Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Kim Cang Giảng Giải

24/10/201008:24(Xem: 15691)
Kinh Kim Cang Giảng Giải

Kinh Kim Cang Giảng Giải

HT Thích Thanh Từ

Kinh_Kim_Cang_Giang_Giai

LỜI ĐẦUSÁCH

Trí tuệ Bát-nhã thấy đúng lý Trungđạo, không mắc kẹt ở hai bên có và không v.v… Vì biết rõ vạn vật đều do nhânduyên sanh, nên không có chủ thể thì làm gì thật có được; đủ duyên vạn vật sanhthì làm sao nói thật không? Như kinh nói “chúng sanh không phải chúng sanh, ấygọi là chúng sanh… thế giới không phải thế giới, ấy gọi là thế giới…”. “Khôngphải chúng sanh”, vì duyên hợp không có chủ thể.

“Gọi là chúng sanh”, vì giảtướng giả danh hiện tiền làm sao phủ nhận được. To như thế giới cũng là duyênhợp không chủ thể, nên nói “không phải thế giới”; cụ thể chúng sanh đang sốngnương nhờ trên thế giới thì giả tướng thế giới làm sao chối bỏ được, nên nói“gọi là thế giới”. Thế mà, có một số người học Phật nông nổi nói “Bát-nhã chấpkhông”. Quả thật họ là người rất đáng thương, học Phật mà hoảng sợ trí tuệ thìbao giờ được giác ngộ.

Bát-nhã có công dụng, có khả năngphá sạch mọi kiến chấp. Người học Phật cần yếu phải nhờ nó để dẹp tan tất cảkiến chấp sai lầm cố hữu, đã lôi kéo mình vào vòng trầm luân muôn vạn kiếp rồi.Nếu không tận dụng cây kiếm Bát-nhã chặt đứt mọi xiềng xích kiến chấp, chúng takhó mong thoát khỏi luân hồi. Diệu dụng kinh Kim Cang là ở đây vậy.

Đọc toàn quyển kinh Kim Cang, chúngta thấy Phật phá sạch không còn sót một kiến chấp nào. Đây là quả bom, là khốichất nổ mạnh làm nổ tung hai ngọn núi kiến chấp của chúng sanh. Có một số ngườibảo rằng “tụng kinh Kim Cang nóng”. Họ sợ tụng kinh Kim Cang, vì không chịu nổisức công phá khốc liệt của kinh này. Ngược lại, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn khuyên ngườitu thiền nên tụng kinh Kim Cang và chính Ngài cũng đem kinh Kim Cang giảng choLục tổ Huệ Năng nghe, nhân đó Lục Tổ ngộ đạo.

Chúng tôi giảng kinh Kim Cang tại Thiền việnThường Chiếu và các Thiền sinh ghi ra từ băng nhựa. Đọc qua bản ghi xong, chúngtôi đồng ý cho in ra để được nhiều người xem. Tuy nhiên, không sao tránh khỏivài điều sơ sót, xin quí vị cảm thông cho.

THÍCHTHANH TỪ

Viết tạiThiền viện Thường Chiếu vào mùa An cư năm 1992.

LƯỢC KHẢO

Kinh KimCang cũng có người đọc là Kim Cương. Kinh này do đức Phật nói, nguyên văn bằngchữ Phạn, sau truyền sang Trung Quốc được dịch ra chữ Hán.

A- Những nhà phiên dịch Phạn-Hán:

1- Ngài Cưu-ma-la-thập (Kumãrajiva)ở chùa Thảo Đường tại Trường An. Vào niên hiệu Hoằng Thủy năm thứ 4, tức là năm402 Tây lịch, thuộc đời Dao Tần, Ngài dịch tên kinh là “Kim Cang Bát-nhãBa-la-mật”. Đây là bản có giá trị nhất, được gọi là định bản, vì bản dịch nàyđược mọi người dùng để trì tụng. Bản này nằm trong bộ Tam Bảo tụng hằng ngày(Kinh nhật tụng).

2- Ngài Bồ-đề-lưu-chi (Bodhiruci)đời Ngụy dịch tên kinh cũng đồng với bản trên tức là “Kim Cang Bát-nhãBa-la-mật” vào khoảng 508 Tây lịch.

3- Ngài Ba-la-mật-đà (Paramàrtha) -Trung Hoa dịch là Chân Đế - dịch vào đời Trần, khoảng giữa thế kỷ thứ VI, đểtên là “Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật”.

4- Ngài Đạt-ma-cấp-đa (Dharmagupta)đời Tùy, khoảng đầu thế kỷ thứ VII dịch tên cũng đồng là “Kim Cang Bát-nhãBa-la-mật”.

5- Ngài Huyền Trang đời Đường,khoảng giữa thế kỷ thứ VII, dịch chung trong bộ Đại Bát-nhã, sáu trăm quyển,gồm mười sáu hội, “Kim Cang” là hội thứ chín, quyển 577 trong bộ Đại Bát-nhã.

6- Ngài Nghĩa Tịnh, đời Đường đầuthế kỷ thứ VIII, dịch tên kinh là “Phật thuyết năng đoạn Bát-nhã ba-la-mật-đakinh”. Ngài có đi Ấn Độ mang bản chữ Phạn về.

Sáu nhà dịch đồng một bản kinh, nhưng về sau được chú ý nhất là bản củacác ngài Cưu-ma-la-thập, ngài Huyền Trang và ngài Nghĩa Tịnh.

B- Những nhà sớ giải:

Kinh Kim Cang rấtđược các Thiền sư và Giảng sư Trung Hoa chú ý sớ giải, có cả thảy độ mười nhà.

1- NgàiTrí Khải đời Tùy để tên là “Kim Cang Bát-nhã kinh sớ” gồm một quyển.

2- NgàiKiết Tạng đời Tùy để tên là “Kim Cang Bát-nhã sớ”, gồm bốn quyển.

3- NgàiKhuy Cơ đời Đường để tên là “Kim Cang Bát-nhã kinh tán thuật” gồm hai quyển.

4- NgàiTông Mật tức ngài Khuê Phong cũng ở đời Đường, để tên là “Kim Cang Bát-nhã kinhsớ luận toát yếu” gồm hai quyển.

5- NgàiTrí Nghiêm cũng thuộc đời Đường, để tên là “Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật kinhlược sớ” gồm hai quyển.

6- NgàiTử Cừ đời Tống, để tên là “Kim Cang kinh toát yếu san định ký” gồm bảy quyển.

7- NgàiTông Lặc và Như Khởi vào đời Minh, để tên là “Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật chúgiải” gồm một quyển.

8- “KimCang chư gia” trích lời giảng của các Thiền sư .

Gần đây có ngàiThái Hư, để tên là “Kim Cang giảng lục”.

Gần đâynhất là cư sĩ Giang Vị Nông, để tên là “Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật kinh giảngnghĩa”.

C- Những nhà phiên dịch Hán-Việt:

1- Hòathượng Thích Trí Tịnh dịch trong bộ Tam Bảo tụng hằng ngày.

2- Hòathượng Thiện Hoa dịch trong bộ Phật Học Phổ Thông (tức là trong mười hai nấcthang giáo lý).

3- Thượngtọa Huệ Hưng dịch quyển Kim Cang Giảng Lục của ngài Thái Hư.

4- Cư sĩĐồ Nam dịch bản của ông Giang Vị Nông.

Quyển KimCang Chư Gia cũng được dịch.

D- Sự liên hệ giữa kinh Kim Cang vàThiền tông.

Dĩ nhiên ai cũngbiết đức Lục Tổ khi gánh củi vào khách điếm bán, thấy có người đang tụng kinhKim Cang, đức Lục Tổ nghe qua, tâm liền khai ngộ, mới hỏi thăm và được biết làNgũ tổ Huỳnh Mai dạy đồ đệ trì tụng “Kim Cang”, do đó Ngài tìm đến học đạo.

TrongThiền tông lúc Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) truyền tâm ấn cho ngài Huệ Khả, Tổtrao bốn quyển kinh Lăng-già (Lankà) để làm tâm ấn. Đến đời Ngũ Tổ, thấy KimCang là quyển kinh tối yếu trong nhà Thiền, Ngài dạy: Chẳng những Tăng Ni mà cảcư sĩ đều nên trì tụng kinh Kim Cang. Ngũ Tổ chủ trương dùng kinh Kim Cang đểấn tâm, thế nên khi Lục Tổ đến học, vào trước giờ truyền y bát, Ngài đem kinhKim Cang ra giảng. Khi giảng đến câu ngvô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, Lục Tổ hoàn toàn liễu ngộ. Như vậy Lục Tổ ngộđạo và được truyền y bát làm Tổ cũng nhân nơi kinh Kim Cang. Do đó chúng tathấy rõ tầm quan trọng của kinh này đối với Thiền tông. Sau này kinh Kim Cangđược xem như tâm ấn trong nhà Thiền. Trong các chùa, các Thiền viện bộ kinh nàyđược xem như kinh Nhật tụng.

Ngài KhuêPhong cũng bảo: Kim Cang là bộ kinh quí đáng để ấn tâm.

Học kinhKim Cang là học thẳng vào phương pháp tu Thiền.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]