Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sách do nhà xuất bản Nguồn Sống ấn hành

29/06/201101:08(Xem: 8405)
Sách do nhà xuất bản Nguồn Sống ấn hành

taiduc_gt

 

 

 

 

GIỚI THIỆU SÁCH

Do nhà Xuất Bản Nguồn Sống ấn hành

 

1 – NHỮNG BÍ ẨN TIỀN KIẾP VÀ HẬU KIẾP

 

      Một tác phẩm do soạn giả Đoàn Văn Thông khảo biên, được ấn hành vào mùa thu năm 1993 và đã liên tục tái bản, đến nay là lần thứ năm rồi mà vẫn không sao đáp ứng nhu cầu. Đúng là một tài liệu đáng lưu ý cho sự nghiên cứu, tìm hiểu trong lãnh vực siêu linh, siêu hình kỳ bí. Cũng để nắm chắc những dữ kiện cụ thể qua định luật nhân quả luân hồi, sự tái sanh của con người mà các Tôn giáo rất quan tâm, dẫn đưa con người hướng đến tinh thần đạo đức.

      Tác phẩm đã cô đọng những tài liệu quí giá, hiếm hoi qua các nhà khảo cứu Tâm, Sinh lý học, các nhà Y, Khoa học tây phương, đã cho chúng ta biết những gì liên quan đến “Tiền kiếp và hậu kiếp.”

                   (Sách dày 470 trang, nhiều hình ảnh chứng tích. Giá bán $18.00 US + cước phí.)

 

2 – NHỮNG BÍ ẨN SAU CÕI CHẾT

                             Soạn giả Đoàn Văn Thông

 

      Tác phẩm đã thay đề tài: “Có Gì Đàng Sau Cõi Chết” vì được nhuận chính sửa đồi và thêm nhiều tài liệu mới, nhất là chương cuối cùng nêu ra những vấn đề cho sự chuẩn bị trước khi lìa đời, có liên quan mật thiết với tác phẩm “Tiền kiếp và hậu kiếp” Dĩ nhiên, sự tương quan giữa hai tác phẩm nầy, chắc chắn phải có một hấp lực mãnh liệt về mặt huyền bí tâm linh mà con người “phàm tâm nan trắc”.Do vậy: “Bí ẩn và những gì đàng sau cõi chết”  rất là tương quan “Tiền kiếp và hậu kiếp”, sẽ tạo cơ hội hy hữu cho độc giả hiểu rõ thêm về chữ “Duyên và Nghiệp”“Nhân quả và Luân hồi”. Đồng thời, rất lợi lạc cho độc giả mở mang tâm tuệ, thức giác tỉnh tu, làm lành tránh ác và biết rõ sau bức màn cõi chết.

 

                          (Sách dày 470 trang, nhiều hình ảnh dẫn chứng. Giá bán$18.00 US)                                                                                         

 

 

3 – THỜ CÚNG VÀ LỄ BÁI            

                         Thích Thắng Hoan

 

      Tác phẩm có mục đích hướng dẫn, khuyến khích người Việt Nam, nhất là Phật tử nên giữ gìn tập tục, truyền thống dân tộc, biết rõ cung cách nghi lễ

2

 

“Thờ cúng và lễ bái”. Ngoài ra, còn giúp cho độc giả hiểu rõ về phần luận giải ý nghĩa của việc thờ cúng mà người Phật tử cần phải đọc, phải học để biết, để thực hành.

                                                      (Sách dày 120 trang. Giá bán  $07.00 US. + cước phí)

 

 

4 – BÁT NHÃ TÂM KINH QUA CÁI NHÌN CỦA DUY THỨC

                                                                                             Thích Thắng Hoan

 

      Tác phẩm được trình bày yếu chỉ của “Tâm Kinh”, không chỉ bằng cách diễn giảng qua văn kinh mà còn áp dụng Duy Thức Tông để trình bày nghĩa lý, yếu chỉ của kinh. Do vậy, tác phẩm nầy là môn luận về Bát Nhã tối quan trọng trong Phật giáo, là cốt lõi trong nhiều bộ môn Phật học. có thể giúp độc giả hiểu được đường lối tu tập của Bồ Tát Quán Tự Tại, từ đó nương theo để đạt cứu cánh Niết Bàn.

      Tác giả đã trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết, có tánh cách khoa học, khiến tác phẩm trở thành gần gũi với độc giả, dù chưa làm quen với Duy Thức Tông cũng có thể thu nhận được phần nào kiến giải trong tác phẩm nầy.

                                                 (Sách dày 132 trang. Giá bán: $08.00 US + cước phí.)

 

 

 

 

 5 -   TÀI ĐỨC GIAO TRANH    (thơ)

         Ai đã qui hàng vô điều kiện ?

                                 Giác Lượng Tuệ Đàm Tử

 

        Một tác phẩm lý luận giữa “tài” với “đức”, đây không phải là biện biệt để tạo thành cố chấp, hay tự đại, tự tôn, cũng không phải để tạo thành sự ngăn cách, tự ti, mặc cảm, mà sự giao tranh bằng lý luận để mở bày tâm hồn hướng đạo giúp cho người có tánh ỷ lại, tự đại, tự tôn, một bài học kinh nghiệm, một vẻ đẹp trong bức tranh màu tuyệt sắc trong rừng hoa đạo.

       Tác phẩm lý tưởng nầy đã phổ biến từ năm 1966, và sau nhiều năm, từ trong nước đến hải ngoại, đã tái bản nhiều lần, đã tạo cơ hội cho nhiều người âm thầm  bước lên cây thang giáo lý và vững vàng trong ngôi nhà bình đẳng “sống chung tu học”.

                                                     (Sách dày 132 trang. Không đề giá bán, tuỳ hỷ ủng hộ)

 

3

 

6 – NHỮNG NGƯỜI CÓ NĂNG LỰC SIÊU PHÀM

                                                                  G.S. Đoàn Văn Thông

 

      Tác phẩm khảo luận có tánh cách siêu linh huyền bí, soạn giả đã cất công sưu tập, rút tỉa những câu chuyện có thực và kỳ diệu nhất trên cõi đời,  những con người có năng lực được gọi là siêu phàm qua nhiều lãnh vực, mà phàm nhân không thể tưởng.

       Hãy tìm đọc để suy nghiệm và mở tỏ sự hiểu biết sâu xa hơn trong phương diện tinh thần về tâm linh huyền nhiệm..

                                              (Sách dày 300 trang. Giá bán $16.00 US.+cước phí)

 

 

 

7 – VIỆT NAM HIỂN THƠ MẦU NHIỆM

                               Chấp bút: Diệu Như Tăng Tố,

                                                 Diệu Như Tăng Dũng

 

       Toàn bộ Thi, Thơ Phật học có hơn một trăm ngàn câu thơ, theo thể song thất lục bát hoặc lục bát, từ điển thiêng xuống bút như mặc khải mầu nhiệm diệu kỳ, mà:

Việt Nam đất nước linh mầu

Việt Nam Thánh hoá đạo mầu triển khai.

 

        Bộ Việt Nam Hiển Thơ Mầu Nhiệm, có rất nhiều tiêu đề, nhà xuất bản Nguồn Sống đã in được những đề tài như: “Nhắn Nhủ” có mười ngàn câu thơ (10,000) “Khuyến Tu” có mười ba ngàn câu thơ (13,000) “Lời Mẹ Gọi” in thành 2 tập, gồm có hai mươi ngàn câu thơ (20,000) “Đò Chiều” chín ngàn câu thơ (9,000) Còn nhiều tập nữa chưa in. Hình bìa do Lão Hoạ sĩ Mai Lân trình bày. Giác Lượng Tuệ Đàm Tử đề Tựa.

        Toàn bộ Việt Nam Hiển Thơ Mầu Nhiệm được điển thiêng soi sáng cho nhóm Phật tử gồm có 5 người, mà Diệu Như Tăng Tố là nhóm trưởng,  chấp bút từ năm 1985 tại Việt Nam.

        Là người Việt Nam dù hải ngoại hay quốc nội nên đọc toàn bộ tác phẩm, để trợ duyên cho tinh thần đạo đức, và nắm vững yếu lý căn bản từ đời cho chí đến đạo. Nhất là căn bản của dân tộc và đất nước đã trải qua gần năm ngàn năm văn hiến. Là người Việt Nam hãy tìm đọc Bộ “Việt Nam Hiển Thơ Mầu Nhiệm”

                                       (Giá bán, tuỳ theo mỗi tập dày hoặc mỏng, xin liên lạc nhà Xuất bản)

 

4

 

 8 - NGHỆ THUẬT VIẾT VĂN VÀ ĐỌC VĂN          (Lời giới thiệu 1)

                                                       Giáo sư nhà văn Vũ Ký

 

       Giáo sư Vũ Ký, một danh nhân Việt Nam thời cận đại, một công trình biên khảo, sáng tác lớn lao đã đóng góp vào nền văn học nước nhà qua nhiều tác phẩm giá trị. Lợi ích thực tế cho nhiều giới đồng bào từ trong nước trước đây cũng như ở hải ngoại. Nhất là giới trẻ Việt Nam tỵ nạn và sinh sống ở nước ngoài. Đúng là một nhà làm văn hóa, một học giả sáng giá. Một sự nghiệp vun xới và chăm bón cây Văn Hiến Việt Nam ngày thêm toả cành xanh ngọn.

        Đúng thật như vậy, tác phẩm “Nghệ Thuật Viết Văn và Đọc Văn” đã được tái bản lần thứ 5 do nhà xuất bản Nguồn Sống ấn hành, bìa vải, mạ vàng, đóng chỉ, in trên giấy quí, đây là điều mà chúng tôi rất quan tâm và trang trọng, vì nó là kho tàng Văn hoá. Một tác phẩm có một vị trí độc nhất và danh dự trong ngôi nhà Văn hoá Việt Nam trong cũng như ngoài nước.

        Những nhà làm Văn hoá, những nhà Văn, nhà Thơ, những nhà nghiên cứu Văn hoá Việt chắc chắn phải cần. Nói chung, có lẽ mỗi gia đình cần có trong tủ sách.

                                                     (Sách dày 800 trang, Giá bán $35.00 US.+ Cước phí)

 

 

 

9 - BÁT THỨC QUY CỦ TỤNG

                            Thích Thắng Hoan

 

      Một tác phẩm thuộc bộ môn Duy thức do Ngài Huyền Trang đời Đường biên soạn. Mặc dù tác phẩm ngắn gọn, vẫn hàm chứa tất cả tính yếu về hành trạng của tám thức, diễn bày sự sinh hoá của vạn hữu, của mỗi cảnh giới chúng sanh và Phật. Hoà thượng Thích Thắng Hoan đã diễn giải một cách sáng sủa, gọn gàng, dễ hiểu, ví dụ cụ thể về bát thức, giúp chúng ta thấy được, hiểu được nguồn gốc và giá trị về những suy tư, nghĩ, tưởng: Nguyên nhân của sanh tử luân hồi, nghiệp quả. Từ những thấy biết như vậy, niềm tự tin trở nên vững chắc hơn, sự trở về quán sát tâm thức trở nên cần thiết hơn, thuận lợi hơn và đó là bước quan trọng trong đời sống tu tập để chuyển hoá cho đời sống tốt đẹp.

       Mọi người tu, dù xuất gia hay tại gia đều cần phải có tập sách này, để biết, để tư duy, thiền quán…

                                                         (Sách dày 134 trang. Giá bán $07.00 US +cước phí.)

 

5

 

10 – TIỂU THỪA BIỆN MINH LUẬN

                              Giác Lượng Tuệ Đàm Tử

 

       Tác phẩm luận học, lý giải phần căn bản Đại thừa, Trung thừa, Tiểu thừa lý pháp mà nhiều người chưa nắm vững, hiểu sai, tạo thành sự dị biệt, cố chấp. Độc giả sẽ hài lòng khi thấu hiểu tận tột về Kinh, Luật, Luận cũng như phần minh giải cụ thể, để nắm phần căn bản về sự, lý nơi hành trạng của mỗi Hệ, Tông, Môn phái Phật giáo.

       Phần tiểu luận “Phương Hành Nhiếp Hoá” một điều lý thú mà ngày xưa Đức Phật đã nhiếp hoá đệ tử bằng câu chuyện ngụ ngôn, từ đó mới khai thác, đo lường trình độ tu chứng, tri huệ siêu đẳng của hàng môn đệ.

       Cuối cùng phần “Lý giải tràng chuỗi”, giải thích ý nghĩa của tràng chuỗi và công dụng của sự lần tràng, giúp cho người hành trì pháp môn Tịnh độ thêm nhiều lợi lạc hơn, khi nắm vững phần “lý”“sự” của việc lần tràng.

       Tác phẩm nầy không thể thiếu trong tủ sách Phật học của mọi gia đình.

                                        (Sách dày 92 trang. Giá ủng hộ $05.00 US + Cước phí.)

 

 

11 – TINH THẦN PHẬT GIÁO NHẬP THẾ

                                                                        Trần Nhu

 

       Một tác phẩm văn học sử, biên khảo rất công phu, một giá trị hiện thực, có thể nói từ xưa tới nay chưa có một tác phẩm nào lại hàm chứa rất nhiều sự kiện, nhiều biến cố Chính trị, Tôn giáo, và nhận xét mới mẻ như tác phẩm nầy.

       Đọc tác phẩm “Tinh thần Phật Giáo Nhập Thế” để hiểu rõ quá khứ và hiện tại, để nhớ ơn Tiền nhân, để yêu Tổ quốc Việt Nam hơn, và tự hào về Ông Cha của mình hơn nữa.

       Đọc để thấy: Tất cả các Tôn giáo lớn của nhân loại như: Nho giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Ấn giáo, Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo… đã được tác giả đem ra so sánh, đối chiếu với Phật giáo về tư tưởng cũng như hành động.

       Với kiến thức uyên bác sâu rộng đủ mọi phương diện triết học, lịch sử, khoa học, tôn giáo, xã hội. Tác giả đã sử dụng kỷ thuật xen kẽ giữa xưa và nay, làm cho tác phẩm mang tính chất thời sự nóng bỏng từ đầu đến cuối. Và có một điều chắc chắn rằng: “Bất cứ ai đọc tác phẩm nầy đều thu hoạch được nhiều lợi ích cho chính bản thân mình về mặt đời cũng như đạo.”

             (Sách dày 1240 trang, đóng thành 2 quyển, bìa dày, mạ vàng đóng chỉ, Giá bán: $50.00 trọn bộ)

6

 

12 – NGHỆ THUẬT VIẾT VĂN VÀ ĐỌC VĂN        (Lời giới thiệu 2)

                                                            Giáo Sư Vũ Ký

 

        Một tác phẩm căn bản trong nền văn học Việt Nam, mà Giáo Sư Vũ Ký đã bỏ công sức nghiên cứu, soạn, viết kết thành một tác phẩm vĩ đại, tác phẩm đã được xuất bản nhiều lần từ trong nước đến hải ngoại, mà các nhà làm văn hoá, các bậc thức giả như: Gs. Nguyễn đình Hoà, Tiến sĩ Phạm kim Vinh, Lm. Cao văn Luận, Gs. Kiêm Đạt, Ký giả Nguyễn Ang Ca, Gs. Gustave Meillon, Tiến sĩ Nguyễn xuân Vinh, Gs Tiến sĩ Nguyễn thanh Liêm, Gs. Hà Mai Phương v.v…đã viết lời ca tụng và nhận xét.

      Tác phẩm “Nghệ thuật viết văn và đọc văn” chẳng những giúp cho học sinh, sinh viên một tài liệu bổ ích để tiến thân trên đường học vấn, mà còn tạo điều kiện cho nhiều nhà Văn, nhà Thơ, những nhà làm văn hoá khảo cứu để làm mẫu mực, một kho tàng kinh nghiệm mà Giáo Sư Vũ Ký đã trao lại cho chúng ta làm của báu.

       Nhà Xuất bản Nguồn Sống chúng tôi đã nhận tái xuất bản lần thứ năm nầy, có bổ túc rất nhiều tài liệu bài vở mới mà Gs. Vũ Ký đã cung cấp và nhuận chính rất công phu.

       Giáo sư Vũ Ký đúng là một danh nhân Việt Nam, một nhà làm Văn hoá, một học giả sáng giá, Một nhân tài lỗi lạc đã đóng góp quá lớn lao vào nền văn học nước nhà. Đây là một sự nghiệp vun xới và chăm bón cây Văn Hiến Việt Nam ngày càng thêm tỏa cành xanh ngọn.

                           (Sách dày 800 trang, đóng chỉ, bìa mạ vàng. Giá bán $35.00 US + Cước phí)

 

 

13 – LƯU KỶ   (Tài Liệu Chứng Tích Đạt Đạo)

        Chung Quanh Sự Viên Tịch Đức Thầy Giác An

                                                               Thích Giác Lượng

 

      Tập sách ghi lại đầy đủ những vấn đề tiên định. Những khuyến Thư, Chúc Thư, nhất là lời Di chúc tối hậu.

      Tập sách được sưu tập đầy đủ những hình ảnh linh động nhất, trước và sau chung quanh sự viên tịch của Đức Thầy Giác An.

      Tập sách không thể thiếu vắng trong tủ sách gia đình Phật tử Việt Nam, nhất là hàng Môn đồ Tứ chúng đối với một bậc lãnh đạo tinh thần. Một bậc Thầy Tôn kính của Phật tử thập phương

      Đọc tập “Lưu Kỷ” để biết, hiểu và thực hành nghĩa Đạo tình Thầy, là tấm gương để cho Tứ chúng Phật tử soi chung mà tấn tu đạo nghiệp.

                               (Sách dày 414 trang, bìa mạ vàng, giá ủng hộ $15.00 US + Cước phí)

7

 

14 – HOA ĐÀI DÂNG HƯƠNG    (thơ)

                                                      Tuệ Nga

 

       Tập thơ toả ngát mùi hương đạo, chất liệu đậm đà mà tác giả đã một phần thấm nhuần giáo lý Từ bi, nên thố lộ tâm tư vào những lời thơ thật nhẹ nhàng êm ái,  khiến cho người đọc gẫm suy và chiêm nghiệm cuộc đời cùng  nếp sống nhân sinh mà Nữ sĩ Tuệ Nga đã chia xẻ tâm tình với những người bạn đạo, hay những ai có duyên tiếp nhận tập thơ nầy, sẽ thấy rằng: “Người Phật tử thể hiện tâm hồn sống chung tu học để khuyến nhắc cùng nhau, cảnh giác cho nhau.  Hãy mở lòng hoan hỷ, tha thứ cho nhau bằng những ngôn từ hoà ái, tâm sự chí tình, hoặc mời gọi cùng nhau đi chùa lễ Phật, hầu tạo duyên lành, tích phước thiện trong kiếp sống học đạo tu tâm.”

       Thật xúc động thay: “Hôm nay là Rằm chị ơi. Hái hoa cúng Phật, mắt ngời ý sen”.  Nữ sĩ Tuệ Nga đã mang nguồn Văn hoá Phật giáo, tư tưởng Phật giáo rót vào ruộng lòng nhân thế thật là êm đềm đạo vị.

       Những ai là Phật tử, những ai đã từng mến chuộng Thơ, Văn thì không thể thiếu vắng tập thơ mà Nữ sĩ Tuệ Nga đã kết thành Đài Hoa Dâng Lên Mười Phương Chư Phật.

                                                (Sách dày 176 trang, Giá bán $12.00 US.+ Cước phí)

 

 

 

15 – CON ĐƯỜNG LÝ TƯỞNG   (thơ)

        Thi Hoá Kinh Hoa Nghiêm,Phẩm Nhập Pháp Giới.

                                                                              Vân Nương

 

       Phẩm Nhập Pháp Giới trong Kinh Hoa Nghiêm đã nói đến câu chuyện Thiện Tài Đồng Tử tìm thầy học đạo, một câu chuyện hết sức linh động được đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát khai tâm và giảng Kinh truyền Pháp. Câu chuyện Phật nầy như đã thấm nhuần tiềm ẩn trong tâm tư của  người Phật tử mà Nữ sĩ Vân Nương đã tạo thành một thiên trường ca thi phẩm gần năm ngàn câu thơ tuyệt tác. Người dựa vào Phật lý căn bản từ Kinh Hoa Nghiêm qua nhiều Tông Phái của đạo Phật để làm phương tiện chỉ thẳng nhân sinh nhắm ngay vào mặt trăng Chánh Pháp. Đó là “Con Đường Lý Tưởng” mà độc giả chúng ta sẽ bước lên đường tìm cầu học đạo như Thiện Tài Đồng Tử.

       Nữ sĩ Vân Nương đã khéo thi vị hoá câu chuyện Thiện Tài Đồng Tử một cách tuyệt hảo. Từ chỗ tả người, tả cảnh cho đến dùng sự bày lý, diễn

 

8

 

đạt một cách suốt thông, không gượng ép. Mỗi chữ mỗi câu là tình là lý, là ý, là tứ, là hình, là ảnh, là hư, là thực, cú pháp tuyệt vời, ngữ ngôn chính xác.

        “Con Đường Lý Tưởng” một trong những tuyệt tác hữu ích cho đời, là tài liệu căn bản cho nền Văn Học Luân Lý Đạo Đức Việt Nam, là ánh sáng văn minh phương đông chiếu soi khắp cùng vạn nẻo, cho hậu thế ngàn sau”

                                            (Sách dày 336 trang, giá bán $16.00US + Cước phí.)

 

 

16 – MÂY VIỄN PHỐ   (thơ)

                          Vân Nương

 

      Tâm sự của người lữ thứ tha phưong, của người rời xa quê hương yêu dấu ngàn đời! đã cô đọng, đã gói trọn tâm tư của Nữ sĩ đối với nước, với nhà, với Tổ Tiên nòi giống.

      Trong toàn tập thơ như có phần ảnh hưởng Đường Thi trong truyền thống Thi Ca Nho Lão mà Nữ sĩ Vân Nương đã tôi luyện từ thuở học trò, nên  chi  người đã tạo niềm quí mến trong Thi đoàn Quỳnh Dao hơn năm thập niên về trước. Người đã ưu tư thao thức và mãi nhớ về quê Mẹ Việt Nam, là đất thiêng, là tổ ấm, vì đó là nơi chôn nhau cắt rún, là nơi gắn bó biết bao nhiêu tình.  

       Chẳng những riêng tấm lòng của Nữ sĩ Vân Nương, mà tất cả mọi người con dân nước Việt, lưu lạc khắp bốn phương trời, ai ai rồi cũng âm thầm ray rứt, buồn nhớ quê hương, một nỗi buồn mênh mông trùm khắp và vẫn còn “Nghe Đâu Đây Tiếng Mẹ” ngọt ngào, vẫn còn “Nghe Dòng Suối Ngọt Ca Dao”, khiến người đọc “Mây Viễn Phố” không khỏi bồi hồi xúc động.

       Những ai là người đồng điệu, những ai là bạn yêu thơ, hãy đón nhận tập thơ nầy trong niềm vui hãnh diện, mà Nữ sĩ Vân Nương đã thay lời tâm sự cho chúng ta, khơi dậy nguồn tình đậm đà thắm thiết trong mỗi con tim của dòng Tộc Việt.

                                                        (Sách dày 184 trang, Giá bán $12.00 US + Cước phí)

 

 

 

17 - NGUỒN DUYÊN ĐẠO LÝ 

                                     (thơ) Giác Lượng Tuệ Đàm Tử

 

      Lý tưởng giải thoát là con đường duy nhất của nhà thơ Tu sĩ, tâm đạo và nguồn lòng dào dạt giữa cuộc sống nhân sinh. Nhân duyên đưa đẩy, nhà thơ

9

 

Tuệ Đàm Tử gặp ánh sáng chơn lý đạo mầu, tiến thân tu học theo các bậc Tăng già giải thoát xuất gia.

     Trên đường du phương đây đó, gót chân người Khất sĩ rảo bước khắp nơi, đối diện với nhiều thực trạng xã hội con người, với tâm hồn nhạy cảm trước những hoàn cảnh giữa đạo và đời, nhà thơ đã tức cảnh sanh tình, thể hiện tâm tư thầm kín bằng những ngôn từ chất phát chân phương, ghi thành chứng tích, những bài thơ đã nói lên tiếng lòng thổn thức giữa thế thái nhân tình, trải dài nhiều năm tháng. Chúng ta hãy đọc và nghe qua những tâm tình thâm cảm của bậc tu hành trước những thảm trạng quê hương hoằng hoại trong khói lửa chiến tranh ! Dân tình thống khổ !

      Đọc “Nguồn Duyên Đạo Lý” để tìm ra định hướng phát huy sâu rộng tinh thần đạo đức trong cuộc sống chúng ta.

                                        (Sách dày 200 trang. Giá ủng hộ $12.00 US + Cước phí)

 

 

 

 

18 – NGUỒN THƠ ĐẠO TÌNH    

                                               (thơ) Giác Lượng Tuệ Đàm Tử

 

      Với chủ đề “Nên Tập Sống Chung Tu Học”Ấy là lời dạy thắm thiết chân tình mà Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang đã đưa ra làm tiêu chuẩn trong Giáo Hội hiệp hoà, lấy đây làm căn bản để áp dụng lục hoà, chẳng những trong Tăng đoàn mà còn phổ cập khắp Phật tử tại gia. Do vậy mà tình thầy trò, nghĩa huynh đệ trong cõi sống chung, ngày càng thêm êm đềm gắn bó.

      “Nguồn Thơ Đạo Tình” là tiếng thơ lòng Hiếu, Trung, Đạo, Nghĩa giữa thầy trò huynh đệ cùng nhau trong cuộc đời tu học.

       Ai đã một lần chịu ân Thầy dạy chỉ, dù cho một ngày cũng “nghĩa”, một chữ cũng “tình”.

       Ai đã một lần trao trọn “tình thiêng”, đệ huynh “nghĩa nặng” nguyện ấy mãi vo tròn thuỷ chung như nhứt.

     “Đạo Tình” ấy bắt nguồn từ ý thức đạo đức tối cao mà Nguồn Thơ”đã tuôn tràn như dòng suối mát, thể hiện tâm tư tình cảm mà tác giả muốn chia xẻ cho nhau, trao gởi cho nhau, từ đạo tình thâm thiết ở nơi tập thơ nầy.

       Hãy nhận tập “ Nguồn Thơ Đạo Tình” làm món quà kỷ niệm trong cuộc sống tương giao.

                                                   (Sách dày 186 trang.Giá ủng hộ $12.00 US + Cước phí)

 

 

10

 

 

19 – MẬT GIÁO THẬM THÂM NỘI NGHĨA

                                                  Pháp Định Pram Nguyễn

                

       Một tác phẩm sưu khảo uyên bác và sự thông triệt qua chứng nghiệm tự thân của hành giả về pháp tu tập Mật Tông, hành giả đã cô đọng những cốt lõi về Mật Tông, nay đem cống hiến cho đời. Qua tác phẩm, độc giả có thể hiểu được phần nào phương thức tu hành, cứu cánh giải thoát của Mật Tông, tác giả dựa trên Kinh văn Mật Tông đã giải thích ý nghĩa thậm thâm vô cùng vi diệu qua các hình thức tu tập: “Ấn, Chú, Nghi quỹ”. Tất cả đều nhằm đạt đến sự giải thoát rốt ráo, đến sự chứng nhập “Tâm Bản Nguyên Thanh Tịnh” vốn có sẵn nơi mỗi chúng sanh.

       Trong sách, tác giả cũng đã đưa ra sự so sánh giữa các Tông Phái: “Hiển, Mật” âu cũng là điều bổ ích cho sự học hỏi, tìm hiểu của chúng ta. Sự so sánh là để độc giả thấu đáo về Mật Tông, không như các Tông Phái khác, chẳng hạn như: “Hiển Giáo thì thuyết pháp tuỳ theo căn cơ của chúng sanh, cảnh giới của chư Phật là bất tư nghì. Còn Mật Giáo thì thuyết pháp tuỳ theo Phật tuệ, giải thoát được “cảnh giới sở chứng” của chư Phật; Sự tu tập của Hiển Giáo đạt đến sự giác ngộ quyền thiệt; Sự tu tập của Mật Giáo đạt đến Phật quả Vô Thượng Bồ Đề, là cảnh giới của chư Phật.”

       Hơn nữa, tác phẩm “Mật Giáo Thậm Thâm Nội Nghĩa” có đề cập đến dòng truyền thừa trong lịch sử Phật giáo, tác giả đã nêu lên một vài nghi vấn dựa trên quan điểm và sự nghiên cứu lịch sử, trong đó có nhiều điều mới lạ.           Nhà Xuất bản Nguồn sống chúng tôi không thể đem tâm mình suy lường để có ý kiến. Tuy nhiên, chỉ vì  muốn lợi ích chúng sanh, Phật Pháp được tuyên dương, môn pháp tuỳ nhân duyên, tuỳ căn cơ, phù hợp với mục đích của quần chúng Phật tử và riêng nhà Xuất bản chúng tôi vậy.

                                              (Sách dày 340 trang, giá bán $18.00 US + Cước phí)

 

 

 

20 – NHỮNG CÁNH HOA THƠ

                       Giác Lượng Tuệ Đàm Tử

 

        Những vần thơ cô đọng tình người. Những lời thơ chứa tràn nghĩa đạo. Những bài thơ âm điệu ngọt ngào. Những tiếng thơ ngân vang triều mến, được chép vào những trang giấy trắng trong, trao tặng những người Phật tử xa gần, khắp mười phương quốc độ, cùng các nhà lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo, những người được quen biết, được hội ngộ, được tâm tình, bất luận

 

11

 

giai cấp, địa vị, quyền uy, cho chí đến các nhà làm Văn hoá, các nhà Thơ, nhà Văn, các giới truyền thông, Văn nghệ Sĩ, Bác Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh, các Hội đoàn, Xã hội, Chính trị v.v…. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi kẻ mỗi nét bút khác nhau, mỗi bài thơ chuyên biệt tâm tình, tất cả đều áp dụng bằng “lối thơ khoán thủ, khoán yêu, có đôi lúc cước vận, hạn vận và thường là mỗi bài thơ đều có tên người tặng và người được tặng” trong câu khoán thủ theo luật đường thi thất ngôn bát cú, hoặc lục bát tám câu, hoặc bát ngôn trường thiên ca vận, tất cả đều được lưu vào, kết thành “Những Cánh Hoa Thơ” đóng tập, bìa cứng, mạ vàng, trang nhã, sang trọng, in trên giấy huỳnh tiên, trình bày nghệ thuật.

       Mỗi bài thơ là mỗi “Cánh Hoa trao tặng”, có tánh cách làm quà kỷ niệm trong cuộc đời giao hảo với nhau. Đây là chứng tích sinh hoạt, lưu lại đời đời, nên chúng tôi xét là quan trọng, không dám xem thường tác phẩm, vì xem thường tác phẩm qui tụ đủ mọi giới người, tức là xem thường độc giả đã có duyên trong tình đạo nghĩa.

      Quí vị nào đã có thơ tặng mà chưa tiếp nhận được tập thơ, xin liên lạc về nhà xuất bản “Nguồn Sống”, tập thơ sẽ được gởi đến quí vị.

               (Tập 1 dày 372 trang, tập 2 dày 392 trang. Mỗi tập giá ủng hộ $20.00US + Cước phí)

 

 

 

 

21 – THÔNG ĐIỆP HOÀ BÌNH

                  Giác Lượng Tuệ Đàm Tử

 

 

                                                     ( Dưới đây là những đoạn văn rút từ những lời nhận định,

                                                       Phê bình, cảm nghĩ của một số nhân sĩ trí thức từ lúc còn

                                                       Trong bản thảo cho đến có một vài nhận định gần đây.)

 

       Đạo Pháp và Dân Tộc không thể lìa nhau. Muốn cho Dân Tộc được trường tồn cần phải tranh đấu cho độc lập thực sự.

       Sư Giác Lượng đã thấu triệt nguyên tắc tồn vong của đất nước, và đã thể hiện tâm tư qua những lời thơ Dân Tộc… Quý hóa thay.

                                                                              Luật sư Trần Ngọc Liễng (17-01-1970)

 

 

      Ai ai cũng mong muốn có Hoà Bình, nhưng số người sáng tác về Hoà Bình chưa thấy có ai chân thành thắm thiết như nhà thơ Tuệ Đàm Tử. Chưa đề cập đến phần kỷ thuật, chỉ chừng ấy cũng đủ làm cho người đọc cảm mến

12

 

tác giả đã có nhiệt tình thiện chí đối với nền Hòa Bình của Dân Tộc. Tình thương của tác giả đối với non sông đất nước, với đồng bào bàng bạc trên từng trang sách…

                                       Giáo sư Phạm Phú Hoài Mai  (Tuy Hòa Mùa Xuân năm 1970)

       Hòa Bình là những hoa trái của hạt giống Từ Bi trong cõi lòng nhân thế. Chính vì vậy mà ai ai cũng tha thiết với Hòa Bình. Tuệ Đàm Tử đã hằng ấp yêu thao thức trước cảnh trạng Hòa Bình, bởi vì xứ sở Việt Nam  đã nát tan đau đớn trên hai mươi năm chiến loạn. Không bàn về văn chương nghệ thuật, chỉ nhìn sâu xuống bể cả của tâm hồn. Tuệ Đàm Tử là dòng nước luân lưu bất tận, dào dạt ước nguyện trong xanh….

                                                         Kế Châu Long Bích Sơn, Tổ Đình Thập Tháp

                                                                  Đồ Bàn tháng trọng Xuân năm Kỷ Dậu 1969

 

 

 

…..Tôi thấy Đại Đức đã tìm được một nền Hòa Bình. Chúng ta như kẻ đang đói lạnh được ban bố một bữa ăn, một tấm áo giữa mùa đông. Những kẻ đang mắc bịnh nan y gặp danh y lỗi lạc. Chim rừng tìm được dòng suối trong, sau bao ngày đó đây tìm kiếm….

                                                    Nhà văn Giang Nam. Phan thiết ngày 05.4.1969

 

 

 

 ……Phải chăng, tiếng kêu của Sư Giác Lượng là những tiếng van não nuột, dù khô héo mòn hơi, đã mon men bừng sáng như ánh đèn giữa đêm sa mạc….

…… Sư Giác Lượng đã nói lên sự khao khát Hòa Bình của cả nhân loại và của Dân Tộc Việt Nam hiện như những cành cây khô thoi thóp lâu ngày, mong được giòng nước tươi êm tưới mát….

…….Chính vì vậy mà Sư Giác Lượng đã chọn một hướng đi có đối tượng, có mục đích và mong muốn mọi người sẽ cùng ý thức nương theo…..

…….Đọc tập thơ Hòa Bình của Sư Giác Lượng, dù ai có tinh thần cầu an bạc nhược nhất cũng cảm thấy ở lòng mình những thổn thức,vốn là người Việt Nam đã mang sẵn giòng máu Việt trên Bốn Ngàn Năm Văn Hiến. Lời thơ có một giá trị đạo đức cổ truyền chưa có giá trị nào khác để thay thế….

                                 Giao sư Vương Thuỵ Châu.Bình Định Mùa thu năm Kỷ Dậu 1969

 

 

 

13

 

…..Tuệ Đàm Tử không ngồi yên được trước cảnh dầu sôi lửa bỏng của thế cuộc tình đời đen bạc, đã gây xúc động không ít đến tâm hồn Thi sĩ, Tu Sĩ. Do đó nhà thơ tu hành của chúng ta đã ghi lại những vần thơ thống thiết trong thiên Trường Ca Hòa Bình….

                                                  Giáo Sư Lương Trọng Minh, Quinhơn ngày 20.6.1970.

 

 

       Tôi vẫn còn nhớ rõ buổi trà đàm hết sức tương đắc cùng Sư Giác Lượng về “Chiến Tranh và Hòa Bình Việt Nam” tại Tuy Hòa giữa mùa thu năm 1968. Nhà Sư kiêm Thi sĩ đã quyết đoán với tôi rằng: “Chẳng bao giờ có một nền Hòa Bình chân chính tại Việt Nam, nếu hai phe Nam, Bắc toàn là những người ác, cố giết hại lẫn nhau vì quyền lợi ngoại bang và cá nhân, bè đảng trên hết. Đó là một đại họa mà tương lai Dân Tộc Việt Nam sẽ còn gánh chịu nhiều thảm khốc thê lương hơn thế nầy nữa…”.

……Đọc lại thi phẩm nầy tôi thấy chân giá trị của nó vẫn còn nguyên vẹn, mặc dù thời gian có thay đổi…. Tôi nghĩ rằng: “Sự hiện diện của tác phẩm Hòa Bình trong hoàn vũ lúc nầy vẫn là tiếng chuông còn cần thiết và tiếng nói vẫn có giá trị tuyệt vời….”.

                                                                          Phan Long Yên. Los Angeles 20.10.1995

 

 

 

……Người Thi sĩ nếu không ôm ấp trong lòng những nỗi buồn tan nát của kiếp nhân sinh, hay những tâm sự khó giải bày trước hoàn cảnh loạn lạc của quê hương thì khó mà dệt nên những vần thơ bất hủ như nhà thơ Tuệ Đàm Tử….

……Tuệ Đàm Tử sanh ra và lớn lên trên đất Việt, thấm nhuần đạo lý Từ Bi của đấng Phật Đà. Với tâm Bồ Tát, Tuệ Đàm Tử chẳng thể cầm lòng trước cảnh điêu linh thống khổ của trăm họ….

……Mặc dù tập thơ ra đời ở thập niên 60, nhưng với tấm lòng ưu hoài của thi sĩ, giá trị ưu thắng của nó vẫn mãi còn ảnh hưởng cho đến ngày nay.

                                                                                Pram Nguyen, Cleveland 12.30.1995

 

 

 

……Giờ đây, với tập Trường Ca Thi phẩm Hòa Bình, dù được hình thành cuối thập niên 1960, nhưng xét theo hoàn cảnh của đất nước hiện nay dưới sự cai trị của một chế độ phi nhân bản, khát vọng về một quê hương thanh

 

14

 

bình và an lạc vẫn còn nóng bỏng trong trái tim của mọi người dân Việt chúng ta, dù trên quê hương khốn khổ hay lạc loài nơi hải ngoại….

….. Ngay vào những thập niên 1960 nhà thơ đã thấy rõ được vai trò của mình là cần thiết phải nhập cuộc để cứu độ nhân sinh….Tuệ Đàm Tử lúc bấy giờ chỉ là một Đại Đức………Quan niệm dấn thân đó hơn 40 năm sau vẫn là kim chỉ nam soi tỏ đường đi của Thượng tọa Thích Giác Lượng trên miền đất thuộc hải ngoại nầy. Tiếng nói của Thầy vang lên trong các phong trào đòi quyền tự do tín ngưỡng cho hơn 70 triệu người dân Việt đang sống trong bạo lực và tù đày…..

…..Một nhà tu hành dấn thân không ràng buộc bỡi tham vọng chính trị nào, mà ngược lại là ý thức dấn thân cứu khổ cứu nạn Dân tộc và chúng sanh.

      Với Thi phẩm Hòa Bình thật xứng đáng được đón nhận một cách trân trọng.

                                                                                 Giáo sư Lê Đình Cai, San Jose 1995

 

 

 

……Tác giả Giác Lượng Tuệ Đàm Tử viết Thông Diệp Hòa Bình từ thời trai trẻ, kêu gọi hai miền Nam, Bắc hãy tỉnh thức để thấy rằng: “Mọi chủ nghĩa luôn luôn xám xịt. Riêng cây đời mãi mãi xanh tươi.”….

……Thông Điệp Hòa Bình, như kim Chỉ Nam, tự nó chỉ làm công việc định hướng, còn việc dùng nó để đi đúng hướng tới hòa bình hay không, lại tuỳ thuộc cá nhân, xã hội, quốc gia và thế giới….

……Thông Điệp Hòa Bình như một lời tiên tri, về sinh mệnh của Dân tộc Việt cách nay 37 năm. Cho tới nay đất nước vẫn chưa có một nhà tư tưởng với một “tư tưởng chỉ đạo” mang chất Việt tính  hoặc Việt hóa….

……Tấm lòng từ bi của nhà tu hành và tình thương dân, xót nước của nhà thơ Giác Lượng Tuệ Đàm Tử bậc thành tiếng khóc!….Nhà thơ Tuệ Đàm Tử không chấp nhận thói “khôn nhà dại chợ”. Ngang ngược với anh em trong nhà, cúi đầu trước ngoại bang, khởi từ việc tôn thờ chủ nghĩa ngoại lai !....

……Với tư cách nhà thơ, tác giả Tuệ Đàm Tử vẫn nêu cao tinh thần “Văn tải đạo” hướng tới chân lý bất biến: “Đạo Đức Đưa Tới Hạnh Phúc”. Đạo đức vì Người biết thương Người…. Và, nhà tu, người hành đạo theo quan điểm của tác giả Giác Lượng Tuệ Đàm Tử, thuộc Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ, noi theo con đường ngày xưa đức Phật đã đi. Đức Phật không còn nghĩ mình là Thái tử của Triều đình, với cung điện vàng son rực rỡ “gia sản”, chỉ còn tấm áo vá cùng chiếc bình bát và chỉ nhận phần ăn một bữa ngọ trong ngày.

15

 

 ….. Đức Phật mang “Đạo vào Đời”, con đường Ngài đi “từ trong cung điện ra ngoài vỉa hè, kẻ chợ,” từ giai cấp vua chúa xuống với giai cấp thường dân…..Ngài không hình thành một thứ “Triều Đình Tôn Giáo”…..

…… Trong Tăng Chi Bộ Kinh có lời vàng của đức Phật: “Khi người lãnh đạo xứ sở (nhà vua) có tính công bình thiện ái, thì triều đình (chính phủ) có tính công bình thiện ái. Khi triều đình có tính công bình thiện ái thì quan chức có tính công bình thiện ái. Khi quan chức có tính công bình thiện ái , thì các quan chức nhỏ(cán bộ hạ tầng) có tính công bình thiện ái, Khi các quan chức nhỏ có tính công bình thiện ái, thì người dân có tính công bình thiện ái.” Tóm lại: Công bình và Thiện ái là kỷ cương Quốc gia. Không còn cách nào khác để xây dựng cuộc nhân sinh hạnh phúc.

……Khi Đức Phật đòi hỏi các nhà vua, thời Ngài tại thế, phải công bình thiện ái, chính là “đem Đạo vào Đời” không phải là “làm chính trị”, đấy là lòng Từ Bi đối với chúng sanh. Nhà Đạo học Giác Lượng qua Thông Điệp Hòa Bình, cũng nhìn ra cách đây 37 năm về trước. “Vì Đạo Đức Đưa tới Hạnh Phúc”…

……Cũng là niềm mong muốn tột cùng trong Thông Điệp Hòa Bình của Giác Lượng Tuệ Đàm Tử….

                                                                Nguyễn Hữu Nhật, Hoa Kỳ tháng 7 năm 2005

 

                                                  (Sách dày 116 trang,khổ lớn, Giá ủng hộ $15.00 US + Cước phí)

 

 

 

22  - VÔ NGUYÊN LUẬN

                                                    Nguyên Linh

 

       Tác phẩm Vô Nguyên Luận, kết tụ bởi những tia sáng thần cảm tâm linh mà tác giả đã chứng nhập sau những cơn thiền ngộ, thấu suốt tận cùng sau bức màn mật nhiệm siêu nhiên mà ít thấy ai ngộ đạt, lưu truyền cho đương nay và mai hậu. Tác phẩm Vô Nguyên Luận  vĩ đại như một kho tàng chân lý. Như ánh sáng mặt trời soi vào bóng tối.

      May mắn thay cho nhân lọai mai ngày sẽ được chuyển hóa tốt đẹp qua tư tưởng Vô Nguyên Luận. Một Đạo lý tổng hợp quy nguyên, mở ra một con đường chí chân chí thiện mà Hiền giả Nguyên Linh đã vạch ra một sách lược tòan cầu hóa cho thời đại mới, thời đại của sự tiến hóa văn minh bằng cơ chế tinh thần thâm diệu.

       Con đường đi tới xã hội ngày mai phải là con đường tỉnh thức mà nhân lọai phải bước theo mới tạo nên một thế giới sống chung hòa bình vĩnh cửu. Tác phẩm Vô Nguyên Luận là một qui trình cách mạng đạo phong qua chu kỳ chuyển tiếp của Thiên Niên Kỷ thứ Ba cho nhân lọai tòan cầu.

 

              (Sách dày 610 trang, bìa cứng dày, mạ vàng màu nâu, ruột đóng chỉ, giá $25.00us + Cước phí)

16

 

 

23 – BẢN HÙNG CA TỐI THẮNG  

                                                                          (Thơ)  Nguyên Linh

 

Tập thơ, đưa người đọc đi vào cõi tinh thần sống đạo. Kêu gọi tình người trở về nguồn cội uyên nguyên của bản chất “ Nhân Chi Sơ Tính Bổn Thiện” giữa thế giới văn minh vật chất thạnh hành mà chúng sinh điên đảo. Lời thơ cũng có lúc đầy hùng khí như để cảnh giác những kẻ cuồng say, hầu thức tỉnh nhân sinh quay về bổn thiện. Bởi lòai người càng “ tiến bộ văn minh” thì càng ác tâm mưu xảo, càng chiến tranh tràn ngập, càng lấn giành tranh chấp, càng kỳ thị vô minh.!

Bản Hùng Ca Tối Thắng, mong người đời chấm dức cơn trường mộng mà giác ngộ tìm đường quay về cõi huyền nhiệm sống chung trong cuộc sống tình người.

Đọc Bản Hùng Ca Tối Thắng, có lẽ con người sẽ tự thức được lương tâm, vượt thóat những sai lầm từ nguồn vô minh bất giác. Lời thơ tha thiết, chan chứa tình người, nhưng không ủy mị, mà ngược lại réât kiêu hùng gợi cảm, mang lại cho người đọc, cho cõi đời một ánh sáng chơn lý soi rọi vào lòng nhân thế, để nhận ra hướng đi về cõi chân phúc.

 

         (Sách dày 272 trang, bìa cứng, dày màu nâu, mạ vàng, đóng chỉ. Giá bán $17.00 US + Cước phí)

 

 

 

24 – ANH HÙNG VÀ GIAI NHÂN VIỆT NAM

 

                                                   (Kịch Thơ) Dỵ Sỹ Phạm Nguyên Lương

 

       Dàn dựng một vở kịch thơ, là điều ít người làm được, nhất là kịch thơ về lịch sử oai hùng của dân tộc Việt. Chúng ta ít nhiều ai cũng nhớ vở kịch Thơ “Nguyễn Trãi Phi Khanh”, thật là xúc động, chứa tràn khí phách anh hùng bất khuất nô lệ, bất khuất ngoại xâm.

      Suy về quá khứ rồi nghĩ đến tương lai, đạo lý của Dân Tộc Việt không thể bị mai một, lịch sử Việt không thể để phai mờ. Phải chăng nhà thơ Dỵ Sỹ Phạm Nguyên Lương đã có những thao thức chánh đáng. Do niềm thao thức ấy mà nhà thơ của chúng ta đã dựng lên tác phẩm kịch thơ và thơ “Anh Hùng Và Giai Nhân Việt Nam”.Tác phẩm đã khơi lại một giai đoạn lịch sử oai hùng của dân tộc, đã dựng lại qua vở kịch thơ một chiến công hiển hách của các bậc anh hùng Tiên liệt: “Vua Quang Trung đại phá quân Thanh,” thêm vào đó là những nét chấm phá đẹp, thanh của mối tình “Ngọc Hân Công Chúa- Nguyễn Huệ”, làm sáng thêm vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong truyền thống cứu quốc.

       Ai là người Việt Nam yêu nước, nhớ quê hương, và truyền lại cho con cháu Rồng Tiên giống nòi Việt Tộc, hãy lưu vào tủ sách gia đình tác phẩm kịch thơ nầy làm căn bản cho nguồn gốc Việt.

 

          (Sách dày 200 trang,  bìa màu, có phụ bản những trang hình lịch sử, giá bán $14.00US + Cước phí)\

 

 

17

 

24 – NGƯỜI VIỆT NAM NHỚ VỀ NGUỒN GỐC VIỆT NAM

 

                                                        (Kịch Thơ) Dỵ Sỹ Phạm Nguyên Lương

 

    “ Người Việt Nam Nhớ Về Nguồn Gốc Việt Nam” là tựa đề tập thơ mà cũng là lời kêu gọi thống thiết, lời nhắn nhủ chân thành đến những ai là người Việt hãy nhớ về nguồn gốc của dân tộc mình.

      Đất nước Việt Nam tuy nhỏ, dân tộc tuy ít so với các lân bang mà nhất là lân quốc Phương Bắc khổng lồ, mà đầu óc họ lúc nào cũng muốn thôn tính các lân bang, dù một ngàn năm dân tộc ta bị Trung quốc đô hộ. Nhưng những anh hùng dân tộc ta đã đánh đuổi bọn cường quyền đầy hung hãn, man rợ của Phương Bắc. Đất nước và dân tộc ta vẫn tồn tại, vẫn giữ được truyền thống, bản sắc văn hóa đặc thù của Dân tộc mình. Do vậy mà trải qua gần Năm Ngàn Năm Lịch Sử, với tinh thần bất khuất, khí tiết can trường của Tiền Nhân, là tấm gương cho mọi tầng lớp người Việt trong cũng như ngoài nước.

      Chủ ý của nhà thơ Dỵ Sỹ không phải chỉ khơi dậy niềm kiêu hãnh dân tộc thêm lên, mà là trui rèn thêm niềm kiêu hãnh dân tộc thành một thứ vũ khí tinh thần sắc bén, để đánh bại cái tự ti mặc cảm của một số người hoặc những ai chỉ nhìn thấy cái sức mạnh vật chất, cái văn minh cơ khí mà không thấy cái giá trị vạn năng của nền Văn hóa Việt Nam ngàn đời bất biến.

 

                                                         (Sách dày 180 trang,  bìa màu, giá bán $14.00US + Cước phí)

 

Ghi chú:

Đặc mua sách, xin liên lạc về địa chỉ 766 south Second Street, San Jose,CA.95112

Điện thư: [email protected]. Điện thoại: (408)295-2436 hoặc 896-8198.

 

________________________________________________________________________

 

Thầy gửi : NGHIỆP NGUYỄN Protech Printing

      Thầy có viết thêm mấy lời giới thiệu cho các quyển sách do nhà XB. Nguôn Sống ấn hành và một số sách chưa có bìa, nên thầy sẽ gửi những hình bìa ấy để in vào những trang sau của quyển “Tiền Kiếp Hậu Kiếp”  mục đích giới thiệu sách luôn..

Những quyển chưa có hình bìa như:

Nghệ thuật Viết Văn. * Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế. * Lưu Kỷ. * Con Đường Lý Tưởng. * Nguồn Duyên Đạo Lý. * Nguồn Thơ Đạo Tình. * Những Cánh Hoa Thơ.- * * Thông Điệp Hòa Bình.- * Vô Nguyên Luận. -* Bản Hùng Ca Tối Thắng.-* Tài Đức Giao Tranh.

        Chiều Thứ Bảy nầy 12.7.2008 Thầy có dịp đi Nam Cali, thầy mang theo số sách ấy,  để chụp lấy hình bìa in vào sách. Có thể thầy sẽ ghé nhà in.  Thầy tới nơi sẽ gọi liền để Nghiệp hẹn gặp Thầy nhé. Số điện thoại tay của Thầy làL (408) 896-9198

 

.

 

 

 

 

thamtham_nguahtangtrieu_tkhdpsaucua_vdttnhungnguoi_nlspnhungcanh_ht_1nhungbi_asccnhannhu
nguoiviet_nnvngvnmayvieng_pmayhuongloime_g_2loime_g_1kinhcang_ggkhuyentuihuongsenhoadai_dh
Ý kiến bạn đọc
05/02/202016:13
Khách
Tôi muốn mua các sách của tg Đoàn văn Thông như sau:
1- Bí ẩn tiền kiếp và hậu kiếp.
2- Bí ẩn sau cõi chết.
3- Biên giới sinh tử .
Muốn đến nhà sách để mua cho nhanh ,đặt hàng online thì bao giờ có,
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2011(Xem: 3700)
Vài năm qua trên báo chí và sách vở xuất hiện một số thảo luận về câu niệm (Nam Mô) A Di Đà Phật hay (Nam Mô) A Mi Đà Phật. Có lẽ khởi đầu từ cuốn "Hương Sen Vạn Đức" của HT Thích Trí Tịnh1(2006), và "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ được ghi nhận trong bài viết trên mạng Thư Viện Hoa Sen (21/6/2011). Phần này chú trọng đến sự khác biệt ngữ âm giữa Di (trong A Di Đà Phật) và Mi (trong A Mi Đà Phật) và không đi vào chi tiết các giáo pháp liên hệ cũng như phạm vi tâm linh tín ngưỡng dân gian. Thanh điệu ghi bằng số ngay sau một âm như số 3 trong min3 hay mǐn (giọng Bắc-Kinh hay BK ghi theo hệ thống pīnyīn thông dụng hiện nay), không nên lầm với số ghi phụ chú (superscript) như min3; dấu hoa thị * (hình sao/asterisk) đặt trước một âm tiết để chỉ dạng cổ phục nguyên (reconstructed sound). Hi vọng bài này cho thấy phần nào khuynh hướng ngạc hóa nói riêng, văn hóa ngôn ngữ Phật giáo nói chung đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại.
19/09/2011(Xem: 8776)
Những ai đã đạt được lòng từ bình đẳng tuyệt đối như vậy thì chẳng những đã đạt được an vui cho chính bản thân mình mà tình thương ấy còn lan toả đến tất cả, kể cả những kẻ khuất mặt đang sống trong tối tăm mà lòng lúc nào cũng sục sôi căm thù nữa.
28/08/2011(Xem: 3110)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
11/08/2011(Xem: 3331)
Em ơi, anh đã từng đọc những vần thơ đầy sự day dứt của nhà thơ Trụ Vũ khi ông mong muốn diễn đạt một tình yêu dành cho mẹ nhưng đành phải bất lực trước sự giới hạn của ngôn từ và hình ảnh:
02/06/2011(Xem: 3758)
Dù biết rằng rồi một ngày Thầy cũng phải ra đi nhưng con vẫn bàng hoàng xúc động khi nhận được hung tin ! Viết về Thầy, không biết con có diễn tả đầy đủ hết mọi ý nghĩ của mình bởi vì con cũng đã có nhiều kỷ niệm dễ thương về Thầy mà mỗi lần nhớ lại, lòng không khỏi dâng lên niềm xót xa !
30/05/2011(Xem: 11298)
Chùa tôi nho nhỏ bên làng Bên dòng sông quyện bên hàng thông xanh Có tre mấy lũy yên lành Có chim ca hót trên cành líu lo
25/05/2011(Xem: 3065)
Một lần nữa phải cám ơn Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác và anh Chủ bút Phù Vân đã cho chúng tôi có được cơ hội gặp nhau - cùng có chung một đứa con tinh thần - từ đó sợi dây thân ái càng ngày càng ràng buộc và lòng thương yêu nhau càng gắn bó nhiều với thời gian ! Chúng tôi - những cây bút nữ - mỗi đứa ở một phương trời đã quy tụ về dưới mái chùa Viên Giác vào một ngày tháng 8 năm trước, để rồi khi chia tay vẫn còn lưu lại trong lòng nhau những luyến lưu bịn rịn.
24/05/2011(Xem: 8224)
Lá Diêu Bông không hiện hữu trên trái đất này thì làm sao ai mà tìm thấy được và như thế thì chẳng khác nào người đẹp gieo cầu trong gió lớn, làm lỡ duyên người con gái thơ ngây! Tôi viết vài dòng về Lá Diêu Bông vì thấy lyric và nhạc của Trần Tiến mang tính mẫn cảm thật đẹp về tình yêu hơn lyrics và nhạc của Phạm Duy về cùng một bài thơ, Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm
23/05/2011(Xem: 3735)
Khi Phạm Thiên Sahampati biết được đức Phật đang phân vân lưỡng lự không muốn thuyết giảng giáo pháp mà Ngài vừa chứng ngộ dưới gốc cây Bồ Đề cho thế gian đau khổ này với lý do: “Con người còn vấn vương trong tham ái và sân hận, không dễ gì lãnh hội được giáo pháp mà Như Lai đã chứng ngộ. Người tham ái chìm đắm trong đêm tối, bị đám mây mù tham ái bao phủ, sẽ không thấy được giáo pháp, bởi giáo pháp đi ngượi lại tham ái, giáo pháp sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và tế nhị”[1].
15/05/2011(Xem: 3262)
Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]