Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

09/09/202409:32(Xem: 2016)
Tuần 4
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 4 THÁNG 8, 2024)
 
Diệu Âm lược dịch

 

CAM BỐT: Tượng Hộ pháp Phật giáo hàng thế kỷ được phát hiện tại công viên khảo cổ Angkor

Ngày 23-8-2024, các nhà khảo cổ học đã khai quật được một pho tượng Hộ pháp bằng đá sa thạch (Dvarapala) hàng thế kỷ tại ngôi đền Phật giáo Banteay Prei ở công viên khảo cổ Angkor của Cam Bốt.

Chea Sarith, một nhà khảo cổ học thuộc Cục Bảo tồn Di tích và Khảo cổ học Dự phòng của cơ quan ANA (quản lý và bảo tồn công viên Angkor), cho biết bức tượng được xây dựng theo phong cách Bayon và cao khoảng 1,6 mét.

Ngôi đền Phật giáo Banteay Prei được xây dựng theo phong cách Bayon bởi Vua Jayavarman VII vào cuối thế kỷ 12 hoặc đầu thế kỷ 13.

Đây là một trong những ngôi đền trong công viên khảo cổ Angkor rộng 401 km vuông, là điểm đến du lịch nổi tiếng nhất ở quốc gia Đông Nam Á này.

(Big News Network - August 23, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-08-4-000

TinTuc_PGTG_2024-08-4-001Tượng Hộ pháp cổ được phát hiện tại ngôi đền Phật giáo Banteay Prei ở công viên khảo cổ Angkor, Cam Bốt
Photos: bignews.net

 

 

HONG KONG: Trưng bày nghệ thuật Phật giáo tại Sotheby’s Maison Hong Kong

Sotheby’s đã khai trương Maison (Nhà triển lãm) mới tại Landmark Chater ở Quận Trung tâm Hong Kong. Đáng chú ý, công ty đấu giá này đã chọn cho triển lãm khai mạc của mình một buổi trưng bày hấp dẫn các tác phẩm điêu khắc Phật giáo, bao gồm Gandhara cổ đại và các triều đại nhà Minh, nhà Tùy và nhà Tống của Trung Hoa.

Bộ sưu tập được tuyển chọn cẩn thận này có tên là “Bồ Đề: Những kiệt tác của Nghệ thuật Phật giáo Phi thường” và cung cấp cái nhìn tổng quan về sự phát triển nghệ thuật của Phật giáo thông qua nghệ thuật điêu khắc.

Triển lãm “Bồ Đề” mời khách viếng đến với một thế giới giác ngộ và vĩnh hằng khác, một thế giới vượt qua sự tồn tại nhất thời và những sự phù phiếm của chúng ta.

“Bồ Đề: Những kiệt tác của Nghệ thuật Phật giáo Phi thường” miễn phí cho tất cả mọi người và diễn ra đến ngày 11-9-2024 tại Sotheby’s Maison, Landmark Chater, Hồng Kông.
TinTuc_PGTG_2024-08-4-002

(HOME:  Buddhistdoor Global – August 26, 2024)
Tượng gỗ sơn của Quán Thế Âm, triều đại nhà Tống
TinTuc_PGTG_2024-08-4-003
 
Tượng Phật ngồi bằng đồng, triều đại nhà Minh, cuối thế kỷ 15 - đầu thế kỷ 16 
TinTuc_PGTG_2024-08-4-004 
Tượng Phật ngồi bằng đá phiến xám, Gandhara, thế kỷ thứ 3
TinTuc_PGTG_2024-08-4-005 
Tượng Bồ tát sơn gỗ, triều đại nhà Tống
TinTuc_PGTG_2024-08-4-006
Tượng Phật bằng đá phiến xám, Gandhara, thời kỳ Kushan, thế kỷ thứ 2 - 3
Photos: Rebecca Wong
 

UGANDA: 17 tiểu ni được truyền giới tại trung tâm Phật giáo ở Garuga

Tại Trung tâm Phật giáo Uganda ở khu Garuga, Katabi, thuộc Quận Wakiso, 17 tiểu ni cô đã được truyền giới .

Bhante Buddharakkhita, tên khai sinh là Steven Jemba Kaboggoza – là người đứng đầu Phật giáo tại Uganda – phát biểu rằng mỗi cá nhân đều có trách nhiệm thúc đẩy hòa bình bởi vì đức hạnh bắt đầu từ trái tim của một người.

Sư Buddharakhita đã phát biểu như trên tại Trung tâm Phật giáo Uganda, nơi 17 nữ tu mới được truyền giới tại trung tâm Phật giáo của họ ở Garuga, Katabi, Quận Wakiso.

Sư Budharakkita, người sáng lập và là sư trụ trì của trung tâm Phật giáo này, cho biết trước đây trung tâm chỉ có các nam tu sĩ - còn được gọi là chư tăng. Nay các tu sĩ nữ mới được truyền giới nói trên sẽ phục vụ trong chùa.

(tipitaka.net  - August 26, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-08-4-007

Bhante Buddharakkhita
TinTuc_PGTG_2024-08-4-008 TinTuc_PGTG_2024-08-4-009
17 tiểu ni cô đã được truyền giới tại Trung tâm Phật giáo Uganda
Photos: Google & tipitaka.net

 

TÍCH LAN: Hãng hàng không Tích Lan làm hài lòng các tiểu tăng Phật giáo (Samaneras)

TIN ẢNH: Vào ngày 22-8-2024, Hãng Hàng không Tích Lan với sự hỗ trợ của Dịch vụ Phi trường và Hàng không Tích Lan, đã đánh dấu một sự kiện quan trọng bằng cách làm hài lòng một nhóm lớn các tiểu tăng Phật giáo, hay còn gọi là 'Samaneras', với chuyến tham quan có hướng dẫn viên đặc biệt đến phi trường và cơ hội lần đầu tiên được lên máy bay của các chú tiểu. Sự kiện nói trên trùng với dịp kỷ niệm 45 năm thành lập hãng hàng không này vào ngày 1-9-2024.

(dailymirror.lk - August 22, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-08-4-010

Nhóm Samaneras trên đường ra sân bay
TinTuc_PGTG_2024-08-4-011
TinTuc_PGTG_2024-08-4-012
Nhóm Samaneras chụp ảnh cùng các tiếp viên hàng không
TinTuc_PGTG_2024-08-4-013
Các tiểu tăng lên máy bay
TinTuc_PGTG_2024-08-4-014
Trong buồng lái của máy bay
TinTuc_PGTG_2024-08-4-015
Chụp ảnh lưu niệm bên tượng Phật tại phi trường
TinTuc_PGTG_2024-08-4-016
Món quà nhỏ từ chuyến tham quan
Photos: Pradeep Pathirana 

ẤN ĐỘ: Hội nghị Truyền thông Phật giáo Quốc tế lần thứ 2 tập trung vào truyền thông chánh niệm, phát triển bền vững

Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) và Quỹ Quốc tế Vivekananda (VIF) sẽ cùng tổ chức Hội nghị Truyền thông Phật giáo Quốc tế lần thứ 2 với chủ đề “Truyền thông Chánh niệm để Tránh Xung đột và Phát triển Bền vững”. Dự kiến ​​diễn ra vào ngày 11-9-2024 tại khán phòng chính của VIF ở New Delhi, sự kiện này tiếp nối thành công của phiên bản lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 8-2018.

Hội nghị nhằm mục đích đưa giáo lý Phật giáo vào các hoạt động truyền thông hiện đại để giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu, tăng cường lòng tin vào các tổ chức truyền thông và cổ vũ đạo đức ngành báo chí.

Hội nghị sẽ quy tụ các nhà báo, chuyên gia truyền thông, học giả và học viên Phật giáo từ khắp châu Á, xây dựng trên nền tảng được đặt ra bởi hội nghị đầu tiên vào năm 2018.

Trong bối cảnh truyền thông đang phát triển nhanh chóng như hiện nay, hội nghị này sẽ khám phá cách các nguyên lý Phật giáo - như chánh niệm, lòng từ bi và bất bạo động - có thể được hợp nhất vào phương tiện truyền thông kỹ thuật số và truyền thống để thúc đẩy hòa bình, tính bao trùm và phát triển bền vững.

(ANI – August 26, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-08-4-017
Hội nghị Truyền thông Phật giáo Quốc tế 2018
Photo: ANI

 

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/12/2010(Xem: 3881)
Mùa Xuân là mùa đâm chồi nẫy lộc của thiên nhiên. Cách đây hơn 25 thế kỹ, nhân loại cũng đã chứng kiến một hiện tượng “đâm chồi nẫy lộc” khác vĩ đại và tuyệt vời hơn nhiều. Không phải của thiên nhiên mà của trí tuệ, không phải làm đẹp cảnh vật mà làm sáng lên một con đường giải phóng chúng sinh thoát khổ. Hiện tượng khai hoa nở nhụy đó là sự thành hình của Tăng đoàn Phật giáo (Tăng già, Sangha) do chính Đức Phật khai sinh, nuôi dưỡng và uốn nắn để từ đó lớn lên, lan rộng, vượt thời gian, tồn tại cho đến ngày nay dưới những chiếc tăng bào nhiều màu sắc trên khắp mặt địa cầu.
26/12/2010(Xem: 3815)
Dân số thế giới: 7 tỷ, trong đó, Á châu: 4 tỷ (Trung Quốc có 1.3 tỷ, Ấn Độ có 1.1 tỷ). Đạo Phật: 500 triệu tín đồ, đa số ở Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, và một phần của Nga. Việt Nam: dân số 84 triệu, Phật giáo 83% (70 triệu; gồm Bắc tông 78% và Nam tông 5%), Gia-tô giáo 7%, Cao Đài 2%, các đạo khác và vô tôn giáo 8%).
25/12/2010(Xem: 4718)
Lịch Sử Kết Tập Kinh Điển , Bình Anson minh họa bằng biểu đồ và hình ảnh
25/12/2010(Xem: 9773)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
24/12/2010(Xem: 6516)
Nếu ta dở bản đồ thế giới, ta sẽ thấy Á Châu chiếm một vùng đất mênh mông hình mặt trăng lưỡi liềm, hai đầu chỉa về hướng bắc, vòng trong đi theo duyên hải Biển Bắc Cực của xứ Scandinavia và Tây Bá Lợi Á. Vòng ngoài từ đông sang tây là bờ biển Thái Bình Dương Tây Bá Lợi Á qua Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bán đảo lục địa Ấn Độ, Iran, Tiểu Tế Á đến Âu Châu. Giáp ranh vòng ngoài của mặt trăng lưỡi liềm ấy, tại nhiều nơi, nhưng đứng ngoài, ta thấy các nước Ả Rập, Phi Châu và Mỹ Châu.
15/11/2010(Xem: 7585)
Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu thời kì tự chủ tiến tới xây dựng nền độc lập cho nước ta. Tuy nhiên tinh thần độc lập của nước Việt không phải bắt đầu từ sau chiến thắng ấy, mà nó đã tồn tại trong suốt thời gian Bắc thuộc, được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa của bà Trưng, bà Triệu cho đến Phùng Hưng, rõ ràng tinh thần quyết dành độc lập của dân Việt luôn được nuôi dưỡng, chắn chắn đó là đề tài luôn được người dân Việt bàn bạc sau lũy tre làng, trên những cánh đồng hay trong những câu chuyện đêm đêm bên bếp lửa. Tuy nhiên do chưa có một nhà nước để thống nhất các lực lượng, nên đã có nhiều nhóm hoạt động chứ không phải chỉ có phe nhóm của Ngô Quyền,
04/11/2010(Xem: 4402)
Vì có nhiều người thắc mắc việc Đạo Phật biến mất trên đất Ấn Độ, nơi nó đã ra đời và lớn mạnh đến tuyệt đỉnh. Do đó, chúng tôi xin dịch bài này của tác giả là một người Ấn Độ, cũng là một người trưởng thành trong xã hôị Ấn Độ Giáo, dưới quan điểm của một học giả hiện đại để cống hiến qúy vị.
22/10/2010(Xem: 7228)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếmđược nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cốnghiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinhhoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạttại các chùa không mấy liên quan với nhau.
20/10/2010(Xem: 3508)
Không phải ngẫu nhiên mà phong trào phục hưng Phật giáo tại Ấn Độ, như chúng ta đã thấy được đề xướng bởi một nhân vật Tích Lan (1) là đại đức Anagarika Dharmapala. (2) Sự liên quan chặt chẽ giữa Phật giáo với chủ nghĩa quốc gia Tích Lan phát sinh từ lịch sử chính trị và tinh thần đặc biệt của Tích Lan. Phật giáo đã có mặt ở Tích Lan từ triều đại A Dục Vương, (3) thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch. Vào lúc đó nhà vua đã đích thân gửi hoàng tử là Ngài Mahinda (4) sang vua Devanampiyatissa xứ Tích Lan (Lanka). Chẳng bao lâu, Phật giáo trở thành quốc giáo của vương quốc Lanka và tồn tại mãi đến khi người Anh chấm dứt vương quyền tại xứ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]