Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13-Tuổi trẻ với vấn đề Giải Thoát

06/02/201115:45(Xem: 2469)
13-Tuổi trẻ với vấn đề Giải Thoát

ĐẠOPHẬT VÀ TUỔI TRẺ

Hòa thượng ThíchThanh Từ
-13-

Tuổi trẻ với vấnđề Giải Thoát

Ðã lâu, đa số thanhniên quan niệm giải thoát của đạo Phật là siêu hình huyềnhoặc đâu đâu, để dành riêng cho những người chán thựctại cầu vào chốn hư vô tịch diệt. Thanh niên là thích thựctế, ưa hoạt động nên không cần để ý đến. Nhưng nếucác bạn chịu khó một chút, nghiền ngẫm lại vấn đề giảithoát, các bạn sẽ than rằng: "Chúng ta đã lầm! Giải thoátlà thực tế, là hoạt động, là hoài vọng mà mỗi chúngta đang thiết tha ôm ấp, đâu phải là chuyện xa xôi." Do đó,đem vấn đề này bàn với các bạn, theo tôi thiết nghĩ khôngphải là việc vô bổ.

Khi đi sâu vào vấn đề, trướcphải hiểu nghĩa chính của nó. Giải thoát là gì?

Giải là cởi mở mọi sự tróibuộc. Thoát là vượt ra ngoài vòng trói buộc một cách tựdo tự tại. Giải thoát là cởi mở tất cả xiềng xích tróibuộc, giam hãm con người, để tâm hồn và thể xác hòa điệucùng vũ trụ bao la một cách tự do tự tại. Ðể được dễhiểu và gần gũi hơn, chúng ta có thể tạm dùng danh từ tựdo thay cho giải thoát.

Có bạn trẻ nào mà không yêu chuộngtự do. Nếu bạn là người sanh trưởng nơi thôn dã, bạncó ưng giam hãm suốt đời mình dưới nếp nhà tranh ấm cúng,trong lũy tre làng thân yêu mãi chăng? Hay bạn ước mơ có ngàysẽ bước chân ra khỏi cổng làng, vượt lên đỉnh núi caochót vót, nhìn con sông bạc uốn quanh, thửa ruộng vàng mơdợn sóng. Và một buổi chiều xuân mát mẻ, bạn đứng trênbãi cát trắng phau, lặng nhìn những đợt sóng xanh gầm thét,rượt đuổi nhau trên mặït trùng dương bát ngát, những cánhbuồm trắng đang nhấp nhô ở chân trời mờ đục. Chắc làbạn không ưng đóng khung kiến thức, mà muốn phóng tầm mắtnhìn khắp nước non.

Hoặc bạn là người trưởng thànhnơi đô thị, bạn có thỏa mãn suốt đời mình cứ khuôntrong gian nhà nóng bức, quanh quẩn chỉ trong vòng thành phốnghẹt người ấy không? Hẳn là không. Bạn đã ôm mộng mộtngày nào đó sẽ đạp gió tung mây để góp mặt cùng mọingười trên khắp năm châu thế giới.

Như thế, là các bạn đã ôm hoàivọng giải thoát sự giam hãm, sự đóng khung của kiến thứcrồi.

Bạn là một thanh niên, có bao giờbạn muốn đời mình bị lệ thuộc vào kẻ khác. Nếu vôphúc đã bị, bạn đã có hoài bão một ngày kia bạn sẽ thoátkhỏi và rồi vĩnh viễn không bị lệ thuộc vào ai. Ðó làbạn đã có hoài vọng giải thoát sự lệ thuộc của cá nhânvậy.

Hơn thế nữa, chắc nhiều khi bạncũng mơ tưởng phải làm sao cho thể xác hoàn toàn tự do,tâm hồn khoáng đãng, không còn bị một sự chi phối nàocả. Thế bạn không có mộng giải thoát là gì?

Nói như vậy, không có nghĩa làmuốn giải thoát phải bỏ gia đình sống theo lòng dục củamình. Như có một ít thanh niên hiện tại, hấp thụ đượcmột ít cặn bã của nền văn minh Âu Tây, rồi lên tiếngđòi hỏi tự do theo sở thích cá nhân. Họ cho sống trong giađình bị sự ép buộc câu thúc theo khuôn lý đạo đức khiếnhọ hết tự do, cần phải đả phá luân lý gia đình, đềcao sự phóng túng cá nhân là được tự do. Quan niệm thế,là lầm to! Ở trong gia đình mà trên ra trên, dưới biết bổnphận dưới, cha hiền con thảo không phải tự do là gì? Nếusống một mình mặc tình ngông ngông nghênh nghênh, lang thangvô gia cư, vô sự nghiệp thì ai dám bảo đó là tự do?

Thảng hoặc có người bất chấpluật lệ hiện hành của quốc gia, nghênh ngang muốn làm chithì làm. Họ cho rằng còn theo luật lệ là còn bị câu thúc.Cái hiểu lầm ấy rất hại cho xã hội. Nếu một quốc giamà mặc tình ai muốn cướp của, giết người... tùy ý thìcòn gọi được là quốc gia không? Con người mà tự do đếnmức đó, còn có thể gọi là tự do nữa chăng? Thí dụ: Nhữngđại lộ tại Saigon, nếu tất cả loại xe chạy tự do, khôngcần theo luật lệ đi đường, theo sự điều khiển của cảnhsát viên thì một ngày gây ra biết bao nhiêu tai nạn? Ngườita sẽ được tự do, khi nào mọi người đều tuân theo kỷluật một cách trung thành.

Lại có người bảo: "Ðạo Phậtnói rằng trọng tự do, mà mới vào đạo đã phải giữ giới,như vậy là trói buộc, chớ làm gì có tự do." Ðó là mộthiểu lầm nữa. Chúng ta thấy đoàn xe lửa chạy trên đườngrầy, nếu có chiếc nào bất chấp đường rầy thì chiếcấy ra sao? Hẳn là rơi xuống ruộng, lật nhào và nằm ỳmột chỗ. Như vậy, đoàn xe lửa muốn chạy suốt đến đíchcủa nó đã định, phải theo đường rầy một cách trung thành.Cũng thế, người tu theo đạo Phật cốt mong được giảithoát, giới luật Phật chế ra là con đường rầy để đưađến mục đích giải thoát. Như Phật dạy đệ tử phảigiữ giới không được trộm cướp, nếu Phật tử cãi đitrộm cướp, có ngày bị còng trói và giam hãm trong khám đường.Ấy đủ biết người giữ giới, người không giữ giới,tự do hay mất tự do thế nào rồi.

Các bạn! Những điều trình bàytrên cho thấy tai hại của sự hiểu lầm về tự do hay giảithoát. Giờ đây, để thực hiện giải thoát, chúng ta phảitheo tuần tự của nó.

Trước giải thoát phần thể xác.Chúng ta không nên hoàn toàn ỷ lại vào ai, dù cha mẹ cũngthế. Người sống chỉ biết ỷ lại là người mất tự chủ.Khi ta mong nhờ ai một điều gì, nếu người ấy bảo ta làmmột vài việc không thích ý, nhưng vì để được việc mình,ta buộc lòng cũng phải làm. Ðó mới nhờ một việc thôi,còn mất tự do như vậy, phương chi những kẻ tất cả đềutrông cậy vào người khác, thì khác nào khúc gỗ, mặc tìnhai lăn đâu thì lăn, chặt, cưa gì cũng được. Ðể sốngmột cuộc đời giải thoát ta phải tự lực tự cường, sựgiúp đỡ của cha mẹ anh em nếu có chỉ là một phần phụthôi.

Cũng phần thể xác, chúng ta cầnphải giải thoát những bệnh ghiền (nghiện). Có ai tự thuởlọt lòng mẹ đã mang bệnh ghiền thuốc điếu, ghiền rượu,ghiền á phiện... đâu, thưa các bạn? Bởi vì do phong tụctập quán của xã hội, hoặc vui chơi tập dần dần thànhmang bệnh ghiền. Chúng ta thử xét qua những người mang bệnhghiền ấy như thế nào.

Người mắc bệnh ghiền thuốc điếu.Tuy thuốc điếu không đắt giá mấy, tùy túi tiền nặng nhẹmà hút thuốc ngon, thuốc dở và cũng không có hại làm saysưa người; nhưng đã là ghiền thì đều bị ràng buộc cả.Người mắc bệnh ghiền thuốc điếu, nếu khi gặp hoàn cảnhphải nhịn cả buổi, hoặc trọn ngày; lúc ấy ở trên gióai nhả vài làn khói trắng bay xuống, vì còn tự ái, ý chưanhất định đi xin mà cặp chân nhắm hướng bước đến.Khi cần đi đâu thì kè kè một đãy, nào giấy, nào hộp quẹt,nào thuốc, nếu lỡ quên một thứ thì nghe bực tức khó chịu.

Ðến ông ghiền rượu. Nếu ôngđã quen mỗi sáng một cốc, mỗi chiều một cốc, khi nàothất cữ một cái là ông ụa ọe hàng giờ, ăn không ngon,ngủ không được, rầy vợ, đánh con. Trái lại, sức ôngchở nổi một cốc, mà ép đến ba, bốn cốc, thì cũng ụamửa lai láng, cũng rầy vợ, đánh con. Tới cữ ghiền mà khôngcó rượu, đang làm việc gì cũng bỏ, chạy ngược chạy xuôiđi mượn tiền, hoặc mua chịu mua đựng. Ðã mắc phải cáicảnh ấy thì còn gì là tự do, tự chủ.

Rất nguy hiểm là ông ghiền á phiện.Tiêu nhà hết của, thân thể hao mòn cũng do bị bệnh ghiềnnày. Cũng may, hiện giờ Chánh phủ đã cấm, không cần phảibàn đến.

Ở đời rất mâu thuẫn, ngườita thích tự do, ưa giải thoát mà cũng ưa tập những bệnhghiền. Khi đã mang một bệnh ghiền là đã tự lấy dây cộttrói mình một lớp. Càng mang nhiều bệnh ghiền là tự cộttrói mình càng dày càng chặt, những người ấy biết bao giờtrông thấy được chân trời tự do giải thoát. Bởi vậy,thanh niên các bạn đã yêu chuộng tự do, yêu chuộng giảithoát, các bạn nên lánh xa những sự trói buộc này, đừngđể mình tự mâu thuẫn lấy mình.

Như thế, mới giải thoát về hìnhthức. Ðến đây tiến lên một mức nữa, giải thoát tâmhồn.

Về mặt tâm hồn, các bạn nêný thức rằng: "Không ai cởi mở được cho ta, chúng ta phảitự cởi mở lấy." Các bạn đừng nên phó thác cả tâm hồnmình vào một đấng thần linh, một đức Phật hay một thượngđế... nào để mong cứu rỗi. Phật dạy: "Các người phảitự thắp đuốc lên mà đi."Phần thể xác chúng ta cònkhông thể ỷ lại được, phương chi về tâm hồn lại tếnhị hơn, mà đem phó thác cả nơi các Ngài sao? Nếu ngườitrông cậy vào một nghị lực của thần linh cứu rỗi đểđược giải thoát, khác nào kẻ leo núi ôm theo hòn đá to,mong nhờ sức nặng của hòn đá sẽ đưa lên tận đỉnh núi.Nói thế không phải phủ nhận sự gia hộ của các Ngài, nhưngchúng ta phải nhận trách nhiệm chính tự mình cứu rỗi. Nếucó gia hộ chăng, các Ngài chỉ là một phần phụ thôi. ÐứcPhật thường dạy: "Ta là ông thầy chỉ đường, đã chỉđường cho chúng sanh, nhưng đi hay không đi là tùy chúng sanh,chớ không phải lỗi tại người chỉ đường."

Xác thực nhất, tâm hồn muốn đượcgiải thoát, chúng ta phải tiêu diệt phiền não. Anh chiếnsĩ muốn trên đường về tự do ca khúc khải hoàn là phảidiệt tận quân thù. Nếu quân thù chưa diệt, anh chiến sĩkhông mong gì có ngày khải hoàn tươi đẹp. Các bạn trẻ!Các bạn muốn tự do, muốn được giải thoát, trước hếtcác bạn phải trừ diệt bọn tham, sân, si... và những tínhxấu trong người. Như bạn thừa biết khám đường là chỗkhông tự do, không bao giờ bạn chịu đến đó. Thế mà, mộthôm có thằng nhãi con nào đó chọc tức bạn, bạn không thểdằn được, sẵn trong tay cầm khúc cây to, bạn phang cho nómột cái cho đã giận. Khổ thay! Khúc cây bị nhiệt lực củabạn đẩy quá mạnh va vào đầu, nó té xỉu, máu me lai láng.Liền đó bạn bị điệu về bót và mấy hôm sau dời sangkhám đường. Ấy thế bọn tham, sân... ngày nào còn trong ngườibạn, ngày ấy bạn chưa được tự do. Những việc bạn biếtlà hại, là xấu, thế mà bị sự thúc đẩy của phiền nãorồi bạn phải làm, rốt cuộc bạn phải chịu đau khổ xấuxa. Cho nên tiêu diệt phiền não ở nội tâm, là căn bản củangười thích tự do, chuộng giải thoát.

Có lắm người đòi hỏi tự do,mong cầu giải thoát, mà cứ đòi hỏi nơi kẻ khác, mong cầunơi bề trên, hoặc đôi khi chà đạp tự do của người tađể mình được tự do, những điều ấy thật là việc mòtrăng đáy giếng, bắt bóng trên không, làm gì có kết quả.Sao ta không quay lại bản thân ta, tâm hồn ta để đòi hỏimong cầu, có phải thích hợp, xác thực và chắc chắn không?

Tóm lại, tuổi trẻ là tuổi yêuchuộng tự do, yêu chuộng giải thoát. Ðể đạt được hoàivọng này, các bạn hãy trông cậy vào mình, tranh đấu vớimình, khi dứt sạch được những bệnh ghiền, những phiềnnão... các bạn giải thoát hiện tiền. Ðể được sự hướngdẫn chân chánh, bạn hãy lấy giáo lý của đạo Phật làmtiêu chuẩn cho sự giải thoát. Phật dạy: "Tất cả nướcbiển chỉ có một vị mặn, tất cả giáo lý của ta chỉcó một vị giải thoát."Sự chú trọng giải thoát nhưthế là tuyệt đích. Cũng vì thế, giáo lý của Phật rấtthích hợp với nhu cầu với khả năng của các bạn. Các bạnhãy mạnh dạn khai triển khả năng mình càng sớm càng hay.









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 121041)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 15638)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
20/03/2017(Xem: 10919)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
22/12/2016(Xem: 24390)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 13245)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
30/04/2016(Xem: 15583)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 31518)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
26/01/2016(Xem: 12217)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
26/09/2015(Xem: 6785)
Cây bạch đàn là cây cao và có cành lá xum xuê nhất khu vực này. Tiếng chim kêu hót vang lừng mỗi sáng là từ trên những cành cao của cây này. Xa hơn, ở đầu đường, có hai cây cau dừa (cây cọ — palm tree), cao hơn cây bạch đàn nhiều, nhưng chim không làm tổ trên ấy (không hiểu vì sao; có lẽ vì cây quá cao, hoặc ở đó có nhiều tranh chấp, hiểm nguy hơn). Nơi cây bạch đàn, có ít nhất vài tổ chim, khác loại. Đúng là “đất lành chim đậu.” Có lần nghe tiếng quạ kêu bất thường, tưởng là quạ đến đuổi phá các loài chim khác, nào ngờ quạ bị chim đuổi. Rõ ràng là hai con chim trắng, thân nhỏ, lại rượt đuổi mấy con quạ đen to gấp ba lần. Không chỉ đuổi khỏi cây bạch đàn, mà đuổi thật xa, tít trên không trung, nhào lộn ngoạn mục, đuổi khỏi khu vực, đuổi khuất tận dãy phố bên kia đường. Thế mới biết, quạ tuy thân to lớn, bộ dạng dữ dằn, tiếng kêu rùng rợn ma quái so với các loài chim hiền lành khác, mà khi lâm trận thì lại không có chút dũng khí hay tinh thần chiến đấu nào. Quạ chỉ giỏi tấn công nhữn
24/06/2015(Xem: 26728)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567