Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo tại Mông Cổ

22/05/201318:17(Xem: 15798)
Phật giáo tại Mông Cổ


Phật Giáo Khắp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
---o0o---

01pgkh1

Phật Giáo Tại Mông Cổ

Mông cổ (Mongolia), một quốc gia Cộng hòa nằm phía Ðông trung tâm Châu Á, xứ sở này gồm hầu hết các vùng cao nguyên với sa mạc Gobi ở phía Nam, một quần hồ lớn phía Tây Bắc và núi Altai, Khangai ở phía Tây. Ngôn ngữ: tiếng Mông Cổ (Khalkha). Tiền tệ: tugrik. Thủ đô: Ulan Bator. Diện tích: 1.565.000 Km2. Dân số: 2.190.000 người. Tuổi thọ trung bình: 62,5 tuổi. Tôn giáo: Phật giáo là quốc giáo, hai tôn giáo nhỏ khác là Thiên chúa giáo và Hồi giáo.

Mông Cổ là một quốc gia kế thừa“Vương quốc những đồng cỏ” của Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan, 1162-1227). Ðộc lập năm 1911 và theo chế độ Cộng Sản vào năm 1924, có quan hệ mật thiết với Liên Xô (cũ). Từ năm 1989, tiến trình dân chủ hóa đã bắt đầu và đưa tới sự cải tổ sâu rộng về các mặt kinh tế và chính trị. Các ngành kinh tế chính: công, nông nghiệp. Tài nguyên khoáng sản có: than đá, than nâu, dầu mỏ, vàng, bạc, chì, thạch cao.... Ngành chăn nuôi: cừu, lừa, lạc đà. Các ngành công nghiệp có: khai thác than, chế biến thực phẩm, sản xuất len. Thu nhập bình quân đầu người: 803 đô la/năm.

Theo nhà nghiên cứu sử học người Anh Andrew Skilton[1], Phật giáo được truyền vào Mông Cổ từ Ấn Ðộ, Trung Á và Trung Hoa vào đầu thế kỷ thứ 4 trước Tây Lịch bằng con đường tơ lụa (Silk Road) qua các nhà buôn người Aán. Từ đó PG dần dà phát triển đến thế kỷ thứ 13 Tây lịch với nhiều đợt truyền giáo của Phật Giáo Tây Tạng và Phật Giáo Trung Hoa. Tuy nhiên, PG Tây Tạng chiếm ưu thế và ảnh hưởng mạnh mẽ vào đời sống của người dân Mông Cổ. Ðỉnh cao của sự ảnh hưởng này là Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ 4 là người Mông Cổ (1588). Trước khi PG được truyền vào Mông Cổ, tôn giáo bản địa là Shamartistic, một tôn giáo chịu ảnh hưởng từ truyền thống tâm linh của người Ba Tư.

Thời kỳ hưng thịnh của Phật Giáo Mông Cổ:

PG Mông Cổ trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm, trôi nổi theo vận nước, thời kỳ thứ nhất xảy ra vào thế kỷ thứ 13 theo sau các cuộc xâm lăng của Mông Cổ trên khắp Á Châu. Kết quả của sự mở rộng bờ cõi này đã mang về Mông Cổ các truyền thống văn hóa và tôn giáo từ ngoại quốc, trong số đó, Phật giáo Tây Tạng (Phái Thích Ca - Sakya Order)chiếm phần ưu thế, được người dân Mông Cổ ưa chuộng và ảnh hưởng mạnh mẽ vào đời sống của người dân. Trong số những Hoàng đế Mông Cổ thời bấy giờ có Kublai Khan (Hốt Tất Liệt, 1216-94) là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, là người kế thừa và hoàn thành việc chinh phục hoàn toàn Trung Hoa bằng cách lật đổ triều đại nhà Tống (1279) và lập nên triều Nguyên (Yuan, 1279-1368). Kublai Khan là người ngưỡng mộ và quy y theo Ðạo Phật, đặc biệt ông từng tham dự lễ điểm đạo quan trọng về pháp tu Mật tông Kalachakra[2]và ông là người có công lao trong việc khuyến khích và bảo trợ công việc phiên dịch Kinh điển sang tiếng Mông Cổ.

Thời kỳ Phật giáo hưng thạnh thứ hai bắt đầu từ triều đại của Hoàng đế Altan Khan (1507-83), khi Mông Cổ có cuộc tiếp xúc mới với Tây Tạng, chính vì thế mà phái Hoàng Giáo (Gelugpa)[3]của Tây Tạngđược chính thức truyền vào Mông Cổ và phát triển rất nhanh trên đất nước này qua sự bảo trợ của hoàng đế Altan Khan , và từ đó trở đi, Hoàng Giáo phái (Gelugpa) đã thay thế vị trí của phái Thích Ca để lám công tác truyền giáo ở Mông Cổ.Trong thời điểm ấy, một sự kiện quan trọng xảy ra cho Phật giáo Tây Tạng là sau cuộc chinh phục hoàn toàn Tây Tạng vào 1614, để lấy lòng dân, triều đình Mông Cổ đã ban hành một pháp lệnh rằng Ðức Ðạt Lai Lạt Ma của phái Hoàng Giáo là vị “đế sư”, đứng đầu ở thủ đô Lhasa, có quyền quản lý thế quyền và giáo quyền ở Tây Tạng.

Cả dân tộc Tây Tạng lẫn Mông Cổ đều tin tưởng rằng Ðức Ðạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara), nên việc điều hành chính trị và tôn giáo ở Tây Tạng được người dân tin tưởng vào khả năng của vị tái sinh và được thừa nhận là Dalai Lama. 

Thời kỳ thứ ba, dưới triều đại nhà Thanh (1662-1911), là triều đại ủng hôï Phật giáo ở Trung quốc, khi họ xâm chiếm Nội Mông (Inner Mongolia) họ có những ưu đãi cho Phật giáo, nhiều tông phái của Phật giáo Trung Quốc cũng được truyền vào Mông Cổ. Từ năm 1622 đến năm 1749, có nhiều Kinh điển được dịch từ tiếng Trung Hoa sang tiếng Mông Cổ.

Thời kỳ suy đồi của PG Mông Cổ:

Thế kỷ 20, Mông Cổ chịu nhiều đau khổ vì chiến tranh, xung đột chính trị từ các cường quốc bên ngoài, sau Trung quốc (1912), Nhật Bản đánh chiếm vào Manchuria vào năm 1931, và sau thế chiến thứ 2 vào năm 1945, Hồng quân của Liên Xô bắt đầu cuộc giải phóng cho Mông Cổ. Và từ đó trở đi, với chính sách không khoan nhượngtôn giáo của chính quyền Xô Viết, có 20 ngàn tăng ni và cư sĩ Phật tử trí thức bị giết, 40 ngàn người khác bị tống giam, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi không được xuất gia, hơn 800 tự viện bị phá hủy hoàn toàn trên khắp Mông Cổ.

Từ năm 1989 đến nay, quốc gia Mông Cổ trở nên độc lập, các rào cản về sinh hoạt tín ngưỡng được tháo bỏ, các hoạt động của Phật giáo đã từng bước trở lại bình thường, có hơn 160 ngôi Tu Viện được xây dựng hoặc mở cửa trở lại và rất nhiều người xuất gia tu học và làm công tác truyền giáo.

Hai sự kiện nổi bật trong thế kỷ 20 của Phật Giáo Mông Cổ:

Ðiều đáng chú ý trong thế kỷ 20, tại Mông Cổ có Hội Phật giáo thế giới ra đời là Hội Phật Giáo Châu Á vì Hòa Bình(Asian Buddhist Conference for Peace) được thành lập vào năm 1970 và đặt trụ sở trung ương tại thủ đô Ulan Bator, các quốc gia thành viên của Hội này gồm có: Tây Tạng, Mông Cổ, Ấn Ðộ, Nga, Tích Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Campuchia, Thái Lan, Bangladesh, Trieàu Tiên, Hồng Kông, Lào, Nepan, Singpapore, Thái Lan, Ðài Loan... Người đồng sáng lập Hội này là vị trụ trì Chùa Gandatechebling, Hòa thượng Khambo Lama Gambojav (1901-1980), người Mông Cổ. Ngài sinh năm 1901, xuất gia năm 9 tuổi, một người làu thông Kinh điển và trở thành nhà lãnh đạo Phật Giáo Mông Cổ trong thời hiện đại. Ngài là người có công gìn giữ các Tàng Kinh Các của Mông Cổ trong thời gian chiến tranh của Mông Cổ. Ngài là giáo sư triết học thuộc đại học quốc gia Mông Cổ. Vì hiểu được sự thống khổ của chiến tranh, nên Ngài đã kêu gọi chính quyền Xô Viết cho thành lập Hội ABCP để vận đôïng các cường quốc trên thế giới bãi bỏ vũ khí hạt nhân nguyên tử, loại vũ khí giết người hàng loạt, và kết quả Hội ABCP đã thành lập và hoạt động như ước nguyện của Ngài. Hội ABCP cũng cho ra một tờ đặc san Buddhist for peace( Phật giáo vì hòa bình) bằng tiếng Anh, để phổ biến rộng rãi lời dạy của Phật về hòa bình và dân chủ.

Sự kiện thứ hai là Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã viếng thăm Mông Cổ vào năm 1982 và ngài đã truyền dạy pháp tu Mật tông Yamantaka[4]cho 140 vị Lạt Ma Mông Cổ tại Chùa Gandatechebling. Trong dịp này một buổi thuyết giảng quần chúng, có trên 20 ngàn Phật tử tại gia đến tham dự. Lần viếng thăm gần đây nhất là năm 1995, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã truyền dạy pháp Mật tông Kalachakra cho nhiều ngàn Tăng tín đồ, đây là lễ điểm đạo đầu tiên xảy ra kể từ năm 1934 tại Mông Cổ.

Phiên dịch Kinh Ðiển ở Mông Cổ:

Ðỉnh cao của nền Phật học Mông Cổ là Tam Tạng Kinh Ðiển PG (Tipitaka) đã được dịch sang tiếng Mông Cổ. Bản dịch Ðaïi Tạng Cam Thù (Kanjur)[5]gồm 108 quyển được phiên dịch từ Tạng ngữ (Tibetan) vào năm 1628-1629 và bản sớ giải của bộ Ðại Tạng này gồm 220 quyển từ các vị học giả Ấn-Tạng cũng đã hoàn thành việc chuyển ngữ. Một vài phần của Cam Thù, như bộ Bodhisaryvatara (Nhập Bồ Ðề Hạnh Luận)được dịch thẳng từ bản tiếng Sanskrit.

Ngoài bản dịch quan trọng trên, Phật giáo Mông cổ còn có nhiều nhà Phật học nổi tiếng khác như Khaikha Zaya Pandit Lubsangperenici (1642-1775); Sumbo Khampo Ishbaljir (1794-1788); Agvandandar Ikharamba (1758-1830); Lubsangdagva Darjaa (1734-1803); Agvankhaidub (1779-1838); Avanbaldan (1797-1864); Chakhor Bebshi Lubsang Chultem (1740-1810), những tác phẩm của họ được viết bằng cả tiếng Mông Cổ và tiếng Tây Tạng về các lĩnh vực triết học và sử học PG và được phổ biến rộng rãi ở Tây Tạng và Mông Cổ.

Về mặt nghiên cứu Phật học, Phật học viện Gandatechebling được xây dựng năm 1838 và được xem là một trường Ðại học Phật giáo ở Mông Cổ thời bấy giờ, là nơi đào tạo tăng tài cho Mông Cổ. Từ thế kỷ thứ 17, trường này đã đào tạo hơn 200 nhà Phật học Mông cổ để nghiên cứu và sáng tác nhiều tác phẩm tiêu biểu bao gồm 93 học giả về nghi lễ, 53 vị nghiên cứu về triết học, 8 vị về logic học, 11 vị về văn học, 12 vị về triết học, 7 vị về sử học, 12 vị về thiên văn học PG, và 12 vị về dược học và có 40 từ điển Tạng, Mông, Ấn ngữ cũng được ấn hành.


Một số địa chỉ cần thiết để liên lạc với các tổ chức Phật Giáo tại Mông Cổ hiện nay:

Asian Buddhist Conference for Peace

C/o Gandan Thekchenling Monastery
Ulaanbaatar
Mongolia
Secretary: Bulgan
Tel: 360 0690

Dashi Choiling Monastery
PO Box 363
Ulaanbaatar 20
Mongolia
Tel: 97611 350 007
Fax: 97611 352 006
Trụ Trì : Ven Dambajav
Deputy Head Abbot: Ch Tsedendamba

Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Phật Giáo
C/o The Research Centre for Buddhist Culture
Mongolian National University
PO Box 46 / 386
Ulaanbaatar
Mongolia

Hội Pháp Luân
Dharma Wheel Association

Mongolian National University
Ulaanbaatar
Mongolia
Head: Dr N Dorjgotov
Email: [email protected]

Viện Triết Học Ðông Phương
Institute of Oriental Philosphy

Ulaanbaatar
Mongolia
Head: Dr Sarantuya
Tel: 97611 361 461

Tugs Bayasgalant Buddhist Centre
Ulaanbaatar
Mongolia
Head: Gantamur Natsagdorj
Tel: 97611 364 111

World Fellowship Buddhists Youth
(Mongolian Regional Center)
PO Box 233, Ulaanbaatar 20, Mongolia
Tel: (976 1) 352 006
Fax: (976 1) 352 006
President: Ven. Tsedendamba
Email: [email protected]
Affilliation: World Fellowship of Buddhists (Youth)

Zanabazar Buddhist University
Gandanthekchenling Monastery
Ulaanbaatar
Mongolia
Tel: 97611 360164

Zanabazar Mongolian Institute of Buddhist Art
Gandan Thekchenling Monastery
Ulaanbaatar
Mongolia
Head: Ven Purevbat
Tel: 97611 363 831


Lời kết, nhìn chung, sau gần một thế kỷ dậm chân tại chỗ, nay Phật giáo Mông cổ đang dần dà ổn định lại các sinh hoạt truyền thống. Ngày nay đất nước Mông Cổ đang ở trong một giai đoạn khó khăn sau khi giành lại được quyền độc lập. Hoï phải làm lại từ đầu. Mông cổ vẫn phải chịu sự chi phối của Nga (Russia) về kinh tế và hiện còn mắc nợ Nga khoảng 6 tỷ đô la.Xứ sở này cũng đang đối diện với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và mọi thử thách trong công cuộc phục hưng văn hóa và tôn giáo. Tuy nhiên, người Mông cổ vẫn có một cái nhìn lạc quan về tương lai với niềm an ủi vì rằng trí tuệ và lòng từ bi vô biên đang ẩn tàng trong giáo lý của Ðạo Phật, và chính hai yếu tố này sẽ giúp cho Mông cổ thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Như người Tây Tạng, Phật giáo là máu, là thịt, là hơi thở của người Mông Cổ. Sự phục hưng lại sức mạnh của Phật giáo là việc làm tất yếu và phải xaûy ra để mang lại nền hòa bình và thạnh trị cho đất nước này.

Tài liệu tham khảo :
- Tibetan Bullertin, October-December 1998
-George Wehrfritz, Disrupting the faith , Newsweek, January 13, 1997
-Andrew Skilton (1994), A Concise History of Buddhism, Windhorse Publications.
-Nagendra Kr. Singh (Ed, 1998), International Encyclopaedia of Buddhism, Vol.47, Anmol Publications Pvt.Ltd, New Delhi, India.


[1]P193. Andrew Skilton (1994), A Concise History of Buddhism, Windhorse Publications.

[2]Kalachakra : là một pháp tu luyện thiền định của Phật giáo và được liệt vào hàng cao nhất trong cách luyện của Mật giáo Yoga

[3]Là một trong những tông phái Phật giáo lớn của PG Tây Tạng, các phái khác là Phái Hồng giáo (Nyingma); Phái Bạch giáo (Kagyudpa); Phái Thích Ca (Sakya); Phái Ca Ðương (Kadampa).

[4]Yamantaka :Trì Minh Kim Cương, hóa thân của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, vị minh vương hàng phục diệm ma, giải trừ trói buộc của chúng sinh

[5]Kanjur: Cam Thù [một trong 2 bộ Ðại Tạng Kinh Ðiển của Tây Tạng: Cam Thù & Ðan Thù (One of the two Great Sutra Canons in Tibet: Kanjur and Tanjur)]

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 7536)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
07/01/2012(Xem: 10641)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 9907)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
16/09/2011(Xem: 6105)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
11/08/2011(Xem: 4448)
Hệ thống đẳng cấp đã tồn tại ở Ấn hàng nghìn năm trước và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc vào nhiều mặt đời sống của người dân Ấn hiện nay. Hệ thống đẳng cấp, như thường được biết, có nguồn gốc từ Bà La Môn giáo, hay nói khác đi là một sản phẩm của Bà La Môn giáo. Nhưng về sau, hệ thống đẳng cấp đã vượt ra khỏi Bà La Môn giáo và xâm nhập vào những tôn giáo khác nhau, bao gồm cả những tôn giáo có nguồn gốc bên ngoài Ấn Độ. Bài viết này tìm hiểu một vài khía cạnh về hệ thống đẳng cấp trong các tôn giáo ở Ấn Độ.
07/07/2011(Xem: 30731)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
06/07/2011(Xem: 6665)
Công Trình Xây Dựng Tượng Di Lặc Tại Ấn Độ, Đức Phật Di lặc (Maitreya, The Future Buddha) sẽ giáng trần và truyền Pháp độ sanh sau khi chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca không còn trên thế gian này. Trong Khế Kinh ghi rằng đức Phật Di lặc sẽ giáng sanh và chứng đạo tại thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ nơi đức Thích Ca Mưu ni đã chứng quả hơn 2500 năm về trước. Hàng năm cứ hàng ngàn khách hành hương trên khắp thế giới về thăm Thánh tích này. Để cho mọi Phật tử trong mười phương "Gieo duyên" với đức Phật Di lặc, cách đây khoảng 10 năm, cố Đại sư Thubten Yeshe, sáng lập viên "Hội Bảo Vệ Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa" (FPMT) thuộc Phật giáo Tây Tạng đã phác thảo một kế hoạch xây dựng tượng Di lặc tại Bodhgaya. Kế hoạch đó nay sắp trở thành hiện thực. Vào ngày 20, 21 và 23 tháng 3 năm 1996 tại Bodhgaya, (về sau công trình này đã dời về địa điểm Kushinagar, Uttar Pradesh), Giới Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặ
02/07/2011(Xem: 9581)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
23/06/2011(Xem: 5630)
Một sự trình bày rõ ràng và trung thực về Phật giáo Tây Tạng, quyển sách này trình bày căn bản của Phật pháp theo một đường lối mà mọi người đều có thể hiểu được khi đọc và dễ dàng tu tập trong cuộc sống hàng ngày. Được soạn thảo riêng cho những người mới tìm hiểu vấn đề này lần đầu tiên, quyển sách này cũng còn cung cấp những kiến thức quý báu cho những đệ tử đã thông hiểu Phật giáo Tây Tạng.
22/06/2011(Xem: 4195)
Cách đây không lâu, cả thế giới đã lên tiếng phản đối hành động điên cuồng phá hủy hai tôn tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới tại Bamiyan (Afghanistan) của chính quyền Taliban cực đoan. Sau hành động phá hoại đó, không ít người ngỡ rằng những di tích nền văn minh cổ xưa của Phật giáo tại nơi đây đã bị hủy diệt hoàn toàn; tuy nhiên, điều đó thực tế đã không phải như vậy. Cách đây gần một thập niên, giới khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ở Bamiyan những di liệu văn học Phật giáo hết sức kỳ diệu, những minh chứng hùng hồn cho một giai đoạn phát triền rực rỡ của Phật giáo tại nơi này một trung tâm Phật giáo quan trọng ngoài Ấn Độ. Sự phát triển đó đá tạo nên một nền văn minh riêng biệt, gọi là nền văn minh Phật giáo Gandhàra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]