Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 15

26/11/201102:45(Xem: 14236)
Tuyển tập 15

Tình Tự Quê Hương 15

01. Bình minh chưa ló dạng

02. Vần thơ còn đó đẹp thay

03. Là thi sĩ, nghĩa là…

04. Thương những gia đình bất hạnh

05. Thương trẻ thơ quê nghèo khốn khó

06. Lá rụng về cội

07. Uống nước nhớ nguồn

08. Tôi không có bán thơ đâu

09. Nơi quê nghèo nho nhỏ

10. Những người em bé nhỏ của tôi ơi

Bình minh chưa ló dạng !

Tháng 03-2005

Đêm đã dài mà sao chưa được sáng

Ba mươi năm, đâu phải ít ỏi gì

Một phần ba thế kỷ, nhớ kỹ đi

Một phần ba đời người, còn chi nữa

Đâu có ngắn mà dằn co kèn cựa

Ba mươi năm đã quá đủ quá dài

Thế hệ già nua, rũ mục tuyền đài

Thế hệ tiếp theo, đã kề miệng lỗ

Thế hệ đàn em đã dài gian khổ

Con đường hầm vùi lấp ba mươi năm

Ánh sáng mịt mờ le lói xa xăm

Bồ hóng phủ mái tường rêu mấy lớp !

Thế hệ chúng ta, một đời bì bọp

Cũ cũng đeo mà mới cũng nửa vời

Ngả ba đường đều cuốn hút chơi vơi

Đẩy hai chiều xát xây mòn sông núi

Hoàng hôn xuống bóng đêm về tăm tối

Đã mù mờ mà lại thiếu trăng sao

Nghe vi vu thoang thoảng gió xạc xào

Đêm chưa hết màn đêm còn dày lắm

Nước Biển Đông vơi đi mùi muối mặn

Dãy Trường Sơn mờ sương khói sơn khê

Ba mươi năm đom đóm vẫn lập lòe

Ráng chớp nháy bình minh chưa ló dạng !!!

Vần thơ còn đó, đẹp thay !

Tháng 03-2005

“Đố ai quét sạch lá rừng

Để ta kêu gió, gió đừng rung cây”

Đố ai đón hết vầng mây

Để ta chận lại, mây nầy thôi bay

Đố ai làm nước không lay

Để ta gọi sóng đừng đày gió sương

Đố ai quét sạch bụi đường

Để ta kêu bụi đừng vương vãi nhiều

Đố ai nhặt hết cô liêu

Để ta nhốt lại buồn hiu một nhà

Đố ai nhặt hết thơ ca

Để ta thôi động âm ba tao đàn

Đố ai nhặt hết trăng vàng

Để ta thôi bắt đường ngang lối về

Đố ai chận nước bờ đê

Để ta gọi nước vỗ về bên sông

Đố ai cắt giá mùa đông

Để ta kêu rét đừng trông lạnh lùng

Đố ai nhặt hết thu vàng

Để ta gọi lá đừng tan lìa cành

Đố ai sống hết xuân xanh

Để ta cho trẻ không thành già nua

Đố ai đếm hạ mấy mùa

Để ta gọi nóng chào thua oi nồng

Đố ai nhặt hết diêu bông

Để ta kêu én đừng hòng se tơ

Đố ai đón hết vầng thơ

Để ta gát bút trông chờ mà chơi

Nếu không, ta viết mấy lời

Thành câu thi phú cuộc đời của ta

Cho đời ý vị vậy mà

Như câu tục ngữ, như ca dao này

Vần thơ còn đó đẹp thay.

Là thi sĩ, nghĩa là ...!

Tháng 03-2005

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Ôm bóng đêm nói chuyện với trăng sao

Tai có thể nghe ngàn vạn lý xạc xào

Mắt có thể thấy khuất muôn trùng vời vợi

Là thi sĩ không thấy mình trơ trọi

Cỡi sông ngân nói chuyện với thiên hà

Vượt cung trăng để thăm viếng Hằng Nga

Căn gác nhỏ nhưng nhìn trời đất hẹp

Nhìn vũ trụ như bàn tay mở khép

Nhìn huyễn sinh như một hớp cà phê

Nhìn công danh thấy mặt mũi ê chề

Nhìn phú quí bèo nhèo đôi dép bỏ

Là thi sĩ gom vòm trời nho nhỏ

Sống riêng mình như một ốc đảo hoang

Còn thì còn như vạn hữu càn khôn

Mất thì mất li ti hơn hạt bụi

Vụt một cái đưa hồn lên đỉnh núi

Biến cái vèo có mặt giữa biển khơi

Phóng cái nhìn có mặt khắp nơi nơi

Vò một cái nát tan không tụ điểm

Chợt quay lại, mệt mỏi rồi, ngưng chuyện

Ly cà phê còn mấy giọt sau cùng

Nghiên cái ly, quẹt một cái, sạch chung

Gác ngòi bút trở về trong thực tại.

Thương những gia đình bất hạnh !

Tháng 03-2005

Căn nhà này, sao hoang tàn đổ nát

Từ ngoài vào trong, sao vắng vẻ lạnh tanh

Nơi bàn thờ, nhiều mạng nhện bao quanh

Nhện cũng bỏ đi, vì không còn ruồi muỗi

Nơi sau vườn, cỏ cao bằng đọt chuối

Chuối trỗ buồng, rồi chín, héo, đeo cây

Nơi cửa trước không cài, bao lớp bụi phủ dày

Khu xó bếp xác xơ, tro tàn bay muốn hết

Mái nhà tranh như rổ nang, đan kết

Đếm sao trời, không thiếu ánh sao thưa

Trên nền nhà lưu lại những vết mưa

Mùi ẩm thấp đóng rêu xanh mấy lớp

Bên bờ ao, cá ngậm tăm, không đớp

Súng chen bèo buồn ủ dột lặng thinh

Chim bay ngang vương theo bóng in hình

Vẽ thành nét “cửa nhà ai vô tự” !!!

Chợt ngẫm nghĩ rồi đâm ra tư lự

Căn nhà này nhớ có mấy anh em

Không lẽ nào thần sống đã gạch tên

Hay không lẽ loạn ly đều đi cả

Mấy ụ đất hơi nhô trông thấy lạ

Lại nghiêng nghiêng theo hàng lối bên hè

Đến gần trông, thấy lành lạnh hơi e

Đọc những chữ ngoằn ngoèo trên tấm gỗ

À, thì ra đây là những nấm mộ

Nào cha, nào mẹ, nào anh, nào chị, nào em

Hướng mắt về nơi nào đó buồn tênh

Để hình dung trên quê hương mình,

Còn bao nhiêu những gia đình bất hạnh !!!

Thương trẻ thơ quê nghèo khốn khó !

Tháng 03-2005

Có những chuyến buồn buồn đi thăm vội

Nhìn những em bé nhỏ ở miền quê

Từ sáng tinh mơ, cho đến chiều về

Tôi đều thấy các em ngày hai buổi

Sống quanh quẩn chung quanh nhà, cặm cụi

Tưới nước, bón phân, nhổ cỏ, vun trồng

Lượm hột, hái điều, lang, sắn, ngô đồng

Da bánh ít, mái tóc thề, óng mượt

Vừa chị, vừa em, quây quần lũ lượt

Em lặt rau, chị thổi lửa nấu cơm

Thỉnh thoảng trông, mỗi sáng đến chiều hôm

Tôi không thấy những gì là đèn sách

Nghĩ thấy tội cho nên tôi tìm cách

Hỏi xa gần rồi lại hỏi gần xa

Khi nghe xong thì tôi đã hiểu ra

Nhà nghèo khó nên làm sao đi học

Những vùng sâu vùng xa, và nhiều nơi heo hút

Từ ê a, cho đến hết vỡ lòng

Hay đánh vần xuôi ngược, thế là xong

Đọc lấp bấp “con nhà quê nghèo khó”

Thôi giã từ, nghe các em nho nhỏ

Đi đó đây, tôi vẫn nhớ xa xôi

Thật cảm thương cho những đứa em tôi

Đời khép lại như quê nghèo khốn khó !!!

Lá rụng về cội

Tháng 03-2005

Lá rụng về cội

Nghĩa là sao mà ta thường hay nói

Để cùng nhau nhắc nhở lại cho đời

Nghĩa thật gần và cũng thật xa xôi

Vừa nghĩa đen lại còn thêm nghĩa bóng

Này em nhé ! Ngồi đây chơi, đỡ nắng

Em coi kìa, chiếc lá rụng, về đâu

Còn đu đưa phơn phớt gió xanh màu

Khi rớt xuống, cho vàng bay chiếc lá

Rụng về cội, em nghe hơi thấy lạ

Rớt gốc cây, em thấy đó, phải không

Cây với cội cùng một nghĩa theo dòng

Xa hơn nữa, đó là nguồn lịch sử

Từ dưới đất, cây vươn lên đấy chứ

Qua thời gian, cây đâm lộc nẩy chồi

Dù cây non, hay đại thọ sống đời

Cỡi vô thường băng ngang dòng cát bụi

Lá rơi rụng, vàng vàng bay, mục, thúi

Từ đất lên, trả về đất, tốt tươi

Một ngày kia, khi em đứng tuổi rồi

Em mới nhớ, những gì xa xưa cũ !

Nhớ, nhớ mãi, không bao giờ biết đủ

Của những gì, xa xưa nữa, em ơi

Tục ngữ kia dù chỉ có mấy lời

Nhưng giải bày thì vô cùng thâm thúy

Nói ít hiểu nhiều, mới càng ý vị

Lá rụng về cội, là thế nghe em

Khi về chiều, em sẽ hiểu bóng đêm

Càng thấm thía, nhớ thương về nguồn cội !!!

Uống nước nhớ nguồn

Tháng 03-2005

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi một ngày, em thường uống luôn luôn

Hễ thấy khát, là em cần đến nước

Miễn là nước, dù nước gì cũng được

Khi uống vào, em sẽ hết khát ngay

Chỉ một câu ngắn gọn, nhưng thật hay

Vậy, uống nước nhớ nguồn, là sao nhĩ !!!

Ra bờ sông, nhìn dòng sông đang chảy

Nước ở đâu, mà cứ chảy tuôn hoài

Hãy hình dung một chút để thử coi

Nước chảy đó, tức có nơi xuất phát ?

Em hãy bước lên đầu non ca hát

Con suối reo róc rách đó, là nguồn

Đã là nguồn, thì nước mãi trào tuôn

Hễ có mưa là nước nguồn tuôn chảy

Và sao nữa, mà ông cha mình dạy

Uống nước nhớ nguồn, nghĩa lý cao siêu

Như hôm nay, em khôn lớn bao nhiêu

Nhờ công sức của mọi người mới có

Và kia nữa, như tấm thân em đó

Vương hình hài, nhờ cha mẹ sinh ra

Sống ở đời phải có cửa có nhà

Dù hơi tệ, thì nhà tranh, công viên, xó chợ

Và còn nữa, em ơi ! Luôn ghi nhớ

Phàm con người, phải có Tổ có Tiên

Có quê hương, dân tộc, đất nước mọi miền

Có lịch sử và những gì ông cha để lại

Uống nước nhớ nguồn, nhớ hoài nhớ mãi

Nhớ và trao nhau, từng thế hệ điểm tô

Nhớ và trao nhau, cùng gìn giữ cơ đồ

Chứ đừng sống vô tình,

Và chỉ biết mình em, em nhé !!!

Tôi không có bán thơ đâu !

Tháng 03-2005

Nhớ Hàn Mặc Tử bán trăng

Nhớ người khố rách làm văn bán nghèo

Cơ cùng ai bán mốc meo

Sơn khê ai bán giữa đèo hoang vu

Còn tôi xin bán cái ngu

Bán luôn cái dốt mặc dù chẳng mua

Bán luôn những cái hơn thua

Chỉ xin giữ lại quê mùa mà chơi

Bán luôn phi thị cuộc đời

Chỉ xin giữ lại cơ ngơi an bình

Bán luôn danh lợi lưu linh

Chỉ xin giữ lại nguyên trinh độc hình

Có ai mua được chình ình

Để tôi bán nốt nhục vinh đã nhiều

Bán luôn trưởng giả quan liêu

Bán luôn cái lạnh cuối chiều mùa đông

Bán luôn bèo bọt trôi dòng

Chỉ xin giữ lại bờ sông lần về

Bán luôn những cái nhiêu khê

Để coi trong nỗi ê chề ra sao

Bán luôn đến cả trăng sao

Chỉ xin giữ lại cây đào trước sân

Bán luôn những cái phong trần

Cho luôn chiếc bóng phù vân trôi bờ

Nhưng tôi không bán vầng thơ

Để tôi nhìn nó hững hờ tôi chơi

Mang thơ đi khắp cuộc đời

Rải thơ cùng khắp chơi vơi trên ngàn

Dù ai đã bán trăng vàng

Còn tôi gõ tiếng tao đàn thân thương

Dù ai khép lại nẻo đường

Nhưng thơ tôi đó, vương vương vô cùng !

Nơi quê nghèo nho nhỏ !

Tháng 03-2005

Tôi thương mái nhà tranh

Nơi quê nghèo nho nhỏ

Những ngày xa xưa đó

Dọc nước cạnh bờ ao

Cùng bọn trẻ ồn ào

Khắp thôn trên xóm dưới

Những đứa trang lứa tuổi

Vui giỡn những trò chơi

Sung sướng nhất cuộc đời

Là thời xưa bé nhỏ

Một tiếng kêu đâu đó

Là cả lũ hè nhau

Lấp ló trông trước sau

Là cùng nhau vọt lẹ

Bao năm trời như thế

Nên mọi nẻo trong làng

Khắp ngõ hẻm cùng hang

Như bàn tay năm ngón

Mỗi khi mùa nước lớn

Chặt chuối kết làm đò

Đẩy sào chạy ro ro

Té nhào lăn bì bõm

Đêm về bắt đom đóm

Bỏ trong bọc làm đèn

Cùng chí chóe rùm beng

Đèn của ta sáng quá

Qua rồi mùa lá mạ

Lúa gặt đổ đầy đồng

Mót từng bó ngóng trông

Chờ những khi đổi cốm

Khắp cùng trong lối xóm

Tiếng đập lúa hòa vang

Bọn trẻ kéo một đàn

Mà chơi trò cút bắt

Rạ, xót ơi là xót

Ù té, chạy ra sông

Nhảy xuống nước ùm ùm

Nước mềm môi dịu ngọt

Rồi tập tành đến lớp

Đánh xuôi ngược trường làng

Trôi theo bước thời gian

Qua rồi ngày thơ ấu

Đến nay nhìn theo dấu

Thỉnh thoảng nhớ xa xưa

Lại nhung nhớ sao vừa

Nơi quê nghèo nho nhỏ

Và thời xa xưa đó

Tuổi trẻ của tôi ơi !

Những người em bé nhỏ của tôi ơi !

Tháng 03-2005

Này, những người em bé nhỏ của tôi ơi !

Mới lớn lên, vào ngưỡng cửa cuộc đời

Đời sẽ đưa em đi muôn vạn nẻo

Hồn xinh xắn nhuộm trần gian khô héo

Lòng thanh thiên vấy nhân thế gợn màu

Những trang sách học trò gởi lại phía sau

Và đời em sẽ trở thành một pho sách truyện

Này, những người em bé nhỏ của tôi ơi !

Em sẽ đi, như những con tàu rẽ tuyến

Bụi thời gian, ngày thêm thấm dặm trường

Bụi không gian, ngày thêm thấm phong sương

Theo năm tháng, bào mòn bao sức lực

Thời thư sinh là cái thời đẹp nhứt

Tuổi trẻ thật dễ thương

Vui với mái học đường

Cùng bè bạn vui chơi trang đèn sách

Giữa trường học, trường đời, đôi bờ ngăn cách

Tôi nói trước với em, dù chỉ đôi câu

Nhưng rồi em sẽ hiểu thật thâm sâu

Những câu đó là những lời chân thực

Giữa hai nẻo, còn nhiều lằn mức

Em dần xa tuổi ngọc thiên thần

Vào cuộc đời, đối diện tân toan

Em sẽ đi trên nhiều gai góc

Này, những em bé nhỏ của tôi ơi !

Những ngày xưa em khóc

Vì những bài học, mở khóa không ra

Sợ thua chúng bạn, sợ thầy cô la

Nhưng ngày nay em khóc, vì đời không như em nghĩ

Sách vở là những huyền mơ, ly kỳ, mộng mị

Trường đời là những hiện thực, cạm bẩy, tạp đa

Sách vở kia, không phải của em, mà của người ta

Còn hôm nay, không phải dạo chơi, mà người trong cuộc

Em ơi, hãy thắp ngọn đèn trong tâm làm đuốc

Em ơi, hãy giữ đôi mắt thương yêu nhìn đời

Dù nay mai, có những lúc chơi vơi

Sẽ phí phạm nhiều tâm tư, trí lực

Xin chúc các em, tròn đầy hạnh phúc

Đường nhân gian em sẽ bước đi qua

Đường trần gian em sẽ nếm phong ba

Và thưởng thức bản trường ca nhân thế !!!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10925)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10737)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9083)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9623)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11324)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9384)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11794)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9492)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12438)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11382)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]