Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

11/06/201522:10(Xem: 15072)
Tuần 1
                                             TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
                                   ( TUẦN THỨ 1  THÁNG 12, 2014)
 
                                              Diệu Âm lược dịch

 

 

ANH QUỐC:  Sách mới về tìm hiểu tác động của phương tiện truyền thông kỹ thuật số đối với Phật giáo

“Phật giáo, Internet và Phương tiện truyền thông Kỹ thuật số: Ảnh điểm trong Hoa sen” là cuốn sách đầu tiên trong loạt sách mới của nhà xuất bản Routledge về Nghiên cứu Tôn giáo và Văn hóa Kỹ thuật số. Sách cung cấp một cuộc khảo sát liên ngành tập trung vào sự tồn tại và tính chất của Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số và nối mạng ở mức độ cao mà chúng ta đang sống.

Hai Phó giáo sư Khoa Nghiên cứu Tôn giáo người Mỹ,chủ biên sách này, là Gregory Price Grieve (trường Đại học Greensboro, Bắc Carolina) và Daniel Veidlinger (trường Đại học Chico, California) đã biên soạn một bộ sưu tập những cuộc thảo luận quan trọng nổi lên từ một hội nghị chuyên đề về Phật giáo và phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Bộ sưu tập này cung cấp cuộc tìm hiểu hợp tác và đa ngành đầu tiên về sự giao thoa của Phật giáo với thế giới kỹ thuật số và trực tuyến.

Bằng cách cung cấp một phương pháp so sánh liên quan đến các học giả từ nhiều liĩnh vực khác nhau, cuốn sách đã nắm bắt được hiệu quả độc đáo mà phương tiện truyền thông mới này có được đối với các cộng đồng Phật giáo qua trực tuyến hoặc hoạt động ngoại tuyến.

(Big News Network – December 1, 2014)

 

blank

Sách mới: Phật giáo, Internet và Phương tiện truyền thông Kỹ thuật số

Photo: bignewsnetwork

 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Hội đồng Phật giáo bang Victoria kỷ niệm năm thứ 10 chương trình Giảng dạy Tôn giáo Đặc biệt

Tại Hội Phật giáo bang Victoria (BSV) vào ngày 22-11-2014, Hội đồng Phật giáo Victoria (BCV) đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm của chương trình “Giảng dạy Tôn giáo Đặc biệt’’ (SRI) tại các trường học.

Chương trình SRI, bắt đầu vào đầu năm 2005 và do chính quyền bang điều hành, bây giờ đã có 13 trường tham gia trên khắp khu đô thị với các lớp Phật giáo tổ chức hàng tuần. Chương trình mở rộng với các trường theo yêu cầu. Các lớp giảng dạy Phật giáo được mở rộng với tất cả trẻ em trong các trường tham gia, nơi cha mẹ đã cụ thể yêu cầu và khi trường có đủ phòng hoặc nguồn lực – chẳng hạn như phải có một giám thị, theo yêu cầu của luật pháp.

Các cộng đồng Phật giáo tham gia vào việc thành lập chương trình Phật giáo này và ủy ban điều hành ban đầu bao gồm hội viên của các nhóm dân tộc Việt Nam, Trung quốc, Lào, Cam Bốt, Tích Lan, Tây Tạng và Anh-Úc từ các truyền thống Nguyên Thủy, Đại Thừa và Kim Cang Thừa.

Chương trình được quản lý và giám sát bởi ủy ban SRI của BCV, trong đó bam gồm các đại diện từ các truyền thống và nền văn hóa khác nhau với chuyên môn về giáo dục và hoạch định dự án.

(Buddhist Door – December 1, 2014)

 

blank

Biểu trưng của Hội đồng Phật giáo bang Victoria

Photo: bvc.org.au

 

 

MÃ LAI: Nhà lãnh đạo Phật giáo Mã Lai tham gia hiệp ước liên tôn giáo về chấm dứt chế độ nô lệ

Datuk K Sri Dhammaratara, vị Tăng thống của Phật giáo Mã Lai, tham gia cùng các vị lãnh đạo tôn giáo thế giới trong việc ký kết một tuyên bố chấm dứt chế độ nô lệc thời hiện đại.

Gọi chế độ nô lệ hiện đại là “một bệnh dịch hạch tàn bạo”, người đứng đầu Giáo hội Công giáo là Giáo hoàng Francis chủ trì một cuộc hội kiến nổi bật bao gồm các nhà lãnh đạo của Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Do Thái giáo từ khắp nơi trên thế giới trong việc ký kết một hiệp ước liên tôn giáo lịch sử để chấm dứt chế độ nô lệ thời hiện đại trong năm 2020.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo – trong số đó có Hòa thượng Datuk K Sri Dhammaratara, vị Tăng thống của Mã Lai – đã cùng được mời đến với sự kiện ký kết tại Thành phố Vatican, Ý Đại Lợi, vào ngày 2-12-2014 bởi Mạng lưới Tự do Toàn cầu, một tổ chức đa tín ngưỡng vốn thề sẽ kết thúc chế độ nô lệ thời hiện đại.

(thestar.com.my – December 4, 2014)

blank

Hòa thượng Datuk K Sri Dhammaratara (Mã Lai), người đứng thứ ba từ bên trái ở hàng giữa, trong ngày ký kết hiệp ước liên tôn giáo về chấm dứt chế độ nô lệ

Photo: Reuters

 

 

Hoa kỳ:Thành phố Garden Grove (California) bầu một thị trưởng Phật tử

 

Vào ngày 4-12-2014, qua cuộc bầu cử tại Garden Grove, Bao Nguyen đã vượt qua đương kim thị trưởng Bruce Broadwater để trở thành một trong số những Phật tử hiện nay tham gia vào công tác chính trị công cộng tại Mỹ.

Thành phố nhỏ Garden Grove (thuộc vùng Los Angeles) với dân số khoảng 170,000 người là nhà của Tiểu Saigon, nơi được đặt tên cho một số lượng lớn người tị nạn Việt Nam di cư đến đó vào thập niên 1970.

Bao Nguyen đã không chỉ trở thành thị trưởng người Mỹ gốc Việt thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, mà còn là người đầu tiên phục vụ trong một thành phố Mỹ có dân số hơn 100,000 người. Ngoài ra, ở tuổi 34 sôi nổi, Bao Nguyen đã trở thành thị trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử Garden Grove. Con đường vào lĩnh vực công tác công chúng của anh đã song hành với một hành trình sâu sắc vào tâm của tín ngưỡng Phật giáo. Sau khi đậu bằng cử nhân khoa Chính trị học từ trường Đại học California ở Irvine, Bao Nguyen chuyển sang trường Đại học Naropa, nơi anh đậu bằng Thạc sĩ về nghiên cứu Phật giáo Ấn-Tạng.

Sự đắc cử của Bao cho thấy tư tưởng Phật giáo đang bắt đầu hình thành và ảnh hưởng đến tư duy chính trị Mỹ,và nhờ vậy, điều này đang mang đến những nguyên tắc về lòng từ bi, sự cởi mở và tính chính trực.

(Buddhist Door – December 5, 2014)

blank

Bao Nguyen, Thị trưởng Phật tử của Garden Grove

Photo: Dorje Kirsten

 

 

ẤN ĐỘ: Lễ tụng kinh Tam Tạng hàng năm khai mạc tại chùa Đại Bồ đề, bang Bihar

Chư tăng và tín đồ từ các nước khác nhau đã tập trung tại Bồ đề Đạo tràng vào ngày 3-12-2014 để dự lễ tụng kinh Tam Tạng thường niên.

Buổi lễ được tổ chức trong khuôn viên ngôi chùa Đại Bồ đề linh thiêng nhất của Phật giáo, dưới cây bồ đề nơi Đức Phật đản sinh.

Sanjay Kumar Agarwal, quan chức hành chánh quận Bồ đề Đạo tràng, nói, “Hôm nay là một ngày quan trọng đối với Phật tử vì kinh cầu nguyện Tam Tạng đã bắt đầu. Kinh cầu nguyện sẽ tiếp tục trong 10 ngày tới. Tín đồ, chư tăng và du khách từ 13 nước đang tham gia sự kiện này. Rất nhiều du khách khác cũng đã nô nức đến đây”.

Thống đốc bang Bihar, ông Jitan Ram Manjhi, người đã không thể tham dự sự kiện, đã gởi lời chúc tốt đẹp của mình đến buổi lễ.

Lễ tụng niệm hàng năm này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2006 nhân dịp kỷ niệm lễ Phật Đản năm thứ 2550.

(tipitaka.net – December 7, 2014)

blank

Chùa Đại Bồ đề ở Bồ đề Đạo tràng

Photo: google.com

 

 

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/12/2010(Xem: 3881)
Mùa Xuân là mùa đâm chồi nẫy lộc của thiên nhiên. Cách đây hơn 25 thế kỹ, nhân loại cũng đã chứng kiến một hiện tượng “đâm chồi nẫy lộc” khác vĩ đại và tuyệt vời hơn nhiều. Không phải của thiên nhiên mà của trí tuệ, không phải làm đẹp cảnh vật mà làm sáng lên một con đường giải phóng chúng sinh thoát khổ. Hiện tượng khai hoa nở nhụy đó là sự thành hình của Tăng đoàn Phật giáo (Tăng già, Sangha) do chính Đức Phật khai sinh, nuôi dưỡng và uốn nắn để từ đó lớn lên, lan rộng, vượt thời gian, tồn tại cho đến ngày nay dưới những chiếc tăng bào nhiều màu sắc trên khắp mặt địa cầu.
26/12/2010(Xem: 3815)
Dân số thế giới: 7 tỷ, trong đó, Á châu: 4 tỷ (Trung Quốc có 1.3 tỷ, Ấn Độ có 1.1 tỷ). Đạo Phật: 500 triệu tín đồ, đa số ở Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, và một phần của Nga. Việt Nam: dân số 84 triệu, Phật giáo 83% (70 triệu; gồm Bắc tông 78% và Nam tông 5%), Gia-tô giáo 7%, Cao Đài 2%, các đạo khác và vô tôn giáo 8%).
25/12/2010(Xem: 4718)
Lịch Sử Kết Tập Kinh Điển , Bình Anson minh họa bằng biểu đồ và hình ảnh
25/12/2010(Xem: 9773)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
24/12/2010(Xem: 6517)
Nếu ta dở bản đồ thế giới, ta sẽ thấy Á Châu chiếm một vùng đất mênh mông hình mặt trăng lưỡi liềm, hai đầu chỉa về hướng bắc, vòng trong đi theo duyên hải Biển Bắc Cực của xứ Scandinavia và Tây Bá Lợi Á. Vòng ngoài từ đông sang tây là bờ biển Thái Bình Dương Tây Bá Lợi Á qua Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bán đảo lục địa Ấn Độ, Iran, Tiểu Tế Á đến Âu Châu. Giáp ranh vòng ngoài của mặt trăng lưỡi liềm ấy, tại nhiều nơi, nhưng đứng ngoài, ta thấy các nước Ả Rập, Phi Châu và Mỹ Châu.
15/11/2010(Xem: 7585)
Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu thời kì tự chủ tiến tới xây dựng nền độc lập cho nước ta. Tuy nhiên tinh thần độc lập của nước Việt không phải bắt đầu từ sau chiến thắng ấy, mà nó đã tồn tại trong suốt thời gian Bắc thuộc, được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa của bà Trưng, bà Triệu cho đến Phùng Hưng, rõ ràng tinh thần quyết dành độc lập của dân Việt luôn được nuôi dưỡng, chắn chắn đó là đề tài luôn được người dân Việt bàn bạc sau lũy tre làng, trên những cánh đồng hay trong những câu chuyện đêm đêm bên bếp lửa. Tuy nhiên do chưa có một nhà nước để thống nhất các lực lượng, nên đã có nhiều nhóm hoạt động chứ không phải chỉ có phe nhóm của Ngô Quyền,
04/11/2010(Xem: 4402)
Vì có nhiều người thắc mắc việc Đạo Phật biến mất trên đất Ấn Độ, nơi nó đã ra đời và lớn mạnh đến tuyệt đỉnh. Do đó, chúng tôi xin dịch bài này của tác giả là một người Ấn Độ, cũng là một người trưởng thành trong xã hôị Ấn Độ Giáo, dưới quan điểm của một học giả hiện đại để cống hiến qúy vị.
22/10/2010(Xem: 7228)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếmđược nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cốnghiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinhhoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạttại các chùa không mấy liên quan với nhau.
20/10/2010(Xem: 3508)
Không phải ngẫu nhiên mà phong trào phục hưng Phật giáo tại Ấn Độ, như chúng ta đã thấy được đề xướng bởi một nhân vật Tích Lan (1) là đại đức Anagarika Dharmapala. (2) Sự liên quan chặt chẽ giữa Phật giáo với chủ nghĩa quốc gia Tích Lan phát sinh từ lịch sử chính trị và tinh thần đặc biệt của Tích Lan. Phật giáo đã có mặt ở Tích Lan từ triều đại A Dục Vương, (3) thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch. Vào lúc đó nhà vua đã đích thân gửi hoàng tử là Ngài Mahinda (4) sang vua Devanampiyatissa xứ Tích Lan (Lanka). Chẳng bao lâu, Phật giáo trở thành quốc giáo của vương quốc Lanka và tồn tại mãi đến khi người Anh chấm dứt vương quyền tại xứ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]