Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

135. Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt

19/05/202011:35(Xem: 12053)
135. Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


135. Tiểu Kinh NGHIỆP PHÂN BIỆT

(Cùlakammavibhanga sutta)

 

Như vậy, tôi nghe :

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Sa-Vát-Thí – Xá-Vệ  – trú qua

              Tinh Xá Chê-Tá-Va-Na

       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka cúng dàng.

 

          Một thanh niên thuộc hàng tuấn nhã

          Su-Pha Tô-Đây-Dá-Pút-Ta   (Subha Todeyyaputta)

              Đến Tinh Xá gặp Phật-Đà,

       Nói lời thăm hỏi ôn hòa, xã giao

          Rồi ngồi vào một bên Điều Ngự

          Thanh niên tự thưa với Phật-Đà :

 

        – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !

       Nhân & duyên gì giữa Người và Người đây

          Mà người này được nhiều ưu việt

          Còn người kia hạ liệt, xấu xa ?

              Thưa Tôn-Giả Gô-Ta-Ma !

       Chúng tôi nhận thấy người ta trên đời

          Thì có người đoản thọ, nhiều bệnh,

          Người trường thọ, ít bệnh, đẹp xinh,

              Có người xấu sắc, xấu hình,

       Người quyền thế, kẻ một mình thế cô,

          Người tài sản cứ vô như nước

          Người bần hàn thiếu trước hụt sau

              Có người sang quý, thanh cao

       Người thì hạ liệt, dãi dầu khổ đau,

          Người trí tuệ dồi dào vô kể

          Người trí tuệ yếu kém, thua xa.

              Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !

       Do nhân gì, duyên gì mà có ra

          Khiến người ta sai biệt như thế ? ”.

 

    – “ Thanh niên ! Điều vừa kể bởi vì

              Các loài hữu-tình mọi thì

       Là chủ nhân của Nghiệp khi tạo thành,

          Là thừa tự đành rành của Nghiệp,

          Là thai tạng, và Nghiệp cũng là

              Quyến thuộc, điểm tựa của ta

       Hữu-tình các loại phân ra các phần

          Có nghĩa rằng có ưu, có liệt ”.

 

    – “ Tôi quả thiệt không hiểu sâu xa  

              Điều mà Tôn Giả nói ra

       Một cách vắn tắt, thông qua vài hàng,

          Không giải thích rõ ràng chi cả !

          Lành thay ! Nếu Tôn Giả vui lòng

              Thuyết giảng cho tôi được thông

       Để được hiểu rõ nghĩa trong điều này ”.

 

    – “ Này Thanh niên ! Ở đây Ta giảng

          Hãy nghe, đoạn suy nghiệm kỹ càng ”.

 

        – “ Thưa vâng, tôi đã sẵn sàng ”.

 

 – “ Thanh niên ! Có những người toàn sát sanh

          Tay lấm máu, sẵn dành sự sát

          Tâm độc ác, tàn hại, đả thương,

              Không có từ tâm xót thương

       Đối với muôn loại mọi đường chúng sanh.

          Ba nghiệp ấy đạt thành như vậy

          Khi kẻ ấy thân hoại mạng chung

              Bị sanh cõi dữ vô cùng,

       Đọa xứ, địa ngục hãi hùng biết bao !

          Nhưng nếu sau khi chết, kẻ đó

          Không sinh chỗ như đã nói trên

              Mà lại cõi người sinh lên

       Thì bị chết yểu, dựa trên nghiệp này.

 

      *  Nhưng ở đây có người nam, nữ

          Bỏ sát sanh và tự tránh xa

              Sát sanh hại vật, cùng là

       Bỏ trượng, bỏ kiếm, thiết tha quý tàm,

          Có lòng từ, thường làm điều thiện

          Thương xót đến sự sống chúng sinh

              Và đến các loài hữu tình…

       Do nghiệp lành ấy tựu thành thiện căn,

          Sau khi thân chết đi, sinh tới

          Vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời.

              Nếu sau khi chết đi rồi

       Mà không sinh tới những nơi như vầy

          Mà sinh ngay loài người như vậy

          Thời người ấy trường thọ, sống lâu.

 

         *  Người nam hay người nữ nào 

       Tính hay não hại, gây sầu khổ cho

          Loài hữu tình nhỏ to các loại

          Với đất đá hay gậy, kiếm, đao

              Nghiệp ấy khi chết sinh vào

       Cõi dữ, địa ngục khổ đau vô cùng.

          Nếu sau khi mạng chung, sinh đến

          Trong loài người, bị bệnh hoạn nhiều.

 

         *  Người nam, người nữ sớm chiều

       Tánh không não hại, làm điều thiện nhân 

          Khiến sinh linh được phần an ổn

          Khi tái sinh lại chốn loài người

              Được ít bệnh hoạn, thảnh thơi.

 

   *  Có người phụ nữ hay người đàn ông

          Hay phật lòng, tâm nhiều phẫn nộ 

          Luôn cau có, tỏ lộ hận sân

              Bất bình, nóng giận rần rần

       Chống đối, bất mãn nếu không vừa lòng,

          Do nhân ấy nên trong hiện kiếp

          Mang lấy nghiệp xấu xí thân hình.

 

         *  Còn trái lại, những hữu tình

       Dù nam hay nữ bình sinh hiền lành

          Không bất bình, hận sân phẫn nộ,

          Không tỏ lộ bất mãn, chống kình

              Sau khi thân hoại, tái sinh

       Thân hình đoan chính, đẹp xinh nhu hiền.

 

      *  Này Thanh niên ! Người nam hay nữ

          Luôn có sự tật đố, ghét ganh

              Ôm ấp tâm địa chẳng lành  

       Thấy người khác được lợi danh, tôn sùng,

          Được kính cung, cúng dường, tôn trọng

          Sanh tâm chống, tật đố, ghét ganh.

              Do nghiệp như vậy đạt thành

       Tái sinh, quả ác sẵn dành cho y

          Chẳng có chút quyền uy, thế lực

          Con đường ấy quả thực chẳng lành.

 

          *  Còn người nam, nữ thiện hành

       Tánh không tật đố, ghét ganh những người

          Được quyền lợi, nhiều người vị nể,

          Được tôn trọng, kính lễ, cúng dàng,

              Không sinh tật đố trái ngang

       Khi tái sinh lại con đàng nhân gian

          Có quyền thế vẻ vang, danh lợi

          Con đường ấy đưa tới như vầy.

 

          *  Này Thanh niên ! Còn ở đây

       Có người nam, nữ không hay cúng dường

          Không bố thí các phương Phạm-chí

          Hay Sa-môn – chẳng thí, cho ra 

              Vật thực, y phục, hương hoa,

       Phấn sáp, ngọa cụ cùng là nhà, xe,

          Đèn đuốc… đều thuộc về cần thiết

          Do tham tiếc, bỏn xẻn mọi đàng

              Nếu được sinh lại nhân gian

       Làm người nghèo túng, thường mang nợ nần.

 

      *  Còn thiện nhân dù nam hay nữ  

          Thường có sự bố thí, cúng dường

              Sa-môn, Bàn-môn các phương 

       Về những loại các vị đương rất cần,

          Khi mãn phần, mạng chung thân hoại

          Được sinh lại Thiện thú, Thiên cung

              Nếu sinh cõi người, ung dung

       Có nhiều tài sản, đồ dùng có dư.

 

      *  Này Thanh niên ! Còn như nam, nữ 

          Luôn có sự ngạo nghễ, kiêu căng

              Không hề đảnh lễ Hiền nhân

       Bậc đáng đảnh lễ. Tự thân mọi thời

          Không đứng dậy trước người xứng đáng

          Không mời ngồi vị đáng mời ngồi.

              Không nhường chỗ cho những người

       Đáng nhường chỗ. Không trọng người đáng tôn

          Không kính người đáng tôn, xứng đáng

          Không cúng dường người đáng cúng dường

              Khi thân hoại, đi theo đường

       Địa ngục, ngạ quỷ hoặc đường súc sinh.

          Nếu được sinh cõi người, thua thiệt

          Vào gia đình hạ liệt, tối mê.

 

         *  Còn người nam, nữ mọi bề            

       Tánh không ngạo nghễ, không hề mạn kiêu

          Hành mọi điều thiện lành, trái ngược

          Các ác hành vừa được kể trên.

              Sau khi thân hoại, sinh lên

       Cõi thiện, Thiên giới làm Thiên chúng lành.

          Nếu phải sanh cõi người, hoan hỷ

          Vào gia đình cao quý, giàu sang.

 

         *  Này Thanh niên ! Còn nói sang   

       Có người nam, nữ tìm đàng đến nơi

          Các sa-môn hay nơi Phạm-chí

          Không hề hỏi các vị những câu

              Về thiện, bất thiện thế nào ?

       Phạm tội & không tội làm sao hiểu rành ?

          Thế nào cần thực hành những pháp ?

          Sao là pháp không cần thực hành ?

              Tôi đã làm gì chẳng lành

       Để phải bất hạnh, sẵn dành khổ đau ?

          Hay tôi phải làm sao để đạt

          Nhiều lợi ích, an lạc lâu dài ?...

              Do kiêu mạn, ngu si này

       Mạng chung đọa lạc nơi loài súc sinh

          Hoặc địa ngục hãi kinh, đọa xứ   

          Còn giả thử sinh cõi người, bèn

              Làm người trí tuệ yếu hèn

       Quả báo là thế, trắng đen tỏ liền.

      *  Này Thanh niên ! Người nam hay nữ

          Đến trú xứ Phạm-chí, Sa-môn

              Chân thành thưa hỏi cho thông

       Những điều đã được nêu trong vừa rồi.

          Do nghiệp ấy, đến thời thân hoại

          Được sinh lại Thiện thú, cõi Trời,

              Nếu như sinh vào cõi người

       Trí tuệ sung mãn, thảnh thơi lâu dài.

 

      *  Thanh niên này ! Con đường đưa đến 

          Đoản thọ khiến đoản thọ đáng thương,

              Con đường đưa đến thọ trường

       Dẫn đến trường thọ. Con đường đưa qua

          Nhiều bệnh hoạn, dẫn qua nhiều bệnh.

          Đường đưa đến ít bệnh dẫn ngay

              Đến ít bệnh hoạn như vầy.

       Đường đưa đến xấu sắc này dẫn qua

          Sự xấu xa. Con đường đưa đến

          Sự đẹp sắc, dẫn đến đẹp duyên.

              Con đường đưa đến thế quyền

       Dẫn đến lớn nhỏ thế quyền tùy theo.

          Đường đưa đến giàu nghèo tài sản

          Dẫn đến có tài sản nhỏ, to.

              Đưa đến hạ liệt co ro

       Hay được cao quý sẽ do đường này.

          Đến trí tuệ sâu dày & yếu kém

          Do con đường đưa đến thế nào

              Dẫn đến trí tuệ thấp, cao.

 

       Thanh niên ! Tóm lại trước sau vẫn là

          Hữu tình là chủ nhân của Nghiệp,

          Là thừa tự của nghiệp mọi phần,

              Nghiệp là thai tạng, thân bằng,

       Nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia liền

          Loài hữu tình chia riêng phân biệt

          Là có liệt, có ưu khác xa ”.

 

              Nghe vậy, thanh niên Su-Pha

       Tức Tô-Đây-Dá-Pút-Tà nói ra :

 

    – “ Kính bạch Gô-Ta-Ma Tôn Giả !

          Thật cao cả, vi diệu, minh quang !

              Lời Ngài cao quý vô vàn !

       Như người dựng đứng vật đang ngã nằm

          Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối

          Đem đèn sáng vào tối như bưng

              Để ai có mắt mở bừng

       Có thể thấy được sáng trưng sắc màu.

          Cũng như thế, nhiệm mầu Chánh Pháp

          Được Tôn Giả giải đáp, giảng ra.

              Con xin quy ngưỡng thiết tha

       Quy y Đức Gô-Ta-Ma tịnh hòa

          Quy y Pháp – Tăng-Già đức cả

          Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn

              Mong Thế Tôn nhận cho con

       Được làm đệ tử, vun tròn thiện căn

          Nguyện bản thân trọn đời ngưỡng phục

          Cho đến lúc thân này hoại đi,

              Nương tựa Thế Tôn Đại Bi,

       Nương tựa Giáo Pháp, nương uy Tăng-Già ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

( Chấm dứt Kinh số 135 : Tiểu Kinh NGHIỆP PHÂN BIỆT  – CÙLAKAMMAVIBHANGA  Sutta )

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2011(Xem: 3710)
Vài năm qua trên báo chí và sách vở xuất hiện một số thảo luận về câu niệm (Nam Mô) A Di Đà Phật hay (Nam Mô) A Mi Đà Phật. Có lẽ khởi đầu từ cuốn "Hương Sen Vạn Đức" của HT Thích Trí Tịnh1(2006), và "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ được ghi nhận trong bài viết trên mạng Thư Viện Hoa Sen (21/6/2011). Phần này chú trọng đến sự khác biệt ngữ âm giữa Di (trong A Di Đà Phật) và Mi (trong A Mi Đà Phật) và không đi vào chi tiết các giáo pháp liên hệ cũng như phạm vi tâm linh tín ngưỡng dân gian. Thanh điệu ghi bằng số ngay sau một âm như số 3 trong min3 hay mǐn (giọng Bắc-Kinh hay BK ghi theo hệ thống pīnyīn thông dụng hiện nay), không nên lầm với số ghi phụ chú (superscript) như min3; dấu hoa thị * (hình sao/asterisk) đặt trước một âm tiết để chỉ dạng cổ phục nguyên (reconstructed sound). Hi vọng bài này cho thấy phần nào khuynh hướng ngạc hóa nói riêng, văn hóa ngôn ngữ Phật giáo nói chung đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại.
19/09/2011(Xem: 8783)
Những ai đã đạt được lòng từ bình đẳng tuyệt đối như vậy thì chẳng những đã đạt được an vui cho chính bản thân mình mà tình thương ấy còn lan toả đến tất cả, kể cả những kẻ khuất mặt đang sống trong tối tăm mà lòng lúc nào cũng sục sôi căm thù nữa.
28/08/2011(Xem: 3119)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
11/08/2011(Xem: 3338)
Em ơi, anh đã từng đọc những vần thơ đầy sự day dứt của nhà thơ Trụ Vũ khi ông mong muốn diễn đạt một tình yêu dành cho mẹ nhưng đành phải bất lực trước sự giới hạn của ngôn từ và hình ảnh:
29/06/2011(Xem: 8423)
Sách do nhà xuất bản Nguồn Sống ấn hành
02/06/2011(Xem: 3767)
Dù biết rằng rồi một ngày Thầy cũng phải ra đi nhưng con vẫn bàng hoàng xúc động khi nhận được hung tin ! Viết về Thầy, không biết con có diễn tả đầy đủ hết mọi ý nghĩ của mình bởi vì con cũng đã có nhiều kỷ niệm dễ thương về Thầy mà mỗi lần nhớ lại, lòng không khỏi dâng lên niềm xót xa !
30/05/2011(Xem: 11311)
Chùa tôi nho nhỏ bên làng Bên dòng sông quyện bên hàng thông xanh Có tre mấy lũy yên lành Có chim ca hót trên cành líu lo
25/05/2011(Xem: 3076)
Một lần nữa phải cám ơn Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác và anh Chủ bút Phù Vân đã cho chúng tôi có được cơ hội gặp nhau - cùng có chung một đứa con tinh thần - từ đó sợi dây thân ái càng ngày càng ràng buộc và lòng thương yêu nhau càng gắn bó nhiều với thời gian ! Chúng tôi - những cây bút nữ - mỗi đứa ở một phương trời đã quy tụ về dưới mái chùa Viên Giác vào một ngày tháng 8 năm trước, để rồi khi chia tay vẫn còn lưu lại trong lòng nhau những luyến lưu bịn rịn.
24/05/2011(Xem: 8255)
Lá Diêu Bông không hiện hữu trên trái đất này thì làm sao ai mà tìm thấy được và như thế thì chẳng khác nào người đẹp gieo cầu trong gió lớn, làm lỡ duyên người con gái thơ ngây! Tôi viết vài dòng về Lá Diêu Bông vì thấy lyric và nhạc của Trần Tiến mang tính mẫn cảm thật đẹp về tình yêu hơn lyrics và nhạc của Phạm Duy về cùng một bài thơ, Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm
23/05/2011(Xem: 3747)
Khi Phạm Thiên Sahampati biết được đức Phật đang phân vân lưỡng lự không muốn thuyết giảng giáo pháp mà Ngài vừa chứng ngộ dưới gốc cây Bồ Đề cho thế gian đau khổ này với lý do: “Con người còn vấn vương trong tham ái và sân hận, không dễ gì lãnh hội được giáo pháp mà Như Lai đã chứng ngộ. Người tham ái chìm đắm trong đêm tối, bị đám mây mù tham ái bao phủ, sẽ không thấy được giáo pháp, bởi giáo pháp đi ngượi lại tham ái, giáo pháp sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và tế nhị”[1].
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]