Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

23/06/201917:20(Xem: 10127)
Tuần 3

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 3 THÁNG 6, 2019)

 

Diệu Âm lược dịch

 

 

ANH QUỐC: Tu sĩ Phật giáo đấu tranh cho bình đẳng giới được nữ hoàng Elizabeth trao giải thưởng

Các giải thưởng thường niên của nữ hoàng Elizabeth II đã được công bố cho những người có công tác nổi bật trong cộng đồng của họ. Năm nay, vào sinh nhật thứ 93 của mình, Nữ hoàng đã công nhận công trình của một số người, bao gồm nhà sư Phật giáo Ajahn Brahm.

Sư Ajahn Brahm đã nhận giải thưởng về “phụng sự quan trọng cho Phật giáo, và cho sự bình đẳng giới tính”. Brahm là một Phật tử tận tâm đã cố gắng truyền bá tín ngưỡng của tôn giáo này trong nhiều năm.

Ông đã tập trung vào việc giảng dạy Phật giáo Lâm tông và đã thành lập một trong những tu viện Phật giáo lớn nhất tại Úc Đại Lợi: Tu viện Bodhinyana ở bang Tây Úc của ông là nơi xuất gia đầu tiên của chư ni vào Phật giáo Lâm tông Thái Lan.

(worldreligionnews.com – June 15, 2019)

 

2019-06-3-000

Tăng sĩ người Úc Ajahn Brahm đã nhận giải thưởng về “phụng sự quan trọng cho Phật giáo, và cho sự bình đẳng giới tính” của Nữ hoàng Anh

Photo: World Religion News

 

NHẬT BẢN: Ngọn lửa vĩnh cửu của chùa Enryakuji được truyền đến 4 khu vực trên khắp nước Nhật

Otsu, tỉnh Shiga -  Cháy liên tục trong 1,200 năm, ngọn lửa vĩnh cửu của ngôi chùa Di sản Thế giới Enryakuji được truyền đi (theo các hành trình dài bằng đường bộ) trong một chuyến tiếp sức để “hành hương hóa” Nhật Bản.

Chuyến đi kéo dài 14-tháng này là để kỷ niệm 1,200 năm ngày mất của sư tổ Saicho (767-822) của Phật phái Tendai nhằm ngày 4-6-2021.

Ngọn lửa vĩnh cửu nói trên do sư Saicho dâng cúng pho tượng Phật dược sư mà ông đã tạo tác vào năm 788 khi ông đang tu tập tại chùa Enryakuji. Ngọn lửa vẫn cháy sáng tại chùa này.

Vào ngày 1-4, ngọn lửa được chia làm tư, mỗi ngọn được che trong một đèn lồng nhỏ. Mỗi ngọn lửa sẽ được mang đến một trong 4 khu vực từ Hokkaido đến Kyushu, nơi chúng sẽ viếng các chùa của tông phái Tendai, sau đó sẽ quay về chùa Enryakuji trước ngày mất của sư tổ Saicho.

(asahi.com – June 16, 2019)

 

2019-06-3-001

Đèn lồng giữ ngọn lửa vĩnh cửu tại chùa Enryakuji, Nhật Bản - ảnh chụp vào ngày 11-6-2019

Photo: Jiro Tsutsui

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma bảo trợ và tham dự hội nghị Hồi giáo Shia-Sunni tại New Delhi

Ngày 17-6-2019, một hội nghị về thống nhất và sống chung hòa bình giữa người Hồi giáo Shia và Sunni đã được tổ chức tại New Delhi.

Đức Đạt lai Lạt ma, vị lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng, đã bảo trợ và tham dự sự kiện này.

Ngài phát biểu rằng người Hồi giáo nên chấm dứt các tranh chấp giữa dòng Shia và Sunni, rằng thông điệp của tất cả các tôn giáo là sự chân thật và thống nhất.

Đức Đạt lai Lạt ma nói thêm rằng chiến tranh và xung đột không phải là một giải pháp tốt để giải quyết các vấn đề.

Một diễn giả khác là Seyed Mahmood Assad Madani, tổng thư ký của tổ chức Hồi giáo Ấn Độ Jamiat Ulama-i-Hind, nhấn mạnh sự phản đối chủ nghĩa cực đoan và nói rằng tất cả mọi người nên sống dựa trên sự khoan dung.

(ABNA – June 18, 2019) 

 

2019-06-3-002

Đức Đạt lai Lạt ma tham dự hội nghị Hồi giáo Shia-Sunni tại New Delhi, Ấn Độ

Photo: Justin Whitaker


ẤN ĐỘ: Các chuyến bay giá rẻ mới dành cho Mạng mạch Hành hương Phật giáo

Tuần trước, hãng hàng không ngân sách Ấn Độ IndiGo công bố kế hoạch của 12 chuyến bay hàng ngày mới đến các thành phố hành hương Phật giáo Gaya, Patna và Varanasi. Các chuyến bay  - có thể đặt vé bây giờ - dự kiến bắt đầu bay từ ngày 8 tháng 8 từ Koltaka và giữa các thành phố này. Chương trình khuyến mại mạng mạch hành hương Phật giáo nơi trên nhằm thu hút khách hành hương Phật giáo từ Đông và Đông Nam Á, vì IndiGo hiện đang phục vụ khách Hồng Kông, Tích Lan và Thái Lan, và đang lên kế hoạch các tuyến mới từ Việt Nam và Thành Đô (Trung Quốc) đến Koltaka trong những tháng tới.

Mỗi thành phố này ở gần một trong 4 địa điểm hành hương chính của Phật giáo: Gaya chỉ cách Bodh Gaya (Bồ đề Đạo tràng) vài dặm về phía bắc; Patna ở gần Vulture Peak (Linh Thứu) và Vaishali; và Varanasi nằm ở phía nam Deer Park (Lộc Uyển).

(Buddhistdoor Global – June 20, 2019)

2019-06-3-003

Các chuyến bay giá rẻ mới của hãng IndiGo dành cho Mạng mạch Hành hương Phật giáo

2019-06-3-004

Thánh địa Linh Thứu (Vulture Peak) của Phật giáo tại Ấn Độ

Photos: Justin Whitaker

 

ÁI NHĨ LAN: Truyện Phật giáo Thái Lan: Các bản thảo quý hiếm thuộc thế kỷ 18 được trưng bày tại Dublin

Một bộ sưu tập đáng chú ý nhưng ít được biết đến của các bản thảo Phật giáo Thái quý hiếm, có từ thế kỷ 18, đã được trưng bày tại Thư viện Chester Beatty ở thủ đô Dublin của Ái Nhĩ Lan. Triển lãm mang tên “Truyện Phật giáo Thái: Những câu chuyện dọc theo con đường dẫn đến giác ngộ”, diễn ra từ ngày 14-6-2019 đến 26-1-2020 với sự tài trợ của Quỹ Gia đình Robert H.N.Ho (Hồng Kông).

Có phần minh họa phức tạp và nhiều màu sắc, bộ sưu tập này nguyên thủy được dùng cho nhiều mục đích khác nhau trong các tu viện Phật giáo Thái và tại các phiên tòa hoàng gia và địa phương.

Trong số các văn bản trưng bày này, có các trích đoạn từ Jatakas - những câu chuyện về các tiền thân của Đức Phật - với cặp ảnh minh họa ở hai bên của văn bản.

(Buddhistdoor Global – June 21, 2019)

 

2019-06-3-0052019-06-3-006


Trích dẫn một số trang của “Truyện Phật giáo Thái: Những câu chuyện dọc theo con đường dẫn đến giác ngộ”

Photos: Craig Lewis

Top of Form

Bottom of Form

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2011(Xem: 12741)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
16/03/2011(Xem: 5169)
Vì sao khi đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố từ bỏ quyền lãnh đạo chính trị, Bắc Kinh lại nổi điên? Ngày 20 tháng Ba này, cộng đồng Tây Tạng trên thế giới sẽ bầu cử để chọn người lên làm Thủ tướng của Chính phủ Lưu vong Tây Tạng, có trụ sở tại thành phố Dharamsala miền cực Bắc Ấn Độ.
14/03/2011(Xem: 13866)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
04/03/2011(Xem: 4678)
Từ trước đến lúc bấy giờ, Phật Giáo được truyền bá qua Tây Phương thường qua các công trình của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và đông phương và các triết gia. Chưa có người Phật tử da trắng nào nghiên cứu đạo Phật và thực hành chánh pháp để truyền bá sang Tây phương, nói chi là cộng đồng ‘Phật tử’.
27/02/2011(Xem: 7083)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chất và tâm linh, của đất nước Tây Tạng...
19/02/2011(Xem: 4648)
Hiện nay Phật giáo được xem là tôn giáo phát triển nhanh nhứt ở Tây phương và theo những thống kê gần nhất, số người hành trì theo đạo Phật trên toàn thế giới có thể vượt qua cả con số tín đồ Ky Tô. Quan trọng nhất là đạo Phật được nhiều học giả nghiên cứu tôn giáo công nhận là tôn giáo hoà bình vĩ đại nhất của nhân loại.
18/02/2011(Xem: 5047)
Đại ý:Không phải chỉ có Phật giáo mà thiên văn, toán học và y khoa tạo nên mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Qua thời gian, sự hợp tác đa dạng này bị chìm vào lãng quên. Hiện nay, mối quan hệ này được xiết chặt trở lại, và hai nước có nhiều cơ hội tốt đẹp để học hỏi lẫn nhau. Trung Hoa có thể học hỏi hệ thống dân chủ đa đảng, phương tiện truyền thông đại chúng và các biện pháp cải thiện y tế công cộng tại Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ sẽ học hỏi được những thành công vượt bực về các biện pháp cải cách kinh tế của Trung Hoa. Tinh thần vô úy trước bạo lực, nhiệt tình thảo luận công khai trước những bất đồng, sẵn sàng chấp nhận phê bình để sửa sai là một trong những truyền thống đặc sắc của Phật giáo mà Trung Hoa có thể học hỏi và áp dụng vào những cải cách chánh trị trong tương lai. (Người dịch)
16/02/2011(Xem: 4324)
Trong suốt thời kỳ Đại Cách mạng Văn hoá (1966 -1976), Phật giáo Trung Quốc đã hứng chịu một thảm họa kinh hoàng: chùa chiền bị triệt phá, đất chùa bị chiếm dụng, và tăng ni bị đẩy đến các nông trường. Tuy nhiên sau đó vào năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện một chính sách cải tổ kinh tế và hiện đại hoá, mở cửa với thế giới - một chính sách đưa đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, giúp Trung Quốc trở thành một năng lực kinh tế mạnh mẽ của thế giới và sau đó gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.
11/02/2011(Xem: 4391)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
19/01/2011(Xem: 16796)
Lời cầu nguyện cho Bồ đề tâm sanh ra và tăng trưởng : “Cầuchonguyện vọng quý giá đạt đến Giác Ngộ nảy sanh khắpnơi chỗ nào nó chưa có, và phát triển không bao giờ lui sụtở nơi nào nó đã có.” Bao giờ hư không vẫn còn tồn tại, Bao giờ vẫn còn dẫu một chúng sanh, Nguyện rằng tôi còn ở lại đời đời Để chấm dứt khổ đau cho thế giới. (Bài kệ kết thúc Diễn văn Nobel Hòa Bình)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]