Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Hội Liên Hữu PG Thế Giới lần 20 tại Úc-Đại-Lợi

23/05/201312:09(Xem: 14441)
Đại Hội Liên Hữu PG Thế Giới lần 20 tại Úc-Đại-Lợi


Phật Giáo Khắp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---

Đại Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới lần thứ 20 tại Úc-Đại-Lợi

Hàng ngàn Tăng Ni và Phật tử từ 39 quốc gia khác nhau đã đến tiểu bang Sydney để tham dự Đại Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists - WFB) lần thứ hai mươi được nhóm tại Chùa Nam Thiên, vùng Wollongong, Sydney, Úc Châu, từ ngày 29/10 đến ngày 2/11/1998. Đại hội lần này lấy chủ đề là "Phật giáo & những thách thức trong Thế Kỷ 21" (Buddhism & Challenges in the 21st Century). Đại hội kỳ này do Hội Phật Quang Sơn Quốc Tế (Buddha’s Light International Association) bảo trợ cùng kết hợp với ba thành viên địa phương thuộc WFB là Hội Phật Giáo New South Wales (The Buddhist Council of New South Wales), Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc & Tân Tây Lan (The United Vietnamese Buddhist Congregation of Australia and New Zealand) và Trung Tâm Thảo Luận Phật Học (Buddhist Discussion Centre) cùng đứng ra tổ chức.

Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (WFB) được thành lập vào ngày 25 tháng 5 năm 1950 tại Tích Lan với 5 chủ trương như sau : 1) Khuyến khích hội viên học và tu theo lời Phật dạy ; 2) Siết chặt tình hữu nghị, đoàn kết và thống nhất giữa các quốc gia Phật giáo ; 3) Đẩy mạnh công tác truyền bá giáo lý mầu nhiệm của Phật ; 4) Tổ chức và đưa các hoạt động Phật sự vào trong các lĩnh vực như xã hội, giáo dục, văn hóa ; 5) Mang lại hòa bình, an lạc và hạnh phúc đến cho hành tinh này và sẵn sàng liên kết với những tổ chức khác có cùng đường hướng. (1. To Promote among the members strict observance and practice of the teachings of the Buddha ; 2. To secure unity, solidarity and brotherhood among Buddhists ; 3. To propagate the sublime doctrine of the Buddha ; 4. To organize and carry on activities in the field of social, educational and cultural ; 4. To work for happiness, harmony and peace on earth and to collaborate with other organizations working for the same ends.)

Để đạt được mục đích trên, WFB đã cho thành lập nhiều chi nhánh trên khắp thế giới và một Hội đồng trị sự gồm các tiểu ban như : Ban Giáo dục, in ấn và nghệ thuật, Ban Hoằng Pháp , Ban Từ Thiện, Ban Đoàn Kết, Ban Tài Chánh…. Trong 30 năm hoạt động, với sự ủng hộ nhiệt thành của các chính phủ Tích Lan, Miến Điện và Thái Lan, từ 27 chi nhánh ban đầu đã phát triển lên đến 123 chi nhánh từ 39 quốc gia trên khắp các châu lục. Về trụ sở Trung ương được đặt tại Tích Lan từ năm 1950 đến 1958, sau đó được dời qua Miến Điện, sau sáu năm (1958-1963) đặt tại Miến, trụ sở một lần nữa lại chuyển qua đến Thái Lan từ năm 1963 đến nay. (Địa chỉ liên lạc của hội là : World Fellowship of Buddhists, 616 Benjasiri Park, Soi Medhinivet off Soi Sukhumvit 24, Sukhumvit Road, Bangkok 10110, ThaiLand. Tel: 662.661.128489. Fax: 662.661.0555). Chủ trương của Hiệp hội là hai năm tổ chức đại hội một lần. Đại hội lần thứ 19 được tổ chức tại Thái Lan vào năm 1994. Đại hội lần thứ 20 lúc ấy dự tính nhóm tại Tích Lan vào 1996, sau đó được dời qua Nam Triều Tiên, nhưng do biến cố chính trị của hai quốc gia này, nên đến năm 1998 này đại hội mới được triệu tập tại Úc châu.

Mở đầu, Hòa thượng Tinh Vân, Chủ Tịch Hội Phật Quang Sơn Quốc Tế, Trưởng ban Tổ chức Đại Hội, tuyên đọc diễn văn khai mạc, tiếp đó là diễn văn chào mừng đại biểu của ông Phan Wannamithee, người Thái Lan, là người vừa được bầu vào chức chủ tịch của Hội này, các vị chủ tịch tiền nhiệm là Tiến sĩ G. P. Malalasekera, người Tích Lan (1950-1958) ; Ông U Chan Htoon, người Miến Điện (1958-1963) ; Công chúa P.P.Diskul, người Thái Lan (1963-1983) ; Giáo sư Sanya Dharmasakti, người Thái (1983-1998).

Chương trình nghị sự của Đại hội tiếp đó là đại diện phái đoàn đọc báo cáo và tham luận cũng như bàn thảo chương trình hoạt động Phật sự cho nhiệm kỳ hai năm của Hội. Đại hội đã lắng nghe các bài tham luận của các đại biểu từ Nepal, Thái Lan, Đài Loan, trong đó đặc biệt có bài của ông John David Hughes, Chủ Tịch Trung Tâm Thảo Luận Phật Học (Buddhist Discussion Centre), ở bang Melbourne (Úc), Ông John Hughes đã đưa ra nhiều ý kiến về những thách thức của thời hiện đại đối với Phật Giáo.

Nhân dịp này, Đại hội đã nhận được nhiều điện thư chúc mừng từ Vua Thái Lan, Vua Nepal, các Thủ tướng Thái, Bangladesh, Sri Lanka, đặc biệt có thư chúc mừng của Thủ tướng Úc John Howard, trong thư có đoạn viết : "Quan điểm về hòa bình và hòa hợp của Đạo Phật rất tương xứng với những giá trị nền tảng không phân biệt chủng tộc và tính bao dung của Úc châu . Những giá trị ấy của Đạo Phật đã và đang làm phong phú thêm cho Australia. Những ngôi chùa Phật giáo trên đất nước này là một yếu tố, là một điểm sáng cần thiết cho bức tranh đa văn hóa của Australia. Lịch sử của Phật Giáo đã chứng minh tự mình là một chiếc cầu nối giữa các nền văn hóa và cộng đồng khác nhau. Tôi tin rằng Đại hội 1998 này sẽ là cơ hội cho các đại biểu từ nhiều nơi trên thế giới ngồi lại với nhau đểa xẻ những kinh nghiệm, những quan điểm về sức mạnh thống nhất và đoàn kết của Phật giáo’’.

Đại hội đã bế mạc trong bầu không khí hoan hỷ với buổi đại tiệc do Tổng lãnh sự Đài Loan tại Úc chiêu đãi. Được biết, kỳ Đại Hội lần thứ 21 của Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới sẽ được tổ chức tại Tích Lan vào năm 2000./.

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 7596)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
07/01/2012(Xem: 10694)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 9967)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
16/09/2011(Xem: 6142)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
11/08/2011(Xem: 4485)
Hệ thống đẳng cấp đã tồn tại ở Ấn hàng nghìn năm trước và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc vào nhiều mặt đời sống của người dân Ấn hiện nay. Hệ thống đẳng cấp, như thường được biết, có nguồn gốc từ Bà La Môn giáo, hay nói khác đi là một sản phẩm của Bà La Môn giáo. Nhưng về sau, hệ thống đẳng cấp đã vượt ra khỏi Bà La Môn giáo và xâm nhập vào những tôn giáo khác nhau, bao gồm cả những tôn giáo có nguồn gốc bên ngoài Ấn Độ. Bài viết này tìm hiểu một vài khía cạnh về hệ thống đẳng cấp trong các tôn giáo ở Ấn Độ.
07/07/2011(Xem: 30984)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
06/07/2011(Xem: 6746)
Công Trình Xây Dựng Tượng Di Lặc Tại Ấn Độ, Đức Phật Di lặc (Maitreya, The Future Buddha) sẽ giáng trần và truyền Pháp độ sanh sau khi chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca không còn trên thế gian này. Trong Khế Kinh ghi rằng đức Phật Di lặc sẽ giáng sanh và chứng đạo tại thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ nơi đức Thích Ca Mưu ni đã chứng quả hơn 2500 năm về trước. Hàng năm cứ hàng ngàn khách hành hương trên khắp thế giới về thăm Thánh tích này. Để cho mọi Phật tử trong mười phương "Gieo duyên" với đức Phật Di lặc, cách đây khoảng 10 năm, cố Đại sư Thubten Yeshe, sáng lập viên "Hội Bảo Vệ Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa" (FPMT) thuộc Phật giáo Tây Tạng đã phác thảo một kế hoạch xây dựng tượng Di lặc tại Bodhgaya. Kế hoạch đó nay sắp trở thành hiện thực. Vào ngày 20, 21 và 23 tháng 3 năm 1996 tại Bodhgaya, (về sau công trình này đã dời về địa điểm Kushinagar, Uttar Pradesh), Giới Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặ
02/07/2011(Xem: 9679)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
23/06/2011(Xem: 5682)
Một sự trình bày rõ ràng và trung thực về Phật giáo Tây Tạng, quyển sách này trình bày căn bản của Phật pháp theo một đường lối mà mọi người đều có thể hiểu được khi đọc và dễ dàng tu tập trong cuộc sống hàng ngày. Được soạn thảo riêng cho những người mới tìm hiểu vấn đề này lần đầu tiên, quyển sách này cũng còn cung cấp những kiến thức quý báu cho những đệ tử đã thông hiểu Phật giáo Tây Tạng.
22/06/2011(Xem: 4261)
Cách đây không lâu, cả thế giới đã lên tiếng phản đối hành động điên cuồng phá hủy hai tôn tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới tại Bamiyan (Afghanistan) của chính quyền Taliban cực đoan. Sau hành động phá hoại đó, không ít người ngỡ rằng những di tích nền văn minh cổ xưa của Phật giáo tại nơi đây đã bị hủy diệt hoàn toàn; tuy nhiên, điều đó thực tế đã không phải như vậy. Cách đây gần một thập niên, giới khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ở Bamiyan những di liệu văn học Phật giáo hết sức kỳ diệu, những minh chứng hùng hồn cho một giai đoạn phát triền rực rỡ của Phật giáo tại nơi này một trung tâm Phật giáo quan trọng ngoài Ấn Độ. Sự phát triển đó đá tạo nên một nền văn minh riêng biệt, gọi là nền văn minh Phật giáo Gandhàra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]