Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 175: Phẩm Khen Bát Nhã 4

08/07/201514:15(Xem: 13691)
Quyển 175: Phẩm Khen Bát Nhã 4


Nhan CD_tap 4_Kinh Dai Bat Nha
Tập 04

Quyển 175

Phẩm Khen Bát Nhã 4
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí

 

 

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp không nội chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với pháp không nội chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với pháp không nội chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với pháp không nội chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với pháp không nội chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với chơn như chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với chơn như chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với chơn như chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với chơn như chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với chơn như chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Thánh đế khổ chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với Thánh đế khổ chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với Thánh đế khổ chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với Thánh đế khổ chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với Thánh đế khổ chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bốn tịnh lự chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với bốn tịnh lự chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với bốn tịnh lự chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với bốn tịnh lự chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với bốn tịnh lự chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tám giải thoát chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với tám giải thoát chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với tám giải thoát chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với tám giải thoát chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với tám giải thoát chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bốn niệm trụ chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với bốn niệm trụ chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với bốn niệm trụ chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với bốn niệm trụ chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với bốn niệm trụ chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp môn giải thoát không chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với pháp môn giải thoát không chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với pháp môn giải thoát không chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với pháp môn giải thoát không chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với pháp môn giải thoát không chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với năm loại mắt chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với sáu phép thần thông cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với năm loại mắt chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với sáu phép thần thông cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với năm loại mắt chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với sáu phép thần thông cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với năm loại mắt chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với sáu phép thần thông cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với năm loại mắt chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với sáu phép thần thông cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với mười lực Phật chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với mười lực Phật chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với mười lực Phật chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với mười lực Phật chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với mười lực Phật chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp không quên mất chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với pháp không quên mất chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với pháp không quên mất chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với pháp không quên mất chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với pháp không quên mất chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với trí nhất thiết chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với trí nhất thiết chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với trí nhất thiết chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với trí nhất thiết chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với trí nhất thiết chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Dự-lưu chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với Dự-lưu chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với Dự-lưu chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với Dự-lưu chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với Dự-lưu chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với Dự-lưu hướng, quả Dự-lưu chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Độc-giác chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với quả vị Độc-giác cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với Độc-giác chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với quả vị Độc-giác cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với Độc-giác chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với quả vị Độc-giác cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với Độc-giác chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với quả vị Độc-giác cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với Độc-giác chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với quả vị Độc-giác cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với đại Bồ-tát chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với đại Bồ-tát chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với đại Bồ-tát chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với đại Bồ-tát chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với đại Bồ-tát chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả pháp chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ, chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán, chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng, chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp, chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tịnh lự Ba-la-mật-đa, tinh tấn Ba-la-mật-đa, an nhẫn Ba-la-mật-đa, tịnh giới Ba-la-mật-đa, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với sắc làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với sắc làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với sắc làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với sắc làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với sắc làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với nhãn xứ làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với nhãn xứ làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với nhãn xứ làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với nhãn xứ làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với nhãn xứ làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với sắc xứ làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với sắc xứ làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với sắc xứ làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với sắc xứ làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với sắc xứ làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với nhãn giới làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với nhãn giới làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với nhãn giới làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với nhãn giới làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với nhãn giới làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với nhĩ giới làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với nhĩ giới làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với nhĩ giới làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với nhĩ giới làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với nhĩ giới làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tỷ giới làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với tỷ giới làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với tỷ giới làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với tỷ giới làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với tỷ giới làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với thiệt giới làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với thiệt giới làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với thiệt giới làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với thiệt giới làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với thiệt giới làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với thân giới làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với thân giới làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với thân giới làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với thân giới làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với thân giới làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với ý giới làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với ý giới làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với ý giới làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với ý giới làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với ý giới làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với địa giới làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với địa giới làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với địa giới làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với địa giới làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với địa giới làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với vô minh làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với vô minh làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với vô minh làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với vô minh làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với vô minh làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bố thí Ba-la-mật-đa làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với bố thí Ba-la-mật-đa làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với bố thí Ba-la-mật-đa làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với bố thí Ba-la-mật-đa làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với bố thí Ba-la-mật-đa làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp không nội làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với pháp không nội làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với pháp không nội làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với pháp không nội làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với pháp không nội làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với chơn như làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với chơn như làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với chơn như làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với chơn như làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với chơn như làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Thánh đế khổ làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với Thánh đế khổ làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với Thánh đế khổ làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với Thánh đế khổ làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với Thánh đế khổ làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bốn tịnh lự làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với bốn tịnh lự làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với bốn tịnh lự làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với bốn tịnh lự làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với bốn tịnh lự làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tám giải thoát làm cho lớn, làm cho nhỏ; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với tám giải thoát làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với tám giải thoát làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với tám giải thoát làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với tám giải thoát làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bốn niệm trụ làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với bốn niệm trụ làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với bốn niệm trụ làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với bốn niệm trụ làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với bốn niệm trụ làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp môn giải thoát không làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với pháp môn giải thoát không làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với pháp môn giải thoát không làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với pháp môn giải thoát không làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với pháp môn giải thoát không làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với năm loại mắt làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với sáu phép thần thông cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với năm loại mắt làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với sáu phép thần thông cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với năm loại mắt làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với sáu phép thần thông cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với năm loại mắt làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với sáu phép thần thông cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với năm loại mắt làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với sáu phép thần thông cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với mười lực Phật làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với mười lực Phật làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với mười lực Phật làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với mười lực Phật làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với mười lực Phật làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp không quên mất làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với tánh luôn luôn xả cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với pháp không quên mất làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với tánh luôn luôn xả cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với pháp không quên mất làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với tánh luôn luôn xả cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với pháp không quên mất làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với tánh luôn luôn xả cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với pháp không quên mất làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với tánh luôn luôn xả cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

                                                                                           

Quyển thứ 175

Hết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/06/2012(Xem: 14959)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa...
30/05/2012(Xem: 8829)
Tín Nghĩa tôi đến định cư Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 09 năm 1979, do nhị vị Hòa thượng Thích Thiên Ân và Hòa thượng Thích Mãn Giác bảo lãnh từ trại tỵ nạn Hongkong. Ngồi tính sổ thời gian thì cũng đã gỡ gần ba chục cuốn lịch. Giá như thời gian này mà ở trong tù thì cũng mục xương và chẳng bao giờ được thấy ánh sáng của thiên nhiên.
27/05/2012(Xem: 20710)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
15/05/2012(Xem: 6351)
Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn– thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký.
09/05/2012(Xem: 8718)
Sự xuất hiện của Tổ sư Liễu Quán (1667-1742) như là một Bồ tát bổ xứ, thực hiện sứ mệnh lịch sử: Không chỉ duy trì và phát triển mạch sống Phật giáo Việt Nam giữa bối cảnh xã hội tối tăm, Phật pháp suy đồi mà còn thể hiện sự xả thân vì đạo; lập thảo am, ăn rong, uống nước suối, hơn mười năm tham cứu công án, tu hành đắc đạo.
28/04/2012(Xem: 5805)
Nhà văn cư sĩ Huỳnh Trung Chánh, còn có bút hiệu Hư Thân, sanh năm 1939 tại Trà Vinh, quê nội của ông. Suốt quảng đời niên thiếu ông sống nơi quê ngoại tại Cao Lãnh, tỉnh Sa-Đéc, Nam Việt Nam. - Tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa( 1961 ), Đại Học Luật Khoa Saigon. - Tốt nghiệp Cử nhân Phật Học (1967), Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, Saigon. Là một công chức dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, ông đã nổi tiếng thanh liêm, chánh trực và hết lòng dấn thân để phục vụ đại đa số dân chúng Việt Nam theo hạnh Bồ Tát của Phật giáo. Ông đã từng giữ các chức vụ sau đây: - Lục sự tại Toà Án Saigon và Long An (1960 – 1962). - Chuyên viên nghiên cứu tại Phủ Tổng Thống (1962 – 1964). - Thanh Tra Lao Động tại Bộ Lao Động (1964 – 1965). - Dự Thẩm tại Toà Sơ Thẩm An Giang (1965 - 1966). - Chánh Án tại Toà Sơ Thẩm Kiên Giang (1966 – 1969) và Toà Án Long An (1969 – 1971). - Dân Biểu Quốc Hội VNCH tại Thị Xả Rạch Giá (1
26/04/2012(Xem: 19394)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
20/04/2012(Xem: 9689)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em. Ngài xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc, có truyền thống kính tin Phật pháp lâu đời. Nhờ duyên gần gũi Tam bảo từ thuở nhỏ, Ngài đã sớm mến cảnh thiền môn với tiếng kệ câu kinh, nên năm lên 10 tuổi (1935), Ngài theo bước phụ thân xin xuất gia đầu Phật tại chùa Báo Quốc, làm đệ tử của Hòa thượng Phước Hậu, được Bổn sư ban pháp danh là Thiên Ân, Ngài tinh tấn chấp tác, học tập thiền môn qui tắc, hầu cận sư trưởng. Năm Tân Tỵ 1941, khi được 16 tuổi, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa di tại giới đàn chùa Quốc Ân – Huế, do Hòa thượng Đắc Quang làm Đường đầu truyền giới.
08/04/2012(Xem: 6131)
Hòa thượng thế danh Đoàn Thảo, sinh ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1909), niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 trong một gia đình nhiều đời theo Phật tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Nay là thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Đoàn Văn Nhơn pháp danh Chơn Quang, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Có. Gia đình Ngài gần chùa Vạn Đức, lại thêm cụ thân sinh là tín đồ thuần thành của chùa, nên từ thuở nhỏ, Ngài thường theo cha đến chùa hàng đêm tụng kinh niệm Phật. Từ đó, chủng tử Bồ Đề lớn dần trong tâm và Ngài tỏ ra những biểu hiện rất có căn duyên với cửa Không môn của nhà Phật.
31/03/2012(Xem: 6955)
Hòa thượng thế danh Dương Đức Thanh, tự Liễu, pháp danh Như Nhàn, tự Giải Lạc, hiệu Trí Giác, nối pháp đời thứ 41 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh. Ngài sinh năm Ất Mão (1915) tại làng Cẩm Văn, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nhiều đời kính tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ ông Dương Đức Giới pháp danh Chương Đồ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Phụng pháp danh Chơn Loan. Năm lên 3 tuổi, thân phụ Ngài qua đời, thân mẫu tảo tần nuôi con và cho Ngài theo học chữ Nho với các cụ đồ trong làng, được 5 năm mới chuyển sang học Việt văn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]