Ý NGHĨA CỦA BÁT NHÃ TÂM KINH TRONG PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG Daisetz Teitaro Suzuki Bản dịch Việt: Tuệ Sỹ
I. PHẠN VĂN TÂM KINH BÁT-NHÃ VÀ HÁN DỊCH
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhấtvề Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của HuyềnTrang, kinh gồm 262 chữ. Đây là bản lưu hành phổ biến nhất trong giới Phậttử Nhật bản, Chân ngôn tông (Shingon), Thiên thai tông (Tendai) và Thiềntông (Zen).[42]Chủ đích của thiên luận này là khảo sát xem Tâm kinh giữ một địa vị quantrọng như thế nào trong giáo pháp của Thiền tông. Do đó, cũng nên có mộtkiến thức khá về chính bản kinh đó. Vì ngắn, nên dưới đây sẽ giới thiệu toànthể nguyên bản Sanskrit cùng với bản Hán dịch của Huyền Trang, kèm theo làbản dịch Anh ngữ từ nguyên bản Sanskrit.
F. Max Muller đã hiệu đính và ấn hành Tâm kinh Bát-nhã vào năm 1884, từ bảnlá bối cổ lưu trữ ở Nhật.[43]Nhưng bản dưới đây căn cứ trên bản Phạn Hán[44]của Huyền Trang với một ít thay đổi dựa trên các bảnHán dịch khác. Huyền Trang dịch Tâm kinh (Hṛdaya) ra chữ Hán vào năm649, được soạn tập vào ấn bản Đại tạng kinh Taishō, số hiệu 251,[45]với bài tựa ngự chế của Vua nhà Minh. Nhưng bản này hình như không được dịchtừ bản Sanskrit của Huyền Trang, số hiệu 256, vì cả hai không phù hợp nhaumấy.
TÂM KINH LƯỢC BẢN: PHẠN VĂN VÀ CÁC BẢN HÁN DỊCH
1. Bản Devanāgarī
(Essays III 190)
2. Bản phiên âmLatin prajñāpāramitāhṛdayasūtram[46]
ihaśāriputra rūpaṃ śūnyatā, śūnyataiva rūpam / rūpān na pṛthak śūnyatā,śūnyatāyā na pṛthag rūpam / yad rūpaṃ sā śūnyatā, yā śūnyatā tad rūpam //
evameva vedanāsaṃjñāsaṃskāravijñānāni //
iha śāriputra sarvadharmāḥ śūnyatālakṣaṇā anutpannā aniruddhā amalā navimalā nonā na paripūrṇāḥ / tasmāc chāriputra śūnyatāyāṃ na rūpam, navedanā, na saṁjñā, na saṃskārāḥ, na vijñānāni / nacakṣuḥśrotraghrāṇajihvākāyamanāṃsi, na rūpaśabdagandharasaspraṣṭavyadharmāḥ/ na cakṣurdhātur yāvan na manodhātuḥ //na vidyā nāvidyā na vidyākṣayonāvidyākṣayo yāvan na jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇakṣayo naduḥkhasamudayanirodhamārgā na jñānaṃ na prāptir nābhisamayas tasmādaprāptitvāt[49]//
Khi (1)Bồ-tát Quán Tự tại (Avalokitésvara) thực hành tu tậpBát-nhã ba-la-mật sâu thẳm,[53]trực nhận rằng, có năm uẩn (skandha)(2); và thấy năm uẩn đó khôngcó tự tính trong chúng(3).
“Này Xá-lợi-phất (Śāriputra), sắc ở đây là không(4), không làsắc; sắc không khác không, không không khác sắc; sắc tức thị là không, khôngtức thị là sắc. Thọ, tưởng, hành và thức cũng vậy.”
“Này Xá-lợi-phất, hết thảy các pháp ở đây có đặc tướng là không : chúngkhông sinh, không diệt; không cấu nhiễm, không không cấu nhiễm; không tăng,không giảm. Vì vậy, này Xá-lợi-phất, trong tính Không không có sắc, không cóthọ, tưởng, hành, thức(5), không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý;không có sắc(6), thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới(7),cho đến(8)không có ý thức giới; không có minh, không có vô minh(9), khôngcó sự diệt tận của minh, không có sự diệt tận vô minh[54]cho đến không có tuổi già và sự chết, không có sự diệt tận của tuổi già vàsự chết; không có khổ(10),tập, diệt, đạo; không có trí, không cóđắc, và không có chứng,++bởi vì không có đắc.[55]Không có những chướng ngại+++trong tâm của Bồ-tát an trụdo y chỉ trên Bát-nhã ba-la-mật;[56]và bởi vì không có những chướng ngại trong tâm mình, Ngài không có sợ hãi,và vượt ngoài những tà kiến điên đảo, đạt đến Niết-bàn. Hết thảy chư Phậttrong quá khứ, hiện tại, và vị lai, do y trên Bát-nhã ba-la-mật, mà chứngđắc giác ngộ viên mãn tối thượng.”
“Vì vậy, nên biết Bát-nhã ba-la-mật là đại thần chú (mantra), là chú của đạiminh huệ, là thần chú cao tuyệt, thần chú vô giá, có thể trừ diệt hết mọikhổ đau; đó là chân lý vì không sai lầm; đây là thần chú được công bố trongkinh Bát-nhã ba-la-mật: gate, gate, pāragate, pārasaṅgate, bodhi, svāhā!”(Này Bodhi, đi qua, đi qua, qua bờ bên kia, qua đến bờ bên kia, Svāha!).
CHÚ THÍCH (Suzuki)
(1) Có hai bản kinh cùng nhan đề là Hṛdaya(Tâm kinh): một bản đượcgọi là Lược bản, và bản khác được gọi là Quảng bản. Bản dịch ở trên, của bảnlược, thông dụng ở Trung hoa và Nhật bản.
Đoạn mở đầu của Quảng bản trong nguyên bản Phạn ngữ và Tạng ngữ được tiếtlược trong bản Lược như sau:
[Bản Tạng ngữ có thêm một đoạn: “Kính lễ Bát-nhã ba-la-mật vượt ngoàingôn thuyết, tư tưởng và tán ngữ, vì tự tính như hư không, không sinh, khôngdiệt, là cảnh giới của huệ và giới, hiển nhiên trong nội tâm chúng ta, và làmẹ của hết thảy các đấng Thế Tôn trong quá khứ, hiện tại và vị lai.”] “Tôinghe như vậy. Một thời, đức Thế Tôn ngự tại thành Vương xá (Rājagṛha), trênđỉnh Linh thứu (Gṛdhrakūta), cùng với đại chúng Tì khưu và Bồ-tát. Bấy giờđức Thế Tôn nhập vào tam-muội Chánh giác thậm thâm.[57]Và cùng lúc đó Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự tại (Āryāvalokiteśvara) đang thựchành tu tập trong Bát-nhã ba-la-mật sâu xa.”[58]
Đoạn kế tiếp, cũng tiết lược trong bản lược, như sau:
“Này Xá-lợi-phất, như thế Bồ-tát phải tự mình thực hành trong Bát-nhãba-la-mật sâu xa.” Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn rời khỏi Tam muội và tán dươngĐại Bồ-tát Thánh Quán Tự tại rằng: “Lành thay, lành thay, thiện nam tử! đúngnhư vậy! Sự tu tập Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm cần phải được thực hành nhưvậy. Đúng như lời ông đã giảng thuyết, các đức Như Lai và [59]A-la-hán cũng tán dương như thế.” Đức Thế Tôn hoan hỉ nói như thế. Trưởnglão Xá-lợi-phất và Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự tại cùng với toàn thể chúng hội,và thế giới của chư Thiên, loài người, A-tu-la (Asura) và Càn-thát-bà(Gandharva), tất cả đều ca ngợi lời của đức Thế Tôn.”
(2) Nhìn từ quan điểm khoa học hiện đại, khái niệm về Skandha(uẩn)có vẻ quá mơ hồ và bất định. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng nguyên tắc phântích của đạo Phật không phát xuất từ hứng thú khoa học suông; nó có mục đíchgiải cứu chúng ta ra khỏi ý tưởng về một thực tại cá biệt với ảo tưởng là nóhiện hữu như thế suốt mọi thời. Vì khi ý tưởng này được nhận làm cứu cánh,thì vướng mắc phải cái sai lầm của sự chấp trước,và chính do chấp trước đóđã từng bắt chúng ta làm tôi mọi cho bạo lực ngoại giới. Năm uẩn (skandha)(các tập hợp thể, hay các yếu tố) là: sắc chất (rūpa), cảm thọ haytri giác giác quan (vedanā), suy tưởng (saṁjñā), tập thành haysự tác thành (saṁskāra), và thức (vijñāna). Uẩn thứ nhất làthế giới vật chất hay chất thể của mọi vật; bốn uẩn còn là thuộc về tâmgiới. Vedanāxuất hiện qua các quan năng của chúng ta; saṁjñā,suy tưởng hay tư duy (thought) theo nghĩa rộng nhất, không có từ ngữ tươngxứng ở Anh ngữ; hay nó là cái mà tâm phức biến; saṁskāralà một từrất khó, không có tương đương trong Anh ngữ; nó chỉ cho cái tạo nên hìnhchất, là nguyên lý tạo hình; vijñānalà thức hay tâm thái. Có những hình thái của tâm thái khá rõ như thấy, nghe,ngửi, nếm, xúc chạm, và nghĩ tưởng.
(3) Bản dịch của Huyền Trang có thêm: “(Vị ấy) thoát khỏi tất cả khổ ách度一切苦厄.”
(4) Không (śūnya) hay “tính Không” (śūnyatā) là một trongnhững khái niệm quan trọng nhất trong triết lý Đại thừa và đồng thời cũnggây nhiều rắc rối khó hiểu nhất cho những độc giả ngoài đạo Phật. Tính Khôngkhông có nghĩa là “tương đối tính“ (relativity) hay “hiện tượng tính“(phenomenality), hay “cái không chi.” (nothingness). Nó chỉ cho Tuyệt đốithể, hay cái gì có bản tính siêu việt, dù nói thế cũng dẫn đến sai lầm nhưchúng ta sẽ thấy ở sau. Khi các nhà Phật học tuyên bố hết thảy mọi vật đềuKhông, họ không xướng xuất một quan điểm hư vô luận; ngược lại nó hàm ngụmột thực tại tối hậu, vốn không thể đặt dưới các phạm trù luận lý. Với cácphạm trù đó, nếu nói đến tính cách hữu vi của vạn hữu thì cũng nói luôn hiệnhữu của cái hoàn toàn vô vi siêu việt tất cả mọi xác định. Śūnyatā như thếthông thường cũng được diễn dịch rất chính xác là Tuyệt đối thể. Khi kinhnói rằng năm uẩn có đặc tướng (yếu tính) là Không (Không tướng), hay trongtính Không, không có sinh và diệt, không có nhiễm, tịnh, v.v…, thì có nghĩarằng: đừng có gán cho Tuyệt đối thể những phẩm tính quyết định; trong khi nótiềm tại trong tất cả mọi vật thể cụ thể và cá biệt, nó hoàn toàn không thểđịnh tính. Do đó, phủ định toàn diện trong triết lý Bát-nhã là một hệ quảtất yếu.
(5) “Không có mắt, tai, v.v…” chỉ cho sáu quan năng. Trong triết học Phậtgiáo, ý thức (manovijñāna) là quan năng đặc biệt để tri nhận các pháp(dharma) hay các đối tượng của tư tưởng.
(6) “Không có sắc, thanh. v.v…” là sáu phẩm chất của ngoại giới, chúng làmđối tượng cho sáu quan năng.
(7) “Nhãn giới v.v…,” chỉ cho mười tám giới (dhātu) hay các yếu tốcủa hiện hữu, chúng gồm sáu giác năng (indriya: căn), sáu phẩm tính (viṣaya:cảnh) và sáu thức (vijñāna).
(8) “Cho đến” (Skt: yāvat; Hán: nãi chí 乃至), rất thông dụng trong văn học Phật giáo dùng để tránh lặp lạinhững đề tài đã biết. Những lối phân loại này hơi có vẻ phức tạp và chồngchéo.
(9) “Không có minh, không có vô minh…” là phủ định toàn bộ 12 chi duyên khởi(pratītyasamutpāda), gồm vô minh (avidyā), hành (saṁskāra),thức (vijñāna), danh sắc (nāma-rūpa), sáu xứ (ṣaḍāyatana),ái (tṛṣṇā), thủ (upādāna), hữu (bhava), sinh (jāti),già và chết (jarāmaraṇa). 12 chi duyên khởi này đã được các học giảđạo Phật thảo luận rất nhiều.
(10) Đương nhiên ám chỉ bốn Thánh đế (satya): 1. Đời sống là đau khổ(duḥkha); 2. Do sự tích tập (samudaya) của các nghiệp xấu; 3.Có thể diệt tận nguyên nhân của khổ (nirodha); 4. Có con đường (mārga)dẫn tới diệt nguyên nhân của khổ.
2. Việt dịch theobản Hán của Huyền Trang
A. Phiên âmHán-Việt
Quán Tự tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩngiai Không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá-lợi Tử, Sắc bất dị Không, Không bất dị sắc, sắc tức thị Không, Không tứcthị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Cố tri Bát-nhã ba-la-mật-đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vôthượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật, bất hưcố; thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tức thuyết chú viết: Yết-đế, yết-đế,ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, Bồ đề, tăng sa-ha.
B. Việt dịch[60]
Bồ-tát Quán Tự tại trong khi thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, soithấy năm uẩn đều Không, vượt qua tất cả mọi khổ ách.
Xá-lợi Tử, sắc không khác Không; Không không khác sắc. Thọ, tưởng,hành, thức cũng vậy. Xá-lợi Tử, đặc tướng Không của các pháp ấy không sinh,[61]không diệt, không cấu, không tịnh, không tăng, không giảm; do đó, trongKhông không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi,thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có giới của conmắt, cho đến không có giới của ý thức; không có vô minh, cũng không có sựdiệt tận của vô minh, cho đến, không có già và chết, cũng không có sự diệttận của già và chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí, cũng khôngcó đắc. Vì vô sở đắc.
Bồ-đề-tát-đỏa, do y chỉ Bát-nhã ba-la-mật-đa, tâm không bị bưng kín. Dokhông bị bưng kín, nên không có sự sợ hãi, xa lìa tất cả điên đảo và mộngtưởng, đạt đến Niết-bàn cứu cánh. Chư Phật trong ba đời do y chỉ Bát-nhãba-la-mật-đa mà chứng đắc A-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề
Do đó nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa là thần chú vĩ đại, là minh chú vĩ đại,là chú vô thượng, là chú không gì có thể so sánh, diệt trừ tất cả khổ, chânthật, vì không hư dối, được gọi là chú Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Tức thuyết chúrằng: yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, bồ-đề, tăng sa-bà-ha.
* Các chú thích một phần do chính tác giả; một số khác là tham chiếucủa dịch giả. Những chú thích tham chiếu này đều có ghi TS.
[42]Nhật bản, kinh được gọi là Hannya Shingyô般若心經 hay nói gọn là Shingyô心經. Tại một thiền viện, kinh được tụng trong mọi thời. Cónhiều bản chú giải và các thiền sư thường cho một khóa giảng về kinhnày.
[43]Thủ bản lưu trữ từ năm 609 tại chùa Hôryoji (法隆寺 Pháp long tự), Yamato,một trong những ngôi chùa tối cổ ở Nhật. Nó khá hấp dẫn về mặt khảo cổvì cung cấp chúng ta “dạng bản tối cổ của mẫu tự Sanskrit được dùng chocác mục đích văn học.” Người ta nói thủ bản này được Bồ-đề đạt-ma mangvào Trung hoa, rồi sau đó tới Nhật bản.
[44]Bản Phạn-Hán, có nghĩa là bản phiên âm từ tiếng Sankrit sang tiếng Trunghoa, ấn hành trong Đại tạng Taishô, tập VIII, số hiệu 256: Đường Phạnphiên đối tự âm Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh唐梵翻對字音般 若波羅蜜多心經, Quán Tự tại Bồ tát trực tiếp truyền cho Tam tạngPháp sư Huyền Trang bản Phạn không nhuận sắc. TS
[45]T8n251, tr. 848c4 Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh般若波羅蜜多心經, Đường Tam tạng Pháp sư Huyền Trangdịch 唐三藏法師玄奘譯. )
[46]Phiên âm theo bản Devanāgari của Suzuki, tham chiếu Mahāyāna-sūtra-saṁgraha, ed. By Vaidya, The Mithila Institute, 1961,p.97.
[47]Vaidya: gambjīrāyāṃ. TS
[48]Vaidya: prajñāpāramitāyāṃcaryāṃ. TS
[49]Vaidya: na jñānaṁ na prāptitvam. TS
[50]Vaidya: bodhisattvasya(śca?). TS
[51]Vaidya: viharati cittāvaraṇaḥ. TS
[52]Bản Việt này cố gắng dịch sát theo bản Anh làm cơ sở tham chiếu cho cácbản Hán dịch. Các chú thích trong phần cước chú là của người dịch đượcđánh dấu hoa Ả-rập (không ngoặc). Một số cước chú của tác giả (Suzuki)được đánh dấu thập (+). Chú thích của tác giả (Suzuki) được được đánh sốẢ-rập trong ngoặc đơn ghi ở cuối bản dịch Việt này.
+Có hai điểm đáng lưu ý trong đoạn dịch này: 1) Bản Hán của HuyềnTrang: chiếu kiến ngũ uẩn giai không 照見五蘊皆空; bảnHán của Cưu-ma-la-thập:chiếu kiến ngũ ấm không照見五陰空; khác vớilối nói: soi thấy có năm uẩn (ấm) rồi mới thấy tự tánh của chúng làkhông. 2) Cả hai bản Hán vừa dẫn đều có câu: vượt qua mọi khổ ách度一切苦厄, tức nói tới hiệu lực của Bát-nhã. BảnSanskrit hiện hành và bản phiên âm Taishô VIII, No 256 đều không có câunày. TS
[53]Chữ Hán: thị chư pháp Không tướng 是諸法空相. Phạn:iha … sarvadharmāḥśūnyatālakṣaṇā, “ở đây, tất cả cácpháp vốn có đặc tướng (=yếu tính) là tính không.” Ý nghĩa chữ này, cóthể đọc nơi luận VI, đoạn nói về 8 cái Không. (TS).
[54]Các bản Hán đã dẫn: vô vô minh, diệc vô vô minh tận 無無明。亦無無明盡, không có vô minh và cũng không có sự chấm dứt của vôminh. Đoạn dịch trên tương đương với bản phiên âm Phạn Hán đọc đượctrong Taishō như sau: na vidyā nāvidya na vidyākṣhayonāvidyākṣayo. TS.
++ Nābhisamayaḥ(không hiện quán hay hiện chứng - TS), không có trong các bản Hán dịchcũng như trong thủ bản chùa Pháp long.
[55]Hán: dĩ vô sở đắc cố (Skt. aprāptitvāt),một số chú giải đặt nhân do này lên đoạn trên như bản dịch Anh; một sốkhác đưa xuống đoạn sau. Prāpti (đắc) và aprāpti(phi đắc) là hai trong số các hành không tương ưng tâm (citta-viprayuktāḥsaṁskārāḥ). Kośa-Bhāṣya, k. ii.36c-d:dvidhā hi prāptiraprāptaviḥīnasya ca lābhaḥ pratilabdhena ca samanvāgamaḥ,“đắc có hai: 1. sự thu hoạch (thủ đắc) những gì chưa có được hay nhữnggì đã mất; 2. sự sở hữu (thành tựu, cụ túc) những gì đã có được mà chưamất.” Chỉ khái niệm về sự hiện hữu của một phẩm tính nơi một nhân cách.Nói một người “đắc quả A-la-hán” là khi phẩm tính A-la-hán hiện hữu nơivị ấy do đó nhân cách vị ấy được biết như là một Thánh giả A-la-hán.Trong bản Hán, prāptiđược dịch là sở đắc, “cái được thủ đắc.” TS
+++Chữ varaṇa, tất cả các bản Hán đều nói “quái ngại” và như thế hoàn toànhợp với giáo pháp của Bát nhã. Max Muller dịch Anh ngữ “envelop”, baotrùm.
[56]Hán: Bồ-tát y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố tâm vô quái ngại依般若波羅蜜多故。心無罣礙: Bồ tát do nương trên Bát-nhãba-la-mật-đa nên tâm không quái ngại. Skt. bodhisattvasya prajñāpāramitām āśrityaviharato’ cittāvaraṇaḥ, sau khi ychỉ trên Bát-nhã ba-la-mật-đa của Bồ tát, (vị ấy=hành giả) an trụ vớitâm không bị chướng ngại (trùm kín). TS
[58]Skt. gambīrayāṁ prajñāpāramitāyāṁ caryāṁ caramaṇo, ngữ pháp, biếncách số 6, chỉ nơi chốn. Ở đây được hiểu là sự tu tập trongBát-nhã ba-la mật-đa, là sở ychứ không phải đối tượng. TS
[59]Dịch sát bản Anh: by Tathāgatas andArhats. Skt. tathāgatair arhadbhiḥ, trong đây, A-la-hán được hiểu là một phẩm đứccủa Như Lai. TS
[60]Bản dịch Việt này cố dịch sát theo bản Hán, theo sự lãnh hội phổ thôngđể có thể so sánh với một vài dị biệt có thể có trong bản Phạn hiệnhành. TS
[61]Dịch theo cách ngắt câu khắc: “Xá-lợi-phất, các pháp, mà yếu tính làKhông (Không tướng), vốn không sinh,… „
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.