Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 40

26/11/201102:45(Xem: 12873)
Tuyển tập 40

Tuyển tập 10 bài – Tình TựQuê Hương 40

Thơ Mặc Giang

[email protected]; [email protected]

01. Chưa hẳn là người

02. Quê hương là nhất

03. Chờ một nhịp cầu

04. Một khối tình quê

05. Non nước quê mình

06. Lại thương nhớ Huế

07. Ta là Người Việt Nam

08. Nước Việt kiêu hùng

09. Quê hương ôm ấp trong lòng

10. Hình bóng quê nhà

Chưa hẳn làngười !

Tiếng ve réo rắc trưa hè

Một mùa inh ỏi tai nghe

Khốc khô lòn khe gió nắng

Đong đầy một cõi tình quê

Quê người lạnh buốt mùa đông

Cái tình cố quận thinh không

Bếp điện mền bông lò sưởi

Nhưng không lửa khói ấm nồng

Quê người cũng gọi là xuân

Chào nhau tay bắt mặt mừng

Hương xuân chừng như để có

Chứa đầy một khoảng trống không

Quê người cũng có thu sang

Rừng cây đổ lá thu vàng

Khungtrời tàn thu tím ngắt

Nhưngkhông tiếng nói thôn làng

Quêngười phố thị thênh thang

Cáigiàu đầy ắp cái sang

Vănminh nâng cao cường độ

Nhưngkhông tiếng nói phố phường

Aicó xa quê mới biết

Xaquê như thiếu tiếng cười

Quêhương nếu ai chối bỏ

Sốngthôi, chưa hẳn là người !

Tháng7 – 2009

Quê hươnglà nhất

Quê hương nắng táp mưa lùa

Đói nghèo không tốn tiền mua

Đẳng đeo một đời gian khổ

Mà sao nhung nhớ dư thừa

Quê hương nay ruộng mai đồng

Bốn mùa ấm lạnh tháng năm

Đong giọt mồ hôi cơm áo

Màsao nặng trĩu trong lòng

Quêhương một mái nhà tranh

Khổnghèo từ thuở đầu xanh

Lớnlên Thành đô Phố hội

Màsao ruột héo tơ tằm

Quêhương xóm nhỏ thôn làng

Nắngthì đổ lửa chói chan

Mưathì dầm dề thác lũ

Màsao tình tự mênh mang

Điđâu cũng một cuộc đời

Ởđâu cũng thế mà thôi

Nhưngtình quê hương chỉ một

Khôngsao có thể đắp bồi

Quêhương có hoa có bướm

Ởđâu không bướm không hoa

Nhưngchỉ quê hương là nhất

Thaphương không phải là nhà.

Tháng7 – 2009

Chờ một nhịp cầu

Câycầu chung một con sông

Màsao đứt nhịp giữa dòng thế ni

Muốnqua, thật khó quá đi

Sachân nước xoáy nhỡ thì làm sao

Nhớnghe không dễ đâu nào

Phongba bão táp bèo trào bọt tan

Nhìnkia, một Phá Tam Giang

Xưanay biết mấy bẽ bàng lắm ru

Xaxa sương tỏa mịt mù

Haiđầu đành đoạn thiên thu sóng cồn

Thờigian chưa phủ dấu sờn

Khônggian chưa lấp vết mòn hằn sâu

Khinào bắt lại nhịp cầu

Mayra vá đắp biển dâu xanh rì

Thắplên đóm lửa li ti

Soitrong đêm tối đen sì đã lâu

Saoơi, đừng có đeo sầu

Trăngơi, đừng có kê đầu gối sương

Đầmlầy khoét rãnh khai mương

Cuốihầm nứt kẽ mở đường chui ra

Quarồi những thuở chia xa

Câycầu nối nhịp tình ta vẹn tình

Mớitan hết những lao linh

Cảmcơ thấm thía chuyện mình nghe em.

Tháng7 – 2009

Một khối tình quê

Tôimang một khối tình quê

Lênnon xuống biển chưa hề chia xa

Bốnmùa đưa đẩy lại qua

Xuânđông thu hạ vậy mà, thế thôi

Tôimang từ thuở nằm nôi

Đếnnay nguyên vẹn, cuối đời nguyên trinh

Điđâu, như bóng với hình

Ởđâu cũng vậy, như mình với ta

Rằngxa, xin đáp, thế à

Rằnggần, cũng đáp thế à, có chi

Tôileo lên đỉnh Ba Vì

SôngĐà, núi Tản thầm thì bao phen

Tôitrèo lên Ải Nam Quan

CàMau sóng vỗ chứa chan nỗi niềm

Niềmchung cho tới niềm riêng

Tìnhnon nghĩa nước mọi miền quê hương

Bướcđi từng bước trên đường

Nghetrong gió thoảng khôn lường hồn quê

Điđâu, cũng nhớ tình quê

Ở đâu,cũng nhớ bốn bề bủa giăng

Nhưđêm, đã có vầng trăng

Nhưngày, đã có nắng vàng lung linh

Hươngquê nặng trĩu khối tình

Hồnquê vương vấn như mình với ta.

Tháng7 – 2009

Non nước QuêMình

Anh đi biền biệtphương xa

Cha già đỡ nắng, mẹgià gối sương

Anh đi lối cỏ bênđrường

Quê nhà một cõi,dặm trường đăm chiêu

Ruột đau, biết mấychín chiều

Lòng đau, biết mấychỉ điều đan tơ

Biển Đông réo rắchải hồ

Trường Sơn vợn khóicơ đồ tóc tang

Nhớ xưa ai đến ĐèoNgang

Thềm hoang rêu phủ,quan san treo cành

Mờ mờ nhân ảnh hoenthành

Gập ghềnh sóng vỗreo quanh ghề ngồi

Dòng sông nay lởmai bồi

Đẩy xô cát trắngmặn mòi phù sa

Anh đi, xa mái quênhà

Đêm đêm quốc gọi,canh gà vọng sương

Trăng khuya vàng vọtngàn phương

Lập lòe đom đóm soiđường từ ly

Mắt mẹ sâu thẳm bờmi

Lòng cha hun hút tưnghì núi sông

Mạ non khô khốcruộng đồng

Lúa vàng èo uộtngậm bông bốn mùa

Cái quay búng sẵnđược thua

Bọt bèo thời thếgió lùa lại qua

Anh đi, bỏ lại quênhà

Nào cha nào mẹ nàobà nào con

Núi kia, đeo đá ômnon

Sông kia, ru biểnmơ hòn đảo xa

Anh đi bụi giósương pha

Phong trần đập giũacho tà phù sinh

Hỡi ôi, non nước quê mình !!!

Tháng 8 – 2009

Mặc Giang

Lại thươngnhớ Huế !

Xứ Huế, người ta ca ngợi nhiều

Lòng tôi như cũng muốn liu xiu

Loanh quanh đâu đó lần theo bóng

Lẩn thẩn riêng mình đếm quạnh hiu

Cố Đô trầm mặc gợn Kinh Kỳ

Núi Ngự, Vân Lâu, nặng ướt mi

Nội Ngoại Hoàng Thành đeo dấu tích

Thờigian loang lổ nét từ ly

SôngHương bến cũ đợi ai về

Mộtmái chèo khua nước ủ ê

Điệuhát Nam Giao nghe não nuột

Hòkhoan đứt nhịp mảnh tình quê

Tiếngchuông Thiên Mụ vọng ngân xa

Hỡikhách viễn du có nhớ nhà

Chiếcnón bài thơ chưa viết trọn

Lá me đưa đẩy trĩu la đà

Một năm, rồi lại bấy nhiêu năm

Mái đẩy thuyền không gợn biệt tăm

Lặng lẽ đò ngang chìm bóng nước

HươngGiang man mác chở trăng ngàn

Chothương gọi nhớ Huế tôi ơi

Rănrứa mô tê muốn nghẽn lời

Rũbóng sông Hương tràn cổ kính

TrườngTiền sóng vỗ ngập đầy vơi.

Tháng 8 – 2009

Ta là NgườiViệt Nam

Khổ thế, sao nghe cứ hỏi hoài

Ta là gì, vặn vẹo là ai

Nhìn ta không biết, còn vờ hỏi

Mắt nhắm, đầu che, mũ phủ tai

Ta, một con người nước Việt Nam

Trước sau như một, sắt son vàng

Muốn đem thử lửa, càng siêu tuyệt

Đêmchiếu long lanh, ngày sáng choang

Ta,một người dân nước Việt này

Trờinghiêng, đất lở, không lung lay

Saodời, vật đổi, không hề chuyển

Xanh,đỏ, thau, chì, chẳng đổi thay

Ta dẫu đang mang, hoặc sẽ gì

Việt Nam trước đã, vẫn nguyên xi

Không rao, không bán, không ô nhục

Không cúi, không lòn, không ỉ i

Ta, chẳng là gì của nước non

Nhưng ai sỉ nhục, ta ra đòn

Cái mâu, cái thuẫn, ta tung cả

Cái ách, cái tròng, đập vỡ toang

Ta, chẳng là gì của núi sông

Nhưng ai xúc phạm đến Cha Ông

Dư đồ một mảnh, ai gây hấn

Sẽ biết tay ta, đừng có hòng

Dân tộc Việt Nam, từ một người

Ngàn muôn vạn ức, thế mà thôi

Contim triệu triệu hòa chung một

Khốikhối vung tay, ngạo nghễ cười

Thếthì đừng có hỏi leo nheo

Ấmớ, ta phang cho mấy hèo

Nhũngnhặng, liệu hồn mà cút xéo

Nếukhông, hố thẳm khóc lưng đèo !!!

Tháng9 – 2009

[email protected]

Nước Việt kiêu hùng

Quêhương nước Việt của ta ơi

Tôisẽ cưu mang cả cuộc đời

Vượtnúi băng đèo hay xuống biển

Bachìm bảy nổi chín chơi vơi

Quêhương nước Việt của ta ơi

Tôisẽ đa mang trọn cuộc đời

Thờithế thế thời trôi thế kỷ

Trầucay cau đắng vị mềm môi

QuêCha, mang tiếng khóc chào đời

ĐấtMẹ, ẵm bồng ướt trũng nôi

Là thịt là xương là máu mủ

Dù cho nay lở lẫn mai bồi

Dù sao đi nữa cũng quê hương

Tôi sẽ mang theo khắp nẻo đường

Lấp hố bắc cầu khơi cống rãnh

Vùi chôn đổ nát, vá tang thương

Không thế, thẹn thùng với núi sông

Nào Tiên nào Tổ nào Cha Ông

Nào dòng nào giống nào Hồng Lạc

Cội trốc nguồn trành, nước đổ sông

Phải thế hay không hỡi Việt Nam

Hỡi ai con cháu giống da vàng

Nào anh nào chị và em nữa

Đừng để nước non thẹn sử vàng

Không những ta mang tội Tổ Tông

Mai sau thế hệ đắng cay lòng

Tiền nhân đi trước gây nông nổi

Cái nhục lều bều ngập núi sông

Có nay, mới có những ngày mai

Quá khứ lao linh bóng đổ dài

Khép lại đường hầm bao đổ nát

Một hai ba, quẳng xuống tuyền đài

Kinh qua thành bại mới anh hùng

Đất nước này là đất nước chung

Dântộc này trung trinh bất khuất

Hồnthiêng sông núi rạng soi chung

Trongta, còn mãi tiếng quê hương

Ngoạisạch, nội yên, quét tận tường

Đátảng, hòn chồng, băng tất cả

Sôngsông, núi núi, vẹn đường đường.

Tháng9 – 2009

[email protected]

Quê hương ôm ấp trong lòng!

Quêhương ôm ấp trong lòng

Điđâu cũng thấy khơi dòng nhớ thương

Quêhương từ độ mù sương

Điđâu cũng thấy dặm trường xát xây

Quêhương ôm ấp vơi đầy

Điđâu cũng thấy nỗi nầy tình kia

Xatrông cánh nhạn bay về

Biếtđâu tổ ấm lê thê cuối trời

Biểnsâu, cá lặn tăm hơi

Núicao, mất hút giữa đồi mênh mông

Thoảngnghe hương lúa ngô đồng

Baybay trước gió ven sông lững lờ

Tìmtrong ký ức ươm mơ

Khixa mới thấy vật vờ hồn đau

Nóiquên, nào khác nương dâu

Nóinhớ, đành đoạn bờ lau cát vàng

Nhìntrên thân thể cưu mang

Cơchừng ẩn nét muôn ngàn năm xưa

Quêhương nhung nhớ dư thừa

Nhưcây nhớ cội bốn mùa lại qua

Quêhương biết mấy đậm đà

Nhưgia nhớ quốc canh gà kêu sương

Dùcho biền biệt dặm trường

Taluôn nương níu quê hương trong lòng

Dùcho vận nước long đong

Nướcđi đâu nữa chờ con nước về

Đổmưa ta gặp sơn khê

Quêhương ôm ấp mộng kề gối trăng.

Tháng 10 – 2009

Hình bóng quê nhà

Tôivốn dĩ người quê mùa dân dã

Đượcsinh ra nơi mái khói nhà tranh

Lớnlên với những con đường đất loanh quanh

Bênruộng lúa ngô khoai thơm mùi gốc rạ

Chânlấm tay bùn, trầy trụa sỏi đá

Mưanắng hai mùa, vá nhuộm tấm thân

Cáituổi thơ đã tắm gội phong trần

Thờibé bỏng sớm dập vùi gió bụi

Đồng cao đồng thấp, cày sâucuốc bẫm

Tát nước vét mương, chai đáchân tay

Cái tuổi thơ phơi nắng cháykhô gầy

Da thịt chắc đen huyền nhưbánh ít

Mái nhà tranh không đủ chemưa dột

Nên ngày đêm chừa lỗ ngó ôngtrời

Gió phập phù lồng lộng dễthông hơi

Quần áo rách phất phơ baytrước gió

Cái tuổi thơ đã quen mùi bôngcỏ

Mùi mạ non, mùi lúa chín, simđồng

Mùi « chim chim »,mùi « dủ dẻ », mùi trâm

Mùi gian khổ năm từng năm lũlụt

Mùi khoai nướng, khoai lùi,bột nhì, bột nhứt

Mùi cơm nguội, cơm cháy, chanhúp ngon lành

Vậy mà quây quần, nào cha mẹ,nào anh em

Còn hơn cục muối chia đôi,cục đường chia bốn

Khi ra đi, nghĩa là chốn quênhà mất hút

Phố thị, châu thành không tìmđược cõi trời quê

Cao ốc, cao tầng, không lấpnổi mái tranh che

Sống vẫn sống nhưng lòng chôngốc rạ

Khi ra đi, nghĩa là đường dàikhua sỏi đá

Vọng âm vang tê tỉ mái quênghèo

Cái thuở đầu đời gắn bó đẳngđeo

Luôn lay động trong chiều sâuký ức

Ấy thế, mà chốn quê nhà là nhất

Cái phồn vinh không che lấpquê mùa

Khi ra đi, không phải bán phảimua

Nhưng tìm lại, như mò kim đáybiển

Cái màu xanh biến thành màu vàng,màu tím

Một năm, mười năm, lần lữa mấymươi năm

Nhưng tôi vẫn ngửi được mùi lúamới, mạ non

Mùi đất, mùi bùn, mùi khổ nghèochơn chất

Đường trường xa dù chùn chânmỏi gối

Bước phong trần đãi bạc nhuộmsương pha

Nắm đôi tay ôm hình bóng quênhà

Như hương lúa ôm ruộngđồng mưa nắng.

Tháng 10 – 2009

Mặc Giang


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10925)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10737)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9083)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9623)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11324)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9384)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11794)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9492)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12438)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11382)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]