Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

149. Đại Kinh Sáu Xứ

19/05/202011:39(Xem: 9465)
149. Đại Kinh Sáu Xứ

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


149. Đại Kinh SÁU XỨ

( Mahàsalàyatanika sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ        

          Sa-Vát-Thí – Xá-Vệ  – trú qua

              Tinh Xá Chê-Tá-Vá-Na 

       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka cúng dường.

          Tại đây, đấng Pháp Vương cho gọi

          Chư Tỷ Kheo, và nói như vầy :

 

        – “ Này các Tỷ Kheo ! Hôm nay

       Ta vì Kinh Sáu Xứ này giảng ra

          Hãy nghe và suy nghiệm cho kỹ ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn Toàn Trí ! Xin vâng ! ”.    

 

              Sau vâng đáp của Chúng Tăng,

      Đức Chánh Đẳng Giác nghiêm thân thuyết vầy :

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Ở đây biết, thấy

          Không như-chơn mắt ấy, sắc này, 

              Không như-chơn biết, thấy ngay

       Nhãn-thức, nhãn-xúc ở đây đêm ngày,

          Do duyên nhãn xúc này liền khởi

          Lạc thọ với khổ thọ, hay là

              Bất khổ bất lạc thọ, mà

       Không như-chơn biết, thấy qua điều là

          Cảm thọ, và vị ấy ái-trước

          Đối với mắt, ái-trước sắc, và

              Ái-trước nhãn thức, cùng là

       Ái-trước nhãn xúc. Do mà duyên đây

          Duyên nhãn xúc khởi ngay lạc & khổ &                

          Bất khổ bất lạc thọ. Vị này

              Ái-trước cảm thọ ấy ngay.

       Vị ấy trú, quán sát rày vị ngon

          Bị ái-trước nên còn hệ lụy

          Và tham đắm, khả dĩ do vầy

              Năm thủ uẩn đi đến đây

       Tích trữ trong tương lai ngay như vầy.    

          Và ái của vị này đưa đến

          Sự tái sanh, câu hữu hỷ, tham

              Tìm sự hoan lạc, mê đam

       Chỗ này chỗ khác, ái càng tăng cao.

 

          Những thân-ưu-não nào tăng trưởng

          Tâm-ưu-não tăng trưởng cùng nhau.

              Còn những thân-nhiệt-não nào

       Tăng trưởng, tâm-khổ-não mau tăng cùng.

          Vị ấy cùng cảm thọ thân khổ

          Và cảm thọ tâm khổ dằng dai.

 

              Cũng vậy, các Tỷ Kheo này !

       Không thấy & biết-như-chơn tai, cùng là

          Mũi, lưỡi, thân, ý và các pháp.

          Không thấy, không biết các lục trần

              Một cách như-chơn sáu phần.

       Không thấy & biết-như-chơn cần kể ra

          Ý thức và ý xúc như-thật.

          Do duyên ý-xúc tất khởi ra

              Lạc thọ, khổ thọ – hay là

       Bất khổ bất lạc thọ mà tự thân

          Không thấy & biết-như-chân cảm thọ

          Và vị đó ái-trước ý này,

              Ái-trước đối với pháp đây

       Ý-thức, ý-xúc vị này đắm yêu

          Do ý xúc này đều phát khởi

          Lạc, khổ với bất khổ & lạc này

              Vị ấy cảm thọ ở đây

       Thân khổ, tâm khổ. Và này Chúng Tăng !

          Dù thấy & biết-như-chân như vậy

          Nhưng vị ấy không ái-trước nhân

              Đối với sáu căn, sáu trần

       Không ái-trước ý thức cần biết đây

          Không ái-trước ở đây ý-xúc

          Do ý xúc lạc & khổ khởi ra

              Bất khổ bất lạc thọ, mà

       Vị ấy không ái-trước qua các điều

          Đối với cảm thọ đều như vậy

          Khi vị ấy trú, quán sát về

              Vị ngọt vị ấy không hề

       Bị ái trước, hệ lụy bề đắm say

          Năm thủ uẩn tương lai tàn diệt,

          Ái của vị ấy thiệt khiến làm

              Tái sanh, câu hữu hỷ, tham

       Tìm sự hoan lạc bao hàm nơi đâu.

          Ái được mau đoạn tận mãi mãi

          Thân-ưu-não vị ấy đoạn trừ  

              Tâm-ưu-não được đoạn trừ,

       Thân-nhiệt-não được đoạn trừ trước sau,

          Tâm-nhiệt-não cũng mau đoạn tận

          Thân-khổ-não ắt hẳn đoạn trừ.

              Những tâm-khổ-não đoạn trừ

       Vị ấy cảm thọ lạc, từ thân, tâm

          Kiến gì như-chơn nhằm như vậy

          Thì kiến ấy là chánh kiến ni.

              Như-chơn tư-duy cái gì

       Đó chính là chánh-tư-duy tức thì,

          Tinh tấn gì như-chơn như vậy

          Tinh tấn ấy là chánh-tinh-cần,

              Niệm của vị ấy như-chân

       Đó là chánh-niệm. Định phần như-chân

          Của vị ấy là phần chánh-định,

          Thân nghiệp, ngữ nghiệp, tính mạng sanh

              Đều được tốt đẹp, tịnh thanh.

 

       Rồi từ Thánh đạo Tám ngành ở đây

          Khiến tu tập, tiến hoài sung mãn

          Bốn niệm xứ và bốn chánh cần

              Bốn như-ý-túc, năm căn,

       Năm lực – tu tập tinh cần trải qua

          Phát triển và sung mãn đều khắp,

          Bảy giác chi tu tập tròn đầy

              Phát triển sung mãn hòa hài

       Và nơi vị ấy có hai pháp này :

          Chỉ và Quán. Với đầy thượng trí

          Vị ấy chỉ liễu tri pháp nào

              Cần phải liễu tri duyên vào

       Thượng trí. Đoạn tận pháp nào ở đây

          Đoạn tận ngay với thượng trí ấy.

          Với thượng trí, vị đấy hành trì

              Tu tập về những pháp gì

       Cần phải tu tập mọi thì pháp đây.

          Với thượng trí, vị này chứng ngộ

          Những pháp cần chứng ngộ, tuệ tri.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Pháp gì  

       Là pháp cần phải liễu tri như vầy ?  

          Cần đáp ngay là ‘Năm thủ-uẩn’ :

          Sắc, thọ-uẩn, tưởng, hành, thức ni

              Với thượng trí, cần liễu tri.

 

       Thế nào là pháp hiểm nguy cần trừ ?

          Cần diệt trừ vô minh, hữu ái

          Là những pháp cần phải đoạn trừ.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Còn như

       Các pháp cần phải an từ hành theo,

          Cần tu tập để đều viên mãn ?

          Chỉ và Quán (*) cần phải hành trì.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Pháp gì

       Cần phải chứng ngộ, liễu tri toàn phần ?

          Minh, Giải-thoát – pháp cần chứng ngộ

          Với thượng trí, mê lộ diệt tan.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Lục trần

       Đó là gồm cả sáu phần của thân

          Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý

          Thấy & biết kỹ như-chân lục trần

              Các pháp thấy & biết-như-chân,

       Ý thức, ý xúc nhờ phần kiến, tri

          Do duyên ý-xúc ni, khởi đó

          Lên lạc thọ, khổ thọ như vầy,

              Bất khổ bất lạc thọ này,

       Vị ấy không ái-trước ngay với điều

          Cảm thọ ấy. Bao nhiêu điên đảo

          Tâm-khổ-não được đoạn tận đi

              Vị ấy cảm thọ tức thì

       Thân lạc, tâm lạc diệu kỳ lâng lâng.

          Kiến gì mà như-chân như vậy

          Thì kiến ấy là chánh kiến ni

              Như-chơn tư-duy cái gì

       Đó chính là chánh-tư-duy tức thì,

          Tinh tấn gì như-chơn như vậy

          Tinh tấn ấy là chánh-tinh-cần,

              Niệm của vị ấy như-chân

       Đó là chánh-niệm. Định phần như-chân

          Của vị ấy là phần chánh-định,

          Thân nghiệp, ngữ nghiệp, tính mạng sanh

              Đều được tốt đẹp, tịnh thanh.

 

       Rồi từ Thánh đạo Tám ngành ở đây

          Khiến tu tập, tiến hoài sung mãn

          Bốn niệm xứ và bốn chánh cần

              Bốn như-ý-túc, năm căn,

       Năm lực – tu tập tinh cần trải qua

          Phát triển và sung mãn đều khắp,

          Bảy giác chi tu tập tròn đầy

              Phát triển sung mãn hòa hài

       Và nơi vị ấy có hai pháp này :

          Chỉ và Quán (*). Với đầy thượng trí

          Vị ấy chỉ liễu tri pháp nào

              Cần phải liễu tri duyên vào

       Thượng trí. Đoạn tận pháp nào ở đây

          Đoạn tận ngay với thượng trí ấy.

          Với thượng trí, vị đấy hành trì

              Tu tập về những pháp gì

       Cần phải tu tập mọi thì pháp đây.

          Với thượng trí, vị này chứng ngộ

          Những pháp cần chứng ngộ, tuệ tri.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Pháp gì  

       Là pháp cần phải liễu tri như vầy ?  

          Cần đáp ngay là ‘Năm thủ-uẩn’ :

          Sắc, thọ-uẩn, tưởng, hành, thức ni

              Với thượng trí, cần liễu tri.

 

       Thế nào là pháp hiểm nguy cần trừ ?

          Cần diệt trừ vô minh, hữu ái

          Là những pháp cần phải đoạn trừ.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Còn như

       Các pháp cần phải an từ hành theo,

          Cần tu tập để đều viên mãn ?

          Chỉ và Quán cần phải hành trì.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Pháp gì

       Cần phải chứng ngộ, liễu tri toàn phần ?

          Minh, Giải-thoát – pháp cần chứng ngộ

          Với thượng trí, mê lộ diệt tan ”.

 

              Nghe Phật thuyết giảng rõ ràng

       Chúng Tăng tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*  *  *

 

(  Chấm dứt Kinh số 149 :  Kinh  SÁU XỨ   – 

MAHÀSALÀYATANIKA  Sutta  )  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2011(Xem: 3710)
Vài năm qua trên báo chí và sách vở xuất hiện một số thảo luận về câu niệm (Nam Mô) A Di Đà Phật hay (Nam Mô) A Mi Đà Phật. Có lẽ khởi đầu từ cuốn "Hương Sen Vạn Đức" của HT Thích Trí Tịnh1(2006), và "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ được ghi nhận trong bài viết trên mạng Thư Viện Hoa Sen (21/6/2011). Phần này chú trọng đến sự khác biệt ngữ âm giữa Di (trong A Di Đà Phật) và Mi (trong A Mi Đà Phật) và không đi vào chi tiết các giáo pháp liên hệ cũng như phạm vi tâm linh tín ngưỡng dân gian. Thanh điệu ghi bằng số ngay sau một âm như số 3 trong min3 hay mǐn (giọng Bắc-Kinh hay BK ghi theo hệ thống pīnyīn thông dụng hiện nay), không nên lầm với số ghi phụ chú (superscript) như min3; dấu hoa thị * (hình sao/asterisk) đặt trước một âm tiết để chỉ dạng cổ phục nguyên (reconstructed sound). Hi vọng bài này cho thấy phần nào khuynh hướng ngạc hóa nói riêng, văn hóa ngôn ngữ Phật giáo nói chung đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại.
19/09/2011(Xem: 8783)
Những ai đã đạt được lòng từ bình đẳng tuyệt đối như vậy thì chẳng những đã đạt được an vui cho chính bản thân mình mà tình thương ấy còn lan toả đến tất cả, kể cả những kẻ khuất mặt đang sống trong tối tăm mà lòng lúc nào cũng sục sôi căm thù nữa.
28/08/2011(Xem: 3119)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
11/08/2011(Xem: 3338)
Em ơi, anh đã từng đọc những vần thơ đầy sự day dứt của nhà thơ Trụ Vũ khi ông mong muốn diễn đạt một tình yêu dành cho mẹ nhưng đành phải bất lực trước sự giới hạn của ngôn từ và hình ảnh:
29/06/2011(Xem: 8423)
Sách do nhà xuất bản Nguồn Sống ấn hành
02/06/2011(Xem: 3767)
Dù biết rằng rồi một ngày Thầy cũng phải ra đi nhưng con vẫn bàng hoàng xúc động khi nhận được hung tin ! Viết về Thầy, không biết con có diễn tả đầy đủ hết mọi ý nghĩ của mình bởi vì con cũng đã có nhiều kỷ niệm dễ thương về Thầy mà mỗi lần nhớ lại, lòng không khỏi dâng lên niềm xót xa !
30/05/2011(Xem: 11311)
Chùa tôi nho nhỏ bên làng Bên dòng sông quyện bên hàng thông xanh Có tre mấy lũy yên lành Có chim ca hót trên cành líu lo
25/05/2011(Xem: 3076)
Một lần nữa phải cám ơn Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác và anh Chủ bút Phù Vân đã cho chúng tôi có được cơ hội gặp nhau - cùng có chung một đứa con tinh thần - từ đó sợi dây thân ái càng ngày càng ràng buộc và lòng thương yêu nhau càng gắn bó nhiều với thời gian ! Chúng tôi - những cây bút nữ - mỗi đứa ở một phương trời đã quy tụ về dưới mái chùa Viên Giác vào một ngày tháng 8 năm trước, để rồi khi chia tay vẫn còn lưu lại trong lòng nhau những luyến lưu bịn rịn.
24/05/2011(Xem: 8256)
Lá Diêu Bông không hiện hữu trên trái đất này thì làm sao ai mà tìm thấy được và như thế thì chẳng khác nào người đẹp gieo cầu trong gió lớn, làm lỡ duyên người con gái thơ ngây! Tôi viết vài dòng về Lá Diêu Bông vì thấy lyric và nhạc của Trần Tiến mang tính mẫn cảm thật đẹp về tình yêu hơn lyrics và nhạc của Phạm Duy về cùng một bài thơ, Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm
23/05/2011(Xem: 3747)
Khi Phạm Thiên Sahampati biết được đức Phật đang phân vân lưỡng lự không muốn thuyết giảng giáo pháp mà Ngài vừa chứng ngộ dưới gốc cây Bồ Đề cho thế gian đau khổ này với lý do: “Con người còn vấn vương trong tham ái và sân hận, không dễ gì lãnh hội được giáo pháp mà Như Lai đã chứng ngộ. Người tham ái chìm đắm trong đêm tối, bị đám mây mù tham ái bao phủ, sẽ không thấy được giáo pháp, bởi giáo pháp đi ngượi lại tham ái, giáo pháp sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và tế nhị”[1].
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]