Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

45. Tiểu Kinh Pháp Hàn

19/05/202010:21(Xem: 8162)
45. Tiểu Kinh Pháp Hàn

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : honglacmai1@yahoo.com



45. Tiểu Kinh PHÁP HÀNH
( Cùladhammasamàdàna s.)
 
Như vậy, tôi nghe :
 
          Một thời, đức Thế Tôn Thiện Thệ      
          Sa-Vát-Thí – Xá-Vệ  trú qua
              Tinh Xá Chê-Tá-Va-Na  (1)
       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka (1) cúng dường
        ( Cấp-Cô-Độc gọi thường như thế ).
 
          Đấng Thiện Thệ gọi các Tỷ Kheo :
 
        – “ Hãy tác ý, các Tỷ Kheo ! ”.
       Tất cả Phích-Khú (2) ấy đều vâng theo.
 
    – “ Các Tỷ Kheo ! Pháp hành bốn loại
          Sao là bốn ?  Có loại pháp hành
          -  Hiện tại an lạc thấy rành
       Tương lai khổ báo sẵn dành cho y.
       -  Có pháp hành ở thì hiện tại
          Đau khổ, tương lai lại khổ đau.
           -  Có pháp hành hiện khổ đau
       Quả báo an lạc về sau sẵn dành.
       -  Có pháp hành hiện nay an lạc
Tương lai cũng an lạc, tốt lành.
 
        * “ Thế nào là loại pháp hành   
       Hiện tại lạc, tương lai thành khổ đau ”?
     ____________________________
( ): Kỳ Viên Tinh Xá – Jetavanavihàra ( tại Thành Xá-Vệ -Savatthi)
      do Trưởng-giả Cấp-Cô- Độc – Anathapindika dâng cúng .
(2) :  Bhikkhu – được phiên âm là Tỷ Kheo hay Tỳ Khưu .  
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu Kinh 45 :  PHÁP HÀNH   *MLH  – 116
 
          Các Tỷ Kheo ! Nơi nào sở dĩ  
          Một số vị Sa-môn thuyết ra,
              Hoặc có sở kiến như là :
      ‘Không có tội lỗi trong tà dục đây’.
 
          Những vị này đắm trong các dục
          Cứ liên tục hoan lạc mê man
              Với các cô gái lang thang
       Tóc quăn, sắc đẹp, điểm trang mỹ miều.
          Họ nói liều : ‘Sao các Tôn-giả
          Bà-la-môn và cả Sa-môn
              Thấy sự sợ hãi dập dồn
      Tương lai các dục héo mòn’. Hoặc như
          Nói đến sự đoạn trừ các dục,
          Nên hiểu biết về dục như vầy.
              Họ nghĩ rằng : ‘Khoái lạc thay !
       Sự xúc chạm với bàn tay các nàng
          Da có lông mịn màng trắng bóc,
          Thật trẻ đẹp, làn tóc mượt mà’.
 
               Sau khi họ đã trải qua
       Đắm trong các dục, rồi đà mạng chung
          Phải đọa sanh khốn cùng cõi dữ
          Nơi ác thú, địa ngục sâu dày
              Ở đây, họ cảm thọ ngay
       Cảm giác thống khổ, đọa đày khổ đau.
          Họ liền nói như sau : ‘Nghĩ kỹ
          Các Sa-môn, Phạm-chí các ngài
              Thấy sự sợ hãi tương lai
       Của các dục, nói phải ngay diệt liền,
  Hoặc nêu lên hiểu biết về dục.
          Nhưng chúng ta do dục làm nhân
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu Kinh 45 :  PHÁP HÀNH   *MLH  – 117
 
              Dục làm duyên, cảm thọ phần
       Cảm giác khốc liệt vô ngần khổ đau’.           
          Các Tỷ Kheo ! Nói vào ví dụ
          Cuối tháng hạ, vào vụ nóng đều
              Một bẹ hạt giống dây leo
       Nứt ra, một hạt rơi vèo xuống ngay
          Dưới gốc cây Sa-La ẩn trú.
          Các Phích-Khú ! Các vị thọ thần
              Trên cây Sa-La ẩn thân
       Run rẩy, hoảng hốt, sợ nhân giống này
        ( Sẽ phát triển, các dây chằng chịt
          Bám vào thân làm chết Sa-la )
 
              Bạn bè, thân quyến ruột rà
       Của thọ thần ấy, như là thần cây,
          Thần vườn hay thần rừng, dược thảo,
          Hội họp lại rồi bảo thần cây
              Để an ủi : ‘Tôn-giả này !
       Chớ sợ hãi, hạt giống đây còn tùy :
          Bị khổng tước nuốt đi, mai một
          Bị nai ăn, lửa đốt tức thì,
              Bị người làm rừng nhặt đi
       Bị mối ăn ; không cách chi nẩy mầm’.
 
          Nhưng âm thầm diễn ra trái ngược
          Chim khổng tước đã không nuốt phăng,
              Lửa không đốt, nai không ăn,
       Người không nhặt, mối không ăn hạt này.
           Được mưa lớn, nẩy ngay mầm giống
           Thành dây leo, bám sống cây trồng
               Dây leo mềm mại, có lông
Bám Sa-la ấy chặt không thể rời.
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu Kinh 45 :  PHÁP HÀNH   *MLH  – 118
 
          Thọ thần nơi cây Sa-la ấy 
          Lại cảm thấy thích thú, hân hoan
              Khi dây leo mềm mơn man
       Suy nghĩ : ‘Không hiểu các hàng thần cây 
          Thân hữu hay bà con huyết thống
          Hội họp lại, chủ động nói ra
              An ủi ta ; giả thuyết là
       Hạt giống có thể hoại qua, như là :
          Chim, nai ăn hay là lửa đốt,
          Bị thui chột không thể nẩy mầm,
        Loài mối đục ăn âm thầm…
       Toàn chuyện đáng sợ, sóng ngầm hãi kinh.
          Nhưng tự mình cảm giác xúc chạm
          Dây leo bám, khoái lạc vô cùng,
              Dây leo mềm mại, trẻ trung
       Có lông tơ chạm quấn xung quanh mình’.
 
          Một thời gian, tình hình diễn tiến
          Khi dây leo phát triển, bao trùm
              Làm thành tàn che lùm sùm
       Ở dưới phát triển thành lùm bụi ra.
          Các cành cây Sa-la bị phủ
Bị bóp nghẹt, thúc thủ chết dần.
              Lúc ấy các vị thọ thần
       Sa-la thường trú, nhớ lần trước đây :
          Do không thể thấy ngay hiểm họa
          Nhân hạt giống, kết quả dây leo
              Sống gửi, Sa-la bám đeo
       Hại cây chết, lại hại theo thọ thần.
          Nay chúng ta muôn phần thống khổ
          Rất khốc liệt, không chỗ dựa theo’.
 
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu Kinh 45 :  PHÁP HÀNH   *MLH  – 119
 
              Cũng vậy, này các Tỷ Kheo !
       Sa-môn, Phạm-chí nào đeo bám vào
          Với sở kiến biết bao lầm lạc :
         ‘Không tội lỗi trong các dục này’
              Đắm mình trong các dục đây
       Say mê, khoái lạc đêm ngày truy hoan
          Với những gái lang thang tóc quắn
   Hoan lạc và mê mẩn khôn cùng.
              Đến khi thân hoại mạng chung
       Đọa sinh cõi dữ muôn trùng khổ đau.
          Các Tỷ Kheo ! Được mau gọi đó
         ‘Pháp hành có hiện tại lạc an,
              Tương lai quả khổ vô vàn’.
 
 * “ Pháp hành nào hiện tại đang khổ đầy
          Và quả báo tương lai cũng khổ ”?
          Các Tỷ Kheo ! Đã có những ngưởi
              Thực hành cách thức mọi thời
       Những phương khổ hạnh khác đời như sau :
 
          Sống lõa thể với bao phóng túng
          Các lễ nghi họ cũng bỏ trôi
              Hoặc cách đứng ăn không ngồi
       Đứng đại tiểu tiện, ăn rồi liếm tay
          Đi khất thực, đứng ngay chẳng bước
          Không nhận thức ăn trước khi đi
              Không nhận thức ăn riêng chi
       Mời ăn không nhận, sợ vì dành riêng
          Hai người đang hiện tiền ăn uống
          Một người cho không muốn nhận quà
              Không nhận từ những đàn bà
       Đang cho con bú hoặc là có thai
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu Kinh 45 :  PHÁP HÀNH   *MLH  –120
 
          Sợ đứa trẻ thiệt thòi dinh dưỡng
          Không nhận phần từ hướng đi quyên
              Khi có nạn đói trong miền
       Sợ rằng xén bớt phần tuyền nạn nhân     
          Không nhận, sợ mất phần gia súc
          Khi chó, mèo… đang chực thức ăn
              Không ăn cá, thịt  lộn chen
       Không uống rượu nấu, rượu men sa đà
          Chỉ nhận ăn mỗi nhà một miếng
         Hoặc hai nhà hai miếng, dùng qua
              Hoặc nhận ăn tại bảy nhà
       Chỉ ăn bảy miếng cho qua đói lòng
          Hoặc nuôi sống chỉ mong một bát
          Hoặc hai bát… bảy bát thí phần
              Chỉ ăn mỗi ngày một lần
       Hai ngày một bữa, một tuần mới ăn
          Hoặc vị ấy tinh cần tiết chế
    Nửa tháng lệ một bữa ăn qua.
 
              Hoặc họ thực hành trải qua
       Những phương khổ hạnh thực là tối đa :
          Thức ăn họ chỉ là cỏ lúa
          Ăn hạt cải, lúa tắc, bột vừng
              Ăn gạo xấu, ăn trấu dừng
       Ăn nước bột gạo, măng rừng, rễ cây
          Ăn phân bò, trái cây rụng xuống
          Ăn da vụn, ăn cỏ qua ngày
              Vị ấy mặc áo thô gai
       Hoặc vải liệm xác ở ngoài tha ma
          Ti-ta-ca vỏ cây làm áo
          Da sơn dương, phấn tảo mặc thường,
 
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu Kinh 45 :  PHÁP HÀNH   *MLH  – 121
 
              Bện bằng nhiều mảnh sơn dương
       Hoặc áo bằng cỏ cát tường kết chung
          Áo vỏ cây, áo từng miếng gỗ
          Áo tóc bện gia cố thành mền                 
              Đuôi ngựa bện thành áo bền
       Không cạo râu tóc, nhổ liền tóc râu
          Hạnh không ngồi, bao lâu vẫn đứng
          Ngồi chò hỏ, giữ vững kiểu này
              Thường nằm ngủ trên đống gai
       Bạ đâu nằm đó, người đầy bụi dơ
          Ngủ ngoài trời, vật vờ nằm đất
          Ăn uế vật, nước tiểu trâu bò
              Ăn phân bò, ăn đất tro
       Nước lạnh không uống, tắm cho ba lần
          Xuống dưới nước đầm thân tắm gội
          Mong sạch tội, để được khoan dung.
              Sau khi thân hoại mạng chung
       Đọa sinh cõi dữ muôn trùng khổ đau.
 
          Các Tỷ Kheo ! Thuộc vào loại đó
          Pháp hành có hiện tại khổ đau
     Tương lai quả cũng khổ đau.
 
 * “ Trong hiện tại, pháp hành nào khổ đau   
          Tương lai sau quả báo an lạc ”? 
          Các Tỷ Kheo ! Mặt khác nói qua :
              Có người tự tánh sinh ra
       Quá nặng tham ái hoặc là hận sân,
          Hoặc quá nặng về phần si ám
          Cảm thọ luôn đeo bám khư khư
              Cảm giác khổ& ưu ; do từ
       Tham ái, sân hận hoặc từ si mê
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu Kinh 45 :  PHÁP HÀNH   *MLH  – 122
 
          Với khổ & ưu mọi bề như thế
          Với mặt để nước mắt tuôn tràn
              Những người ấy luôn khóc than
       Nhưng rồi suy gẫm, tìm đàng từ ly,
          Hành phạm hạnh, mọi thì trong sạch
          Sống thanh bạch ; sau đó mạng chung
              Được sinh thiện thú, Thiên cung
       Hoặc tái sinh lại, vô cùng thảnh thơi.
          Là pháp hành hiện thời khổ não
 Nhưng quả báo an lạc tương lai.
 
              Này các Tỷ Kheo ! Lành thay !   
 * “ Pháp hành hiện lạc, tương lai an lành ”.
          Có những người khi sanh có sẵn
          Tự tánh không quá nặng tham, sân
              Không quá nặng si mê trần
       Không luôn cảm thọ những phần trải qua
          Cảm giác là khổ & ưu, do bởi  
          Tham, sân hận và bởi si mê
              Vị ấy ly dục hướng về,
       Các pháp bất thiện nhất tề xả ly,
          Chứng tức thì, trú Thiền thứ nhất
          Trạng thái thật hỷ lạc âm thầm
              Do ly dục ; có tứ, tầm,
 
       Rồi vị Phích-Khú diệt tầm, tứ đây,
          Chứng, trú ngay Nhị Thiền vô ngại
          Một trạng thái hỷ do định sanh
              Không tầm không tứ, tịnh thanh
       Và nội tĩnh nhất tâm – danh như vầy.
          Rồi vị này ly hỷ trú xả
          Chánh niệm tỉnh giác, quá an nhiên
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu Kinh 45 :  PHÁP HÀNH   *MLH  –123
 
              Thì thân cảm lạc thọ liền
      ‘Xả niệm lạc trú’ – Thánh hiền gọi tên,
Chứng, trú nên Tam Thiền tự tại.
 
          Vị ấy lại xả lạc & khổ này
              Diệt hỷ ưu, thọ trước đây
       Chứng, an trú Tứ Thiền ngay chín muồi,
          Không khổ & vui, xả niệm thanh tịnh. 
 
          Và nhất định sau khi mạng chung
              Được sinh thiện thú, Thiên cung
       Hoặc tái sinh lại, vô cùng sướng thay !
          Các Tỷ Kheo ! Như vầy được gọi
         ‘Pháp hành hiện có mọi lạc an,
              Tương lai cũng sẽ lạc an’.
       Pháp hành bốn loại rõ ràng là đây ”.
 
          Nghe Thế Tôn trình bày viên mãn
          Thuyết giảng pháp trong sáng rỡ ràng,
              Chư Tỷ Kheo trong đạo tràng
       Hoan hỷ tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )
 
 
 
*
*     *
 
 
(  Chấm dứt  Kinh số 45  :  Tiểu Kinh PHÁP HÀNH
CÙLADHAMMASAMÀDÀNA   Sutta  )
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 7763)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
01/09/2010(Xem: 2679)
Vườn hoa Phật Giáo mênh mông, với nhiều sắc thái thành muôn màu rực rỡ. Mỗi đóa hoa đều có sắc có hương, để thành vẻ đẹp đặc thù của Phật Giáo. Chúng ta thấy đại dương rào rạt bao la không bờ bến, nhưng giọt nước nào cũng mang vị mặn của muối. Chánh Pháp của Đức Như Lai vô lượng vô biên, nhưng pháp nào cũng đều mang hương vị của giải thoát.Mỗi Vị Tôn Đức hoằng pháp đều có một phong cách riêng, có những tư tưởng nhận định riêng. Vị nào còn trẻ khoẻ thì thích đi hoằng pháp các nơi.
28/08/2010(Xem: 2351)
Du Hôn (truyện ngắn của Nhật Hưng)
27/08/2010(Xem: 2741)
Tuy không phải là bạn thân nhưng tôi quen biết anh ấy từ lâu, thời còn ở trung tiểu học. Anh ấy thuộc một gia đình khá giả, bố mất sớm, thông minh học giỏi. Ra trường, làm việc cho một công ty lớn, được cấp nhà ở, và ai cũng có thể thấy ngay anh là một người thành đạt, có một tương lai xán lạn và là niềm hãnh diện cho gia đình. Nhưng…những chữ nhưng thường làm dang dở cuộc đời. Có nhiều chuyện thật oái oăm và không thể lường trước được có thể xảy ra làm thay đổi một cuộc đời. Và những chuyện không ngờ đó một hôm đã xảy ra, đã đưa anh vào cảnh tù tội một cách oan ức.
17/08/2010(Xem: 12024)
Lâu nay tôi thường cùng các thi văn hữu trao đổi với nhau những bài thơ, câu đối như là một thú vui tao nhã. Về thơ thì tôi vừa mới tập hợp thành tác phẩm Mưa Hè (nhà xuất bản Hồng Đức - quý hạ 2013). Riêng về câu đối, với tính chất riêng của nó, tôi tập hợp thành tập Thiền Lâm Ứng Đối hợp tuyển này, bao gồm một số câu đối trước đây đã được in và phát hành dưới dạng “Lưu hành nội bộ”, và một số câu đối đã được làm trong thời gian sau này. Những câu đối trong tập cũ in lại có hiệu đính, phần nhiều ở câu dịch nghĩa. Đa số những câu đối có nhân duyên từ các chùa trong tỉnh, ngoại tỉnh và một số chùa ở nước ngoài nhờ làm để trang trí. có câu còn ghi chú rõ, có câu tôi không còn nhớ làm cho chùa nào, ở đâu. Kính xin chư Tôn đức cùng quí chùa hoan hỉ.
10/08/2010(Xem: 5093)
Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.
16/07/2010(Xem: 12503)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
08/07/2010(Xem: 3547)
Ngày Về Nguồn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 tại chùa Pháp Vân, Canada đã khiến nhiều người bàn tán xôn xao. Họ xôn xao có lẽ một phần bỡ ngỡ trước danh từ Về Nguồn, vì một số không được cái may mắn có nguồn để về. Họ không cảm thấy rung động khi nghe câu ca dao: Cây có gốc mới xanh cành tươi ngọn Nước có nguồn mới biển cả sông sâu
28/06/2010(Xem: 25233)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
28/06/2010(Xem: 18940)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567