Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lá Diêu Bông, một tình yêu thánh hóa

24/05/201111:09(Xem: 8224)
Lá Diêu Bông, một tình yêu thánh hóa
 la dieu bong 2a


LÁ DIÊU BÔNG, MỘT TÌNH YÊU THÁNH HÓA
 
Trần Việt Long

 

Lá Diêu Bông không hiện hữu trên trái đất này thì làm sao ai mà tìm thấy được và như thế thì chẳng khác nào người đẹp gieo cầu trong gió lớn, làm lỡ duyên người con gái thơ ngây!  Tôi viết vài dòng về Lá Diêu Bông vì thấy lyric và nhạc của Trần Tiến mang tính mẫn cảm thật đẹp về tình yêu hơn lyrics và nhạc của Phạm Duy về cùng một bài thơ, Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm.[1]

 

Thật vậy, câu chuyện tình Lá Diêu Bông là có thật cho dầu Lá Diêu Bông là một loại cỏ cây huyền thoại mang tính platonic.  Năm 8 tuổi, cậu bé học trò Bùi Tằng Việt, sinh năm 1921, từ nơi trọ học trở về nhà ở Bắc Ninh thì tình cờ cậu gặp một thiếu nữ hàng xóm 16 tuổi tên Vinh, cậu fell in love immediately.  Rung cảm trước tình cảm thiết tha thật dễ thương đó nơi một cậu em thật bé, tâm hồn người thiếu nữ đã khởi lên một tình yêu thăng hoa đầy thánh hóa.  Nhưng rồi mùa Xuân có giới hạn thời gian, người thanh nữ phải xuất giá ở tuổi 20 khi nhà thơ tương lai Hoàng Cầm của chúng ta mới tròn 12 tuổi.  Chôn chặt hình ảnh lãng mạn đầu đời đó mãi đến năm 1959 thì bài thơ “Lá Diêu Bông” mới ra đời.  Cần phân biệt ở đây bài thơ của Hoàng Cầm với bản nhạc cùng tên do Phạm Duy sáng tác trong thập niên 1980s. Bài thơ nguyên tác như sau:

 

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều,
Cuống rạ.
Chị bảo:
Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em tìm thấy lá
Chị chau mày: Đâu phải Lá Diêu Bông.
Mùa đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu,
Trông nắng vãng bên sông.
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ cắm trôn kim.
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xoè tay phủ mặt, chị không nhìn.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọi
Diêu Bông hời … ới Diêu Bông!

Qua kinh nghiệm cuộc đời, chúng ta biết cả hai, cô Vinh và cậu bé Việt, đã tha thiết yêu nhau trong ý nghĩa thánh thiện nhất của tình yêu.  Ở đây tình thơ và tình yêu đã quyện lẫn vào nhau nhưng vẫn ở ngoài tình ái. Biết tình cảm lãng mạn của mình không có lối thoát nên cô Vinh đã đưa ra một thách đố không thể thực hiện được cho cậu bé Việt.  Cô Vinh biết rằng làm gì có Lá Diêu Bông trên thực tế nhưng cậu bé Việt thì quyết tâm đi tìm trong cả cuộc đời mình như là một sự đi tìm cái “bản lai diện mục” của Tình Yêu viết hoa vậy.  Đấy là “the Soul of World” và“when you want something with all your heart, that’s when you are closest to the Soul of World . It’s always a positive force.[2]  Khi một người tha thiết yêu ai đó thì tình yêu đó là một nguồn cảm hứng dạt dào thúc đẩy người ấy sáng tác những vần thơ tuyệt diệu mà sức tuôn trào của lời thơ như một dòng thác chảy vô bờ.

Tôi rất ngưỡng mộ khả năng diễn đạt ngôn ngữ qua lời nhạc của Phạm Duy nhưng lyric Lá Diêu Bông của ông thì dường như ông chưa nhận ra được tình yêu chân thành của cô Vinh dành trọn vẹn cho cậu bé Việt khi ông đem chữ “tao”gắn vào ngôn ngữ trữ tình của cô Vinh thay cho chữ “ta”nguyên khởi của chính cô, “Đứa nào tìm được lá Diêu Bông / Từ nay tao sẽ gọi là chồng.” “Ta / ngươi” là ngôn ngữ tình yêu được xử dụng bình đẳng giữa nam và nữ khi tình cảm của họ đã “tế ngộ” mà quan hệ xã hội chưa đủ chín mùi để chuyển sang “anh / em.” Và cuộc hành trình đi tìm Lá Diêu Bông vẫn tiếp tục nơi Hoàng Cầm cho dầu đang tìm ở cõi vĩnh hằng chứ không phải nói như Phạm Duy, “Em đi trăm núi nghìn sông / Nào tìm thấy lá Diêu Bông bao giờ … .”

Nhạc của Phạm Duy hay hơn nhưng tương đối khó hát trong khi nhạc của Trần Tiến rất gần gũi dân ca và dễ hát hơn, và lyric của Trần Tiến thì trung thành với cảm quan của cô Vinh và cậu bé Việt hơn; ngoài ra Trần Tiến lại thêm vào vài lời thật dễ thương mà có người con gái đã trả lời tôi khi tôi hỏi về chồng con của nàng sau nhiều năm mới gặp lại, “Lấy chồng sớm làm gì /để lời ru thêm buồn!”  Thật ra cô em này cũng “ăn gian” tôi khi cô chỉ trích ra một dòng để trả lời câu hỏi của tôi trong khi lyric của Trần Tiến là lời than của Hoàng Cầm đối với cô Vinh khi cô Vinh đi lấy chồng:

Lấy chồng sớm làm gì, để lời ru thêm buồn
Ru em thời thiếu nữ xa xôi
Còn đâu bao đêm trăng thanh
Tát gàu sòng, vui bên anh.

[LáDiêuBông-HC-TT-MaiHiền-NhưQuỳnh-NNS - PPS Lá Diêu Bông của Nguyễn Nam Sơn]

Để hiểu bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm thì không thể không nói phớt qua về ý nghĩa của các chữ “váy Đình Bảng” và “buông chùng cửa võng” được.

Váy: Từ trước khi quân nhà Minh chiếm đóng Việt Nam thì đàn bà người Việt mặc váy.  Váy giống như skirt của Mỹ và jupe của Pháp:

Vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu,
Bên ta thì có, bên Tàu thì không.

Đến đầu thế kỷ thứ 15 khoảng sau năm 1415 thì nhà Minh bắt buộc đàn bà Việt phải mặc áo ngắn và quần dài như người Tàu.  Hơn 250 năm sau thì Nhà Lê cấm đàn bà mặc quần áo như Tàu mà phải mặc váy theo truyền thống văn hóa dân tộc.  Đến khoảng năm 1750 thì Chúa Nguyễn thấy người Chiêm ăn mặc kín đáo hơn nên bắt buộc đàn bà người Việt phải mặc quần như người Tàu.  Đến đời Vua Minh Mạng thì nhà vua buộc đàn bà cả nước phải mặc quần như đàn bà Đàng Trong nhưng lệnh này không được thi hành triệt để ở Đàng Ngoài, nhất là vùng thôn quê.

Tháng chín có chiếu vua ra:
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.

Đình Bảng: Làng Đình Bảng nguyên là đất cố đô Hoa Lư, cách Hà Nội khoảng 30 km.  Đình Bảng là nơi nổi tiếng về con gái đẹp, vãi lĩnh và lụa tốt, và có nhiều thợ may khéo, nhất là may váy phụ nữ.  Về con gái đẹp thì Đình Bảng cũng như Nha Mân của Miền Nam hay Kim Long của Huế.

Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh,
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân?

Kim Long con gái mỹ miều
Trẫm yêu trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi

Nhưng xin các cô gái Miền Nam và Miền Trung đừng giận tôi nhe vì tôi phải thành thật nói rằng cả Nha Mân và Kim Long đều không thể nào sánh được nét thướt tha duyên dáng của người con gái Đình Bảng trong chiếc váy lĩnh, váy lụa thật mượt mà và sang quý khi họ làm như vô tình “buông chùng” đến mắt cá chân với các nếp gấp phía trước (phụ nữ) hay hai bên (thiếu nữ) lượn hình lưỡi trai (con trai, con hến) như những gợn sóng nhấp nhô nho nhỏ để tha hồ cho các chàng trai giàu tưởng tượng mến yêu.

Cửa võng: hay còn gọi là “bao lam” là hình ảnh của “rèm vắn lên hai bên” như chúng ta cột màn cửa sổ sát hai bên thành đố cửa sổ. Vải rèm hay màn dồn lại và rũ xuống hai bên. Trên một bức hoành phi thì cửa võng là phần trang trí sơn son thếp vàng làm khung phía trên của bức hoành phi mà phía dưới thì “để trống” không trang trí.

 

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều,

Cuống rạ.
Chị bảo:
Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.

 
Hoang Cam
Thi sĩ Hoàng Cầm bên Dòng sông Đuống (xem tiểu sử)


Câu thơ này, “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng,” là câu thơ nói lên đại ý của cả bài thơ.  Một cậu bé 8-9 tuổi lững thửng theo sau một cô gái 16-17 tuổi đang thẩn thơ (chứ không phải thẩn thờ) đi tìm trên đồng ruộng vừa gặt lúa xong chỉ còn trơ cuống rạ trong một buổi chiều để đi tìm cái chân nguyên thơ mộng mà trong tâm tư thầm kín nhất, sâu thẳm nhất của nàng là cái mộng mơ đầu đời không diễn đạt thành lời. Đấy là cái tinh hoa của tình yêu nam nữ mơ hồ được thăng hoa từ sự phát triển thể chất tròn đầy một cách tự nhiên và không gợn một tí gì về dục tính.  Và đấy là cái mà nàng đi tìm suốt cuộc đời một khi nàng đã trưởng thành và biết tên gọi rõ ràng cái tinh hoa đó là Hạnh Phúc!  Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng nhất về cô gái đối với cậu bé là chiếc váy của nàng: cậu bé thấp quá so với cô gái!  Cái váy của người phụ nữ lớn tuổi và vất vã thì rất đơn giản, chỉ là một cuộn vải may khép kín, tròng vào qua hai chân, và có giây thắt lưng ở phần trên, nhưng chiếc váy của các phụ nữ giàu sang hay các cô gái mới lớn thì ngoài “cái thúng mà thủng hai đầu” đó thì vạt vải còn rộng dung hơn sự cần thiết dùng để tạo dáng thướt tha bằng cách làm nên những nếp gấp cân đối ở hai bên như hình ảnh cửa võng hay bao lam vậy.


Điều bi thảm của con người là cô gái mãi đi tìm trong suốt cuộc đời nàng nhưng cái tinh hoa của tình yêu mang tên là Hạnh Phúc đó vẫn xa xôi biền biệt vì rằng,

 

Hai ngày em tìm thấy lá
Chị chau mày: Đâu phải Lá Diêu Bông.

Mùa đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu ,
Trông nắng vãng bên sông
.

rồi

Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ cắm trôn kim.

cuối cùng

Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xoè tay phủ mặt, chị không nhìn.

Tâm trạng người con gái đi từ “chau mày, lắc đầu, cười” lơ đãng đến nỗi buồn vô vọng “xòe tay phủ mặt, chị không nhìn” vì không thể nào tìm được Hạnh Phúc của Tình Yêu.

Trần Việt Long



[1] Lá Diêu Bông – Thơ Hoàng Cầm / Nhạc Phạm Duy / Ý Lan trình bày

https://www.youtube.com/watch?v=0YZ5LcF6oo8

Lá Diêu Bông – Thơ Hoàng Cầm / Nhạc Trần Tiến / Mai Hiên diễn ngâm / Hoàng Lan & Tuấn Vũ trình bày

https://www.youtube.com/watch?v=-81GDvjil0w

 




[2] Paulo Coelho: The Alchemist. Harper Torch, 2009, p. 78
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2011(Xem: 3700)
Vài năm qua trên báo chí và sách vở xuất hiện một số thảo luận về câu niệm (Nam Mô) A Di Đà Phật hay (Nam Mô) A Mi Đà Phật. Có lẽ khởi đầu từ cuốn "Hương Sen Vạn Đức" của HT Thích Trí Tịnh1(2006), và "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ được ghi nhận trong bài viết trên mạng Thư Viện Hoa Sen (21/6/2011). Phần này chú trọng đến sự khác biệt ngữ âm giữa Di (trong A Di Đà Phật) và Mi (trong A Mi Đà Phật) và không đi vào chi tiết các giáo pháp liên hệ cũng như phạm vi tâm linh tín ngưỡng dân gian. Thanh điệu ghi bằng số ngay sau một âm như số 3 trong min3 hay mǐn (giọng Bắc-Kinh hay BK ghi theo hệ thống pīnyīn thông dụng hiện nay), không nên lầm với số ghi phụ chú (superscript) như min3; dấu hoa thị * (hình sao/asterisk) đặt trước một âm tiết để chỉ dạng cổ phục nguyên (reconstructed sound). Hi vọng bài này cho thấy phần nào khuynh hướng ngạc hóa nói riêng, văn hóa ngôn ngữ Phật giáo nói chung đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại.
19/09/2011(Xem: 8776)
Những ai đã đạt được lòng từ bình đẳng tuyệt đối như vậy thì chẳng những đã đạt được an vui cho chính bản thân mình mà tình thương ấy còn lan toả đến tất cả, kể cả những kẻ khuất mặt đang sống trong tối tăm mà lòng lúc nào cũng sục sôi căm thù nữa.
28/08/2011(Xem: 3110)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
11/08/2011(Xem: 3331)
Em ơi, anh đã từng đọc những vần thơ đầy sự day dứt của nhà thơ Trụ Vũ khi ông mong muốn diễn đạt một tình yêu dành cho mẹ nhưng đành phải bất lực trước sự giới hạn của ngôn từ và hình ảnh:
29/06/2011(Xem: 8406)
Sách do nhà xuất bản Nguồn Sống ấn hành
02/06/2011(Xem: 3758)
Dù biết rằng rồi một ngày Thầy cũng phải ra đi nhưng con vẫn bàng hoàng xúc động khi nhận được hung tin ! Viết về Thầy, không biết con có diễn tả đầy đủ hết mọi ý nghĩ của mình bởi vì con cũng đã có nhiều kỷ niệm dễ thương về Thầy mà mỗi lần nhớ lại, lòng không khỏi dâng lên niềm xót xa !
30/05/2011(Xem: 11298)
Chùa tôi nho nhỏ bên làng Bên dòng sông quyện bên hàng thông xanh Có tre mấy lũy yên lành Có chim ca hót trên cành líu lo
25/05/2011(Xem: 3065)
Một lần nữa phải cám ơn Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác và anh Chủ bút Phù Vân đã cho chúng tôi có được cơ hội gặp nhau - cùng có chung một đứa con tinh thần - từ đó sợi dây thân ái càng ngày càng ràng buộc và lòng thương yêu nhau càng gắn bó nhiều với thời gian ! Chúng tôi - những cây bút nữ - mỗi đứa ở một phương trời đã quy tụ về dưới mái chùa Viên Giác vào một ngày tháng 8 năm trước, để rồi khi chia tay vẫn còn lưu lại trong lòng nhau những luyến lưu bịn rịn.
23/05/2011(Xem: 3735)
Khi Phạm Thiên Sahampati biết được đức Phật đang phân vân lưỡng lự không muốn thuyết giảng giáo pháp mà Ngài vừa chứng ngộ dưới gốc cây Bồ Đề cho thế gian đau khổ này với lý do: “Con người còn vấn vương trong tham ái và sân hận, không dễ gì lãnh hội được giáo pháp mà Như Lai đã chứng ngộ. Người tham ái chìm đắm trong đêm tối, bị đám mây mù tham ái bao phủ, sẽ không thấy được giáo pháp, bởi giáo pháp đi ngượi lại tham ái, giáo pháp sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và tế nhị”[1].
15/05/2011(Xem: 3262)
Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]