Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

22/09/201621:17(Xem: 10151)
Tuần 3
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 3 THÁNG 9, 2016)
 
Diệu Âm lược dịch

 

MÃ LAI: Hội Phật giáo Nandala tổ chức hội chợ để gây quỹ xây dựng cơ sở học tập

Hơn 10,000 người đã tụ tập tại một sân thể thao nhỏ ở Taman Sri Serdang để tham dự Hội chợ Vui Gia đình, một sự kiện gây quỹ hàng năm do Hội Phật giáo Nalanda tổ chức vào ngày 11-9-2016.

Tổng cộng có 165 gian hàng được thiết lập cho hội chợ vui này, với hơn 300 tình nguyện viên có độ tuổi từ trẻ em đến người già.

Tiền thu được từ việc bán hàng sẽ dành cho các kế hoạch xây dựng một cơ sở học tập giáo pháp mới của hội tại Serdang, gọi là Trung tâm K. Sri Dhammananda - được đặt theo tên cố sư trưởng của Đại Tịnh xá Phật giáo.

Ngoài việc xây trung tâm nói trên, các khoản quỹ quyên được trong hội chợ vui sẽ được sử dụng cho các hoạt động của hội, bao gồm các trường Đạo pháp Chủ nhật và miễn học phí cho trẻ em nghèo tại các khu vực Seri Kembangan và Equine Park.

(tipitaka.net – September 16, 2016)

2016-09-03-0002016-09-03-0022016-09-03-001
Quang cảnh Hội chợ Vui Gia đình do Hội Phật giáo Nalanda tổ chức
Photos: Facebook

 

TÂY TẠNG: Chư ni tại Kardze tổ chức Giảng dạy Mùa đông lần đầu tiên

Trong một sự kiện được tổ chức lần đầu tiên dành cho chư ni tại các khu vực Tây Tạng, một tu viện ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc đã tổ chức một khóa Jang Gunchoe (Giảng dạy Mùa đông) truyền thống, thu hút hàng trăm người tham gia đến từ các ni viện trên khắp Tứ Xuyên và tỉnh Thanh Hải kế cận.

Diễn ra từ ngày 4 đến 9-9-2016, sự kiện này được tổ chức tại tu viện Ganden Shedrub Choephel Ling ở Kardze, hạt Sershul với các cuộc thảo luận về logic Phật giáo và các khía cạnh khác của triết học tôn giáo.

Nhiều vị cao tăng (được gọi là Geshes) từ các tăng viện lân cận cũng đã được mời tham gia sự kiện này để quan sát các cuộc thảo luận và đưa ra sự hướng dẫn cho tương lai.

(NewsNow – September 17, 2016)

2016-09-03-003

Khóa Giảng dạy Mùa đông đầu tiên dành cho chư ni được tổ chức tại Kardze, Tây Tạng

 

 

NEPAL: 500 ni cô ‘Kung Fu’ đi xe đạp từ thiện băng qua Hi Mã Lạp Sơn để chống nạn buôn người

Chư ni từ Tây Tạng, Nepal, Bhutan và Ấn Độ đã thực hiện một cuộc hành trình 4,000 km đầy gian khổ băng qua Hi Mã Lạp Sơn, bắt đầu vào ngày 17-9-2016 , từ Kathmandu của Nepal đến Leh ở Ấn Độ. Họ đã nâng cao nhận thức về nạn buôn bán bé gái và phụ nữ tại Nepal và Ấn Độ.

Đây là hành trình lần thứ tư mà chư ni ‘Kung Fu’ từ Dòng Drukpa thực hiện. Họ đã nói chuyện với các quan chức chính phủ mà họ gặp trên đường đi để truyền đạt thông điệp của mình về hòa bình, về các vấn đề môi trường và bình đẳng giới.

Nam Á là một trong những khu vực lớn nhất thế giới về nạn buôn người. Kể từ 2 trận động đất tại Nepal vào tháng 4 và tháng 5 năm 2015, hơn 40,000 trẻ em đã mất cha mẹ. Trong các tình huống sau thiên tai, nạn buôn người đã tăng lên với các băng nhóm cưỡng chế dân làng vô gia cư phải lao động giam giữ, với các bé gái và phụ nữ bị bán vào nhà thổ.

(IBTimes TV – September 18):

2016-09-03-004

2016-09-03-005
Chư ni Dòng Drukpa trong hành trình băng qua Hi Mã Lạp Sơn
Photos Reuters & 9NEWS
 

 

BHUTAN: Ra mắt Phòng Đọc sách Ảo mới với 10 văn bản Phật giáo Tây Tạng  vừa được dịch

Tổ chức sáng kiến phi lợi nhuận toàn cầu 84000 – do lạt ma, nhà làm phim và nhà văn người Bhutan Dzongsar Khyentse Rinpoche thành lập – vốn thực hiện việc dịch và xuất bản các văn bản kinh điển Tây Tạng còn tồn tại, đã công bố sự ra mắt Phòng Đọc sách trực tuyến mới cập nhật của mình. Đánh dấu sự ra mắt, 84000 cũng cho biết đã phát hành 10 văn bản Phật giáo Tây Tạng vừa được dịch, đánh dấu bước tiến quan trọng trong sứ mệnh đầy tham vọng của tổ chức này.

84000 là một sứ mệnh lâu dài – nhằm dịch 70,000 trang Kangyur (dịch lời dạy của Đức Phật) trong 25 năm, và 161,800 trang Tengyur (dịch những lời bình về giáo lý) trong 100 năm. Tổ chức này hỗ trợ 38 đội của 201 dịch giả từ khắp thế giới, bao gồm các học giả Tây Tạng và Tây phương. “Bằng việc dịch và trình bày các văn bản Phật giáo Tây Tạng cho người đương thời, một vùng rộng lớn của nền văn minh và văn hóa Phật giáo có thể được cứu khỏi sự hủy diệt,” Sư trưởng Dzongsar Khyentse nói.

(Buddhistdoor  Global – September 19, 2016)

2016-09-03-006
Sư trưởng Dzongsar Khyentse, nhà sáng lập tổ chức 84000
Photo: 84000.co

 

 

ẤN ĐỘ: Hàng trăm nghìn người lũ lượt đến vùng Hi Mã Lạp Sơn của Ấn Độ để dự lễ hội Phật giáo hiếm có

Hàng trăm nghìn tu sĩ, tín đồ và du khách đã lũ lượt đến vùng Ladakh xa xôi của Ấn Độ để dự một lễ hội Phật giáo hiếm có, được những người khởi xướng mệnh danh là “Kumbh Mela (*) của Hi Mã Lạp Sơn”.

Các vũ công với trang phục bằng tơ sáng màu và mũ trùm đầu nổi bật trình diễn trống và sáo là một phần của lễ hội. Sự kiện này được tổ chức tại một ngôi làng miền núi để kỷ niệm 1,000 năm ngày sinh của Phật thánh Naropa. Vị thánh và là học giả Ấn Độ này đã lập nên một truyền thống phong phú của triết học Phật giáo vào thế kỷ thứ 11.

Được tổ chức chỉ một lần mỗi 12 năm, lễ hội Naropa thu hút số lượng lớn Phật tử, đặc biệt là những người từ chi phái Drukpa vốn được thực hành theo truyền thống tại Ladakh và Bhutan. 

(*) Kumbh Mela là cuộc hành hương chính đối với tín đồ Ấn Độ giáo, vốn có đông đảo tín đồ tập trung tại các con sông và đền thờ linh thiêng trong cảnh tượng thường xuyên hỗn loạn và trong nhiệt độ như thiêu đốt

 (AFP – September 19, 2016)

2016-09-03-007
Dòng người đi trên cầu dẫn đến Laksman Jhula trong lễ hội Phật giáo ‘Kumbh Mela của Hi Mã Lạp Sơn’
Photo: Gallo Images
 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8050)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
09/04/2013(Xem: 6538)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
09/04/2013(Xem: 5600)
Không phải riêng gì Ðạo Phật, tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới, theo với thời gian và sự phát-triển, đều có chia ra nhiều tôn phái. Sự phân phái ấy là một lẽ đương nhiên phải có để cho các căn cơ và hòan cảnh khác nhau đều có thể thích hợp được. Nếu không, thì đạo không thể phát-triển được về bề sâu cũng như bề rộng.
09/04/2013(Xem: 12243)
Ngay từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã bắt đầu truyền vào nội địa Trung Quốc, lưu truyền và phát triển cho đến nay đã được hơn 2000 năm. Là một tôn giáo phát xuất tại Ấn Ðộ được thỉnh mời đến đất nước Trung Quốc([1]), Phật giáo đã trải qua các thời kỳ sơ truyền, cách nghĩa tỷ phụ ([2]), xung đột, thay đổi, thích ứng, dung hợp, dần dần đã thẩm thấu sâu sắc vào trong văn hóa Trung Quốc, đối với sự phát triển văn hóa lịch sử Trung Quốc phát sanh nhiều mặt ảnh hưởng.
09/04/2013(Xem: 10561)
Thế kỷ thứ sáu trước tây lịch đã đánh dấu một thời điểm khởi sắc về tri thức về tâm linh ở nhiều quốc gia. Ở Trung Hoa chúng ta có Lão Tử và Khổng Tử, ở Hy Lạp có Parmenides và Empedocles, ở Iran có Anathustra, ở Ấn Ðộ có Mahavira và Ðức Phật. Trong giai đoạn này nhiều bậc đạo sư xuất sắc đã biên tập lại các giáo lý đã có từ trước và phát triển những quan điểm mới.
09/04/2013(Xem: 3485)
Nguồn gốc nguyên thủy của vương tộc Shakya bắt nguồn từ Kosala, một vương tộc thuộc dòng Aryan cai trị vùng đất ở chân dãy Terai. Câu chuyện bắt đầu từ vua Okkaka. Vua Okkaka thuộc dòng dõi mặt trời, tông tộc Ikshanku. Sau khi người vợ đầu tiên chết, nhà vua cưới một người vợ khác. Hoàng hậu trước đó đã sinh cho nhà vua chín người con (4 trai, 5 gái).
09/04/2013(Xem: 17336)
Năm 1957, chúng tôi tu học tại cao đẳng Phật học viện Srisumana Vidyalaya, đồng thời theo học trường Srisumana College, tỉnh Ratnapura, nước Srilanka. Theo Phật lịch thì năm 1957 là đúng 2500 năm tính theo tuổi thọ 5000 năm giáo pháp của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Chánh phủ Ấn Độ lần đầu tiên mở cửa cho các hành Phật tử trên thế giới được đến hành hương bốn thánh địa và những địa danh Phật tích chỉ trả nửa giá tiền trong các tuyến đường xe lửa.
09/04/2013(Xem: 11697)
Để hiểu rõ thêm về vai trò lịch sử trọng đại của Hoàng Đế Asoka không những đối với dân-tộc A?, mà còn đối với nhân loại qua sự truyê? bá Phật giáo đến các nước khác, ta nên ôn lại đôi chút về bối cảnh lịch sử A? độ đương thời.
09/04/2013(Xem: 13674)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi vượt qua địa hình hiểm trở, bao vùng khí hậu khắc nghiệt, độc hại cũng như bao thử thách do con người, ma chướng gây nên. Nhờ niềm tin dũng mãnh, tài năng siêu việt và ý chí kiên cường, Ngài đã vượt thắng tất cả.
09/04/2013(Xem: 8077)
Thông thường ai cũng nghĩ rằng đạo Phật chỉ mới được truyền sang tây phương trong các thế kỷ gần đây mà thôi, mà quên rằng trong nhiều thế kỷ trước tây lịch PG đã thấm nhuần vùng Tiểu Á và tây bắc Ấn, rồi ảnh hưởng trên cả nền triết học Hy-lạp và giáo lý của vài tôn giáo lớn có nguồn gốc tây phương. Phật tử Việt nam vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm giáo pháp truyền từ Trung quốc nên ít biết đến sự giao hòa của hai nền văn hóa Hy-lạp và PG khởi đầu rất sớm ở vùng đất này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567