Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

17/06/201522:35(Xem: 12729)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI  
                  (TUẦN THỨ 1 THÁNG 9, 2013)
 
                 Diệu Âm lược dịch

 

NAM HÀN: Diễn đàn quốc tế tại Seoul về bản kinh Phật cổ

 

Một hội thảo quốc tế được tổ chức vào thượng tuần tháng 9-2013 tại Plaza Hotel ở trung tâm Seoul để thảo luận và phát huy giá trị lịch sử của kinh Tam Tạng Cao Ly, một trong những kinh điển Phật giáo lâu đời nhất trên thế giới.

Các học giả và chuyên gia từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn tham dự diễn đàn để khám phá những thông điệp và cấu trúc của bộ kinh Phật giáo 750 tuổi này.

Kinh Tam Tạng Cao Ly là một bộ sưu tập giáo lý vào giáo luật Phật giáo được khắc lên hơn 80.000 mộc bản, tạo tác vào thế kỷ 13. Đây được xem là bộ kinh điển Phật giáo toàn diện nhất được tìm thấy tính đến ngày nay, và Chùa Haein, nơi lưu giữ bộ kinh, là một Di sản Thế giới UNESCO.

(tipitaka.net – September 1, 2013)  

 

blank

Bộ mộc bản kinh Tam Tạng Cao Ly
Photo: Yonhap News
 
 
HOA KỲ: Giáo hội Phật giáo New York kỷ niệm 75 năm thành lập

 

Kể từ khi thành lập vào năm 1938, Giáo hội Phật giáo New York (NYBC) ở Manhattan đã là nơi thiêng liêng dành cho các tín đồ đô thị của Trường phái Phật giáo Tịnh Độ Chân tông (Jodoshinshu), vốn có nguồn gốc từ thế kỷ 13 tại Nhật Bản.

Để kỷ niệm 75 năm thành lập NYBC, các hoạt động lễ hội được khởi động vào ngày 7-9-2013, với cuộc triển lãm võ thuật cũng như vũ đạo Nhật và trình diễn trống Taiko. Nhân dịp này, khách tham quan cũng được thưởng lãm lễ khai mạc và lễ tiếp tân của cuộc triển lãm mang tên “Quang huy Giác ngộ”. Chương trình nghệ thuật sau đó sẽ diễn ra mỗi cuối tuần cho đến ngày 12 và 13-10-2013, là thời gian các hội viên sẽ tổ chức Bữa ăn tối và Lễ Kỷ niệm Thành lập lần thứ 75.

(Shambhala Sun – September 1, 2013)

blank

Thượng tọa Hozen Seki (ngồi bên phải), người sáng lập Giáo hội phật giáo New York
Photo: Buddha Dharma
 
 
BA LAN: Tân trang nhà kho cũ để làm trung tâm thiền tại thủ đô Warsaw
 

Tổ chức Phật giáo Kim Cương Thừa đã được cấp giấy phép để tái phát triển một nhà kho cũ ở khu Kolo, quận Wola của thủ đô Warsaw.

Tiền đầu tư 5 triệu zloty (tiền Ba Lan) sẽ được sử dụng bởi một cộng đồng 500 người, vốn có trụ sở hiện nay đã quá nhỏ để chứa tất cả các hội viên của cộng đồng. Nhà kho sẽ được tân trang và xây thêm một tầng nữa. Khi hoàn thành, cơ sở này sẽ là trung tâm Phật giáo lớn nhất Ba Lan.

Tầng 1 sẽ là một khu thiền định rộng, còn tầng 2 và 3 sẽ được dùng làm các khu cư trú (dành cho nhân viên trung tâm cũng như cho tất cả khách đến để thiền định), khu kỹ thuật và dịch vụ. Ngoài ra, hội đang lên kế hoạch để phát triển 2 tòa nhà mới.

Phật giáo Kim Cương Thừa là một tổ chức tín đồ thuộc trường phái Karma Kagyu của Phật giáo Tây Tạng. Cho đến nay, hội này đã thành lập hơn 40 trung tâm Kim Cương Thừa tại Ba Lan.

(wbj.pl – September 2, 2013)

 blank

Bản vẽ trung tâm thiền của hội Phật giáo Kim Cương Thừa (Ba Lan)
Photo: wbj.pl
 
 
ẤN ĐỘ: Ajanta, hang động Phật giáo tại bang Maharashta

 

Tranh và tác phẩm điêu khắc trên đá trong hang Ajanta, một khu tu viện Phật giáo tại bang Maharashta, là một minh chứng cho thời kỳ vàng son của Phật giáo tại Ấn Độ và là một thành tựu nghệ thuật độc đáo.

Được phát hiện và đặt tên theo ngôi làng Ajintha ở gần đó bởi người Anh vào năm 1819, các hang động này do nằm ở một vị trí xa xôi nên mãi đến năm 1983 chúng mới được công nhận là Di sản Thế giới UNESCO.

Đây là các hang động nhân tạo được đục thành từ vách đá qua một thời kỳ kéo dài từ thế kỷ thứ 2 BC đến thế kỷ thứ 5 hoặc 6 AD, bao gồm 29 hang động – chủ yếu là Tịnh xá, với 5 Bảo tháp có đền thờ Phật. Có thời khu tịnh xá này là nơi cư trú của 200 tăng sĩ và thợ thủ công.

(buddhistartnews – September 4, 2013)

 

blank

Hang động Ajanta
blank
Ttranh Kim Cương Thủ Bồ Tát tù Hang động Ajanta
blank
Tranh Quán Thế Âm Bồ Tát (tại Hang động Ajanta)
blank
Một phần của bức bích họa ở Hang Ajanta Số 17
Photos: The Global Dispatches
 
NGA: Đức Giám mục Giáo hội Chính thống Nga gặp gỡ phái đoàn tăng sĩ Tu viện Thiếu Lâm của Trung quốc

 

Ngày 4-9-2013 tại Moscow, Đức Giám mục Kirill, người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga đã gặp gỡ một phái đoàn tăng sĩ đến từ Tu viện Thiếu Lâm ở Trung quốc. Do Sư Yongxin - phó chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung quốc - làm trưởng đoàn,phái đoàn này đến Moscow để tham gia liên hoan quân nhạc quốc tế Spasskaya Bashnya.

Đức Giám mục Kirill nói rằng người Nga có thể học được một bài học về sức mạnh tinh thần từ những chiến tăng Trung Hoa này. Sức mạnh tinh thần cũng áp dụng được cho các nỗ lực hòa bình, ông nói thêm. 

Đây là lần thứ nhì hai vị lãnh đạo tôn giáo này gặp nhau. Vào tháng 5, Đức Giám mục Kirill hội kiến Sư Yongxin lần đầu tiên trong chuyến thăm Trung quốc.

(RIA Novosti – September 6, 2013)

 

blank

Phái đoàn tăng sĩ Thiếu Lâm tham gia liên hoan quân nhạc quốc tế tại Moscow
Photo: RIA Novosti

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/03/2011(Xem: 12425)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
04/03/2011(Xem: 4097)
Từ trước đến lúc bấy giờ, Phật Giáo được truyền bá qua Tây Phương thường qua các công trình của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và đông phương và các triết gia. Chưa có người Phật tử da trắng nào nghiên cứu đạo Phật và thực hành chánh pháp để truyền bá sang Tây phương, nói chi là cộng đồng ‘Phật tử’.
27/02/2011(Xem: 6014)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chất và tâm linh, của đất nước Tây Tạng...
19/02/2011(Xem: 4074)
Hiện nay Phật giáo được xem là tôn giáo phát triển nhanh nhứt ở Tây phương và theo những thống kê gần nhất, số người hành trì theo đạo Phật trên toàn thế giới có thể vượt qua cả con số tín đồ Ky Tô. Quan trọng nhất là đạo Phật được nhiều học giả nghiên cứu tôn giáo công nhận là tôn giáo hoà bình vĩ đại nhất của nhân loại.
18/02/2011(Xem: 4348)
Đại ý:Không phải chỉ có Phật giáo mà thiên văn, toán học và y khoa tạo nên mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Qua thời gian, sự hợp tác đa dạng này bị chìm vào lãng quên. Hiện nay, mối quan hệ này được xiết chặt trở lại, và hai nước có nhiều cơ hội tốt đẹp để học hỏi lẫn nhau. Trung Hoa có thể học hỏi hệ thống dân chủ đa đảng, phương tiện truyền thông đại chúng và các biện pháp cải thiện y tế công cộng tại Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ sẽ học hỏi được những thành công vượt bực về các biện pháp cải cách kinh tế của Trung Hoa. Tinh thần vô úy trước bạo lực, nhiệt tình thảo luận công khai trước những bất đồng, sẵn sàng chấp nhận phê bình để sửa sai là một trong những truyền thống đặc sắc của Phật giáo mà Trung Hoa có thể học hỏi và áp dụng vào những cải cách chánh trị trong tương lai. (Người dịch)
16/02/2011(Xem: 3690)
Trong suốt thời kỳ Đại Cách mạng Văn hoá (1966 -1976), Phật giáo Trung Quốc đã hứng chịu một thảm họa kinh hoàng: chùa chiền bị triệt phá, đất chùa bị chiếm dụng, và tăng ni bị đẩy đến các nông trường. Tuy nhiên sau đó vào năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện một chính sách cải tổ kinh tế và hiện đại hoá, mở cửa với thế giới - một chính sách đưa đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, giúp Trung Quốc trở thành một năng lực kinh tế mạnh mẽ của thế giới và sau đó gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.
11/02/2011(Xem: 3814)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
19/01/2011(Xem: 14901)
Lời cầu nguyện cho Bồ đề tâm sanh ra và tăng trưởng : “Cầuchonguyện vọng quý giá đạt đến Giác Ngộ nảy sanh khắpnơi chỗ nào nó chưa có, và phát triển không bao giờ lui sụtở nơi nào nó đã có.” Bao giờ hư không vẫn còn tồn tại, Bao giờ vẫn còn dẫu một chúng sanh, Nguyện rằng tôi còn ở lại đời đời Để chấm dứt khổ đau cho thế giới. (Bài kệ kết thúc Diễn văn Nobel Hòa Bình)
13/01/2011(Xem: 3715)
Thông thường, truyền thọ giới pháp Bồ tát Du già, cần phải thỉnh ba vị Giới Sư làm Hòa thượng truyền giới, tức là: Đắc giới Hòa thượng (Đắc Giới Sư, đại diện cho Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni)...
09/01/2011(Xem: 6798)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567