TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majhima Nikàya )
Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : [email protected]
69. Kinh GULISÀNI
( Gulisàni sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả
Trú Vương Xá – Rá-Chá-Ga-Ha (1)
Trúc Lâm – Vê-Lú-Va-Na (1)
( Được dâng cúng bởi Tần-Bà-Sa-La )
Ka-Lanh-Đa-Ka-Ni-Va-Pá (1)
( Chỗ vốn đã nuôi sóc thường kỳ ).
Lúc ấy, Gu-Lí-Sa-Ni (2)
Là một Phích-Khú (3) tu trì tại nơi
Vùng rừng núi, tánh thời lỗ mãng
Hảnh động dạng thô tháo, lỗi lầm,
Đến gặp Tăng Chúng Trúc Lâm.
Tại đây, Tôn-giả thâm trầm uy nghi
Xá-Lợi-Phất – nhân vì vị ấy
Đã khuyên dạy Tăng Chúng nơi đây :
– “ Chư Hiền ! Vị Tỷ Kheo này
Sống quen rừng núi, nhưng nay trú cùng
Với Chúng Tăng – phải dùng pháp kính
Phải tôn trọng, cung kính tỏ bày
Với đồng-Phạm-hạnh các ngài.
Nếu Tỷ Kheo nọ sống ngay núi rừng
Đến giữa Tăng, không từng trọng thị,
Không cung kính các vị đáng tôn
___________________________
( ) : Xem chú thích ở Kinh số 58 : Vương Tử Vô Úy , trang 92 .
(2) : Tỷ Kheo tên Gulisàni .
(3) : Bhikkhu – Tỳ-Khưu hay Tỷ Kheo .
Trung Bộ (Tập 2 ) Kinh 69 : GULISÀNI * MLH – 448
Thời có người sẽ nói dồn :
“ Tốt lành gì với vị Tôn-giả này !
Quen sống ở rừng dày núi thẳm
Sống một mình với lắm tật riêng,
Làm theo sở thích, chẳng kiêng
Chẳng biết cung kính, mối giềng tôn ty
Với các vì là đồng-phạm-hạnh ”.
Nếu Tỷ Kheo sống lánh núi rừng,
Đến giữa Tăng để trú cùng,
Phải biết cung kính, phục tùng Chúng Tăng.
Tỷ Kheo hằng sống nơi rừng rú
Nay đến trú giữa Chúng Tăng, thời
Phải khéo léo về chỗ ngồi.
Nghĩ rằng : ‘Ta sẽ không ngồi trái ngang
Để chiếm chỗ các hàng Thượng Tọa,
Không chiếm cả chỗ niên-thiếu Tăng’.
Sơn Tăng đến trú giữa Tăng
Nếu mà không khéo xử phân chỗ ngồi
Thì sẽ có những lời chỉ trích :
“ Chỉ làm theo sở thích của mình,
Không biết ‘như pháp’ thực hành ”.
Do vậy, vị sống rừng xanh xa vời
Về chỗ ngồi phải biết khéo xử
Khi đến trú giữa Chúng Tăng đây.
Chư Hiền ! Vị sơn tăng này
Đến trú giữa Chúng Tăng đầy Luật nghiêm :
– Không nên tìm vào làng sớm quá,
Và trở về khi đã xế trưa.
– Không biết gia chủ ăn chưa
Không nên đến lúc họ vừa mới ăn,
Trung Bộ (Tập 2 ) Kinh 69 : GULISÀNI * MLH – 449
Hay trước lúc bữa ăn của họ,
Vì sẽ có chỉ trích không chừng :
‘Vị này quen sống núi rừng,
Thời giờ phí phạm, không ngừng đi rong’.
Vị Tỷ Kheo sống nơi rừng rú
Nay đến trú giữa Chúng Tăng, thời :
– Không nói tạp nhạp, nhiều lời.
– Là người thiện-hữu, là người dễ nghe
( Người dễ bảo và nghe lời thiện,
Sống hòa hợp, thuộc diện bạn lành )
– Cần phải thủ hộ các căn,
– Tiết độ trong sự uống ăn của mình,
– Cần giữ gìn, chú tâm cảnh giác.
– Phải tinh tấn, không nhác lười thây,
– Chánh niệm tỉnh giác đêm ngày,
– Phải có Thiền định sâu dày công phu.
– Phải siêng tu, phải có trí tuệ.
– Pháp thực tế A-Phí-Đam-Ma (1)
( Thắng Pháp Vi Diệu cũng là )
Cùng A-Phi-Ví-Na-Da (2) hai điều,
Là Thắng Luật - Phải đều thực tập.
Để nếu gặp ai hỏi, trả lời.
– Tịch tịnh giải thoát pháp, thời
Cần phải thực tập. Vượt rời khỏi xa
Sắc pháp và các vô sắc pháp.
Nếu ai hỏi sẽ đáp từng phần.
_________________________
( ) : Abhidhamma – Vi Diệu Pháp hay Thắng Pháp .
(2) : Abhivinaya – Thắng Luật .
Trung Bộ (Tập 2 ) Kinh 69 : GULISÀNI * MLH – 450
– Phải thực tập các pháp cần
Tịch tịnh giải thoát chánh chân, đó là
Sanh-Ta-Vi-Mô-Kha (1) thiện pháp,
Vượt Sắc & Vô-sắc-pháp các phần.
– Thực tập các pháp thượng nhân.
Chư Hiền ! Phích-Khú cô thân độc hành,
Sống tu hành núi non, rừng rú
Đã đến trú giữa Chúng Tăng vầy,
Khi được hỏi những pháp này
Nếu không đáp được, có ngay phê bình :
“ Tỷ Kheo này một mình đã sống
Chốn núi rừng, hành động buông lơi,
Lại nói tạp nhạp, nhiều lời
Là người ác-hữu, là người khó nghe,
Cũng không hề các căn thủ hộ,
Không tiết độ trong sự uống ăn,
Chú tâm tỉnh giác không hằng,
Không có tinh tấn, bản thân biếng lười,
Không chánh niệm, không thời Thiền định,
Không trí tuệ, tịch tịnh cũng xa.
Thắng Pháp – A-Phí-Đam-Ma
Và Thắng Luật, không trải qua thực hành.
Giải thoát pháp an lành tịch tịnh (1)
Vượt khỏi chính Sắc-pháp, cùng là
Các vô-sắc-pháp lánh xa,
Các thượng-nhân-pháp phải qua thực hành ”.
Nghe Tôn-giả đành rành giảng giải,
Vị Tôn-giả Mốc-Gá-La-Na
_______________________________
(1) : Santavimokha – Pháp tịch tịnh giải thoát .
Trung Bộ (Tập 2 ) Kinh 69 : GULISÀNI * MLH – 451
Hỏi ngài Sa-Ri-Pút-Ta :
– “ Hiền-giả ! Các pháp vừa qua trình bày
Cần phải chấp trì ngay, thực hiện
Chỉ phương tiện cho các Tỷ Kheo
Sống ở rừng núi đèo heo,
Hay cho tất cả Tỷ Kheo sống gần
Các thôn làng hay gần thành thị ? ”.
– “ Này Hiền-giả ! Không chỉ dành riêng
Các vị ở núi, lâm tuyền
Cần chấp trì, thực tập chuyên chú đều,
Mà cho cả Tỷ Kheo các vị
Gần thôn làng, thành thị hành trì ”.
Duyên do Gu-Lí-Sa-Ni
Ngài Xá-Lợi-Phất thuyết vi pháp này ./-
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3L )
*
* *
( Chấm dứt Kinh số 69 : GULISÀNI – GULISÀNI Sutta )
Gửi ý kiến của bạn