Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 29

26/11/201102:45(Xem: 12944)
Tuyển tập 29

Tuyển tập 10 bài – Tình TựQuê Hương 29

Thơ Mặc Giang

[email protected]; [email protected]

01. Một mái tình quê

02. Một mái quê nhà

03. Sông nhỏ bên làng

04. Đâu những ngày xưa

05. Núi ngả lưng đồi

06. Quê hương đâu của riêng ai

07. Quê hương chỉ một

08. Biết đến bao giờ

09. Cuốn thả bờ lau

10. Lại viết cho em

Một mái tình quê

Tháng 02 – 2008

Thương em cấy lúa đồng sâu

Thương anh cày trên đồng cạn

Quê nghèo một sương hai nắng

Chờ mùa lúa mới đơm bông

Đồng vàng rải nhẹ nắng hong

Oi nồng bờ tre ngóng gió

Nón nghiêng đôi vai nho nhỏ

Tóc thề sợi ngắn bay bay

Thương em nắng rám da gầy

Thương anh vụ mùa lam lũ

Hương lành tình quê ấp ủ

Đói nghèo dịu ngọt cơm canh

Chim reo lảnh lót trên cành

Giọng hò xa đưa tiếng hát

Gió quê hương bay ngào ngạt

Đêm về múc nước ánh trăng

Thương em nhỏ giọt ướt khăn

Thương anh mồ hôi trắng áo

Thơm thơm ngô đồng lúa gạo

Thoảng mùi bông cỏ mạ non

Chiều về đuổi bóng hoàng hôn

Ngày lên hừng đông đón nắng

Quê nghèo tình sâu nghĩa nặng

Ấm êm một mái cuộc đời.

Một mái quê nhà

Tháng 02 – 2008

Quê nhà một mái xa xưa

Mà sao thấm lạnh gió lùa đêmđông

Quê nhà một mái ước mong

Mà sao sáng sớm đem hong nắngchiều

Tìm trong ký ức nâng niu

Từng trang kỷ niệm đã nhiềuphôi pha

Vầng trăng vắt vảnh ngà ngà

Huống chi sao nhỏ xa xa cuốitrời

Đường dài đã lắm chơi vơi

Bờ lau cát trắng trùng khơisóng cồn

Lặng tìm một nẻo cô thôn

Khác chi chiếc bóng hoàng hônhiện về

Độc hành mỏi bước lê thê

Từng cơn ấm lạnh vỗ về bênsông

Nghe thơm thoang thoảng hươngđồng

Nghe mùi lúa mới chờ trôngcơm chiều

Ơ hờ cuối ngõ tịch liêu

Quê nhà một mái yêu kiều chìmsâu

Xanh xanh, nước biếc một màu

Xa xa, chiếc bóng con tàubiệt ly

Đôi bờ mỏi mắt vành mi

Quê nhà một mái còn gì, maisau.

Sông nhỏ bên làng

Tháng 02 – 2008

Quê nghèo một mái thươngthương

Bên dòng sông nhỏ, bên nươngruộng đồng

Tuổi thơ một lũ chơi rong

Sớm hong nắng sớm, chiều hongnắng chiều

Đêm về còn cất tiếng kêu

Ra sông tắm ánh trăng thêucát vàng

Hát cười rộn rã hòa vang

Quê nghèo cũng có thiên đàngtuổi thơ

Ê a mấy chữ i tờ

Đèn dầu xuôi ngược hằng giờchưa thông

Sáng ngày lại vội chơi rong

Hoàng hôn buông phủ tối omchưa về

Tuổi thơ trọn vẹn ước thề

Cái gì đã hứa không hề lãngquên

Khắp từ xóm dưới xóm trên

Hè nhau một tiếng thênh thênhmở đường

Vậy mà nguồn cội quê hương

Lớn lên mới biết khôn lườngtình quê

Khi xa mới ước mong về

Đường xa cách trở não nề ruộtđau

Gian truân, càng thấm nươngdâu

Phong trần, càng nhớ hươngcau quê mùa

Cái quay, búng sẵn hơn thua

Ôi thương nhớ thuở quê mùa máitranh

Bốn mùa lui tới loanh quanh

Mạ non, lúa chín, trúc xanh, tre vàng

Một trời cô đọng mênh mang

Dòng sông nho nhỏ thôn làng tôi ơi !!!

Đâu những ngày xưa

Tháng 02 –2008

Ta trở về, thăm làng quê xóm nhỏ

Con đường xưa, lối cũ, khác đi nhiều

Những dấu mờ trong kỷ niệm nâng niu

Nay như lạc giữa một trời xa lạ

Ta vẫn thấy mạ non đeo gốc rạ

Ta vẫn nghe thoang thoảng lúa thơm bông

Nhìn xa xa, cát vẫn trắng bên sông

Khói vờn vợn trên mái tranh nghèo khó

Những xưa cũ, cố hình dung cho rõ

Vẫn lờ mờ, khác lạ, kiếm không ra

Mấy mươi năm mưa nắng phủ trầm kha

Mớ ký ức, nhện giăng giăng màn gió

Không chấp nhận, chiều tà thương bóng xế

Chấp nhận thì, đêm xuống tiếc hoàng hôn

Cho đến nay, chưa thỏa mãn tâm hồn

Nhưng chối bỏ, nghĩa là ta mất hết

Rồi ngẫm nghĩ, kìa sao dời vật đổi

Sóng rì rào bãi biển tỏa nương dâu

Sông nước trôi, lặng lẽ chảy qua cầu

Bèo phiêu dạt, bềnh bồng chìm mây nước

Mấy mươi năm, trăng mờ, treo đỉnh dốc

Bóng thời gian, sao ngủ, gác đầu non

Thì huống chi, đường về nẻo cô thôn

Còn đâu nữa bóng hình xưa lối cũ

Mấy mươi năm, ngay chính ta cũng thế

So sánh xưa, nay đã khác xa nhiều

Bước lang thang bên ghềnh đárong rêu

Bụi gió đưa giọt sương khôđọng lá.

Núi ngã lưng đồi

Tháng 03 – 2008

Hoàng hôn khép lại khung trời

Bóng chiều buông phủ khônglời thở than

Gập ghềnh sóng vỗ mênh mang

Sơn khê mấy nẻo, quan san mấybờ

Sao ơi, mù mịt sao mờ

Trăng ơi, vàng vọt trăng mờmà chi

Dòng sông bến cũ thầm thì

Rắt reo đôi ngả đường đi lốivề

Biết sao cho vẹn câu thề

Tâm tư còn gánh bốn bề giantruân

Thẹn lòng hai chữ kinh luân

Chữ kinh tan nát, chữ luân bẽbàng

Thẹn lòng hai chữ dọc ngang

Chữ dọc dựng đứng, chữ ngangxếp xuôi

Nghiêng nghiêng núi ngã lưngđồi

Xa xôi sóng vỗ sông ngòi biểnđông

Đồng vàng khô lúa ngậm bông

Mạ non chết héo, gánh khôngmang về

Bờ sông, mòn mấy con đê

Đâu còn bóng cũ, vỗ về bếnxưa

Ve kêu réo rắt chưa vừa

Hè còn dai dẳng nắng bừa bốchơi

Đông tàn, thu tím, hạ lơi

Xuân khô, thôi nhé, hết lờitháng năm.

Quê hương đâu của riêng ai

Tháng 4 – 2008

Quê hương đâu phải của riêng ai

Đừng có đắp be lâu cổ đài

Nền móng chênh vênh tườngvách bể

Tự nhiên đổ ụp chóng hay chầy

Quê hương đâu phải của riêngai

Đừng ải người dân kiếp đọađày

Chuyên chính đeo đầu laophóng tới

Một mai chỏng gọng chớ kêu ai

Sinh ra, nơi đó đã quê hương

Cắt rốn, chôn nhau, thấm máuxương

Cốt nhục tình thâm nhiều thếhệ

Ai ai cũng phải biết tư lường

Sinh ra, nơi đó đã quê nhà

Tiếng quốc vọng vang vớitiếng gia

Máu đỏ da vàng chung huyếtthống

Rạng soi sử sách nước non nhà

Thời thế, đương nhiên phải trải qua

Thế thời, gìn giữ của ông cha

Không ai nhuộm úa đau lòng nước

Bảo bọc thắm tô đắp ngọc ngà

Quê hương ta đó, đẹp xinh xinh

Chân bước nhau đi non nước mình

Điệp khúc ca vang dòng giống Việt

Truyền lưu thế hệ thật kiên trinh.

Quê hương chỉ một

Tháng 4 –2008

Quê hương chỉ một nhớ nghe em

Dù Bắc Nam Trung chỉ một dòng

Cha Lạc, mẹ Âu đồng một bọc

Biển Đông, núi Thái đứng chờtrông

Quê hương chỉ một nhớ ngheanh

Văn hiến ngàn năm rạng sửxanh

Tiên Tổ mở nước, con giữ nước

Truyền trao thế hệ giống hùnganh

Nam thanh, nữ kiệt nước non nhà

Chữ “S” dư đồ dệt gấm hoa

Nét sử huy hoàng thêu dấungọc

Núi sông một dãi đó, sơn hà

Việt Nam Dân tộc, giống RồngTiên

Sừng sững trời Nam quá vĩnhnhiên

Lẫm liệt đường đường non nướcViệt

Hồn thiêng sông núi quyệnthanh thiên

Quê hương chỉ một nhớ nghe em

Khắp Bắc Trung Nam vạn nẻođường

Thôn dã phố phường đồng mởhội

Dân tình chan chứa sống yêuthương

Quê hương chỉ một nhớ ngheanh

Khí phách hiên ngang vốn tỏtường

Sóng vỗ trùng dương reo biểnThái

Thành đồng vách núi lộngTrường Sơn.

Biết đến bao giờ

Tháng 4 – 2008

Biết đến bao giờ thăm cốhương

Tình quê ai cũng lắm tơ vương

Khi xa mới thấm tình quê gọi

Trái chín rụng rơi, úng đoạntrường

Bếp lửa nhà tranh dưới máinhà

Một phương cô quạnh nhớ quêcha

Chín chiều hiu hắt thương quêmẹ

Lữ khách đong đời những xótxa

Nhịp cầu mấy khúc bước ly tan

Gãy nhịp thê lương luống bẽbàng

Cách biệt đôi bờ nghe sóng vỗ

Dòng sông vắng bóng chiếc đòngang

Biết bao giờ trở lại thăm quê

Ai đứng chờ mong lối ngõ về

Mẹ dõi mắt mờ phơ tóc bạc

Cha sâu mắt thẳm trắng sơnkhê

Biết bao giờ trở lại quê xưa

Rũ bóng thời gian nhung nhớthừa

Năm tháng chìm sâu đeo đẳngmãi

Đêm nằm gối mộng tới hay chưa

Quê nhà còn đó biết bao giờ

Lữ khách đường xa bước trở về

Chân bước lê thê khua sỏi đá

Bờ cây trái chín vẫn ươm mơ.

Cuốn thả bờ lau

Tháng 4 – 2008

Đem cuốn bờ lau thả bến sông

Lửng lơ nước cuốn nổi bềnhbồng

Trôi đi mấy nẻo chìm mây nước

Xây xát vô bờ đau đớn không

Đem vũ bụi trần thả gió sương

Bay bay vùi dập tấp muônphương

Hợp tan tan hợp đua nhau mãi

Réo rắt trầm kha thấu đoạntrường

Đem vãi phù vân khắp đó đây

Phong trần khô héo đến chânmây

Tang thương tàn úa tận dâubiển

Thấm thía trần ai kiếp đọađày

Gian truân ai cũng khổ đau mà

Sao nhẫn tâm nhau mãi thế a

Hay phủ trần gian dày gió bụi

Phù sinh kham nhẫn mới ta bà

Thế thì có cắn rứt lương tâm

Có xót lòng hai tiếng nghĩa nhân

Hay đã leo đài, lao cứ phóng

Đẳng đeo bảo ảnh, đắp hư danh

Nên nhớ, cuộc đời dẫu bách niên

Sống sao cho phải, chẳng ưu phiền

Không gieo ai oán, đeo sầu khổ

Dạo gót thần tiên bước vĩnh nhiên.

Lại viết cho em

Dành cho đàn em hôm nay và mai sau

Tháng 4 – 2008

Viết cho em thật tình quá khó

Tôi với em cách nhau thế hệ

Mái đầu bạc với mái đầu xanh

Như cây già khô gốc trơ cành

Với cây non đang ươm mơ nhựa sống

Cùng loanh quanh giữa đất trời cao rộng

Không gian nào chia sẻ thinhâm

Thời gian nào dành chỗ cảmthông

Cái hiện tại giao tương nhiềulằn mức

Hai bản trường ca, khác catừ, giai khúc

Bảy cung đàn không đồng điệuâm vang

Mặc dù cũng tích tịch tìnhtang

Tang tang tích tịch nhưng làmsao hợp tấu

Ta hãy vén lên bức màn sânkhấu

Sân khấu của trường đời vàsân khấu của trần gian

Hãy nhìn xem những tuồng diễnbăng ngang

Ta thấy được cái gì từ trongđó

Từng tiết mục đi qua như thế

Mỗi hiển bày tuần tự trướcsau

Mỗi chương trình liên tiếpnối nhau

Không gián đoạn những phútgiây bỏ trống

Họ diễn xuất từ hồng hoanghuyễn mộng

Qua thời kỳ, đến đương đạihôm nay

Kể cả nhiều vọng cảnh tươnglai

Vẫn lôi cuốn dù ai ai thưởngthức

Từ nơi đó, mở ra dấu ngoặc

Em là em, mà ta vẫn là ta

Hãy nhìn cái cây kia, là lá là hoa

Đâu có cái nào giống cái nào em nhĩ

Chỉ cần hiểu được, đó là tri kỷ

Chỉ cần nhận nhau, đó là tri âm

Đừng đòi hỏi và nhất quyết khăng khăng

Bèo bọt sẽ tan hoang trên đầu gió

Em hãy nhìn bàn tay em đó

Năm ngón tay trên một bàn tay

Có ngón dài ngón ngắn

Có ngón nhỏ ngón to

Có ngón tay vuốt tóc

Có ngón tay chải đầu

Có ngón tay kim khâu

Có ngón tay đan chỉ

Vẫn là năm ngón tay trên mộtbàn tay

Và nhìn kia, con chim nhỏ baybay

Ôi đẹp quá, giữa trời xanhmây trắng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10924)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10737)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9083)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9623)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11324)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9384)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11794)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9490)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12436)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11382)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]