Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 589: Phần An Nhẫn Ba-La-Mật-Đa

21/07/201520:50(Xem: 15269)
Quyển 589: Phần An Nhẫn Ba-La-Mật-Đa

Tập 11

Quyển 589

Phần An Nhẫn Ba-La-Mật-Đa
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí




 

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Bạc-già-phạm cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị đại Bí-sô trú ở vườn Cấp Cô Độc, rừng Thệ-đa, tại thành Thất-la-phiệt. Bấy giờ, Thế Tôn bảo cụ thọ Mãn Từ Tử:

- Bây giờ, thầy nên vì các Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Mãn Từ Tử vâng lời Phật dạy, nương thần lực Phật liền bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát nào muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, dù bị các lời mắng chửi, hủy báng của hữu tình khác đều phải nhẫn chịu, không nên khởi tâm giận dữ, oán hận, phải khởi tâm từ bi để báo ân đức kia. Bồ-tát như vậy là đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa có lòng tin ưa sâu xa. Tùy theo sự phát khởi tâm an nhẫn, hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí. Đại Bồ-tát này có thể an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lúc đó, Xá-lợi Tử liền hỏi cụ thọ Mãn Từ Tử:

- Sự tu an nhẫn của các Bồ-tát và sự tu an nhẫn của chúng Thanh văn, có gì khác nhau?

Mãn Từ Tử đáp:

- Sự tu an nhẫn của các Thanh văn gọi là hành tướng phần ít, duyên sự không được viên mãn lắm. Sự tu an nhẫn của các Bồ-tát gọi là hành tướng toàn phần, duyên sự rất viên mãn. Nghĩa là an nhẫn của các Bồ-tát vô lượng, vì muốn vô lượng hữu tình được lợi ích an lạc, nên mặc áo giáp an nhẫn, lập thề nguyện: Ta phải độ thoát vô lượng hữu tình, đều làm cho họ xa lìa khổ, chứng an lạc Niết-bàn. Nên gọi là an nhẫn của Bồ-tát vô lượng.

An nhẫn của Thanh văn, chỉ vì muốn xả bỏ phiền não tự thân, không vì hữu tình. Cho nên gọi là an nhẫn phần ít. Không giống như an nhẫn của Đại Bồ-tát nhiều vô lượng. Vì các Bồ-tát không xa lìa an nhẫn Ba-la-mật-đa. Cho nên gọi là an nhẫn toàn phần. Đối với Bồ-tát nào khởi tâm không thanh tịnh, tâm không kham nhẫn chịu tổn hoại, nên biết vị ấy bị vô lượng tội chẳng phải đối với Thanh văn, Độc giác thừa v.v.... Cho nên an nhẫn Bồ-tát là tối thắng.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát, nếu như bị Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quở trách thì tâm không hờn giận. Cũng vậy, nếu bị kẻ đồ tể, người gánh thây chết, hoặc các hữu tình hèn hạ khác mắng chửi, hủy báng, cũng không khởi tâm giận dữ, hiềm hận, báo thù, dù chỉ trong giây lát. Bồ-tát như vậy hộ trì an nhẫn Ba-la-mật-đa, mau được viên mãn, không bao lâu chứng đắc trí nhất thiết trí. Bồ-tát như vậy tu học an nhẫn Ba-la-mật-đa, dần dần được rốt ráo, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nếu Đại Bồ-tát an trú, hộ trì an nhẫn Ba-la-mật-đa như thế, mới kham chịu sự mắng chửi, hủy nhục của người khác. Tâm vị ấy không lay động như núi Diệu Cao, tăng trưởng công đức thiện căn, khó bị hoại, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, làm lợi ích an lạc cho khắp thế gian.

Xá-lợi Tử liền hỏi cụ thọ Mãn Từ Tử:

- Nếu khi Đại Bồ-tát tu an nhẫn, có hai người đến chỗ Bồ-tát. Một người vì thiện tâm nên đem bột chiên-đàn xoa thân. Một người vì ác tâm nên đem lửa đốt thân. Bồ-tát đối với những người kia nên khởi tâm gì?

Mãn Từ Tử đáp:

- Đại Bồ-tát này vì muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên đối với người thứ nhất không khởi tâm ưa thích, đối với người thứ hai không khởi tâm tức giận. Phải khởi tâm bình đẳng đối với cả hai, đều muốn lợi ích an lạc hoàn toàn. Như vậy, Đại Bồ-tát hành an nhẫn Ba-la-mật-đa nên trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa là Đại Bồ-tát hành hành xứ Bồ-tát, không điên đảo, an trụ tịnh độ Bồ-tát không điên đảo. Đại Bồ-tát như vậy đối với hữu tình không nên phát khởi tâm giận dữ, không nên phát khởi tâm hiềm hận, không nên phát khởi tâm báo thù. Chúng Đại Bồ-tát như thế đối với hữu tình được viên mãn an nhẫn, viên mãn xưng tán, viên mãn nhu hòa, viên mãn ý vui. Đối với tất cả chỗ đều khởi lòng từ, không phẫn nộ, không hiềm hận. Như vậy, nếu các hữu tình khác đến chỗ của các Đại Bồ-tát mà đem lòng oán hại, muốn đánh, muốn trói, hủy nhục, trách mắng, nên an nhẫn, tâm không được báo thù.

Như vậy, Nếu các hữu tình khác muốn đến chỗ chúng Đại Bồ-tát tranh đấu, làm việc không lợi ích, thì Bồ-tát phải khởi tâm hòa hảo với họ, dùng lời lẽ nhẹ nhàng xin lỗi, khiến họ dứt bỏ tâm độc hại. Bấy giờ, Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Hữu tình này đến chỗ ta gây sự tranh đấu, không muốn lợi ích. Khi ta chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên vì họ mà tuyên dương pháp Không sâu xa, để họ chấm dứt tất cả sự tranh đấu.

Nghĩa là vì họ tuyên dương tánh Không của sắc uẩn đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu. Cũng vì họ tuyên dương tánh Không của thọ, tưởng, hành, thức uẩn đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu.

Hoặc vì họ tuyên dương tánh Không của nhãn xứ đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu. Cũng vì họ tuyên dương tánh Không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu.

Hoặc vì họ tuyên dương tánh Không của sắc xứ đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu. Cũng vì họ tuyên dương tánh Không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu.

Hoặc vì họ tuyên dương tánh Không của nhãn giới đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu. Cũng vì họ tuyên dương tánh Không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu.

Hoặc vì họ tuyên dương tánh Không của sắc giới đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu. Cũng vì họ tuyên dương tánh Không của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu.

Hoặc vì họ tuyên dương tánh Không của nhãn thức giới đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu. Cũng vì họ tuyên dương tánh Không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu.

Hoặc vì họ tuyên dương tánh Không của nhãn xúc đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu. Cũng vì họ tuyên dương tánh Không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu.

Hoặc vì họ tuyên dương tánh Không của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu. Cũng vì họ tuyên dương tánh Không của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu.

Hoặc vì họ tuyên dương tánh Không của địa giới đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu. Cũng vì họ tuyên dương tánh Không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu.

Hoặc vì họ tuyên dương tánh Không của nhân duyên đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu. Cũng vì họ tuyên dương tánh Không của đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu.

Hoặc vì họ tuyên dương tánh Không của vô minh đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu. Cũng vì họ tuyên dương tánh Không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ ái, thủ, hữu, sanh, lão tử đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu.

Hoặc vì họ tuyên dương tánh Không của Dục giới đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu. Cũng vì họ tuyên dương tánh Không của Sắc giới, Vô sắc giới, hoặc Vô lậu giới đều hoàn toàn như huyễn hóa. Trong Không đó, tuyệt đối không có sự cạnh tranh, để người kia nghe rồi tâm liền chấm dứt tranh đấu.

Như vậy, Bồ-tát suy nghĩ: Khi ta chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thuyết pháp như thế cho các hữu tình, khiến cho họ dứt hẳn tất cả tranh đấu, tâm họ bình đẳng như hư không, không tìm lỗi lầm lẫn nhau.

Do đây chiêu cảm được thân tướng trang nghiêm của Đại Sĩ, tất cả hữu tình thấy đều hoan hỷ, làm lợi ích cho nhau, cho đến lúc chứng đắc Niết-bàn thanh tịnh, xa lìa các hý luận, hoàn toàn an lạc.

Xá-lợi Tử lại hỏi Mãn Từ Tử:

- Hai loại an nhẫn, Bồ-tát và Thanh văn nên biết loại nào rộng lớn, vi diệu, thanh tịnh, thù thắng?

Mãn Từ Tử liền hỏi lại cụ thọ Xá-lợi Tử:

- Nay tôi đem việc hiện tại hỏi lại Tôn giả, tuỳ ý Tôn giả trả lời.

Xá-lợi Tử đáp:

- Tùy theo các câu hỏi, tôi sẽ đáp.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Lưỡi cày sắc ở thế gian và vàng ở châu Thiệm-bộ, hai loại ánh sáng đó, nên biết loại nào rộng lớn, vi diệu, thanh tịnh, thù thắng?

Xá-lợi Tử đáp:

- Ánh sáng của lưỡi cày sắt ở thế gian làm sao sánh nổi vàng ròng ở châu Thiệm-bộ này. Nghĩa là ánh sáng vàng ròng ở châu Thiệm-bộ rộng lớn, vi diệu, thanh tịnh, thù thắng.

Mãn Từ Tử hỏi:

- An nhẫn của Thanh văn giống như ánh sáng của lưỡi cày sắt ở thế gian. An nhẫn của Bồ-tát giống như ánh sáng vàng ròng ở châu Thiệm-bộ. Nên biết tướng của hai loại an nhẫn hơn kém có khác nhau. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì an nhẫn của hàng Thanh văn thừa, chỉ quán sắc uẩn cho đến thức uẩn, đưa đến phát khởi sự vô ngã, hữu tình, sinh mạng, sự sống, nuôi dưỡng, trưởng thành, người, ý sanh, thanh niên, tạo tác, thọ nhận, sự biết, sự thấy... An nhẫn của hàng Bồ-tát thừa, cũng quán sắc uẩn cho đến thức uẩn hoàn toàn không tự tánh, nhưng đưa đến phát khởi sự không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, tịch tĩnh xưa nay… Cho nên an nhẫn của Bồ-tát rộng lớn, vi diệu, thanh tịnh, thù thắng hơn an nhẫn của các Thanh văn.

An nhẫn của hàng Thanh văn thừa, chỉ quán nhãn xứ cho đến ý xứ, đưa đến phát khởi sự vô ngã, hữu tình, sinh mạng, sự sống, nuôi dưỡng, trưởng thành, người, ý sanh, thanh niên, tạo tác, thọ nhận, sự biết, sự thấy... An nhẫn của hàng Bồ-tát thừa, cũng quán nhãn xứ cho đến ý xứ hoàn toàn không tự tánh, nhưng đưa đến phát khởi sự không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, tịch tĩnh xưa nay... Cho nên an nhẫn của Bồ-tát rộng lớn, vi diệu, thanh tịnh, thù thắng hơn an nhẫn của các Thanh văn.

An nhẫn của hàng Thanh văn thừa, chỉ quán sắc xứ cho đến pháp xứ, đưa đến phát khởi sự vô ngã, hữu tình, sinh mạng, sự sống, nuôi dưỡng, trưởng thành, người, ý sanh, thanh niên, tạo tác, thọ nhận, sự biết, sự thấy... An nhẫn của hàng Bồ-tát thừa, cũng quán sắc xứ cho đến pháp xứ hoàn toàn không tự tánh, nhưng đưa đến phát khởi sự không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, tịch tĩnh xưa nay... Cho nên an nhẫn của Bồ-tát rộng lớn, vi diệu, thanh tịnh, thù thắng hơn an nhẫn của các Thanh văn.

An nhẫn của hàng Thanh văn thừa, chỉ quán sắc giới cho đến ý giới, đưa đến phát khởi sự vô ngã, hữu tình, sinh mạng, sự sống, nuôi dưỡng, trưởng thành, người, ý sanh, thanh niên, tạo tác, thọ nhận, sự biết, sự thấy... An nhẫn của hàng Bồ-tát thừa, cũng quán sắc giới cho đến ý giới hoàn toàn không tự tánh, nhưng đưa đến phát khởi sự không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, tịch tĩnh xưa nay... Cho nên an nhẫn của Bồ-tát rộng lớn, vi diệu, thanh tịnh, thù thắng hơn an nhẫn của các Thanh văn.

An nhẫn của hàng Thanh văn thừa, chỉ quán sắc giới cho đến pháp giới, đưa đến phát khởi sự vô ngã, hữu tình, sinh mạng, sự sống, nuôi dưỡng, trưởng thành, người, ý sanh, thanh niên, tạo tác, thọ nhận, sự biết, sự thấy... An nhẫn của hàng Bồ-tát thừa, cũng quán sắc giới cho đến pháp giới hoàn toàn không tự tánh, nhưng đưa đến phát khởi sự không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, tịch tĩnh xưa nay... Cho nên an nhẫn của Bồ-tát rộng lớn, vi diệu, thanh tịnh, thù thắng hơn an nhẫn của các Thanh văn.

An nhẫn của hàng Thanh văn thừa, chỉ quán nhãn thức giới cho đến ý thức giới, đưa đến phát khởi sự vô ngã, hữu tình, sinh mạng, sự sống, nuôi dưỡng, trưởng thành, người, ý sanh, thanh niên, tạo tác, thọ nhận, sự biết, sự thấy... An nhẫn của hàng Bồ-tát thừa, cũng quán nhãn thức giới cho đến ý thức giới hoàn toàn không tự tánh, nhưng đưa đến phát khởi sự không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, tịch tĩnh xưa nay... Cho nên an nhẫn của Bồ-tát rộng lớn, vi diệu, thanh tịnh, thù thắng hơn an nhẫn của các Thanh văn.

An nhẫn của hàng Thanh văn thừa, chỉ quán nhãn xúc cho đến ý xúc, đưa đến phát khởi sự vô ngã, hữu tình, sinh mạng, sự sống, nuôi dưỡng, trưởng thành, người, ý sanh, thanh niên, tạo tác, thọ nhận, sự biết, sự thấy... An nhẫn của hàng Bồ-tát thừa, cũng quán nhãn xúc cho đến ý xúc hoàn toàn không tự tánh, nhưng đưa đến phát khởi sự không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, tịch tĩnh xưa nay... Cho nên an nhẫn của Bồ-tát rộng lớn, vi diệu, thanh tịnh, thù thắng hơn an nhẫn của các Thanh văn.

An nhẫn của hàng Thanh văn thừa, chỉ quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, đưa đến phát khởi sự vô ngã, hữu tình, sinh mạng, sự sống, nuôi dưỡng, trưởng thành, người, ý sanh, thanh niên, tạo tác, thọ nhận, sự biết, sự thấy... An nhẫn của hàng Bồ-tát thừa, cũng quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, hoàn toàn không tự tánh, nhưng đưa đến phát khởi sự không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, tịch tĩnh xưa nay... Cho nên an nhẫn của Bồ-tát rộng lớn, vi diệu, thanh tịnh, thù thắng hơn an nhẫn của các Thanh văn.

An nhẫn của hàng Thanh văn thừa, chỉ quán địa giới cho đến thức giới, đưa đến phát khởi sự vô ngã, hữu tình, sinh mạng, sự sống, nuôi dưỡng, trưởng thành, người, ý sanh, thanh niên, tạo tác, thọ nhận, sự biết, sự thấy... An nhẫn của hàng Bồ-tát thừa, cũng quán địa giới cho đến thức giới hoàn toàn không tự tánh, nhưng đưa đến phát khởi sự không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, tịch tĩnh xưa nay... Cho nên an nhẫn của Bồ-tát rộng lớn, vi diệu, thanh tịnh, thù thắng hơn an nhẫn của các Thanh văn.

An nhẫn của hàng Thanh văn thừa, chỉ quán vô minh cho đến lão tử, đưa đến phát khởi sự vô ngã, hữu tình, sinh mạng, sự sống, nuôi dưỡng, trưởng thành, người, ý sanh, thanh niên, tạo tác, thọ nhận, sự biết, sự thấy... An nhẫn của hàng Bồ-tát thừa, cũng quán vô minh cho đến lão tử hoàn toàn không tự tánh, nhưng đưa đến phát khởi sự không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, tịch tĩnh xưa nay... Cho nên an nhẫn của Bồ-tát rộng lớn, vi diệu, thanh tịnh, thù thắng hơn an nhẫn của các Thanh văn.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát nào muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, có kẻ oán tặc đến chặt tay chân ra từng phần nhỏ, Đại Bồ-tát này suy nghĩ: Có thể biết được số lượng cát ở sông Hằng, nhưng số lượng thân thể khó biết được. Như thân thể bị chặt và người chặt đều thuộc về sắc, nên khó biết số lượng bị phân chia. Thân thể đã bị phân tán ra từng phần rất nhỏ, sao lại duyên nơi đây mà sanh sân hận?

Đại Bồ-tát này quán nghĩa như vậy, dù gặp phải oán tặc mổ xẻ thân thể từng chi tiết mà vẫn nhẫn chịu, hoàn toàn không có tâm sân hận, báo thù. Các Bồ-tát này tùy theo sự phát khởi tâm an nhẫn, hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí, hộ trì an nhẫn Ba-la-mật-đa. Như vậy nên biết, chúng Đại Bồ-tát thường an nhẫn Ba-la-mật-đa tất cả thời, không bao giờ xả bỏ.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát nào muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, có người đến đánh đập, mắng chửi, Đại Bồ-tát này suy nghĩ: Có thể biết được số lượng cát ở sông Hằng, còn tội lỗi nơi thân ta khó biết được. Nghĩa là từ vô thỉ đến nay khởi các phiền não ác nghiệp, lý sự ác hại, chư Phật, Hiền Thánh cùng nhau quở trách. Nay người này có đến đánh đập, mắng chửi thì trăm phần, ngàn phần, cho đến muôn ức phần chưa bằng một, sao lại duyên nơi đây mà sanh sân hận?

Đại Bồ-tát này quán nghĩa như vậy, dù có người đến đánh đập, mắng chửi nhưng nhẫn nhục, lãnh thọ, hoàn toàn không có tâm sân hận, báo thù. Các Đại Bồ-tát này tùy theo sự phát khởi tâm an nhẫn, hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí, hộ trì an nhẫn Ba-la-mật-đa. Như vậy nên biết, chúng Đại Bồ-tát thường an nhẫn Ba-la-mật-đa tất cả thời, không bao giờ xả bỏ.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát nào muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, có oán tặc đến cướp đoạt tài sản, Đại Bồ-tát này nên suy nghĩ: tài sản như vậy bản tánh đều Không, không có sự lệ thuộc, sao lại duyên nơi đây mà sanh sân hận?

Đại Bồ-tát này quán nghĩa như vậy, tuy gặp oán tặc cướp đoạt tài sản nhưng tâm hoàn toàn không sân hận, oán thù. Các Đại Bồ-tát này tùy theo sự phát khởi tâm an nhẫn, hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí, hộ trì an nhẫn Ba-la-mật-đa. Như vậy nên biết, chúng Đại Bồ-tát thường an nhẫn Ba-la-mật-đa tất cả thời, không bao giờ xả bỏ.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát nào muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên tu tâm mình giống như đất, nước, lửa, gió, hư không v.v...

Xá-lợi Tử hỏi:

- Tại sao chúng Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phải tu tâm mình giống như đất, nước, lửa, gió, hư không v.v…?

Mãn Từ Tử đáp:

­- Nếu các Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nên tu tâm mình giống như đại địa, đại thủy, đại hỏa, đại phong, hư không, không có sự phân biệt.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Tại sao chúng Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phải tu tâm mình giống như đại địa, không có sự phân biệt?

Mãn Từ Tử đáp:

- Ví như đại địa, tuy đem sắc, hương, vị, xúc đáng ưa thích để trong đó, nhưng đất hoàn toàn không vui mừng, yêu thích. Hoặc đem sắc, hương, vị, xúc không ưa thích ném vào trong đó, đất cũng không tức giận, buồn rầu. Chúng Đại Bồ-tát như vậy, tuy gặp các cảnh ưa thích nhưng không vui mừng, yêu thích; dù gặp các cảnh buồn bực cũng không tức giận, buồn rầu. Vì niềm tin thanh tịnh an nhẫn luôn luôn hiện tiền, giống như đại địa bình đẳng mà lưu chuyển. nên nói, chúng Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phải tu tâm mình giống như đại địa, không có sự phân biệt.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Tại sao chúng Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề phải tu tâm mình giống như đại thủy, không có sự phân biệt?

Mãn Từ Tử đáp:

- Ví như đại thủy, tuy đem sắc, hương, vị, xúc đáng ưa thích để trong đó, nhưng nước hoàn toàn không vui mừng, yêu thích. Hoặc đem sắc, hương, vị, xúc không ưa thích ném vào trong đó, nước cũng không tức giận, buồn rầu. Chúng Đại Bồ-tát như vậy, tuy gặp các cảnh ưa thích nhưng không vui mừng, yêu thích; dù gặp các cảnh buồn bực cũng không tức giận, buồn rầu. Vì niềm tin thanh tịnh an nhẫn luôn luôn hiện tiền, giống như đại thủy bình đẳng mà lưu chuyển. Nên nói, chúng Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phải tu tâm mình giống như đại thủy, không có sự phân biệt.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Tại sao chúng Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phải tu tâm mình giống như đại hỏa, không có sự phân biệt?

Mãn Từ Tử đáp:

- Ví như đại hỏa, tuy đem sắc, hương, vị, xúc đáng ưa thích để trong đó, nhưng lửa hoàn toàn không vui mừng, yêu thích. Hoặc đem sắc, hương, vị, xúc không ưa thích ném vào trong đó, lửa cũng không tức giận, buồn rầu. Chúng Đại Bồ-tát như vậy, tuy gặp các cảnh ưa thích nhưng không vui mừng, yêu thích; dù gặp các cảnh buồn bực cũng không tức giận, buồn rầu. Vì niềm tin thanh tịnh an nhẫn luôn luôn hiện tiện, giống như đại hỏa bình đẳng mà lưu chuyển. Nên nói, chúng Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phải tu tâm mình giống như đại hỏa, không có sự phân biệt.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Tại sao chúng Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phải tu tâm mình giống như đại phong, không có sự phân biệt?

Mãn Từ Tử đáp:

- Ví như đại phong, tuy đem sắc, hương, vị, xúc đáng ưa thích để trong đó, nhưng gió hoàn toàn không vui mừng, yêu thích. Hoặc đem sắc, hương, vị, xúc không ưa thích ném vào trong đó, gió cũng không tức giận, buồn rầu. Chúng Đại Bồ-tát như vậy, tuy gặp các cảnh ưa thích, nhưng không vui mừng, yêu thích; dù gặp các cảnh buồn bực cũng không tức giận, buồn rầu. Vì niềm tin thanh tịnh an nhẫn luôn luôn hiện tiện, giống như đại phong bình đẳng mà lưu chuyển. Nên nói, chúng Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phải tu tâm mình giống như đại phong, không có sự phân biệt.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Tại sao chúng Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phải tu tâm mình giống như hư không, không có sự phân biệt?

Mãn Từ Tử đáp:

- Ví như hư không, tuy đem sắc, hương, vị, xúc đáng ưa thích để trong đó, nhưng hư không hoàn toàn không vui mừng, yêu thích. Hoặc đem sắc, hương, vị, xúc không ưa thích ném vào trong đó, hư không cũng không tức giận, buồn rầu. Chúng Đại Bồ-tát như vậy, tuy gặp các cảnh ưa thích, nhưng không vui mừng, yêu thích; dù gặp các cảnh buồn bực cũng không tức giận, buồn rầu. Vì niềm tin thanh tịnh an nhẫn luôn luôn hiện tiện, giống như hư không bình đẳng mà lưu chuyển. Nên nói, chúng Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phải tu tâm mình giống như hư không, không có sự phân biệt.

Xá-lợi Tử liền hỏi cụ thọ Mãn Từ Tử:

- Hư không vô vi nên chúng Đại Bồ-tát cũng bị lệ thuộc bởi vô vi sao?

Mãn Từ Tử đáp:

- Chẳng phải chúng Bồ-tát bị lệ thuộc bởi vô vi, nhưng do các Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, quán thân tâm cùng bình đẳng với hư không, khiến đối với cảnh giới không có phân biệt, kham tu an nhẫn Ba-la-mật-đa. Nghĩa là các Đại Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo quán thân tâm vô tánh, vô ngại, cùng bình đẳng với hư không, lãnh chịu mọi thứ xúc chạm bằng đao, trượng v.v...

Đại Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo như vậy, y chỉ vào Bát-nhã ba-la-mật-đa, quán thân tâm bình đẳng với hư không, để hộ trì an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Giả sử luôn luôn nhẫn nhục, chịu đựng lửa dữ ở địa ngục, đao, trượng ở địa ngục và những khổ não bức bách khác thân, mà tâm kia vẫn bình đẳng không biến, không động, thì Đại Bồ-tát như thế là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, hộ trì Bát-nhã ba-la-mật-đa, quán thân tâm bình đẳng như hư không, lãnh chịu các khổ không biến, không động. Đại Bồ-tát lãnh chịu các khổ không biến, không động như vậy, tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Như vậy, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, khi gặp những nổi khổ nặng nề, nên nghĩ như vầy: Ta từ sanh tử vô thủy đến nay, tuy chịu nhiều nỗi khổ đau đớn nơi thân tâm, nhưng do nỗi khổ này biết đâu đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, huống chi do khổ này chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nay thân tâm ta chịu nhiều khổ sở là vì lợi ích cho các hữu tình, nên nhất định chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì vậy, bây giờ ta nên hoan hỉ lãnh thọ. Đại Bồ-tát như vậy, quán nghĩa này, tuy chịu nhiều khổ sở nhưng tăng trưởng sức nhẫn nhục, lãnh thọ một cách hoan hỉ.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Ví như có người ăn món ăn có trăm vị, thân tâm sảng khoái, sanh lòng hoan hỉ hơn. Bồ-tát cũng vậy, thấy người đến xin, hoặc xin của cải, hoặc xin từng phần nơi thân, nhân đó mà bố thí, chịu đựng các nỗi khổ, nhẫn nhục lãnh thọ một cách hoan hỉ, thân tâm vui thích, niềm khoái lạc ấy hơn trước gấp trăm ngàn lần.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Như A-la-hán thấy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, tuy lậu đã tận nhưng vẫn sanh tâm hoan hỉ, cung kính tin tưởng thù thắng hơn. Đại Bồ-tát cũng vậy, thấy người đến xin, hoặc xin của cải, hoặc xin từng phần nơi thân, vẫn sanh tâm hoan hỉ, cung kính tin tưởng thù thắng hơn. Nhẫn nhục, lãnh thọ những điều oan gia, oán hại, mắng chửi, hủy nhục, đủ các thứ khổ nặng nề của kẻ kia. Tùy theo lúc đó mà phát khởi tâm an nhẫn, hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí. Đại Bồ-tát như vậy, tùy theo lúc đó mà phát khởi tâm an nhẫn, hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí, thường không xa lìa sự tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, luôn làm lợi ích lớn cho các hữu tình, không để gián đoạn.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đối với các hữu tình nên tu an nhẫn, bị đánh không đánh trả, mạ nhục không mạ nhục lại, hủy báng không hủy báng lại, sân giận không sân giận lại, quở trách không quở trách lại, phẫn hận không phẫn hận lại, khủng bố không khủng bố lại, hại không hại lại. Đối với các việc ác nhẫn nhục lãnh chịu. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì các Đại Bồ-tát này thường không xả ly tâm trí nhất thiết, đối với các hữu tình muốn làm lợi ích. Nếu các Đại Bồ-tát thường không xả ly tâm trí nhất thiết, muốn làm lợi ích lớn cho các hữu tình, giả sử dù thân bị mâu giáo đâm ngàn mũi, nhưng trong tâm không khởi một niệm báo thù; đối với người kia, thường sanh an nhẫn tịnh tín.

Chúng Đại Bồ-tát tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa như thế, đối với các hữu tình muốn làm lợi ích lớn, nhất định sẽ được sắc thân vàng ròng, tướng hảo trang nghiêm, người thấy hoan hỉ. Vì vậy, Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát đều nên tinh tấn tu sức an nhẫn, nhẫn nhục, lãnh thọ tất cả các nỗi khổ oan gia báo hại.

Nếu Đại Bồ-tát tu hành sức an nhẫn, nhẫn nhục, lãnh thọ các nỗi khổ thì hộ trì an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát này viễn ly sanh tử, thân cận trí nhất thiết, làm lợi ích lớn cho các hữu tình.

Nếu Đại Bồ-tát ưa thích Thanh văn hoặc Độc giác, thì nên biết Đại Bồ-tát này thối thất an nhẫn Ba-la-mật-đa của Bồ-tát. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát đem thân mình lãnh chịu đầy đủ đại khổ sanh tử vô biên, nhưng không đắm trước những điều chỉ hay tự lợi của Thanh văn, Độc giác. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì nếu Đại Bồ-tát đắm trước Thanh văn hoặc Độc giác, nên biết Đại Bồ-tát này thối thất hành xứ của mình, mà hành hành xứ của người khác.

Xá-lợi Tử liền hỏi cụ thọ Mãn Từ Tử:

- Sao gọi là Đại Bồ-tát hành hành xứ của người khác?

Mãn Từ Tử đáp:

- Nếu Đại Bồ-tát trụ ở bậc Thanh văn, hoặc bậc Độc giác, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác. Nếu Đại Bồ-tát khởi suy nghĩ về Thanh văn, hoặc suy nghĩ về Độc giác, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác. Nếu Đại Bồ-tát đắm trước giáo pháp tương ưng với Thanh văn, hoặc ưa thích ngôn luận tương ưng với Độc giác, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc uẩn thường hoặc vô thường; thích quán thọ, tưởng, hành, thức uẩn thường hoặc vô thường, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc uẩn vui (lạc) hoặc khổ; thích quán thọ, tưởng, hành, thức uẩn vui hoặc khổ, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc uẩn ngã hoặc vô ngã; thích quán thọ, tưởng, hành, thức uẩn ngã hoặc vô ngã, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc uẩn tịnh hoặc bất tịnh; thích quán thọ, tưởng, hành, thức uẩn tịnh hoặc bất tịnh, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát thích quán nhãn xứ thường hoặc vô thường; thích quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thường hoặc vô thường, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán nhãn xứ vui hoặc khổ; thích quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vui hoặc khổ, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán nhãn xứ ngã hoặc vô ngã; thích quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ngã hoặc vô ngã, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát ưa thích quán nhãn xứ tịnh hoặc bất tịnh; thích quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tịnh hoặc bất tịnh, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc xứ thường hoặc vô thường; thích quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thường hoặc vô thường, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc xứ vui hoặc khổ; thích quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vui hoặc khổ, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc xứ ngã hoặc vô ngã; thích quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ngã hoặc vô ngã, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc xứ tịnh hoặc bất tịnh; thích quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tịnh hoặc bất tịnh, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát thích quán nhãn giới thường hoặc vô thường; thích quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thường hoặc vô thường, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán nhãn giới vui hoặc khổ; thích quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới vui hoặc khổ, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán nhãn giới ngã hoặc vô ngã; thích quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới ngã hoặc vô ngã, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán nhãn giới tịnh hoặc bất tịnh; thích quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tịnh hoặc bất tịnh, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc giới thường hoặc vô thường; thích quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thường hoặc vô thường, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc giới vui hoặc khổ; thích quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới vui hoặc khổ, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc giới ngã hoặc vô ngã; thích quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới ngã hoặc vô ngã, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc giới tịnh hoặc bất tịnh; thích quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tịnh hoặc bất tịnh, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát thích quán nhãn thức giới thường hoặc vô thường; thích quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thường hoặc vô thường, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán nhãn thức giới vui hoặc khổ; thích quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới vui hoặc khổ, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán nhãn thức giới ngã hoặc vô ngã; thích quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới ngã hoặc vô ngã, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán nhãn thức giới tịnh hoặc bất tịnh; thích quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tịnh hoặc bất tịnh, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Xá-lợi Tử lại hỏi cụ thọ Mãn Từ Tử:

- Sao gọi là Đại Bồ-tát hành hành xứ của mình?

Mãn Từ Tử đáp:

- Nếu Đại Bồ-tát nào tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của mình.

Nếu Đại Bồ-tát nào tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thì tất cả ác ma không làm hại được. Ví như loài cáo không làm hại được các loài rùa, ba ba; không bị làm hại nên việc đi lại được tự tại. Chúng Đại Bồ-tát tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa cũng vậy, không bị tất cả ác ma làm hại; không bị làm hại nên việc tu hành được tự tại.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Giả sử ác ma hóa tất cả hữu tình ở ba ngàn đại thiên thế giới đều là ác ma. Cứ mỗi một ác ma đều có nhiều ma quân quyến thuộc, thứ tự trước sau kéo đến chỗ Đại Bồ-tát. Nhưng Đại Bồ-tát này tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa nên các ác ma kia không thể làm hại được. Vì không hại được nên Bồ-tát tu hành tự tại. Ví như loài cáo không thể làm hại được các loài rùa, ba ba. Vì không hại được nên rùa, ba ba đi lại tự tại.

Vì vậy, Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát phải nên học như vầy: Tâm ta không nên xa lìa sáu pháp Ba-la-mật-đa. Nếu tâm không xa lìa sáu pháp Ba-la-mật-đa, thì tất cả ác ma không làm hại được; không bị hại nên Bồ-tát tu hành tự tại.

Xá-lợi Tử liền hỏi cụ thọ Mãn Từ Tử:

- Làm thế nào Đại Bồ-tát nên biết như thật các việc ma?

Mãn Từ Tử đáp:

- Nếu Đại Bồ-tát không thích nghe giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa, nên biết đây là việc các ác ma.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát không thích thọ trì giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa, nên biết đây là việc các ác ma.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát không thích đọc tụng giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa, nên biết đây là việc các ác ma.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát không thích suy nghĩ giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa, nên biết đây là việc các ác ma.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát không thích tu hành pháp hành tương ưng Ba-la-mật-đa, nên biết đây là việc các ác ma.

Các Đại Bồ-tát hiểu rõ những việc này rồi, bèn suy nghĩ: Nhất định là ác ma dùng phương tiện cản trở sự cầu trí nhất thiết trí nơi tâm ta. Bây giờ, ta không nên tùy thuộc vào sự mong muốn kia, phải tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Đại Bồ-tát này đối với ác ma kia, không nên sân hận, cũng không nên khởi tâm không nhẫn nhục. Thực hành được như vậy tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát này suy nghĩ: Khi ta chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên độ thoát hữu tình dứt hẳn pháp tham, sân, si. Vì vậy, bây giờ đối với ác ma kia không nên sân hận. Nếu khi Đại Bồ-tát nghĩ được như vậy, thì Đại Bồ-tát hơn các ác ma, tự tại tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Nếu lúc Đại Bồ-tát tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí mà không hiện tiền, thì khi đó Đại Bồ-tát suy nghĩ: Bây giờ, Ta đừng nên hành phi xứ, vì nó khiến cho ta chẳng nhớ trí nhất thiết trí. Như vậy, Bồ-tát nên tự trách tâm mình: Nay ta đã luống phí ngày giờ.

Xá-lợi Tử hỏi cụ thọ Mãn Từ Tử:

- Mức độ nào thì gọi là luống phí ngày giờ?

Mãn Từ Tử đáp:

- Nếu Đại Bồ-tát đối với sáu pháp Ba-la-mật-đa đây, tuỳ theo một lần hiện hành mà không nhớ nghĩ trí nhất thiết trí, chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí, thì Đại Bồ-tát này luống phí ngày giờ, hao tổn kết quả ngày giờ.

Nếu Đại Bồ-tát đối với sáu pháp Ba-la-mật-đa đây, tuỳ theo một lần hiện hành, hoặc ngày thứ hai, hoặc ngày thứ ba, cho đến nhớ nghĩ trí nhất thiết trí và hồi hướng trí nhất thiết trí, thì Đại Bồ-tát này tuy có phạm nhưng được gọi là có kết quả từng ngày giờ.

Xá-lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử:

- An nhẫn Bồ-tát cùng với an nhẫn A-la-hán có khác nhau không?

Mãn Từ Tử đáp:

- Bây giờ, tôi hỏi lại Tôn giả: Núi Diệu Cao cùng với hạt cải, lớn nhỏ, cao thấp, nặng nhẹ khác nhau như thế nào?

Xá-lợi Tử đáp:

- Khác nhau vô lượng.

Mãn Từ Tử nói:

- An nhẫn Bồ-tát cùng với an nhẫn A-la-hán cũng lại như vậy, không nên hỏi làm chi.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Ý Tôn giả thế nào? Nước trong biển lớn, nước đầu một sợi lông, bên nào nhiều hơn?

Xá-lợi Tử đáp:

- Nước trong biển lớn nhiều hơn nước đầu một sợi lông cả trăm phần, ngàn phần, cho đến muôn ức phần cũng chưa sánh bằng một phần nhỏ số lượng kia.

Mãn Từ Tử nói:

- An nhẫn Bồ-tát cùng với an nhẫn A-la-hán cũng lại như vậy, trăm phần, ngàn phần, cho đến muôn ức phần cũng chưa sánh bằng một phần nhỏ số lượng kia. Vì vậy, không nên hỏi như vậy.

Phật khen ngợi Mãn Từ Tử:

- Lành thay! Lành thay! Đúng như lời thầy nói. Thầy nương oai lực của Phật khéo nói an nhẫn Ba-la-mật-đa. Nếu lấy số lượng an nhẫn của Đại Bồ-tát, so sánh với số lượng an nhẫn lớn nhỏ của Thanh văn, Độc giác thì như muốn lấy số lựng an nhẫn của Như Lai, so sánh với số lượng an nhẫn lớn nhỏ của Thanh văn, Độc giác v.v... Vì sao? Vì sự thành tựu nhẫn nhục của các Bồ-tát, lượng kia rất vô biên, không nên đem so sánh với lượng nhẫn của Thanh văn v.v…

Bấy giờ, Phật bảo A-nan-đà:

- Thầy nên thọ trì những lời Mãn Từ Tử thuyết về sự tu an nhẫn của Đại Bồ-tát, chớ để quên mất.

A-nan-đà bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Con đã thọ trì đúng như lời Mãn Từ Tử đã thuyết về sự tu an nhẫn Ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát, chắc chắn chẳng quên mất.

Khi đức Bạc-già-phạm thuyết kinh này rồi, cụ thọ Mãn Từ Tử, cụ thọ Xá-lợi Tử, cụ thọ A-nan-đà và các chúng Bồ-tát, Thanh văn khác, cùng với tất cả trời, rồng, Dược-xoa, A-tố-lạc v.v... nghe Phật thuyết đều hoan hỉ, tín thọ phụng hành.

 

 

   Quyển thứ 589

Hết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2012(Xem: 8729)
Tín Nghĩa tôi đến định cư Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 09 năm 1979, do nhị vị Hòa thượng Thích Thiên Ân và Hòa thượng Thích Mãn Giác bảo lãnh từ trại tỵ nạn Hongkong. Ngồi tính sổ thời gian thì cũng đã gỡ gần ba chục cuốn lịch. Giá như thời gian này mà ở trong tù thì cũng mục xương và chẳng bao giờ được thấy ánh sáng của thiên nhiên.
27/05/2012(Xem: 20404)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
15/05/2012(Xem: 6240)
Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn– thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký.
09/05/2012(Xem: 8626)
Sự xuất hiện của Tổ sư Liễu Quán (1667-1742) như là một Bồ tát bổ xứ, thực hiện sứ mệnh lịch sử: Không chỉ duy trì và phát triển mạch sống Phật giáo Việt Nam giữa bối cảnh xã hội tối tăm, Phật pháp suy đồi mà còn thể hiện sự xả thân vì đạo; lập thảo am, ăn rong, uống nước suối, hơn mười năm tham cứu công án, tu hành đắc đạo.
28/04/2012(Xem: 5697)
Nhà văn cư sĩ Huỳnh Trung Chánh, còn có bút hiệu Hư Thân, sanh năm 1939 tại Trà Vinh, quê nội của ông. Suốt quảng đời niên thiếu ông sống nơi quê ngoại tại Cao Lãnh, tỉnh Sa-Đéc, Nam Việt Nam. - Tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa( 1961 ), Đại Học Luật Khoa Saigon. - Tốt nghiệp Cử nhân Phật Học (1967), Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, Saigon. Là một công chức dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, ông đã nổi tiếng thanh liêm, chánh trực và hết lòng dấn thân để phục vụ đại đa số dân chúng Việt Nam theo hạnh Bồ Tát của Phật giáo. Ông đã từng giữ các chức vụ sau đây: - Lục sự tại Toà Án Saigon và Long An (1960 – 1962). - Chuyên viên nghiên cứu tại Phủ Tổng Thống (1962 – 1964). - Thanh Tra Lao Động tại Bộ Lao Động (1964 – 1965). - Dự Thẩm tại Toà Sơ Thẩm An Giang (1965 - 1966). - Chánh Án tại Toà Sơ Thẩm Kiên Giang (1966 – 1969) và Toà Án Long An (1969 – 1971). - Dân Biểu Quốc Hội VNCH tại Thị Xả Rạch Giá (1
26/04/2012(Xem: 19234)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
20/04/2012(Xem: 9579)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em. Ngài xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc, có truyền thống kính tin Phật pháp lâu đời. Nhờ duyên gần gũi Tam bảo từ thuở nhỏ, Ngài đã sớm mến cảnh thiền môn với tiếng kệ câu kinh, nên năm lên 10 tuổi (1935), Ngài theo bước phụ thân xin xuất gia đầu Phật tại chùa Báo Quốc, làm đệ tử của Hòa thượng Phước Hậu, được Bổn sư ban pháp danh là Thiên Ân, Ngài tinh tấn chấp tác, học tập thiền môn qui tắc, hầu cận sư trưởng. Năm Tân Tỵ 1941, khi được 16 tuổi, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa di tại giới đàn chùa Quốc Ân – Huế, do Hòa thượng Đắc Quang làm Đường đầu truyền giới.
08/04/2012(Xem: 6063)
Hòa thượng thế danh Đoàn Thảo, sinh ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1909), niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 trong một gia đình nhiều đời theo Phật tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Nay là thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Đoàn Văn Nhơn pháp danh Chơn Quang, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Có. Gia đình Ngài gần chùa Vạn Đức, lại thêm cụ thân sinh là tín đồ thuần thành của chùa, nên từ thuở nhỏ, Ngài thường theo cha đến chùa hàng đêm tụng kinh niệm Phật. Từ đó, chủng tử Bồ Đề lớn dần trong tâm và Ngài tỏ ra những biểu hiện rất có căn duyên với cửa Không môn của nhà Phật.
31/03/2012(Xem: 6853)
Hòa thượng thế danh Dương Đức Thanh, tự Liễu, pháp danh Như Nhàn, tự Giải Lạc, hiệu Trí Giác, nối pháp đời thứ 41 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh. Ngài sinh năm Ất Mão (1915) tại làng Cẩm Văn, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nhiều đời kính tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ ông Dương Đức Giới pháp danh Chương Đồ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Phụng pháp danh Chơn Loan. Năm lên 3 tuổi, thân phụ Ngài qua đời, thân mẫu tảo tần nuôi con và cho Ngài theo học chữ Nho với các cụ đồ trong làng, được 5 năm mới chuyển sang học Việt văn.
23/03/2012(Xem: 6326)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]