TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majhima Nikàya )
Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : [email protected]
152. Kinh CĂN TU TẬP
( Indriya-bhàvanà sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả
Tại Ka-Chân-Ga-Lá (1) trú qua
Ở Mu-Khê-Lú-Va-Na. (1)
Có thanh niên Ú-Tá-Rà Bàn-môn
Đệ tử Bà-la-môn được tả
Là Pa-Sa-Ri-Dá danh gia.
Chàng thanh niên Út-Ta-Ra (2)
Đi đến trú xứ Phật Đà không xa.
Sau khi đến, chàng ta liền nói
Lời chào đón, thăm hỏi xã giao
Rồi Bàn-môn trẻ ngồi vào
Một bên cạnh đức thanh cao Phật-Đà.
Phật hỏi Út-Ta-Ra ý nghĩ :
– “ Út-Ta-Rá Phạm-chí ! Thầy ông
Pa-Sa-Ri-Dá (2) Bàn-môn
Có giảng cho đệ tử thông hiểu về
‘Căn tu tập’ mọi bề không vậy ? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Điều ấy có mà !
Thầy tôi Pa-Sá-Ri-Da
Về ‘Căn tu tập’ thuyết ra rõ bày ”.
– “ Nhưng Út-Ta-Ra này ! Phạm-chí
Pa-Sa-Rí-Dá đã trình bày
________________________________
(1) : Địa phương Kajangala tại Mukheluvana.
(2) : Bà-la-môn trẻ tên Uttara, đệ tử Bà-la-môn Pasariya.
Nói về căn tu tập này
Để các đệ tử hiểu ngay thế nào ? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Dựa vào lời dạy :
Không nên thấy sắc với mắt này,
Không nên nghe tiếng với tai,
Thưa Tôn Giả ! Là lời thầy của tôi ”.
– “ Nếu là như vậy, thời theo đó
Người mù là người có căn tu
Người điếc cũng có căn tu,
Không thấy sắc với người mù tối thui,
Vì người đui dù là có mắt
Cũng không thể thấy sắc, đúng vầy.
Điếc không nghe tiếng với tai.
Mù, điếc là mẫu người thầy ngươi mong ? ”.
Phật nói xong, thanh niên im lặng
Hổ thẹn, rụt vai hẳn, cúi gầm
Không nói tiếng nào, như câm.
Thế Tôn biết hắn thẹn thầm, hổ ngươi,
Biết rằng người thanh niên Phạm-chí
Không thể nói gì, chỉ lặng trang,
Thế Tôn liền gọi A-Nan :
– “ Trong sự kiện vậy, A-Nan-Đa này !
Bàn-môn đây : Pa-Sa-Ri-Dá
Đã thuyết cho tất cả học trò
Các căn tu tập nhỏ to
Một cách khác lạ, nhưng do trong điều
Giới luật nhiều bậc Thánh nghiêm mật
Vô thượng Căn tu tập khác xa ”.
– “ Bạch đấng Thiện Thệ Phật Đà !
Nay đã đến lúc thuyết ra việc này
Căn tu tập các ngài bậc Thánh
Trong giới luật chân chánh uy nghi.
Thỉnh Thế Tôn giảng pháp ni
Được nghe, Tăng Chúng thọ trì, hành qua ”.
– “ A-Nan-Đa ! Hãy nghe, suy nghĩ
Suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng ra ”.
– “ Thưa vâng, bạch đức Phật Đà ! ”.
A-Nan vâng đáp. Phật Đà thuyết ngay :
– “ A-Nan này ! Thế nào hiểu khắp
Vô thượng căn tu tập mãn viên
Trong giới luật bậc Thánh hiền ?
Vị Tỷ Kheo mắt thấy liền sắc đây
Khởi lên ngay khả ý, cùng với
Bất khả ý khởi tới tức thì.
Vị ấy như vầy tuệ tri :
‘Khả ý, bất khả ý thì khởi lên
Nơi ta, nên ta biết rõ vậy.
Cái này khởi lên đấy, hữu vi
Nên thô. Nhưng mà cái ni
An tịnh, thù diệu, tức thì Xả mau.
Cho nên dầu cái gì khởi phát
Khả ý, bất khả ý, hay là
Khả ý và bất khả – mà
Tất cả đều diệt, còn là Xả đây.
A-Nan này ! Như người có mắt
Liền mở mắt, nhắm mắt lại, và
Nhắm mắt rồi mở mắt ra.
Cũng vậy, như thế hiểu qua nói vào
Là tốc độ, sự mau chóng ấy
Và như vậy là dễ dàng đây.
Với cái gì đã khởi ngay
Khả ý, bất khả ý hay nó là
Khả ý và bất khả ý đó
Đều đoạn diệt, chỉ có Xả này
Tồn tại đơn độc ở đây.
Trong giới luật bậc Thánh, này A-Nan !
Như vậy gọi rõ ràng đúng hướng
Căn tu tập vô thượng là đây
Với mắt nhận thức sắc này.
Lại nữa, Phích-Khú với tai nghe liền
Tiếng khởi lên khả ý, bất khả –
Khả ý và bất khả ý này,
Vị ấy tuệ tri như vầy :
‘Khả ý, bất khả ý này khởi ra
Ở nơi ta. Cùng là có cả
Khả ý và bất khả ý ni
Khởi lên nơi ta tức thì
Cái này đã khởi, thô vì hữu vi,
Nhưng cái ni an tịnh, thù diệu
Tức là Xả được hiểu mọi thì’.
Cho nên dầu cho cái gì
Khởi lên như vậy, ta thì phải thông :
Bị đoạn diệt ở trong vị ấy,
Xả tồn tại. Này A-Nan-Đa !
Như người lực sĩ nào mà
Có thể tự búng tay là dễ thôi !
Như vậy thời là tốc độ động,
Là mau chóng, là dễ dàng, nên
Đối với cái gì khởi lên
Khả ý, bất khả ý trên, hay là
Khả ý và bất khả ý ấy
Và cả thảy đều đoạn diệt ngay
Chỉ Xả tồn tại ở đây.
Trong giới luật bậc Thánh, này A-Nan !
Vô thượng căn tu tập được gọi
Với tiếng (nói) nhận thức do tai.
Lại, nữa, A-Nan-Đa này !
Hương do mũi ngửi, khởi ngay lên là
Khả ý và khởi bất khả ý –
Khả ý, bất khả ý khởi đi,
Vị Tỷ Kheo ấy tuệ tri :
‘Những cái này khởi, thô vì hữu vi
Nhưng cái ni an tịnh, thù diệu
Tức là Xả, được hiểu mọi thì’.
Cho nên dầu cho cái gì
Khởi lên như vậy, ta thì phải thông :
Bị đoạn diệt ở trong vị ấy
Xả tồn tại. Như những giọt mưa
Chảy trượt đi mất, không chừa
Không có đọng lại còn thừa ở sen
Khi lá sen này đang chúc xuống,
Nên tình huống như thế chính là
Tốc độ, sự mau chóng, và
Là sự dễ dãi cái mà khởi lên
Khả ý hay như trên tả vậy,
Chỉ còn Xả tồn tại ở đây.
Trong giới luật bậc Thánh này
Vô thượng căn tu tập đây gọi vầy.
A-Nan này ! Rồi lưỡi nếm vị,
Thân cảm xúc, khả ý khởi lên
Bất khả ý cũng khởi lên,
Khả ý và bất khả liền khởi lên.
Rồi Ý nhận thức liền các pháp
Tất cả đều thuận hạp khởi lên,
Khả ý, bất khả ý liền,
Khả ý và bất khả liền khởi lên.
Vị Tỷ Kheo nói trên suy nghĩ :
‘Ồ ! Khả ý khởi lên nơi ta,
Bất khả ý khởi nơi ta,
Khả ý và bất khả mà khởi lên.
Những cái này khởi lên, ập tới
Bị thô bởi nó là hữu vi,
Nhưng là an tịnh cái ni,
Là thù diệu, tức Xả thì ở đây.
A-Nan này ! Như người lực sĩ
Tập luyện kỹ, mạnh mẽ tối đa
Có thể dễ dàng nhổ ra
Cục đàm vướng cổ, hay là người đây
Có thể co cánh tay rất dễ,
Và có thể duỗi cánh tay ra.
Hay như nhỏ giọt hai, ba
Giọt nước vào cái chậu mà chậu đây
Bằng sắt dày đặt trên bếp nóng,
Các giọt nước mau chóng tan nhanh
Bị tiêu diệt, biến đi nhanh.
Cũng vậy, như thế đạt thành trải qua
Là tốc độ, cũng là mau lẹ
Như vậy là sự dễ dàng khi
Đối với đã khởi cái gì
Khả ý, bất khả ý vì khởi ra
Khả ý và bất khả ý khởi
Đều diệt bởi ở trong vị này
Chỉ Xả tồn tại ở đây,
Trong giới luật bậc Thánh, này A-Nan !
Gọi là vô thượng căn tu tập
Với các pháp lục căn nhận ra.
Như vậy, này A-Nan-Đa !
Vô thượng căn tu tập qua các vì
Giữ giới luật uy nghi bậc Thánh.
Và thế nào chân chánh con đường
Của vị hữu-học phải tường ?
A-Nan ! Vị Tỷ Kheo thường thấy nên
Mắt thấy sắc khởi lên khả ý,
Bất khả ý cũng khởi, hay là
Khả và bất khả ý mà
Chúng đã phát khởi nơi ta như vầy,
Nên vị này ưu não, tàm quý,
Và ghét bỏ. Rồi vị Sư đây
Sau khi tai nghe tiếng, hay
Lưỡi nếm các vị, mũi này ngửi hương,
Thân cảm xúc, ý thường nhận thức
Các pháp vậy, lập tức khởi ra
Khả, bất khả ý, và
Đã từ nơi đã khởi ra đó là
Khả ý và bất khả ý đó.
Vì rằng có khả ý cùng là
Bất khả ý cũng khởi ra,
Khả và bất khả ý mà khởi ngay
Nên vị này ưu não, ghét bỏ,
Và tàm quý – đạo lộ là đây
Của các vị hữu-học này.
Thế nào là bậc Thánh đầy kiến, văn
Mà các căn tu tập vô thượng ?
Này A-Nan ! Trong hướng hành trì
Sau khi mắt thấy sắc gì
Khi tai đã nghe tiếng chi, đồng thì
Mũi ngửi hương, lưỡi thì nếm vị,
Thân cảm xúc, còn ý ở đây
Nhận thức pháp. Tỷ Kheo này
Khởi lên khả ý, khởi ngay lên liền
Bất khả ý. Khởi lên khả ý
Và bất khả ý. Vị Sư này
Khởi lên ước muốn như vầy :
‘Mong rằng tôi an trú ngay tưởng gì
Không yểm ly đối với sự vật,
Yểm ly thật cụ thể chi’.
Thời vị ấy trú tức thì
Với tưởng vốn chẳng yểm ly như vầy.
Nếu vị này khởi lên mong ước :
‘Mong tôi được an trú tưởng gì
Mà tưởng ấy thì yểm ly
Với sự vật không yểm ly như vầy’.
Thời ở đây vị ấy an trú
Với tưởng yểm ly cụ túc này.
Nếu vị ấy ước muốn vầy :
‘Mong rằng tôi an trú ngay tưởng gì
Không yểm ly đối với sự vật
Yểm ly, sự vật chẳng yểm ly’.
Vị ấy an trú tức thì
Với tưởng loại chẳng yểm ly như vầy.
Nếu vị này khởi lên mong ước :
‘Mong tôi được an trú tưởng gì
Mà nó lập tức yểm ly
Với sự vật không yểm ly, cùng là
Yểm ly’, mà ở đây vị ấy
An trú lại với tưởng yểm ly.
Nếu khởi ước muốn thế ni :
‘Mong tôi khi đã dứt đi cả là
Yểm ly và không yểm ly, đạt
An trú Xả, tỉnh giác, niệm chân
Thời vị này đã đạt phần
Chánh niệm, tỉnh giác, trú phần Xả đây.
A-Nan này ! Ta đã đề cập
Vô thượng căn tu tập các phần
Trong giới luật bậc Thánh nhân,
Đã giảng đạo lộ chánh chân hành trì
Của các vì hữu học, đề cập
Các căn đã tu tập Thánh uy.
Này A-Nan-Đa ! Những gì
Bậc Đạo Sư phải thực thi hàng đầu
Vì từ mẫn, mong cầu hạnh phúc
Cho đệ tử mọi lúc, thì Ta
Đã làm với đệ tử Ta.
Như vậy, này A-Nan-Đa ! Đây là
Những gốc cây, đây là chỗ trống
Hãy Thiền tư, chớ phóng dật nào,
Chớ có hối hận về sau
Đây là giáo giới thanh cao Ta truyền ”.
Đức Thế Tôn an nhiên thuyết giảng
‘Căn tu tập’ viên mãn, sâu xa,
Vị Tôn-giả A-Nan-Đa
Hoan hỷ tín thọ Phật Đà kim ngôn ./-
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3 L )
*
* *
( Chấm dứt Kinh số 152 : CĂN TU TẬP – INDRIYA-BHAVANA Sutta )
HOÀN TẤT
“ Thi hóa TRUNG BỘ KINH ”