Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

96. Kinh Esukàri

19/05/202010:55(Xem: 8702)
96. Kinh Esukàri

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


96. Kinh ESUKÀRI

( Esukàri sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ 

          Sa-Vát-Thí ( Xá Vệ ) trú qua

              Tinh Xá Chê-Tá-Va-Na 

     ( Kỳ Viên ) cùng Chúng Săng-Ga tịnh, hòa

          Do A-Na-Thá-Pin-Đi-Ká  

        ( Cấp-Cô-Độc ) này đã cúng dường.   

 

              Vị Bà-La-Môn bản hương

       Ê-Su-Ka-Rí trên đường đến đây,

          Gặp Thế Tôn, vị này chào hỏi

          Những lời nói thân hữu xã giao,

              Rồi ông một bên ngồi vào

       Hướng về Đức Phật, ông mau thưa là :

 

     – “ Tôn Giả Gô-Ta-Ma ! Các vị

          Thuộc Phạm-Chí xưa nay chủ trương

              Bốn loại phụng sự thông thường :

       Phụng sự Phạm-Chí chủ trương đứng đầu

          Phụng sự sau dành Khách-Ti-Dá

          Phụng sự của Phệ-Xá thứ ba

              Và phụng sự của Thủ-Đà.

       Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma ! Tức là

          Phụng sự Bà-la-môn được chỉ :

          Các Phạm-Chí (1) phụng sự Bàn-môn (1),

              Sát-Lỵ phụng sự Bàn-môn,

       Phệ-Xá phụng sự Bàn-môn ; cùng là

    ________________________

 

 (1) : Bàn-Môn  hay  Phạm-Chí  tức là Bà-La-Môn.   

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  374

 

          Thủ-Đà-La phụng sự Phạm-Chí

          Thưa Tôn Giả ! Với ý bảo tồn

              Chủ trương phụng sự Bàn-môn.

 

       Thứ hai, Khách-Ti-Da còn biết qua

          Khách-Ti-Da (1) phụng sự Sát-Lỵ (1)

          Phệ Xá phụng sự  Khách-Ti-Da,

              Hạng Thủ-Đà-La trải qua

       Phụng sự cho Khách-Ti-Da thường thường,

          Các Phạm-Chí chủ trương như thế

          Về Sát-Đế-Lỵ ( Khách-Ti-Da ).

 

              Còn phụng sự của Vết-Sa  (2)

       Phệ-Xá (2) phụng sự Vết-Sa thường kỳ 

          Sút-Đa thì phụng sự Phệ-Xá,

          Hạng Vết-Sá được phụng sự qua.

 

              Về giai cấp Thủ-Đà-La  

       Thủ-Đà phụng sự Thủ-Đà mà thôi.  

           Vì không còn ai thời có thể

           Phụng sự giai cấp tệ nhất, là

               Giai cấp Sút-Đa ( Thủ-Đà ).  (3)          

 

       Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma ! Đó là

          Chủ trương Bà-La-Môn đơn cử

          Về bốn loại phụng sự như vầy ”.

    ___________________________

 

  (1) : Khattiya – Sát-Đế-Ly ( Sát-Lỵ ) là giai cấp thứ hai : Hàng

     Vua chúa, quan quyền, tướng lĩnh. ( trong hàng rào giai cấp

     của Bà-la-môn ).

  (2) : Vessa  hay Phệ-Xá là giai cấp thứ ba : hàng Thương gia

     buôn bán…

  (3) : Sudda  hay Thủ-Đà hoặc Thủ-Đà-La là giai cấp cuối cùng

     bị Bà-La-Môn coi là hạng nô lệ, hạ tiện, bị khinh rẻ nhất, chỉ

     được làm những nghề hạ tiện như hớt tóc, đổ phân…

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  375

 

        – “ Ông Ê-Su-Ka-Ri này !

       Có phải tất cả trước nay mọi người

          Sống ở đời thảy đều đồng ý

          Chủ trương của Phạm-Chí các vì

              Về bốn loại phụng sự ni ? ”.

 

 – “ Xin thưa Tôn Giả ! Vậy thì là không ”. 

 

    – “ Này Bàn-Môn ! Ví như người nọ

          Rất nghèo khó, không một vật chi

              Khốn khổ đói lạnh mọi thì,

       Nhưng bị ép uổng do uy quyền cần :

         ‘Này người kia ! Phải ăn miếng thịt,

          Rồi phải trả tiền thịt cho ta’.

 

              Cũng vậy, chủ trương nêu ra

       Bốn loại phụng sự của Bà-La-Môn

          Dầu không được Sa-Môn,Phạm-Chí

          Chấp nhận ý của chủ trương này.

              Bàn-Môn ! Ta không nói ngay

       Cần phải phụng sự như vầy trải qua.

          Ta cũng không nói là hết thảy

          Không cần phải phụng sự, bảo tồn.

              Vì rằng, này Bà-La-Môn !

       Nếu có ai đó khi trong thực hành

          Việc phụng sự trở thành xấu tệ 

          Không tốt hơn, trì trệ xảy ra.

 

              Như Lai cũng không nói là

       Người đó cần phụng sự qua mọi thì.

          Nhưng nếu ai trong khi phụng sự

          Trở thành tốt, không tự xấu đi,

              Như Lai sẽ nói tức thì :

       Cần phải phụng sự mọi thì người đây.

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  376

 

          Bàn-Môn này ! Có người hỏi vị

          Sát-Đế-Lỵ câu hỏi như sau :

             ‘Phụng sự cho ông, người nào

       Do việc phụng sự, bắt đầu xấu hơn,

          Không trở thành tốt hơn mọi thứ.

          Hay người nào phụng sự ông đây

              Do nguyên nhân phụng sự này

       Trở thành tốt đẹp, không rày xấu đi.

          Như vậy thì ông cần ai thế ?

          Để phụng sự. hãy kể đó ra’.

 

              Bàn-Môn ! Vị Khách-Ti-Da  

       Nếu đáp chân chánh, nói ra như vầy :

         ‘Người nào hay vì tôi phụng sự,

          Do nguyên nhân phụng sự, trở nên

              Xấu hơn mà không tốt lên,

       Tôi không cần họ ở bên giúp mình.

          Nếu phụng sự trở thành tốt, lợi

          Không xấu hơn – Cần tới người này’.

 

              Ông Ê-Su-Ka-Ri này !

       Cũng vậy, có kẻ thày lay sa đà

          Hỏi người Bà-La-Môn, Phệ-Xá,

          Hoặc Sút-Đá câu hỏi như sau :

             ‘Phụng sự cho ông, người nào

       Do việc phụng sự, bắt đầu xấu hơn,

          Không trở thành tốt hơn mọi thứ.

          Hay người nào phụng sự ông đây

              Do nguyên nhân phụng sự này

       Trở thành tốt đẹp, không rày xấu đi.

          Như vậy thì ông cần ai thế ?

          Để phụng sự, hãy kể hết ra ”.

 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  377

 

              Nếu vị Bàn-Môn, Vết-Sa

       Thủ-Đà chân chánh nói ra như vầy :  

         ‘Người nào hay vì tôi phụng sự,

          Do nguyên nhân phụng sự, trở nên

              Xấu hơn mà không tốt lên,

       Tôi không cần họ ở bên giúp mình.

          Nếu phụng sự trở thành tốt, lợi

          Không xấu hơn – Cần tới người này’.

 

              Này Ê-Su-Ka-Ri ! Ở đây

       Như Lai không nói điều này tốt hơn

          Do sinh trong gia đình cao quý,

          Không xấu hơn vì bị sinh ra

              Trong nhà cao quý xa hoa,

       Không nói do nhan sắc mà tốt hơn,

          Không xấu do nhan sắc thù thắng.

 

          Không nói vì thù thắng gia tài

              Tốt hơn.  Cũng không nói vầy :

       Do có thù thắng sản tài, xấu hơn.

 

          Này Bàn-Môn ! Có người sinh trưởng

          Được nuôi dưỡng trong một gia đình

              Cao quý, nhưng lại sát sinh,

       Lấy của không phải của mình tạo ra.

          Sống tà hạnh, đắm sa các dục

          Trong mọi lúc nói láo, ba hoa,

              Hai lưỡi, độc ác… cùng là

       Tham tâm, sân hận, lại tà kiến ma.

          Do vậy, Ta không nói là tốt

          Vì sinh trưởng trong một gia đình

              Cao quý giàu sang, có danh.

 

       Ê-Su-Ka-Rí ! Bình sinh có người

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  378

 

          Được sinh nơi gia đình cao quý

          Mà hoan hỷ từ bỏ sát sinh

              Không lấy vật không của mình

       Từ bỏ tà hạnh, dục tình xấu xa.

          Không ba hoa, nói láo, nói ác,

          Không hai lưỡi, khoác lác sai lầm

              Và không tham tâm, sân tâm,

       Luôn có chánh kiến, suy tầm trải qua.

          Do vậy mà Như Lai không nói

          Thành xấu hơn vì bởi sinh ra

              Trong nhà cao quý, vinh hoa.

 

       Ở đây cũng vậy, này Bà-La-Môn !

          Người nhan sắc đẹp hơn, thù thắng

          Hoặc tài sản thù thắng sẵn dành.

              Hoặc có giới hạnh tịnh thanh,

       Hoặc làm điều ác chẳng lành, trải qua

          Có chánh kiến hoặc là tà kiến…

          Ta không nói vì chuyện ấy mà

              Tốt hơn & xấu hơn xảy ra.

       Ta không nói tất cả làyếu nhân

          Cần phụng sự & không cần phụng sự.

 

          Này Bàn-Môn ! Phụng sự người này

              Do nguyên nhân phụng sự đây

       Lòng tin tăng trưởng, giới ngay tăng nhiều,

          Sự nghe được tăng nhiều. Do thế

          Bố thí và trí tuệ tăng cao.

              Ta nói người này phải mau

       Cần được phụng sự thuộc vào toàn chu ”.

 

          Nghe nói vậy, Ê-Su-Ka-Rí    

          Vị Phạm-Chí bạch với Phật Đà : 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  379

 

        – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !

       Chủ trương Phạm-Chí đề ra bốn phần :

          Chủ trương phần tài sản Phạm-Chí,

          Tài sản vị thuộc Khách-Ti-Da,

              Tài sản của hạng Vết-Sa,

       Chủ trương tài sản Sút-Đa (Thủ-Đà ).

 

          Các Phạm-Chí nói là tài sản

          Bàn-Môn hạng : khất thực hằng ngày,

              Nếu khinh thường tài sản này

       Bà-la-môn ấy do vầy bất minh

          Không làm tròn của mình bổn phận

          Giống như người dắt dẫn chăn bò

              Thường hay lấy của không cho.

 

       Ở đây, Phạm-Chí lại lo bao đồng  

          Chủ trương trong tài sản Sát-Lỵ

          Là cung, tên vũ khí chiến trường,

              Nếu Khách-Ti-Da khinh thường

       Cung tên tài sản, cũng dường được so

          Người chăn bò không cho mà lấy.

 

          Chủ trương ấy tài sản Vết-Sa 

              Là canh nông, nuôi bò nhà

       Nếu Phệ-Xá ấy tỏ ra khinh thường

          Các nghề đó, cũng dường ví tựa

          Người chăn bò lấy của không cho.      

 

              Chủ trương tài sản nhỏ to

       Của Sút-Đá được dặn dò là hai :

          Lưỡi liềm đây và đòn gánh nọ

          Nếu Thủ-Đà mà có khinh thường

              Lưỡi liềm, đòn gánh chán chường

       Không làm bổn phận, thì thường được so

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  380

 

          Người chăn bò, không cho mà lấy.

 

          Thưa Tôn Giả ! Như vậy chủ trương

              Tài sản bốn loại thông thường

       Của bốn giai cấp. Ngài đương nghĩ gì ? ”.

 

    – “ Này Bàn-Môn ! Vậy thì có phải

          Với điều ấy, mọi người tán đồng

              Theo chủ trương của Bàn-Môn ? ”. 

 

 – “ Xin thưa Tôn Giả ! Thật không có vầy ”. 

 

    – “ Bàn-Môn này ! Ví như người nọ

          Rất nghèo khó, không một vật chi

              Khốn khổ đói lạnh mọi thì,

       Nhưng bị ép uổng do uy quyền cần :

         ‘Này người kia ! Phải ăn miếng thịt,

          Rồi phải trả tiền thịt cho ta’.

 

              Cũng vậy, chủ trương nêu ra

       Bốn loại tài sản của Bà-La-Môn

          Dầu không được Sa-Môn,Phạm-Chí

          Chấp nhận ý của chủ trương này.

 

              Bàn-Môn ! Ta chủ trương ngay

       Tài sản là chính Thánh tài thảnh thơi

          Cho con người Thánh pháp vô thượng.

          Khi hồi tưởng gia hệ xưa xa

              Về phía của mình mẹ cha

       Chỗ nào tự thể sinh ra thế nào

          Được chấp nhận tùy vào chỗ ấy.

 

          Nếu tự thể sinh tại trong nhà   

              Một gia đình Khách-Ti-Da

       Được chấp nhận Khách-Ti-Da giống dòng.

          Nếu tự thể sinh trong Phạm-Chí  

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  381

 

          Được chấp nhận Phạm-Chí Phạm-gia.

              Sinh tại Phệ-Xá, Thủ-Đà

       Được chấp nhận là Vết-Sa, Thủ-Đà.

 

          Này Bàn-Môn ! Như là tùy thuộc

          Vào duyên gì lửa được đốt lên,

              Thì với ngọn lửa nói trên

       Sẽ được chấp nhận theo duyên ấy liền.

          Như do duyên được đốt từ củi

          Được chấp nhận lửa củi liệt vào.

              Nếu do duyên là dăm bào

       Thì gọi là lửa dăm bào được cho.

          Do duyên cỏ, phân bò đốt nỏ

          Gọi lửa cỏ, lửa phân bò ngay.

 

              Cũng vậy, chủ trương Như Lai   

       Tài sản là chính Thánh tài thảnh thơi

          Cho con người Thánh pháp vô thượng,

          Đâu là hướng tự thể sinh ra

              Thời được chấp nhận đó là

       Bàn-Môn, Sát-Lỵ, Vết-Sa, Thủ-Đà.

 

          Nhưng nếu Khách-Ti-Da người nọ    

          Quyết xuất gia, từ bỏ gia đình,

              Độc cư, sống không gia đình

       Nhờ Pháp và Luật cao minh soi đường

          Do Như Lai tỏ tường tuyên thuyết

          Người ấy quyết từ bỏ sát sinh

              Không lấy vật không của mình

       Từ bỏ tà hạnh, dục tình xấu xa.

          Không ba hoa, nói láo, nói ác,

          Không hai lưỡi, khoác lác sai lầm

              Và không tham tâm, sân tâm,

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  382

 

       Luôn có chánh kiến, thâm trầm tịnh thanh.

          Rồi tựu thành thiện pháp, chánh đạo.

 

          Này Bàn-Môn ! Hiểu thấu sự tình

              Nếu một người từ gia đình

       Phạm-Chí, Phệ-Xá, gia đình Sút-Đa

          Quyết xuất gia như Khách-Ti-Dá,

          Thực hành những việc đã kể trên,

              Ông nghĩ thế nào sự duyên

       Trong lập trường ấy ưu tiên thuộc dòng

          Người Bàn-Môn thì mới có thể

          Tu tập để có được từ tâm

              Không hận, không sân mê lầm.

 

       Người Khách-Ti-Dá trải năm tháng dài 

          Không thể đạt điều này. Hoặc giả

          Người Phệ-Xá hay Thủ-Đà-La

              Không thể tu tập trải qua

       Từ tâm, không hận hoặc là không sân ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Về phần điều đó 

          Thật sự là không có xảy ra.

              Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !

       Dù Phạm-Chí, Khách-Ti-Da, hay là

          Người Phệ-Xá, Sút-Đa cũng thế

          Vẫn có thể tu tập từ tâm

              Không hận, không sân mê lầm

       Cả bốn giai cấp, không nhằm riêng ai ”.

 

    – “ Ê-Su-Ka-Ri này ! Cũng vậy 

          Cả bốn giai cấp ấy nếu cần

              Đều có thể lấy cào lưng

       Cùng với bột tắm đi dần đến sông

          Tắm ở sông cho người sạch sẻ.         

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  383

 

          Dù là kẻ Phạm-Chí, Vết-Sa

              Cả Thủ-Đà – quyết xuất gia

       Nhờ Pháp và Luật sâu xa soi đường

          Do Như Lai tỏ tường tuyên thuyết

          Người ấy quyết từ bỏ sát sinh

              Không lấy vật không của mình

       Từ bỏ tà hạnh, dục tình xấu xa.

          Không ba hoa, nói láo, nói ác,

          Không hai lưỡi, khoác lác sai lầm

              Và không tham tâm, sân tâm,

       Luôn có chánh kiến, thâm trầm tịnh thanh.

          Rồi tựu thành thiện pháp, chánh đạo.

 

          Này Bàn-Môn ! Nghĩ thấu chăng là ? 

              Như lễ quán đảnh xảy ra

       Của vị vua Khách-Ti-Da  đương triều

          Có hàng trăm người, nhiều chủng loại

          Vua liền nói với mọi người này :

 

             ‘Này Quí vị ! Hãy đến đây !

       Gia đình Sát-Đế-Lỵ hay các nhà

          Thành phần Bà-La-Môn, Vệ-Xá,

          Hoặc Sút-Đá … hãy mang đến ngay

              Đồ để quay lửa bằng cây

       Sa-la, Sa-la-lá  hay chiên-đàn

          Hoặc cây sen… sẵn sàng làm lửa

          Quay cho lửa, sức nóng hiện ra.

              Người hạ tiện Chiên-Đà-La

       Đồ quay lửa được tạo ra nó bằng

          Máng heo ăn, củi khô, máng giặt…

          Quay cho bật ra lửa, nóng già.

 

              Này Bà-La-Môn ! Thật ra

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  384

 

       Thế nào ông nghĩ chuyện đà nêu trên ?

          Có phải lửa nhen lên, tỏa nóng

          Do Bàn-môn huyết thống ; hay là

              Chỉ do người Khách-Ti-Da

       Quay lửa của họ mới là tạo ra    

          Ngọn lửa mà ánh sáng, màu sắc

          Rất đẹp mắt, mới dùng được qua

              Công dụng do lửa tạo ra.

       Còn lửa do Chiên-Đà-La, Sút-Đà

          Thuộc gia đình như là săn bắn,

          Làm đồ tre, hạ đẳng đổ phân…

              Thì ngọn lửa ấy nhiều phần

       Không có ánh sáng, không phân sắc màu

          Ngọn lửa ấy không sao sử dụng.

          Có phải đúng như vậy xảy ra ? ”.

 

        – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !   

       Dù ngọn lửa ấy do Bà-La-Môn,

          Khách-Tí-Dá công tôn vương giả,

          Hay giai cấp Vệ-Xá, Thủ-Đà,

              Dù đồ quay lửa làm ra

       Từ Sa-la-lá, Sa-la, Chiên-đàn,

          Hay cây sen của Bàn-môn nọ,

          Đồ quay đó của Khách-ti-da,

              Đố quay của Chiên-đà-la 

       Thuộc dòng hạ tiện, nghề là đánh xe,

          Hoặc nghề làm đồ tre, săn bắn,

          Thuộc gia đình hạ đẳng đổ phân…

 

              Đồ quay lửa đó làm bằng

       Máng gỗ chó, heo ăn trước này,

          Máng giặt đồ… Đồ quay lửa ấy

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  385

 

          Là củi, lấy từ cây y-lan…

              Dù nguyên liệu khác hoàn toàn

       Thì ngọn lửa vẫn phát quang, sáng liền

          Có ánh sáng tự nhiên, màu sắc

          Ngọn lửa rất tốt để dùng qua     

              Các việc do lửa tạo ra ”.

 

  – “ Cũng vậy, Phạm-Chí ! Từ gia đình gì

          Bà-La-Môn, Khách-Ti-Da, cả

          Hạng Phệ-Xá, ti tiện Thủ-Đà

              Từ bỏ gia đình, xuất gia

       Nhờ Pháp và Luật sâu xa soi đường

          Do Như Lai tỏ tường tuyên thuyết

          Người ấy quyết từ bỏ sát sinh

              Không lấy vật không của mình

       Từ bỏ tà hạnh, dục tình xấu xa.

          Không ba hoa, nói láo, nói ác,

          Không hai lưỡi, khoác lác sai lầm

              Và không tham tâm, sân tâm,

       Luôn có chánh kiến, thâm trầm tịnh thanh.

          Rồi tựu hành chánh đạo, thiện pháp ”.

 

          Nghe Thế Tôn giải đáp uy nghi  

              Giáo Pháp khúc chiết diệu vi

       Bàn-Môn Ê-Sú-Ka-Ri thưa là :

 

    – “ Tôn Giả Gô-Ta-Ma tôn kính !    

          Pháp được chính Tôn Giả trình bày,

              Hy hữu thay ! Vi diệu thay !

       Như người dựng vật lăn quay ngã nằm

          Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối

          Đem đèn sáng vào tối như bưng

             Để ai có mắt mở bừng

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  386

 

       Có thể thấy được sáng trưng sắc màu.

 

          Cũng như vậy, nhiệm mầu Chánh Pháp

          Được Tôn Giả phân tách, trình bày

             Con xin quy ngưỡng từ nay

       Quy y đức Phật, nương ngay Pháp mầu,

          Quy y Tăng thanh cao đức cả

          Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn

             Mong Tôn Giả nhận cho con

       Được làm đệ tử, vun tròn thiện duyên

          Xin phát nguyện vẹn tuyền ngưỡng phục

          Kể từ nay đến lúc mạng chung.

              Nguyện theo gương đấng Đại Hùng

       Tựa nương Giáo Pháp muôn trùng cao thâm ./-

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt  Kinh  số 96  :  ESUKÀRI  –  ESUKÀRI  Sutta  )

           

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2024(Xem: 2741)
Trong Đạo Phật chữ HỌC rất quan trọng.(1) Ám chỉ từ việc tu tập, rèn luyện hay hành trì Một lúc nào đó, phát hiện ra chẳng loại bỏ được gì Khi thế giới quanh ta vẫn luôn vận hành biến dịch! Nên vẫn mãi mê tô vẽ bản thân, để đạt mục đích ! Và cứ thế theo cung bậc thăng trầm của vòng xoay
01/07/2024(Xem: 1355)
Ngọt lành hai tiếng à ơi... Mẹ ru con ngủ tròn đời gió sương Tiếng lời mình, tiếng yêu thương Tiếng lời kinh Bụt thơm hương thơm trầm.
30/06/2024(Xem: 3856)
Trúc Lâm Đầu Đà, Ngài tên thật là Trần Khâm. Sinh năm 1258, lên ngôi năm 1278, ở ngôi 15 năm từ 1278 đến 1293, nhường ngôi cho con lên làm Thượng hoàng 6 năm từ 1293 đến 1299, sau đó ngài đi tu 9 năm từ năm 1299 đến năm 1308. Năm 1308 ngài viên tịch. Trụ thế 50 tuổi Tây, 51 tuổiTa. Đó là cuộc đời của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ngài là anh hùng dân tộc, là một bậc minh quân, là vị tổ khai sáng ra dòng thiền Việt Nam. Hồi Thứ Nhất:
29/06/2024(Xem: 2280)
Mừng Sinh Nhật Sư Phụ bảy lăm Tuệ giác càng thêm sáng trăng rằm Xuất, Tại gia đệ tử cầu chúc Hoằng dương đạo pháp mãi trăm năm Kể từ khi Thầy đến Tây Âu Ánh sáng từ bi rất nhiệm mầu Những đóa sen trồng trên xứ tuyết Chúng con ghi dậm nét thâm sâu
28/06/2024(Xem: 2537)
Hôm nay sinh nhật Thầy Con biết chúc gì đây? Bao lời văn trau chuốt Tác giả đã diễn bày con đọc trên Viên Giác Tán tụng công đức Thầy Sáu mươi năm hành đạo Bảy mươi lăm tuổi đời Cuộc đời trôi qua mau Thầy tạo bao ân đức
25/06/2024(Xem: 1410)
Đêm trăn trở canh dài thao thức Hồi tưởng chuyện đời viết tâm thư Đêm thật buồn dế khóc nỉ non Gió xào xạc lời ru thương nhớ. Tâm thư ghi nỗi niềm con trẻ Công ơn cha qua mấy vần thơ Một cuộc đời giản dị đơn sơ Một tấm lòng bao dung quảng đại.
23/06/2024(Xem: 1530)
Mừng Thầy và Mẹ bên nhau Đinh ninh thờ Phật, trước sau vuông tròn. Chín mươi hai tuổi sắt son Sáu thời niệm Phật nỉ non tiếng lòng. Thầy TU cho mẹ thong dong Mẹ TU ... bòn PHƯỚC – Phước con thêm dầy Mẹ còn ruộng Phước còn đây Mẹ đi tủi phận ... từng ngày mồ côi
21/06/2024(Xem: 1613)
Cuối xuân, Phật Việt gặp “tai bay” Quay quắt lòng buông tiếng thở dài Cám cảnh tình nhà đau nỗi đạo Xót xa quê mẹ lệ bi ai. Thương quá Việt Nam đất nước tôi Bốn nghìn năm văn hiến tinh khôi Thiêng liêng Phật Giáo hồn dân tộc Hai thế kỷ hơn rạng giống nòi.
21/06/2024(Xem: 1899)
Ngày mẹ đi! Nắng vàng xóm nhỏ Ngày mẹ đi! Mây lặng ngừng trôi Ngày mẹ đi! Rũ buồn hoa cỏ Ngày mẹ đi! Nức nở than ôi. Ngày mẹ đi! Máu nhuộm tuổi thơ Ngày mẹ đi! Lạc lõng bơ vơ Lòng mẹ đau phút giây vĩnh biệt Tức tưởi, nghẹn ngào, sầu vô bờ.
21/06/2024(Xem: 2970)
Trong lúc dọn dẹp lại thư viện kinh sách bé nhỏ của mình, người viết vừa nâng niu, vừa bâng khuâng xao xuyến khi nhìn kỹ lại hơn 50 tác phẩm được biên soạn bằng chính năng lực, trí tuệ của quý danh tăng của thế kỷ 20 -21 đã ký tặng( mà người viết cho đấy là sách giáo khoa hàn lâm về Phật Giáo ) với những dòng chữ thật trân quý đầy tinh thần nhân văn cao cả của lý tưởng, lại mang đậm các giá trị đạo đức truyền thống trong Phật Giáo mà trong suốt đời tu học, khoảng 10 năm gần đây người viết mới được tiếp xúc những bậc hiền triết này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]