 

          Này Su-Nách-Khách-Tá ! Như so 

              Một người mỹ vị ăn no

       Đã ngán món ấy, dù cho chẳng cần.

          Y có ăn lại món ăn ấy ? ”.

 

    – “ Thưa không. Vì sao vậy ? Vì rằng

              Y đã không thiết món ăn

       Mà y đã ngán, muốn quăng bỏ vầy ”.

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  549

 

    – “ Cũng vậy, này Su-Nách-Khách-Tá !

          Với người đã thiên nặng Xứ là

              Phi-tưởng-phi-phi-tưởng, và

       Vô-sở-hữu-xứ dẹp qua, chẳng cần

          Người ấy cần được hiểu cho rõ :

          Hạng người đó không liên hệ gì

              Kiết sử Vô-sở-hữu ni,

       Chỉ Xứ Phi-tưởng-phi-phi-tưởng này.

          Thiên nặng về Xứ đây hướng tới.

 

      *  Lại nữa, hỡi Su-Nách-Khách-Ta !   

              Sự tình này cũng xảy ra :

       Nhiều người thiên nặng, huớng qua Niết Bàn.

          Chánh Niết-bàn người này thiên nặng

          Câu chuyện hẳn thích hợp người này

              Phải tùy thuộc, phù hợp ngay

       Với điều người ấy vẫn hay suy tầm

          Và suy tư. Thâm tâm người đó

          Chỉ giao thiệp người họ thích thôi !

              Nếu câu chuyện hướng về nơi

       Phi-tưởng-phi-phi-tưởng, thời không nghe

          Không lóng tai, không hề trú lạc

          Vào trí giác, với lời chẳng ưa 

              Như ngọn cây Sa-La vừa

       Bị chặt đứt hẳn chẳng chừa ngọn ra.

 

          Này Su-Nách-Khách-Ta ! Sao thế ?    

          Vì Sa-La không thể sống khi

              Ngọn nó bị chặt đứt đi.

       Hạng người như thế là gì ở đây ?

          Phải hiểu ngay : Người không can dự

          Kiết sử Xứ Phi-tưởng-phi-phi,         

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  550

 

              Thiên nặng Niết Bàn mọi thì. 

       Sự tình khác cũng thuận tùy xảy ra :

          Một số người nghĩ là : “ Tham ái

          Bậc tự tại Sa-môn gọi là

              Mũi tên, thuốc độc xấu xa

       Vô minh não hại người ta vô vàn.

          Với dục, tham, sân… toàn thứ hại

          Nay mũi tên tham ái, cùng là

              Thuốc độc vô minh… được ta

       Đoạn diệt, trừ khử, và ta thiên về

          Chánh Niết Bàn, không hề sinh lại ”.   

 

          Và vị ấy có thể tự hào 

              Vì thiên Niết-bàn trước sau,

       Với mục đích ấy truy cầu ngoài trong

          Những gì không thích hợp hoàn cảnh

          Khuynh hướng Chánh Niết-bàn thanh cao.

              Mắt vị ấy thường truy cầu

       Về sắc không thích hợp nào đó đây.

          Tai vị này có thể diễn biến

          Truy cầu tiếng không thích hợp nào,

              Mũi, lưỡi, thân, ý… truy cầu

       Hương, vị, xúc, pháp… không sao hợp vào.

 

          Khi lục căn truy cầu như vậy

          Khiến tham ái, dục vọng tức thì

              Nhiễu loạn tâm của vị ni,

       Do vậy đưa đến chết đi hay là

          Khổ trải qua gần như chết vậy.

 

          Này Su-Nách-Khách-Tá ! Như là 

              Có một mũi tên bắn ra

       Trúng vào một kẻ, thật là nguy thay !

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  551

 

          Vì tên này tẩm thuốc độc luyện,

          Bạn bè và thân quyến người này

              Mời một Y-sĩ đến ngay

       Vị ấy giải phẩu giỏi, hay vô cùng

          Y-sĩ liền cắt xung quanh miệng

          Vết thương với phương tiện con dao,

              Rồi Y-sĩ dò tìm mau

       Với vật dụng dò tìm vào vết thương.

          Ông tìm phương rút mũi tên độc,

          Trừ khử hết chất độc do tên

              Rồi vị Y-sĩ nói lên :

 

 – “ Hiền-giả ! Đã rút mũi tên ra rồi,

          Thuốc độc cũng đồng thời trừ khử,

          Nay mọi thứ không còn hiểm nguy,

              Nhưng bạn phải ăn những gì

       Thức ăn thích hợp, luôn khi giữ gìn.

          Nếu cố ý, vô tình ăn phải

          Thức ăn ấy không thích hợp vào,

              Vết thương làm mủ đớn đau.

       Lại phải cẩn thận rửa lau thường thường,

          Xức thuốc cho vết thương liền miệng,

          Cẩn thận chuyện săn sóc vết thương,

              Khi ra gió nắng phải nương

       Đừng để dơ nhớp, bụi đường nhiễu nhương

          Khiến cho miệng vết thương nguy hại ”.

 

          Nhưng người ấy lại suy nghĩ là :  

           “ Tên đã rút khỏi thân ta,

       Nọc độc đã khử, nên ta hiện thời

          Thoát khỏi nơi nguy hiểm, biến chứng ”.

 

          Rồi người ấy ăn những thức ăn

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  552

 

              Không thích hợp. Y như rằng !

       Vết thương làm mủ, y hằng đớn đau.

          Do không thường rửa lau, gìn giữ

          Không kiêng cử gió nắng, bụi dơ

              Lại không xức thuốc, phòng hờ

       Nên vết thương có bao giờ lành đâu !

          Nếu nhiễm trùng, lở sâu vết mổ

          Có thể dẫn đến chỗ tử vong.

 

              Su-Nách-Khách-Ta ! Tương đồng

       Cũng như sự kiện ở trong Tăng-đoàn

          Một số vị miên man nghĩ mãi :

        “ Tham ái ấy Đạo Sư nêu lên

               Như là thuốc độc, mũi tên

       Vô minh não hại lên trên con người

          Với dục, tham, đồng thời sân hại.

          Mũi tên ấy ta đã diệt trừ

              Thuốc độc vô minh cũng trừ,

       Ta thiên nặng đến Vô-dư Niết-bàn ”.

 

          Và vị ấy hoàn toàn tùy thích  

          Tự hào với mục đích hiện thì,

              Có thể truy cầu những gì

       Không thích hợp với phạm vi Niết-bàn.

          Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý

          Truy cầu sắc, hương, vị, âm thanh,

              Truy cầu xúc, pháp chẳng lành

       Không thích hợp với tịnh thanh hướng về

          Thời tham dục nhất tề nhiễu loạn

          Tâm vị ấy vô hạn bất kỳ

              Khiến chết hay gần chết đi.

       Su-Nách-Khách-Tá ! Vậy thì vị đây

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  553

 

          Đã chết ngay ở trong Giới luật

          Của bậc Thánh ngay phút giây này.

              Vị ấy bỏ tu tập ngay

       Trở về hoàn tục, sống đầy đau thương.

          Điều này thường khổ như chềt tốt,

          Khi phạm một ô uế tội nào.

 

              Su-Nách-Khách-Ta ! Nói vào

       Một số Phích-Khú thanh cao hành trì

          Không truy cầu những gì không hợp

          Lục trần không thích hợp, không tầm,

              Tham dục không nhiễu loạn tâm,

       Vị ấy không bị dẫn dần đến nơi

          Chết tức thời hay gần như chết.

 

          Với ví dụ giống hệt như trên

              Một người bị bắn bởi tên

       Mũi tên thuốc độc tẩm lên mọi bề

          Được thân quyến, bạn bè tức khắc

          Mời một Y-sĩ thật tài ba

              Giải phẩu lấy mũi tên ra

       Dặn dò cẩn thận như là chuyện trên.

          Người ấy bèn y theo lời dặn

          Giữ vết thương cẩn thận mọi thời,

              Ăn thức ăn thích hợp thôi,

       Xức thuốc, với nắng gió thời tránh ngay,

          Giữ vệ sinh hằng ngày vết mổ,

          Cho nên chỗ vết thương mau lành.

              Người ấy được sống an lành

       Không đi đến chết hay gần chết đây.

 

          Cũng vậy, này Su-Nách-Khách-Tá !

          Sự kiện này được tả xảy ra :

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  554

 

              Một số Tỷ Kheo nghĩ là :

    “ Tham ái được bậc Đại Sa-Môn ngài

          Đã gọi ngay : mũi tên, thuốc độc

          Vô minh nên tàn khốc hại người

              Với dục, tham, sân chẳng rời.

       Mũi tên tham ái đây thời hiện nay

          Được ta đoạn diệt ngay lập tức.

          Lục trần thực không thích hợp nào

              Được lục căn không truy cầu,

       Do tham dục không thể nào hại qua

          Nên người ấy tránh xa cái chết,

          Không khổ gần như chết trải qua.

 

              Và này Su-Nách-Khách-Ta !  

       Như hai ví dụ nói ra như vầy

          Khiến làm sáng tỏ ngay ý nghĩa

          Và ý nghĩa diễn tả như vầy :

 

              Vết thương đồng nghĩa ở đây

       Với sáu xúc xứ trình bày đinh ninh.

          Thuốc độc là vô minh cực hại

          Mũi tên ấy đồng nghĩa Ái này,

              Vật dụng dò tìm ở đây

       Đồng nghĩa với Niệm. Dao này ví như

          Thánh trí tuệ. Còn người Y-sĩ

          Đồng nghĩa bậc Toàn Trí Như Lai   

              A-La-Hán, Chánh Giác ngài.

       Su-Nách-Khách-Tá ! Đúng đây sự tình

          Vị Tỷ Kheo tự mình phòng giữ

          Đối với sáu xúc xứ. Nghĩ mau :

            “ Sanh y là gốc khổ đau”.

       Sau khi vị ấy hiểu sâu, tức thì

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  555

 

          Trở thành vô-sanh-y chơn thiệt,

          Giải thoát nhờ đoạn diệt sanh y.

              Nếu còn nghĩ đến sanh y

       Không thể như vậy mọi thì xảy ra.

 

          Này Su-Nách-Khách-Ta ! Giả thử

          Có một thứ chén ngọc quý sao !

              Tuyệt đẹp, hương thơm ngạt ngào,

       Thuốc độc đã được tẩm vào chén đây,

          Một người hay tham sống sợ chết,

          Muốn khổ hết, an lạc vui vầy.

              Ông nghĩ ra sao điều này ?

       Người ấy có uống chén đây không nào ?

          Khi biết rằng uống vào sẽ chết

          Hoặc gần chết khi đã uống xong ? ”.

 

        – “ Bạch đức Thiện Thệ ! Thưa không ”. 

 

 – “ Cũng vậy. vị Tỷ Kheo trong chuyện này

          Chắc chắn phòng hộ ngay đối với

          Sáu xúc xứ, luôn khởi ý mau :

           “ Sanh y là gốc khổ đau ”

       Sau khi vị ấy hiểu sâu, tức thì

          Trở thành vô-sanh-y chơn thiệt,

          Giải thoát nhờ đoạn diệt sanh y.

              Nếu còn nghĩ đến sanh y

       Không thể như vậy mọi thì xảy ra.

 

          Này Su-Nách-Khách-Ta ! Ví dụ

          Con rắn độc tích tụ nọc xà,

              Với người ham sống thiết tha

       Luôn sợ chết, ông nghĩ ra thế nào ?

          Người ấy có đưa vào gần rắn

          Bàn tay hắn hay gót chân sau 

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  556

 

              Cho rắn độc cắn không nào ? ”.

 

 – “ Bạch Phật ! Y chẳng thể nào thực thi 

          Điều ấy, vì biết rằng bị cắn

          Sẽ đi đến chết hẳn, hay là

              Khổ gần như chết xảy ra ? ”.

 

 – “ Cũng vậy,Su-Nách-Khách-Ta ! Vị này 

          Chắc chắn phòng hộ ngay thật kỹ

          Sáu xúc xứ, và nghĩ như sau :

           “ Sanh y là gốc khổ đau ”.

       Sau khi vị ấy hiểu sâu, tức thì

          Trở thành vô-sanh-y chơn thiệt

          Giải thoát nhờ đoạn diệt sanh y.

              Nếu còn nghĩ đến sanh y

       Không thể như vậy mọi thì xảy ra ”. 

 

          Lích-Cha-Vi Pút-Ta tín giả

          Là Su-Nách-Khách-Tá, hân hoan

              Nghe Phật thuyết giảng rõ ràng

       Vui mừng tín thọ lời vàng Thế Tôn ./- 

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt  Kinh  số 105 :  SUNAKKHTTA  – 

SUNAKKHATTA  Sutta  )

 

 

---------------------

 

HẾT TẬP III

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2018(Xem: 3823)
Lễ Trao Giải Viết Về đạo Phật Ananda Viet Awards Lần Đầu, 3 Giải Chính, 5 Giải Khuyến Khích Tổng Trị Giá Các Giải Là 7000 MK
13/01/2018(Xem: 4077)
Đọc Thơ Tuyển của Cư sỹ Đào Văn Bình, Tình cờ chúng tôi có được tập sách Tổ Ấm Cuối Cùng, Thơ tuyển và Kịch bản, của cư sỹ Đào Văn Bình xuất bản năm 1987, gởi tặng cố Hòa thượng Thích Thiện Trì, chùa Kim Quang tại thủ phủ Sacramento, CA. Tập sách có hai phần: Phần 1 là Thơ tuyển mà tác giả cho biết là "Sáng tác ròng rã qua 9 năm lưu đày tù ngục và 1 năm phiêu linh qua các trại tỵ nạn". Phần 2 là Kịch bản Tổ Ấm Cuối Cùng (Sáng tác từ tại tỵ nạn Sungei Besi). Ở đây tôi chỉ viết cảm hứng của mình khi đọc vài bài thơ trong lúc bị tù đày của một cư sỹ lão thành luôn có tâm với đạo pháp và dân tộc.
12/01/2018(Xem: 4686)
Nhớ lại 3 năm trước, tôi đến Seattle vào một chiều Thu cuối tháng Mười. Vừa rời khỏi sân bay, cảm nhận đầu tiên của tôi đối với đô thị xa hoa có nhịp sống bận rộn này là cái se se lạnh của tiết trời đang độ giữa Thu. Trong tôi lúc đó vẫn còn nỗi bồn chồn lo lắng, tâm trạng của một người vừa xa quê, bước chân vào một đất nước xa lạ. Sự mát lạnh của khí trời như xoa dịu phần nào nỗi lo lắng trong tôi. Có lẽ đó là lý do vì sao tôi vẫn nhớ như in cảm xúc đầu tiên ấy, và dần dần, tôi nhận ra mình có cảm tình với mùa Thu ở Washington.
15/12/2017(Xem: 6408)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 87996)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138360)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 4043)
Đọc “Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế” của Thích Tín Nghĩa, Nhân dịp Nguyên Giác và tôi ra mắt sách ở Chùa Bát Nhã, Nam California, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa- Viện Chủ Từ Đàm Hải Ngoại Irving, Texas không về dự được nhưng đã có thư cáo lỗi. Từ việc làm hết sức cẩn trọng và khéo léo đó, tôi sinh lòng cảm mến và làm quen với hòa thượng qua điện thư và được hòa thượng ưu ái tặng cho bốn cuốn sách của chính hòa thượng, bao gồm:
07/11/2017(Xem: 3878)
Nhà thấp nhất trong xóm. Mái tole. Cửa gỗ. Sàn gác gỗ sao. Nó khiêm tốn lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng khang trang, kiên cố với beton cốt thép, cửa sắt, cửa kính chịu lực... Diện tích gian dưới của căn nhà cấp 4 này chỉ 24 mét vuông, chia thành hai gian, bếp và nhà vệ sinh chiếm hết gần một nửa, còn lại chừa cho gian phòng khách chật chội với bàn ghế, divan, tủ sách, chỗ để hai chiếc xe máy... Vậy mà vào lúc sáng sớm, khi cơn bão Damrey dữ tợn bắt đầu đổ bộ vào đất liền, hung hăng sấn vào lòng thành phố biển Nha Trang, căn nhà khiêm tốn trong hẻm nhỏ này là nhà duy nhất mở cửa để đón nhận 15 người khách lỡ đường chui vào nương trú để tránh bão. Duy nhất. Vì mọi nhà xung quanh đều đã cửa đóng then cài kín bít từ đầu tối hôm trước.
05/11/2017(Xem: 24913)
Cách Đọc Tên và Phát Âm 23 Chữ Cái, Hiện nay tại Việt Nam cách gọi tên và cách phát âm 23 mẫu tự tiếng Việt vô cùng lộn xộn. Thí dụ: Trên chương trình Thời Sự Quốc Phòng, thiết vận xa M.113 có cô đọc: em mờ 113. Có cô đọc mờ 113. -Chữ N có nơi đọc: en nờ (âm nờ hơi nhẹ). Có nơi đọc nờ.
12/10/2017(Xem: 11769)
Viết về anh Bùi Giáng là một việc làm cần lòng can đảm. Thậm chí cần rất nhiều can đảm, có khi phải nói nôm na là liều mạng mới dám viết. Những người có thời gần gũi và thương mến anh ai cũng có lần cảm nhận điều đó. Anh thích người ta đọc sách anh, thưởng thức thơ văn anh, nghiền ngẫm tư tưởng của anh. Nhưng ngược lại anh hay nổi nóng nếu ai hiểu sai ý anh. Anh rất giận khi có ai viết sai một chữ, kể cả sai một dấu phẩy, những câu thơ của anh. Có rất nhiều khi anh cho đó là một sự xuyên tạc có hậu ý. Dù sao, anh và tôi đã từng sống chung gần ba năm trời ở Vạn Hạnh chả lẽ không có gì để nói, lâu nay tuy rất muốn viết nhưng tôi vẫn cố tránh, cho đến khi có người nhắc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]