Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Haavard Lorentzen, người đưa Phật giáo vào học đường

09/04/201317:01(Xem: 8882)
Haavard Lorentzen, người đưa Phật giáo vào học đường

 

Phật Giáo Khp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---

Haavard Lorentzen, người có công đưa Phật giáo vào học đường Na-Uy

ông Haavard Lorentzen, Hiệu trưởng của một trường trung học ở thành phố Sjovegan, thuộc miền Bắc Na Uy. O⮧ đưọc xem là người Na Uy đầu tiên có công đưa Phật giáo vào dạy ở hệ thống giáo dục công lập ở tại quốc gia này. Kỳ nghỉ hè năm nay, ông cùng vợ và hai con sang nghỉ mát tại Việt Nam. Trong dịp này chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi ngắn về công việc giáo dục của ông tại Na Uy.

Tác giả ( bên phải) cùng ông Haavard và hai con của ông

  • Xin ông cho biết mục đích chuyến viếng thăm Việt Nam lần này ?

  • Haavard Lorentzen: Tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn, thực hế hơn về Phật giáo VN và Phật giáo Campuchia trong giai đoạn gần đây.

  • Ông nghĩ gì về Phật giáo Việt Nam ?

    • Haavard Lorentzen: Đây là lần đầu tiên tôi viếng thăm VN, trước đây tôi đã từng đến các nước Phật giáo như AᮠĐộ, Nepal, Thái Lan và Campuchia. Riêng Campuchia, tôi đã ở lại làm việc 7 tháng cho tổ chức UNESCO (1). Tôi thấy các quốc gia Phật giáo này khác biệt so với VN, hoặc họ theo truyền thống Nam tông hoặc Bắc tông. Nhưng đối với Việt Nam , lại dung hòa được hai tông phái truyền thống này, đặc biệt còn có thêm một tông phái mới là Khất Sĩ (Mendicant Sect) . Chùa tháp và Phật tượng ở Việt Nam có đẹp rất độc đáo và riêng biệt so với các nước trong vùng. Và theo cái nhìn của tôi, dường như PGVN đóng vai trò chính trong đời sống tinh thần của người dân ở đây.

    • O⮧ biết đạo Phật và học Phật khi nào ?

    • Haavard Lorentzen: Tôi biết đạo Phật từ lúc còn là một sinh viên. Lúc đó, tôi theo học ngành xã hội học ( Soicology), tâm lý học (Psychology) và tôn giáo học (Religious studies) trong suốt bảy năm tại đại học Oslo. Riêng tôn giáo học, tôi chọn tôn giáo Aᮠđộ, đặc biệt tôi chú ý và để tâm nghiên cứu kỹ về Phật giáo và AᮠĐộ giáo.

    • Xin cho biết lý do tại sao ông có thể đưa Phật học vào trong chương trình giáo dục phổ thông ở Na Uy được ?

    • Haavard Lorentzen: sau khi tốt nghiệp, tôi được chọn để dạy ngành tâm lý, đạo đức, triết học và tôn giáo học cho học sinh trung học, tuổi từ 16 đến 18 hoặc 20. Riêng tôn giáo học, tôi đã soạn một giáo án về các tôn giáo thế giới, rồi trình lên Bộ giáo dục với các đề nghị của tôi, trong đề nghị này tôi trình này quan điểm của mình về những lợi ích thiết thực nếu học sinh được truyền trao các kiến thức cơ bản, về tôn giáo và đời sống tâm linh, đặc biệt ở đây, đạo Phật là một tôn giáo có thể hướng dẫn cho mọi người tìm thấy được niềm an lạc thật sự ngay trong đời sống này. Sau đó, Bộ giáo dục đã quyết định chính thức đưa bộ môn này vào dạy ở hệ thống Trung học.

      Trong tập giáo trình này, học sinh được giới thiệu lược sử và giáo lý căn bản của từng tôn giáo trên thế giới như Ca Tô giáo (Catholicism), Tin lành giáo (Protestant), Hồi giáo (Mohammedanism), các tôn giáo thuộc Aᮠđộ ( Aᮠgiáo, Bà la môn giáo, Phật giáo), tôn giáo ở Trung Hoa ( Phật, Lão, Khổng giáo), tôn giáo ở Nhật bản ( Phật, Thần đạo, Trà đạo)….

  • Riêng về Phật giáo, ông dạy những gì ?

  • Haavard Lorentzen: Trước tiên tôi giới thiệu sơ lược về Đức Phật Thích Ca Mưu Ni, vị khai sáng Phật giáo, kế đó là nhiều bài giáo lý căn bản như Bốn Chân lý kỳ diệu ( Four Noble Truths); Mười hai nhân duyên ( Twelve factors of the conditionality of all physical and psychical phenomena ) Ba pháp ấn ( Three characteristices of life), Năm nguyên tắc đạo đức căn bản ( Five moral precepts) , và một số bài khác như lợi ích của sự ăn chay và tu thiền; sự khác nhau giữa hai truyền thống Mahayaha và Theravada…

  • Học sinh có hiểu được những gì ông muốn truyền trao không ?

  • Haavard Lorentzen: Tôi cho rằng các em đều hiểu rõ những bài học căn bản trên. Tuy nhiên có một số tỏ ra không chú ý, nhưng một số khác lại thích thú về triết học của PG, trong số này về sau đã theo đuổi ngành Phật học ở đại học. Mặt khác, để giúp các em hiểu rõ thực tế hơn , chúng tôi đã tổ chức nhiều chuyến viếng thăm các Chùa và Tu viện PG trong thành phố Sjovegan và các tỉnh thành lân cận. Trong các chuyến tham quan như thế, các em học hỏi thêm rất nhiều điều như kiến trúc, Phật tượng, nghi lễ….

  • Có đầy đủ tài liệu Phật giáo cho học sinh nghiên cứu không ?

  • Haavard Lorentzen: Tương đối. Chúng tôi đã chú ý đến điều này hơn 15 năm qua. Hiện nay trong thư viện, chúng tôi có một số sách PG do chính người Na Uy viết hoặc phiên dịch, hoặc biên khảo, và còn nhiều tài liệu khác do các tác giả ngoại quốc gởi về tặng như Narada Thera, K. Dhammananda, Tim Dallis. D.T.Suzuki, Thich Nhat Hanh, Dalai Lama, Alan Watts, S. Rahula, Lama Yeshe…

  • Gia đình và bản thân ông đã áp dụng lời Phật dạy như thế nào ?

  • Haavard Lorentzen: Tổ tiên và cha mẹ tôi đều là tín đồ Ca Tô giáo ( Catholicism), nhưng tôi và vợ con tôi là Phật tử. Chúng tôi đã quy y và biết ăn chay, cũng như học và hành thiền. Chúng tôi sống ở miền bắc Na Uy, nơi đây vào mùa hè, đến nửa đêm mặt trời mới đi ngủ, nên chúng tôi có nhiều thời gian để hành thiền trong công viên và những khu rừng rắng. Nhưng đến mùa đông, chúng tôi cũng tìm được niềm vui trong lúc trượt tuyết, tôi cho rằng trượt tuyết cũng là một phương pháp tốt để tôi hành thiền , giúp cho tôi tập trung nhanh chóng và dễ dàng.

  • Câu hỏi cuối cùng: điều gì đã khiến cho ông để tâm nghiên cứu về mối liên hệ giữa PGVN và PG Campuchia, như ông đã đề cập lúc đầu ?

  • Haavard Lorentzen: Như đã nói, cách đây mười hai năm, tôi từng sống và làm việc tại campuchia trong bảy tháng. Trong thời gian đó, hầu như tôi đã đi thăm hết tất cả các chùa chiền ở xứ sở này và rất mừng khi thấy Phật giáo ở đây đã hồi sinh và phát triển sau nhiều năm bị tàn sát dưới chế độc diệt chủng Khmer. Tôi muốn tìm hiểu điều gì đã khiến cho sự hồi sinh này và được biết rằng trong sự khôi phục này, Phật giáo VN đã giúp đỡ rất nhiều. Vì thế trong chuyến viếng thăm này, tôi đã có dịp đến thăm Hòa Thượng Thích Minh Châu và Thượng TọaThích Thiện Tâm, (là hai thành viên trong đoàn PGVN sang campuchia làm lễ truyền giới cho các sư sãi người bản xứ vào tháng 9 năm 1979, do cố Hòa Thượng Bửu Chơn làm trưởng đoàn), để biết thêm nhiều chi tiết về chuyến đi hoằng pháp đó. Sắp tới tôi sẽ viết một bản phúc trình để gởi cho UNESCO với nguyện vọng, xin họ lưu tâm và giúp đỡ nhiều hơn nữa đối với PG tại campuchia./.

(Thích Nguyên Tạng thực hiện ngày 15/07/1995)

(*)UNESCO: Tổ chức Giáo Dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (United Nations Educational, Scientific, and Cultural Organization)

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Đàm Thanh,

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường


****


vu tru2
Trở về Mục Lục "Nhân Vật Phật Giáo Thế Giới"
do TT Thích Nguyên Tạng biên soạn từ năm 1990

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]