Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 34

26/11/201102:45(Xem: 14160)
Tuyển tập 34

Tuyển tập 10 bài – Tình Tự Quê Hương 34

Thơ Mặc Giang

01. Tuyên ngôn của Nước Việt Nam

02. Trời quê bỏ ngỏ

03.Có bao giờ em hỏi

04.Cha kể con nghe

05.Cha theo tiếng gọi sơn hà

06.Người Cha Việt Nam

07.Ông Cha của ta

08. Bức ảnh vẹn toàn

09.Chim bay cuối trời

10.Đổi cả trần gian

Tuyên Ngôn của Nước Việt Nam

Dõng dạc tuyên ngôn thuở dựng cờ

Cha Long Quân với mẹ Âu Cơ

Đồng bào trăm trứng dòng Hồng Lạc

Của giống Rồng Tiên đẹp ước mơ

Dõng dạc tuyên ngôn thật đích đang

Hùng Vương Quốc Tổ dựng Văn Lang

Phong Châu dấy nghiệp yên bờ cõi

Văn hiến ngàn năm, sống vững vàng

Dõng dạc tuyên ngôn thật rõ ràng

Trời Nam là của đất dân Nam

Báo cho cùng khắp trong thiên hạ

Mộng bá đồ vương, đập nát tan

Dõng dạc tuyên ngôn của Việt Nam

Đội trời, đạp đất, sống hiên ngang

Bang giao, kết nối trong bình đẳng

Cương quyết không tha bọn bá quyền

Tuyên ngôn dõng dạc của Dân Nam

Đã nói quyết tâm, quyết sẽ làm

Tứ mã nan truy, đinh đóng cột

Đừng mong tha thứ bọn tham tàn

Tuyên ngôn dõng dạc thật đường đường

Khí Việt Nam là khí quật cường

Chất Việt Nam là chất quật khởi

Đụng vào, không chết cũng tan xương

Tuyên ngôn dõng dạc thật tinh tường

Nam Bắc Đông Tây khắp bốn phương

Nhân loại năm Châu trên thế giới

Việt Nam chỉ trọng nghĩa giao tương

Nói thế cho hay dân tộc này

Hiền thì, quả thật hiền lành thay

Dữ thì, cũng nhất trong thiên hạ

Đã nói là làm, trị thẳng tay

Hiền, với những ai biết kết giao

Hổ tương, không có thấp hay cao

Công bằng, bình đẳng cùng trân trọng

Như nghĩa Vườn Đào đẹp biết bao

Dữ, với những ai không biết điều

Ngang tàng, hống hách, nghểnh kiêu kiêu

Giương giương, tự đắc, kênh kênh kiệu

Quật sụm bà chè, hồn phách tiêu

Dõng dạc tuyên ngôn nước Việt Nam

Hùng anh lẫm liệt giống da vàng

Hiên ngang bất khuất không hề khiếp

Quật khởi quật cường chống ngoại xâm

Dõng dạc tuyên ngôn nước Việt Nam

Ngàn xưa trang sử lộng huy hoàng

Ngàn sau trang sử tô son sắt

Kiên quyết trung trinh thập vẹn toàn

Dõng dạc tuyên ngôn nước Việt Nam

Cơ đồ lịch sử của dân Nam

Giang sơn gấm vóc non sông Việt

Sắt lộng pha lê, son thiếp vàng

Dõng dạc tuyên ngôn nước Việt Nam

Đất ta ta sống, không ai xâm

Trời ta ta sống, không ai phạm

Vũ trụ càn khôn đã định ban.

Tháng 10 – 2008

Mặc Giang

Trời quê bỏ ngỏ

Nhìn trông từ hạt bụi

Đâu có gì hư hao

Ngày qua như thế nào

Ngày mai đâu biến mất

Nhìn trông trong hạt cát

Thấy biển rộng sông dài

Đầu ghềnh hoa cỏ cài

Cuối bờ reo gió nắng

Nhìn trông hạt gạo trắng

Mở rộng cánh đồng vàng

Xa xa mấy thôn làng

Ven mé rừng cây thấp

Nhìn trông từ hạt bắp

Thấy nương rẫy ngô khoai

Nghiêng thoai thoải bên đồi

Dưới đêm trăng nhảy lửa

Nhìn trông ra đầu ngõ

Thấp thoáng bóng ai về

Con đò đứng bên đê

Cây sào khua đáy nước

Con đường xưa ai bước

Lối cũ dáng ai đi

Hai hàng cây thầm thì

Khung trời quê bỏ ngỏ.

Tháng 10 – 2008

Có bao giờ em hỏi ?

Khi nhìn lên đầu Cha

Có bao giờ em hỏi

Sao tóc Cha trắng hếu

Khi nhìn vào mắt Mẹ

Có bao giờ em hỏi

Sao mắt Mẹ quá sâu

Qua bao sông, em biết mấy cây cầu

Qua bao đường, em biết bao ngõ ngách

Khi nhìn vầng trán Cha

Em hình dung đỉnh núi

Khi ôm vòng tay Mẹ

Em mường tượng biển khơi

Cõi trần ai đập giũa cả một đời

Triều sóng bạc và núi rừng sương trắng

Khi sờ đôi chân Cha

Em thấy gì chai cứng

Khi sờ hai má Mẹ

Em thấy gì nhăn nheo

Chốn ba sinh, bao đồi thẳm dốc đèo

Cát đá còn xát xây, huống gì thân thể

Một đời Cha như thế

Một đời Mẹ như thế

Để làm gì, em có biết không em

Công Cha, ngàn đời, không thể quên

Nghĩa Mẹ, ngàn đời, luôn ghi nhớ

Chữ Hiếu kia, em không làm sao trả nổi

Chữ Ân kia, em không làm sao đáp đền

Cân tiểu ly, cũng không thể lượng phân

Xin nhắc em, một đôi lời, em nhé

Ngồi bên Cha, em ân cần khẽ nói

Cha có biết rằng, con thương Cha lắm không

Ngồi bên Mẹ, em mân mê, khẽ hỏi

Mẹ có biết rằng, con thương Mẹ lắm không

Không những nói “Công Cha như núi Thái Sơn”

Mà em nói, công Cha hơn muôn ngàn đỉnh núi

Không những nói “Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Mà em nói, nghĩa Mẹ hơn muôn ngàn sông nước bao la

Bài hát nào, cũng kết thúc câu ca

Bài Cha Mẹ, vẫn còn vang mãi mãi.

Tháng 10 – 2008

Cha kể con nghe

Cha kể con nghe chuyện nước nhà

Từ thời lập quốc của ông cha

Đến nay dấu ngọc dày trang sử

Rạng rỡ huy hoàng lộng sắc pha

Cha kể con nghe non nước mình

Năm ngàn năm, sáng tỏa trung trinh

Dựng cờ mở nước cùng gìn giữ

Thế thế truyền trao vẹn nghĩa tình

Bao nhiêu tất đất của quê hương

Là bấy nhiêu chồng chất máu xương

Trên khắp mọi miền non nước Việt

Không sao kể hết, khó tư lường

Đất mẹ quê cha được sống còn

Anh linh tử sĩ cao hơn non

Cho nên mới gọi hồn thiêng vậy

Đừng có ơ hờ nghe cháu con

Mỗi một bước đi mỗi dặm đường

Là da là thịt lấp đau thương

Là xương là máu xây tan vỡ

Thành bức dư đồ của núi sông

Cha kể con nghe chuyện nước non

Con nghe rúng động cả tâm hồn

Quê hương nguồn cội ngàn xưa ấy

Là giống là dòng của Tổ Tông

Cha kể con nghe chuyện núi sông

Con nghe từ thuở dựng khơi dòng

Đến nay, tiếp nối ngàn sau nữa

Tuyệt thế hùng ca của Lạc Hồng.

Tháng 10 – 2008

Cha theo Tiếng Gọi Sơn Hà

Cha tôi đội đá vá trời

Dù cho vật đổi sao dời không lay

Cha tôi chỉ có đôi tay

Gian truân gánh vác, đắng cay không màng

Cha tôi lên núi bắt còng

Xuống sông tát biển nước bồng lên non

Cha tôi kéo lại sao hôm

Chờ sao mai mọc, rợn hồn bóng đêm

Cha tôi vỗ sóng đầu ghềnh

Suối reo nước chảy mông mênh sông dài

Cha tôi sỏi đá khô cày

Đồng xanh gội nắng, lúa cài trĩu bông

Cha tôi nhặt lá diêu bông

Kết đài hoa mộng ước mong cho đời

Cha tôi chuyển thế lay thời

Quê hương quốc thái lên ngôi an bình

Cha tôi cỡi gió ba sinh

Thiều quang chói sáng bình minh hiện về

Cha tôi lên ải sơn khê

Chận đầu ngoại thực, đẽo tề mộng xâm

Mẹ tôi ươm mái tơ tằm

Nhà tranh đón bóng trăng ngàn dặm soi

Em tôi ít tiếng nói cười

Nhớ tình phụ tử thương người trầm kha

Cha theo tiếng gọi sơn hà

Cho em với Mẹ canh gà đẫm sương

Cha theo tiếng gọi quê hương

Cho em với Mẹ hậu phương ngóng chờ

Lên hòn Phụ Tử ươm mơ

Vọng Phu sương lạnh trăng mờ ngàn sao

Niềm riêng gởi giấc mộng đào

Niềm chung sông núi rạt rào mênh mông.

Tháng 10 – 2008

Người Cha Việt Nam

Người Cha nước Việt thật đường đường

Luyện sử đan thanh vẹn sắt son

Đánh trống khua chiêng khi quốc biến

Kinh bang tế thế lúc bình mông

Người Cha nước Việt thật kiên cường

Vị quốc vị gia nhuộm máu xương

Bao thưở can qua tàn khói lửa

Chiến bào rũ áo tóc pha sương

Người Cha nước Việt thật kiên trinh

Vị nước vị non trọn nghĩa tình

Quan ải biên thùy yên giới tuyến

Hương thơm đồng nội ổn quê mình

Người Cha nước Việt thật tinh kỳ

Phớt gió lông hồng vó ngựa phi

Ngang dọc tung hoành trong bốn biển

Tư nghì tâm lực chẳng hề chi

Người Cha nước Việt của Vua Hùng

Quốc Tổ dựng cờ mở nước chung

Kế thế truyền lưu trang sử ngọc

Muôn đời con cháu chẳng lao lung

Giang sơn gấm vóc nước non nhà

Chữ « S » dư đồ lộng sắc pha

Sông núi hồn thiêng an ngự trị

Ba miền đất nước sử hùng ca

Việt Nam một cõi vững như thần

Sông núi này là của nước Nam

Thuở trước đời sau truyền mãi mãi

Tấm lòng không thẹn với tiền nhân

Ta hát ca vang Cha Việt Nam

Người Cha kỳ vĩ giống da vàng

Sản sinh dân tộc kiên trinh nhất

Tự thuở đất trời đã định ban

Nói thế, cho hay dân tộc này

Trời không thể chuyển, đất không lay

Sao dời vật đổi, ra sao nữa

Vũ trụ càn khôn nể mặt thay

Huống chi nhân loại trên trần gian

Đừng có dễ ngươi lửa thử vàng

Dạ sói lòng lang un tro bụi

Bao thời rồi đó, nhớ thì kham

Trổi khúc nhịp nhàng ca hát vang

Đông Tây Nam Bắc khắp trần gian

Cổ kim xuyên suốt ngàn sau nữa

Con cháu Vua Hùng nước Việt Nam.

Tháng 10 – 2008

Ông Cha của ta

Ông Cha khai quốc dựng gia

Khai sơn phá thạch đắp nhà Việt Nam

Ông Cha miệng nói tay làm

Lòng son dạ sắt tâm đan không sờn

Ông Cha lên núi đỡ non

Xuống sông tát biển xây hòn đảo xa

Ông Cha xuống móng dựng đà

Lên ruôi đỡ nóc lợp nhà quê hương

Ông Cha xẻ núi mở đường

Xây cầu lấp hố thông thương ba miền

Ông Cha gốc cội Rồng Tiên

Kết tinh sông núi hồn thiêng muôn đời

Dù cho vật đổi sao dời

Kinh qua lịch sử giống nòi kiên trinh

Dù cho dâu biển điêu linh

Lạc Hồng muôn thuở tự tình thủy chung

Ông Cha lẫm liệt oai hùng

Chữ hoành hết mức chữ tung tột đường

Ông Cha kiệt xuất phi thường

Giữ yên bờ cõi đuổi phường xâm lăng

Tre già che chở nụ măng

Lúa vàng ươm mộng mạ non xanh đồng

Sông dài biển rộng mênh mông

Muôn người như một chung lòng hòa vang

Kể từ mở nước Văn Lang

Năm ngàn năm đã vững vàng giang sơn

Kể từ một Mẹ trăm con

Gần chín mươi triệu vuông tròn tinh anh

Da vàng máu đỏ thiên thanh

Muôn ngàn năm nữa trong lành Việt Nam.

Tháng 10 – 2008

Bức ảnh vẹn toàn

Nào em nào chị nào anh

Cùng tôi trang trải hương lành Việt Nam

Chia nhau miệng nói tay làm

Đói no ấm lạnh cơ hàn có nhau

Nghĩa nhân có trước có sau

Tự tình cho cạn con tàu mới thôi

Cục đường cũng xẻ làm đôi

Cục muối cũng thắm mặn mòi cả hai

Một chục trọn vẹn mười hai

Một trăm chẳng thiếu kèo nài nửa ly

Vô tư không nệ so bì

Bánh ít đi lại, bánh quy trở về

Dở ngon không tiếng khen chê

Thiệt hơn không tiếng tỉ tê trong lòng

Hương lành là thế nghe anh

Phải không nghe chị, và em nghe cùng

Thấp cao, chừa chỗ tương dung

Rộng hẹp, chừa chỗ tóe tung sao đành

Nhớ câu bầu bí một giàn

Một con ngựa bịnh cả đàn không ăn

Nhớ câu ruột kéo tơ tằm

Trăm năm chẳng mất ngàn năm chẳng sờn

Mỗi người thêm một điểm son

Vẽ nên bức ảnh vẹn toàn Việt Nam.

Tháng 9 – 2008

Chim bay cuối trời

Nhìn trông núi thẳm non xa

Lòng nghe man mác quê nhà biệt khơi

Nhìn trông biển vỗ sóng nhồi

Nỗi niềm cố quận nổi trôi vô bờ

Nhìn trông xác lá tàn khô

Phất phơ gió bụi xác xơ cội cành

Nhìn trông hun hút đầu gành

Bờ lau tơi tả treo nhành tà dương

Nhìn trông cát đá bên đường

Canh thâu xuống lạnh ngấn sương đêm dài

Đường xưa lối cũ cỏ hài

Trăng tàn nguyệt khuyết gởi đài xa xôi

Một mùa thu tím lên ngôi

Bao mùa thu tím da mồi tóc sương

Một mùa đông lạnh thê lương

Bao mùa đông lạnh tư lường hồn ai

Một mùa xuân héo hoa cài

Bao mùa xuân rụng nhạt phai mấy lần

Một mùa hạ trắng điêu tàn

Bao mùa hạ trắng bẽ bàng ve kêu

Bèo trôi bến lở lều bều

Lục bình chìm nổi lêu nghêu giữa dòng

Tình quê lượm nhớ ra đong

Chất vào một đống hành trang xa nhà

Tìm quên gởi chốn phôi pha

Kết thành một khối nào ta với mình

Chim bay vỗ cánh lao linh

Biết đâu tổ ấm nặng tình hỡ chim

Hoàng hôn đổ bóng im lìm

Chim bay mất hút buồn tênh cuối trời.

Tháng 10 – 2008

Đổi cả trần gian

Đổi cả đất trời lấy chữ quê

Chữ hương bên cạnh đẹp câu thề

Núi sông ấp ủ tình non nước

Bến cũ đò ngang sóng vễ về

Đổi cả đường đi lấy lối về

Phong sương tuế nguyệt trải nhiêu khê

Tha phương năm tháng dài ly khách

Xin hỏi thời gian đã đủ chưa

Đổi cả trần gian chọn nghĩa tình

Ngã nhân bào ảnh nổi lênh đênh

Nhục vinh bèo bọt trôi tan tác

Đừng phủ rong rêu non nước mình

Đổi cả phong ba bắc nhịp cầu

Dòng sông hai ngả ngập nương dâu

Đôi bờ xơ xác mờ lau lách

Bãi cát tiêu sơ bạc trắng màu

Đổi cả thác ghềnh mở lối đi

Băng qua thế kỷ vượt kinh kỳ

Sau lưng gác lại thềm hoang lạnh

Dĩ vãng trôi về chốn biệt ly

Đổi cả não phiền giữ mến thương

Trần lao rũ sạch nước cành dương

An bình thiện mỹ thăng hoa sống

Trang trải hương quê vạn nẻo đường

Đổi cả thế trần giữ nước non

Lăn quay con tạo dẫu hao mòn

Lở bồi cát đá phù sa nhuận

Đem lửa thử vàng, sắt mới son.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10923)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10737)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9083)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9623)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11322)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9382)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11791)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9489)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12436)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11382)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]