Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 45

26/11/201102:45(Xem: 13643)
Tuyển tập 45

Tuyển tập 10 bài – Tình TựQuê Hương 45

Thơ Mặc Giang

[email protected]; [email protected]

01. Đầy bãi thuẫn mâu

02. Dựa lưng Cõi Chết

03. Ta mãi thiên thu

04. Mang Kiếp gió sương

05. Cành Hoa dâng Cha Mẹ

06. Đất Tổ Quê Cha

07. Gia tài của Mẹ

08. Ngàn năm Thăng Long

09. Tình Quê sống mãi

10. Không bao giờ bỏ cuộc

Đầy bãi thuẫn mâu

Chớbảo, đường hầm hết lối đi

Đãibôi có lệ nói làm chi

Chui vô thì phải chui ra được

Giãy giụa kêu ca cái nỗi gì

Chịu trận, im re, thế mới là

Chúng sanh kham nhẫn chốn Ta bà

Ngồi yên chết dí trên lưng cọp

Nhảy xuống hãi hùng sợ quỷ ma

Cầm cân nẩy mực thẳng dây cương

Xuất xử biết cân đo nhún nhường

Lãnh đạo bất tài thành đạo lãnh

Gian thần nịnh tặc phải trần thân

Trượng phu, quân tử biết tư nghì

Chẳnggiận, chẳng tham, cũng chẳng si

Khônglợi, không danh, không ỷ thế

Chỉnghe tiếng nói của lương tri

Chẳngcó đường hầm chẳng hố sâu

Sôngqua không được bắt thêm cầu

Núiqua không được băng đèo ải

Chỉbởi chất đầy bãi thuẫn mâu.

Tháng3 – 2010

MặcGiang

[email protected]

Dựa lưng cõi chết

Anhngồi đó dựa lưng vào cõi chết

Mắttrầm buồn tro lạnh nhạt màu sương

Vìnúi sông mang chí khí lên đường

Đềnnợ nước một đi không trở lại

Bạcáo trận phơi mình nơi biên ải

Đẫmmáu đào tắm gội nhuận quê hương

Mỗitấc đất chồng chất mấy lớp xương

Cảdư đồ mấy ai từng tư lự

Anhngồi đó ngẫm qua dòng lịch sử

Nămngàn năm văn hiến nước non nầy

Thờicha ông nước mắt phủ ngàn mây

Thờicon cháu sóng tràn bờ ngấn lệ

BiểnĐông kia trùng dương reo cửa bể

TrườngSơn kia sương gió lộng núi rừng

Tìnhquê hương mi mắt đọng rưng rưng

Chânnặng bước nghe tâm hồn xao xuyến

Bànthờ Tổ Quốc, ngàn năm khói quyện

Dònggiống Lạc Hồng, muôn thuở soi chung

Anhvẫn ngồi yên, cõi chết xoay lưng

Aimuốn biết lần theo trang lịch sử

Anhđã đi qua, trở về quá khứ

Tôiđứng nhìn anh, nhớ lại xa xưa

Trờiđang nắng mà bỗng đổ cơn mưa

Chonấm mộ không cỗi cằn cây cỏ

Anhngồi yên mắt buồn nhìn đây đó

Nhìnanh em sau trước cũng như mình

Vànhìn ai thương tiếc thuở chiến chinh

Ngườinằm xuống để cho người được sống.

Tháng3 – 2010

MặcGiang

[email protected]

Ta mãi thiên thu

Haitiếng quê nhà

Trongđó có ta

Nhưngsao mòn mỏi

Càngngày càng xa

Hỏiai không nhớ

Đấtmẹ đậm đà

Hỏiai không nhớ

Cònđó quê cha

Bêndòng sông nhỏ

Bêncánh đồng làng

Đườngxưa lối cỏ

Tabước băng ngang

Tìnhquê cố quận

Mộtđi chưa về

Chiềunghiêng đổ bóng

Đồidốc lê thê

Taôm vào lòng

Quêhương dịu ngọt

Taôm vào lòng

Tìnhquê không mất

Chodù bụi cát

Cỡi gió phiêu du

Mai về với đất

Ta lại thiên thu

Ta chưa trở về

Không ai đánh mất

Mai về với đất

Ta lại thiên thu

Ta chưa trở về

Đời ta chưa mất

Mai về với đất

Tamãi thiên thu.

Tháng4 – 2010

[email protected]

Mang kiếp gió sương

Vốnbiết rằng anh kiếp gió sương

Mangthân phiêu bạt khắp muôn phương

Nhưchim vẫy cánh ngàn mưa gió

Tổấm mờ xa khuất vạn đường

Anhđã ra đi thuở ấu thơ

Phongba dẫu bạc áo giang hồ

Chântrời góc biển chưa dừng bến

Tóctrắng pha màu bụi xác xơ

Điđể làm gì ai biết đâu

Nhàga từ giã một con tàu

Haiđường song sắt đi đi mãi

Hunhút xa dần biến mất thôi

Rằnganh có nhớ chốn quê xưa

Cốquận trong anh có thiếu thừa

Hayđã vùi chôn theo dĩ vãng

Đêmđêm rơi rụng ánh sao thưa

Mớibiết cuộc đời kiếp lãng du

Vàngrơi chiếc lá mấy mùa thu

Thuđi thu đến thu đi mãi

Lárụng lá rơi lá mịt mù

Nàoai đếm được bóng thời gian

Vóngựa phi qua kéo bức màn

Dínhlại bên đường phai gió bụi

Đànkêu tang tích tịch tình tang.

Tháng4 – 2010

Cành Hoa dâng Cha Mẹ

Cánhhoa này xin kính dâng ơn cha

Cánhhoa kia xin tôn thờ đức mẹ

Chốnlinh thiêng mẹ cha thầm nói khẽ

Cõidương trần tội nghiệp đứa con tôi

Cánhhoa này xin tưởng nhớ ơn cha

Cánhhoa kia xin nâng niu đức mẹ

Chamẹ ơi, đừng giận hờn con nhé

Đếnmuôn đời con đền đáp thâm ân

Nghĩacù lao, một đời xin ghi nhớ

Đứchy sinh, trọn kiếp xin tôn thờ

Dòngtử sinh nhịp sóng vỗ hai bờ

Conđi mãi trên hành trình cô lữ

Nhớơn cha, xin tạc lòng một chữ

Nhớđức mẹ, xin khắc dạ một câu

Vũtrụ kia vô lượng số tinh cầu

Khôngchứa hết Đấng Song Đường cao cả

Mùigạo thơm nghe lâng lâng gốc rạ

Mùilúa chín thấy mạ lúc còn xanh

Cánhđồng vàng thơm trúc biếc tre xanh

Choquê hương đượm tình thương sức sống

Cánhhoa này xin tôn thờ đức mẹ

Cánhhoa kia xin kính ngưỡng ơn cha

Bónghoàng hôn ấp ủ lúc chiều tà

Đểchan chứa nỗi niềm khi đêm xuống

Cánhhoa này xin tôn thờ đức mẹ

Cánhhoa kia xin kính ngưỡng ơn cha

Đứccù lao muôn thuở vẫn không pha

Nhưsóng nước Biển Đông khua Núi Thái.

Tháng4 – 2010

Đất Tổ, Quê Cha

ĐấtTổ Quê Cha năm ngàn năm dựng nước

Hysinh chồng chất thành núi thành sông

Tửsĩ đắp xây thành ruộng thành đồng

Viếttrang sử huy hoàng cho tổ quốc

ĐấtTổ Quê Cha, tô bồi từng tấc đất

Là mồ hôi, là nước mắt bi hùng

Là thịt da, là xương máu cha ông

Thànhquê hương ba miền Nam Trung Bắc

ÔiCổ Loa, Thăng Long ngàn xưa

ÔiTây Đô, Đông Đô ngàn mây

Huế,Sài Gòn, Hà Nội hôm nay

Timtrong tim, lòng bên lòng, tay trong tay

ÔiHùng Vương Văn Lang thiết tha

ÔiMê Linh, Lam Sơn, Đống Đa

NướcViệt Nammột dãi sơn hà

Anhchị em, Bắc Nam Trung, chung một nhà

Tabước chân đi, nghe tiếng rung tình tự

Tabước chân đi, nghe lệ sử chưa nhòa

Đấtnước này, non sông này, gìn giữ điểm tô

Quê hương này, non nước này, là sông là núi

Ta bước chân đi, mắt cha già ngóng đợi

Ta bước chân đi, mắt mẹ già chờ trông

Anh em ta, chị em ta, trên dưới một lòng

Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, là núi là sông

GiốngLạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung

GiốngLạc Hồng, của Tiên Rồng nước Việt Nam.

Tháng4 – 2010

MặcGiang

[email protected]

Gia tài của Mẹ

Giatài của Mẹ năm ngàn năm

Đâuphải riêng ai thủ đắc giành

Ngấtngưỡng lâu đài ngồi bảnh chọe

Mắtcười ti hí nói nhăn răng

Nămmươi thế kỷ mọi tiền nhân

Xươngmáu hy sinh đều góp phần

Sứclực tinh ba đều cống hiến

Mớithành của nước của nhân dân

Dântộc Việt Namđều có quyền

Cáiquyền tối thượng, quyền thiêng liêng

Kềvai gánh vác chung nhau hưởng

Khôngcó một ai làm của riêng

Giatài của Mẹ tự ngàn xưa

Đểlại cháu con cùng kế thừa

Tiếptục tài bồi và bảo vệ

Ngườingười dân Việt biết hay chưa

Mộtmảnh dư đồ nước Việt Nam

Aimang máu mủ giống da vàng

Aimang huyết thống dòng Hồng Lạc

Khôngthể nhượng quyền không bán buôn

Vùngbiển vùng trời hay ngoại biên

Đồngbằng rừng núi hay Cao Nguyên

Thượng Du xuống tận Trung Du nữa

Bất cứ nơi đâu cũng nối liền

Không ngoại nhập và không ngoại lai

Khôngnô lệ hóa, không mang hai

Nước ta ta giữ, dân ta sống

Thà chết còn hơn phải đọa đày

Thế thế tiền nhân đã thế rồi

Ngàn năm văn hiến máu xương rơi

Đanthanh vết sử liền tro cốt

Thếhệ chúng ta cũng thế thôi

Nướcyên thời sống trong yên bình

Nướcbiến nếu cần quyết chiến chinh

Kimcổ xưa nay đều đã thế

Khôngai trí trá hưởng riêng mình

Giatài của Mẹ Việt Namơi

Dịkhẩu đồng âm cùng một lời

Khácmiệng đồng lòng chung chí hướng

ViệtNambền vững đến muôn đời.

Tháng4 – 2010

MặcGiang

[email protected]

Ngàn năm Thăng Long

ÔiThăng Long, ngàn năm nước non trời Nam

ÔiThăng Long, ngàn năm con cháu Rồng Tiên

Sửhùng ca, sông núi hồn thiêng

CủaViệt Nam,rạng rỡ Ba Miền

ÔiThăng Long, ngàn năm dấu xưa còn đây

ÔiThăng Long, Rồng Tiên khắp bay trời mây

Timtrong tim, tay nắm bàn tay

Truyềnnối nhau, không hề đổi thay

Nhớngày nao, Vua Lý dời đô

HàNội thành, rực sáng kinh đô

Dựngthế an bang, trong ngoài chiến thắng

Giòngmáu hùng anh, tô thắm cơ đồ

Nhớngàn xưa, tiếp nối ngàn sau

Dùtang thương bãi biển nương dâu

Núicó thể dời, sông có thể chuyển

Dântộc kiêu hùng, muôn thuở minh châu

Tahát tiếng ngàn năm Thăng Long

Taca vang Việt Namtrời đông

HàNội - Huế - Sài Gòn rạng rỡ

Non nước Ba Miền là núi là sông

Ta hát tiếng ngàn năm kinh đô

Ta ca vang quê hương nên thơ

Truyền nối nhau muôn đời sống mãi

Tổ quốc Việt Nam sừng sững cơ đồ.

Tháng4 – 2010

MặcGiang

[email protected]

Tình Quê sống mãi

Quê tôi nghèo cuối phương trời biền biệt

Bóng thời gian không đủ sức nguôi ngoai

Vẫn đong đầy và sống mãi trong tôi

Lỡ nhắm mắt ôm khối sầu muôn thuở

Tôi ra đi, mẹ tôi còn ở đó

Cha oằn vai vá nhuộm mảnh khô cằn

Em còn thơ không vui trọn tuổi xanh

Và anh chị cùng người thân an phận

Tôi con nhà quê chân bùn tay lấm

Quen ruộng đồng, quen cuốc bẫm cày sâu

Quen nắng mưa sương gió nhuộm dãi dầu

Quen lúa mạ đẫm mồ hôi quê mẹ

Nếp châu thành không che miền quê nhỏ

Áo quần the không vượt mảnh vải thô

Nên trong tôi vẫn sống rất nhà quê

Mấy mươi năm vẫn vóc hình cổ hủ

Tôi mãi lang thang, kiếp người du thủ

Cả một cuộc đời, viễn xứ tha phương

Dõi mắt buồn, trông cố quận mù sương

Chưa dừng bước trên hành trình phiêulữ

Rồi có ngày thuyền xưa về bến cũ

Mái nhà tranh ôm ấp bếp lửa hồng

Bao tự tình mang giọt nắng ra hong

Ôi Đất Mẹ, tình quê hương sống mãi.

Tháng 4 – 2010

MặcGiang

[email protected]

Không bao giờ bỏ cuộc

Bênhốc đá vẽ thiên trang diễm ảnh

Cảmột đời diện bích gọi tên em

Emlặng yên như một cõi vô thinh

Tatìm mãi trên hành trình sinh tử

SầuKinh Kỳ ta ra bờ Bến Ngự

SóngHương Giang bèo đẩy gợn hợp tan

Tatrèo lên trên chót đỉnh Hải Vân

Đèoheo hút gió ngàn khua vách núi

Gọitên em độc hành đường cô lữ

Chânchân hình chẳng lộ diện như như

Trămnăm qua còn nữa bách niên dư

Mỗiqui khứ ta không hề mệt mỏi

Tatừng nghe tiếng vang từ hạt sỏi

Tatừng nghe hạt bụi biết kêu đau

Nhưngkhông nghe em trên vạn lý tinh cầu

Emcó mặt hay chưa từng có mặt

Ta muốn cùng em trở về qui nhất

Cõi vô cùng vốn mờ mịt em ơi

Ta đã nương hạt bụi biết bao rồi

Qua cửa ải của muôn hình vạn trạng

Em và ta vốn trinh nguyên trọn vẹn

Chỉ lỡ làng thuở Bất Giác hồng hoang

Cho đến nay đường sinh tử đã mòn

Chưa gặp mặt phút tương phùng tao ngộ

Vụn vỡ ngàn sao khi mờ khi tỏ

Lạnh ngắt ngàn đời khi tuyết khi băng

Ta vẫn tìm em, không chút băn khoăn

Em bặt tích, nhưng ta không bao giờ bỏ cuộc.

Tháng 4 – 2010
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10924)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10737)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9083)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9623)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11323)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9384)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11793)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9490)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12436)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11382)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]