Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 11

26/11/201102:45(Xem: 13547)
Tuyển tập 11

Tình Tự Quê Hương 11

01. Tôi là Người Giáo viên

02. Một ngày mai sẽ mới

03. Khốn khổ một đời xe thổ mộ

04. Lại một nhịp cầu

05. Thú rừng cứ mãi đi hoang

06. Tiếng vọng ngục tù

07. Đường lên viễn xứ

08. Nhớ lại ngày qua

09. Xin mở mắt nhìn đời

10. Sẽ có ngày về

Tôi là Người Giáo Viên

Tháng 10 - 2004

Tôi là người giáo viên

Cả cuộc đời gắn liền trường lớp

Cả tâm tư nặng nợ học trò

Giáo án, giáo trình nhuần nhuyễn nhỏ to

Giảng dạy, truyền trao đã mòn cuống phổi

Ngày giờ dài, đều đem ra nói

Năm tháng rộng, đều gói cho xong

Nghề giáo viên, chữ nghĩa đèo bồng

Lời văn vẻ, gọi ngành giáo dục

Tôi là người giáo viên

Có phải chăng đó là một nghề thiên chức

Trân quí tinh hoa nên nhẵn bóng sân trường

Đẽo ngọc đãi vàng nên mòn bảng phấn hương

Lương bỗng đâu bằng lương tâm nghiệp vụ

Bao sách vở đã nát nhàu chưa đủ

Còn chỉnh trang cho cập thế cập thời

Mỗi em học trò là một nét tinh khôi

Nên nhà giáo phải là người tinh tế

Tôi là người giáo viên

Học trò của tôi, nhiều không thể kể

Mỗi một năm, từng lớp mới thay hoài

Còn phần tôi, một lớp cũ dạy thôi

Mọi trang sách đã làu thông từng chữ

Theo thời gian, các em ra trường, tứ xứ

Tôi ngồi đây, còn đếm lá sân trường

Các em trưởng thành, đi khắp muôn phương

Tôi ngồi đây, nhớ trò xưa trường cũ

Tôi là người giáo viên

Ngày hai buổi, thầy trò hội tụ

Tháng năm dài, bán cháo tư lương

Mới trông qua, đạo mạo đường đường

Khi nhìn lại, nghèo trơ túi mốc

Nhưng tôi thương mái trường lớp học

Nhưng tôi thương tuổi trẻ học trò

Nên sống nghề xơ xác như mo

Như pho sách treo màn lưới nhện

Tự kim cổ, danh xưng trìu mến

Tiếng yêu thương, hai chữ Thầy Cô

Các em lớn lên, dù làm gì, cũng gọi học trò

Đời tôi đó, nhà giáo già lụ khụ

Tôi là người giáo viên

Trường xưa lối cũ

Sách vở chưa mòn

Vừa yêu nghề, vừa yêu cả tuổi non

Trao thế hệ niềm tin yêu hy vọng.

Một Ngày Mai Sẽ Mới

Tháng 12-2004

Từ hố thẳm trèo lên đỉnh dốc

Từ sông sâu lặn lội vô bờ

Chấm điểm son để làm dấu mốc

Nghiệt ngã rồi tỉnh mộng ngu ngơ

Từ vũng tối tìm ra ngõ sáng

Từ chông gai rẽ lối lên đường

Thuyền ra khơi xa rời bến cạn

Đưa con thuyền rẽ sóng trùng dương

Cuộc đời nào ai cho mà có

Nhục vinh nào cũng chẳng ai cho

Mọi bại thành đi từ gian khó

Đói lạnh nhiều mới qúi ấm no

Biết khổ đau đừng đày cát bụi

Biết tình người đừng ải tang thương

Để một mai không nhiều tiếc nuối

Không hận sầu bi lụy vấn vương

Từ đôi chân ngẩng đầu đi tới

Từ đôi tay ra sức đắp xây

Cho ngày mai một ngày sẽ mới

Quyết bước đi trọn cuộc đời nầy

Từ tâm tư khai đường mở lối

Từ tấm lòng xây dựng tin yêu

Đẹp như trăng óng vàng chiếu rọi

Cho người người gìn giữ nâng niu.

Khốn khổ một đời, Xe thổ mộ !

Tháng 12-2004

Bao nhiêu năm sao vẫn như thế đó

Sắt dẫu hoen và đá dẫu hao mòn

Thực chất nguyên si, chẳng chút nào hơn

Lăn lóc mãi trên vành xe thổ mộ

Cố đẩy chạy trên gập ghềnh loang lổ

Đắp vá nhiều chiếc vỏ cũ tan hoang

Đắp chỗ này, xì chỗ khác vỡ toang

Lôi ì ạch, đã quá thời phế thải

Bao ghế cũ thay nhau hoài ngây dại

Đạp chùn chân chưa thẩm thấu tâm can

Đường đi đổ nát, sỏi đá chẳng màng

Ra oai lực, tung mịt mù bụi bặm

Đã bao năm, chai sần ra sức nắm

Là bấy năm, xịt ra khói chơi vơi

Oan nghiệt nhau chi, cay đắng cuộc đời

Đau khổ trăm đường, cỏ cây xơ xác

Ngã bóng hoàng hôn, sương sa điểm bạc

Mở cửa hoàng tuyền, bệ rạc rêu xanh

Đắp vá chi những rách nát tròng trành

Cho khốn khổ, một đời, xe thổ mộ !!!

Lại Một Nhịp Cầu !

Tháng 12-2004

Mong em hiểu, đừng cho tôi nói trước

Nói cho em, tôi biết nói những gì

Viết cho em, quả thật khó quá đi

Em giữa dòng, tôi cuối sông, xa lắc

Hai mốc thời gian, làm sao có mặt

Hai khối đỉnh đầu, đâu dễ giống nhau

Tôi ngập ngừng ngẫm nghĩ giây lâu

À, có thể, qua nhịp cầu vạn lý

Chỉ cần em hãy lìa ngôn, nắm ý

Lời của tôi, nhưng hiểu ý là em

Rồi chính em bước đi những khung thềm

Của từng bậc giữa trường đời muôn nẻo

Xưa tôi đi, qua cầu tre lắt lẻo

Nay em đi, qua cầu váng đóng đinh

Mai biết đâu, là cầu khỉ gập ghềnh

Nhưng em nên hiểu, qua cầu, làm chi mới được

Vậy thì có gì là sau với trước

Ta có thể hiểu nhau bằng ý thay lời

Cuộc đời này, nhiều ngõ ngách em ơi

Ta hãy nhìn nhau qua nhịp cầu giao cảm

Nói cho em nghe

Ngay cả tôi đây

Thôi “bỏ qua đi tám”

Trong chính tôi, mỗi một ngày đã đổi khác triền miên

Huống nữa ta khác nhau

Không gian, thời gian, thế hệ, mọi miền

Đừng đòi hỏi những gì như đinh đóng cột

Đường của em đi, em hãy đi cho tột

Đường của tôi đi, tôi cứ đi cho cùng

Dù khác nhau, nhưng ta mãi đi chung

Giữa cuộc đời, tình thương và sự sống.

Thú Rừng cứ mãi đi hoang !

Tháng 12-2004

Sao biết được khi ngày mai chưa nắng

Ngóng sao mờ xô đẩy vỡ bóng đêm

Cửa âm u là một trời câm lặng

Khi tan hoang còn lắm những gập ghềnh

Sao biết được khi ngày mai chưa tới

Đã hẳn chưa, còn luống những đêm dài

Cuối lằn mức, buổi giao thời chới với

Con đường nào dẫn đến lối thiên thai

Đứng núi nầy thế thường trông núi nọ

Sóng trường giang ao ước mộng hải hồ

Có nghĩa gì khi trời nghiêng bóng đổ

Trơ cội cành xác lá cũng tàn khô

Sao biết được con đường đi chưa tới

Vẽ chi nhiều ngõ ngách những dọc ngang

Mộng với thực lệch đôi đàng dịu vợi

Như trăng sao thổn thức nuốt mây ngàn

Có đi đêm mới thấy sương thấm lạnh

Có lên đèo mới biết vạn sơn khê

Có muôn trùng mới nghe chim mỏi cánh

Có tang thương mới thấu những ê chề

Chưa vào tròng đâu biết gì lẩn quẩn

Bước vào tròng mới thấy lộn vòng quanh

Chưa khuấy động nên chìm sâu cặn bẩn

Khuấy động rồi dòng nước hết trong xanh

Đừng xây mộng trên đồi cao ảo tưởng

Đừng ôm mơ ru giấc ngủ kinh hoàng

Trơ mắt ếch vẽ khung trời to tướng

Nên thú rừng cứ mãi mãi đi hoang.

Tiếng Vọng Ngục Tù

Tháng 12-2004

Bóng tối chìm khe,

Ngưỡng cửa ngục tù

Nào ai có nghe

Tiếng kêu xiềng xích

Ngày còn không có

Hỏi chi cô tịch

Trời đất nào khép cửa ngục âm u

“Nhứt nhựt tại tù, tại ngoại thiên thu”

Lao lý hỡi, tiếng hò đưa lao lý

Tội vô tội, tội tình chi, lao lý

Lý hò đưa lao lý, lý lao tình

Chốn ngục tù như một cõi âm linh

Sống hết cựa, ê mình, nhưng khó chết

Ai có chết, và ai không có chết

Tôi chết đi, ai ở chốn lao tù

Bên ngoài kia, giành giựt, đá lăn cù

Chỗ tôi ở, một trời, ai dám động

Khung cửa sắt, đỡ tang bồng lương đống

Bốn vách tường, khép ngang dọc hùng anh

Trong với ngoài, cùng vũ trụ vờn quanh

Có khác chăng một chiếc vòng kềm tỏa

Cửa ngục lương tâm

Cửa lòng ai khóa

Tôi ngồi đây, ai có khóa được tôi

Tội tù tù tội, cả một đời tôi

Ai dám mở và ai không dám mở ???

Đường Lên Viễn Xứ

(Nhớ lại ngày qua)

Tháng 12-2004

Tôi đã đi rồi, đường lên viễn xứ !

Ngày tôi đi không thể nói được đâu

Khi tôi đi như nước chảy qua cầu

Biết đi về đâu, làm sao mà nói

Ngày tôi đi, trong đêm mờ tăm tối

Cứ bước đi, đâu biết đến phương nào

Một khi đi là đã phóng theo lao

Đành chấp nhận những gì không chấp nhận

Trước mặt, một khung trời bất tận

Sau lưng, cả dĩ vãng dần xa

Tôi bước đi như một kẻ không nhà

Đường không dấu, biết đâu là định hướng

Dù có nghĩ, nhưng chỉ là tưởng tượng

Dù có mơ, nhưng chỉ mộng mà thôi

Kẻ độc hành, ôm độc vọng đơn côi

Đánh dấu hỏi, gởi phương trời vô định

Nếu còn sống thì ngày mai sẽ tính

Nếu chết đi như giấc ngủ riêng mình

Cát bụi nào rồi cũng trả lung linh

Chỉ nuối tiếc một lần vương cát bụi

Đường viễn xứ chưa chấm thành điểm cuối

Nên tôi đi, cũng đã được đến nơi

Tay trắng bàn tay

Làm lại cuộc đời

Viết từ số không

Vẽ ngày hy vọng.

Nhớ Những Ngày Qua

(Viết cho những ai được và không được như mình)

Tháng 12-2004

Thật diễm phúc vì tôi chưa có chết

Nên hôm nay tôi mới viết cho nghe

Đời phiêu du như giấc mộng thật hè

Nếu nhìn lại, nghe rợn người sởn ốc

Cõi trần gian bao con đường hiểm hóc

Mỗi nhân sinh đều độc lộ riêng mình

Đã đi qua mà quay lại thất kinh

Bước chỉ tới, chứ lùi đâu được nhĩ !

Đời tuy ngắn nhưng đường dài vạn lý

Khổ không nhiều nhưng cộng lại phong ba

Kể cho nhau nghe, sao hết, ối chà !

Con đường đi trải bao nhiêu gai gốc

Cả dĩ vãng, biết đâu làm dấu mốc

Đã qua rồi, xin trả lại thời gian

Có nhớ chăng như những tiếng âm vang

Đong cay đắng, đổ đầy trang kỷ niệm

Có thanh trong, mới thương trời màu tím

Có sơ cơ, mới quí những chân tình

Có hàn vi, mới biết kẻ thương mình

Chấm điểm son trên bức tranh phù thế

Đâu nói chi, và chẳng cần kể lể

Tôi giữ gìn một cõi của riêng tôi

Đời có ra sao rồi cũng được thôi

Cho nghĩa thú một đời tôi, ý vị.

Xin Mở Mắt Nhìn Đời !

Tháng 12-2004

Xin mở mắt nhìn đời

Cho người người gần lại

Xin hạnh nguyền mãi mãi

Cho người người mang theo

Xin mở cửa nhà nghèo

Để thương người khốn khó

Xin vén màn vò võ

Để xót kẻ trông chờ

Xin đến nẻo bơ vơ

Để thương người lạc lõng

Xin nhìn khung sắt đóng

Để thấy cảnh lao tù

Xin đến chốn âm u

Để thương đời bất hạnh

Xin nhìn nhiều khía cạnh

Để hiểu được tình người

Xin bớt những nụ cười

Để chia đời tiếng khóc

Xin nhìn trông nheo nhóc

Để thấy cảnh khốn cùng

Xin mở cửa bao dung

Để nhường cơm xẻ áo

Xin nhìn trong hũ gạo

Để thấy kẻ thiếu ăn

Xin nhường bớt khôn lanh

Để chia người dốt nát

Xin hãy mang tiếng hát

Để bớt khổ cuộc đời

Xin dừng những chơi vơi

Để thương người chết đuối

Xin thôi đừng mê muội

Để xót kẻ dại khờ

Xin dừng những cơn mơ

Để thấy đời chân thật

Xin nhìn trông lây lất

Để xót nỗi cơ hàn

Xin nhìn những lầm than

Để thương đời gian khổ

Xin dừng cơn tan vỡ

Để bớt cảnh chia ly

Xin nỗ lực trường kỳ

Để xây đời thiện mỹ

Xin hòa chung ý vị

Để xây đắp tin yêu

Xin trân trọng nâng niu

Để cho đời hy vọng

Vầng thơ đang bay bổng

Nhưng xin phép tạm ngưng

Đừng ngoảnh mặt quay lưng

Cho cuộc đời tươi đẹp.

Sẽ Có Ngày Về !

Tháng 12-2004

Ngày xưa tôi đi

Không ai lên tiếng gọi

Nhưng tôi thầm khẽ nói

Tôi ra đi, rồi sẽ có ngày về

Con đường đi, còn có kéo lê thê

Con đường về, không đâu làm điểm mốc

Hố sâu thẳm nên sâu dần xuống dốc

Đèo lên cao nên cao tít cheo leo

Chuyến ra đi đánh vút một cái lèo

Đi đi mãi cơ chừng chưa dừng được

Sông mòn bến nước

Thuyền đậu xa bờ

Đêm tối trăng mờ

Sao khuya chưa tỏ

Trong giấc ngủ ôm mơ về trước ngõ

Lối mòn xưa ghi dấu nét đầu thôn

Nghe ấm êm đang sống dậy tâm hồn

Chợt bừng tỉnh thì ra ru giấc mộng

Thuyền xa khơi, nên con thuyền vỗ sóng

Nước tràn bờ, nên nước ngập đại dương

Đời phiêu du xây xát gió sương

Sông bến cũ mành treo tuế nguyệt

Trăng gát đầu non

Trăng tròn hay khuyết

Núi ngủ rừng khuya

Núi trẻ hay già

Mơ từ giấc ngủ đêm qua

Tôi từ quê cũ chưa xa con thuyền

Suy tư ôm ấp niềm riêng

Giã từ một chuyến vĩnh niên miên trường

Tôi đi còn đó quê hương

Một mai thăm lại trên đường tôi đi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10923)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10737)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9083)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9623)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11323)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9383)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11792)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9490)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12436)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11382)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]