Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 25

26/11/201102:45(Xem: 13824)
Tuyển tập 25

Tuyển tập 10 bài – Tình TựQuê Hương 25

Thơ Mặc Giang

[email protected]; [email protected]

01. Nếu không người thì cũngkhông ta

02. Những em bé cơ cùng

03. Bốn mùa quốc quốc gia gia

04. Tôi muốn nói

05. Đừng đòi hỏi các em nhiềuquá

06. Là của Việt Nam

07. Quê hương tồn sinh bất diệt

08. Nhiều khung chưa đóng

09. Khứ - lai đáp khẽ thế à

10. Trường ca viễn xứ

Nếu không người thì cũng không ta!

Thơ nhạc * Tháng 8—2005

Một trăm năm quê hươngnghiêng ngửa

Chín năm trường máu nhuộmthành sông

Hăm mốt năm xương chồngthành núi

Ba mươi năm nát ruột tơlòng

Nhớ trăm con một bọc nămxưa

Năm ngàn năm lịch sử cóthừa

Nước muôn sông ra khơigặp biển

Chuyện của mình như thế,đủ chưa

Bọt sóng nào không có laochao

Từ trùng dương cuồn cuộnđưa vào

Dù cuốn xoáy, lăn quay,đảo lộn

Đẩy vào bờ, sóng cũng hưhao

Đường trường xa dù nhiềungõ, lối

Cũng dẫm qua từng mộtbước chân

Biết bao đường khi đichưa tới

Đã vỡ toang, đắp vá baolần

Một trăm năm, điêu tàn đổnát

Lại chín năm, từng mảnhxác xơ

Hăm mốt năm, tơi bời khóilửa

Ba mươi lăm, lại tấp đôibờ

Đừng nói nữa, ngày mailại sáng

Đừng nói hoài, đêm tối sẽqua

Sông nước kia, bao lầnkhô cạn

Núi non kia, biết mấy sơnhà

Một trăm năm nước chảyqua cầu

Chín năm dài cũng đã chìmsâu

Hăm mốt năm bụi tro tàntích

Ba mươi năm, tại ngườitại ta !!!

Bởi tại người, hay bởitại ta

Bởi vì ai để nước non nhà

Kéo từng cơn xoay vầncuốn xoáy

Nếu không người thì cũngkhông ta.

Những em bé cơ cùng !

Tháng 8—2005

Có những em bé,

Không bao giờ được mặcquần áo mới

Có những em bé,

Không bao giờ, ngậm cụckẹo, cắn cà rem

Chỉ đứng nhìn, rồi lấmlét phát thèm

Nuốt nước bọt, rồi quayđi chỗ khác

Thân xương xẩu, bọc lànda tái mét

Mũi thò lò, thụt thịt, cótội không

Giương mắt nhìn, chờ đợinhững ngóng trông

Trông những gì, hỡi nhữngem khốn khổ ???

Học là cái gì ! Nói làmchi sách vở !

Chưa ra khỏi nhà, làm saobiết mái trường !

Chỉ lâu lâu, mới có ngườimở rộng tình thương

Tẩm một chút như sương samỏng mảnh

Em chưa từng biết, cái gìlà quà bánh

Em chưa từng nhìn, đủ mọithứ đồ chơi

Vọc đất, bụi bay, ruồimuỗi, bu đầy !!!

Thống khổ, cơ cùng, aithương, ai xót !!!

Chỉ mong sao, được ítnhiều chia sớt

Bớt tiêu pha, bớt chi phínhững dư thừa

Thì các em, cũng sẽ đượcmóc mưa

Đã chịu đựng quãng đườngdài nắng hạn

Cá không nước, thì làmsao không chết cạn

Cái tuổi thơ, em biếtkhóc, không biết cười

Lòng vàng trang trải, aingười ?

Tình thương che chở, aingười thương em

Ai người thao thức từngđêm

Làm sao cứu hết những emcơ cùng

Xin người mở rộng baodung

Xin người giải cứu cơcùng cho em !!!

Bài thơ 36 :

Bốn mùa quốc quốc gia gia

Tháng 8 * 2005

Tiếng kêu con quốc những đêm đông

Tuế nguyệt phong sương vẫn lạnhlùng

Năm tháng bọt bèo trêu sóng nước

Đêm ngày lau sậy cợt non sông

Tiếng kêu con quốc những đêm hè

Rỉ rả canh trường ai có nghe

Khuya khoắc tàn hơi còn réo gọi

Suối nguồn ủ dột động lòng khe

Con quốc buồn trông hỏi tiếng thu

Lam chiều mờ khói tỏa âm u

Im lìm cây cỏ buồn man mác

Trải mấy mùa thu vẫn mịt mù

Chạnh lòng con quốc gọi sang xuân

Xuân khứ xuân lai đã mấy tuần

Hoa lá khô tàn khem khép nụ

Sắc màu gờn gợn nét bâng khuâng

Những trải một năm đến bốn mùa

Nhiều năm đếm thử biết hay chưa

Thời gian kéo mãi mòn rơ cốt

Cỗ máy rịch tang chậm quá rùa

Cho nên con quốc nặng can qua

Hết tiếng nhưng lòng vẫn xót xa

Còn nước là còn con quốc quốc

Còn nhà còn gọi cái gia gia.

Tôi muốn nói ...

Tháng 8 * 2005

Tôi muốn nói

Nỗi khổ đau của những con người trầm thống

Vốn sinh ra trên những vùng đất cơ cùng

Lực và tâm, hai cái chẳng tương dung

Nên lăn lóc phải trải dài thân phận

Tôi muốn nói

Nỗi khổ đau của những con người uất hận

Vốn thấp cổ, thanh quảng chẳng giương cao

Vốn bé miệng, lời nói gió đưa vèo

Đành giậm chân đếm dày vò ức hiếp

Tôi muốn nói

Nỗi đắng cay của những con người tội nghiệp

Luôn thiệt thòi trong mọi ngõ ngách trần gian

Vì thứ dân nên đón nhận bẽ bàng

Cái lọc lừa của thế nhân lợi dụng

Tôi muốn nói

Nỗi trầm kha của những con người nghèo túng

Trải truân chuyên vắt kiệt sức cần lao

Cái khổ nghèo vẫn đùn đống dâng cao

Bỡi vật chất đu dây không mực thước

Tôi muốn nói

Nỗi hẩm hiu của những con người bạc phước

“Cho thật nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu”

Lại còn mang những ai oán đủ điều

Sự công tâm vẫn làm ngơ vỗ cánh

Tôi muốn nói

Sương sa xuống, thấm đêm dài lành lạnh

Động lòng ai thương cảm đến cho ai

Đường nhân gian khúc khuỷu hãy còn dài

Đừng đợi đến một ngày kia ân hận !!!

Đừng đòi hỏi các em nhiều quá !

Tháng 9 – 2005

Đừng đặt lên vai các em quá nặng

Thế hệ chúng ta, đã gánh vác baonhiêu

Non một thế kỷ, còn đổ nát tiêuđiều

Lại phải trả bằng máu xương, dathịt

Đừng trùm phủ, thời các em xa tít

Chính chúng ta, chưa rõ thấunguồn cơn

Khói lửa tan, mà lòng dạ căm hờn

Thù, không thù, bàn cân mòn trínão

Đừng bắt buộc các em đường độcđạo

Chính chúng ta, nhiều ngõ ngáchtối tăm

Cả thế kỷ, còn nát ruột tơ tằm

Thời gian tới, mà cứ ôm dĩ vãng

Đừng đòi hỏi các em phải xứngđáng

Chính chúng ta còn hổ mặt Tổ Tông

Nhuộm sắc màu tàn tạ khắp nonsông

Của tiền nhân đã dày công xâydựng

Đừng đè lên các em luôn đứng vững

Chính chúng ta biết bao lúc ngửanghiêng

Gió xoay chiều, bão táp cuốntriền miên

Biển nào yên khi triều dâng dậysóng

Chỉ mong các em ươm mơ hy vọng

Học quá khứ để xây dựng tương lai

Học ngày nay để xây dựng ngày mai

Nếu có thương chúng tôi, đừng quánhiều trách cứ

Chỉ mong các em ươm mơ tình tự

Biết noi gương những cái đáng noigương

Biết nâng niu và gìn giữ quêhương

Vết xe đổ đi qua, đừng xéo dàytiếp tục

Thời đại chúng tôi, quá nhiều uẩnkhúc

Chỉ mong sao thời đại của các em

Trong sáng hơn trên đường rộngthênh thênh

Để đừng trả những gì như chúng tôi đã trả !

Là của Việt Nam

Thơ nhạc * Tháng 10 - 2005

Ta đi tới Nam Quan

Ta đi tới Cà Mau

Đi trên mọi con tàu

Thăm những nẻo đường đất nước quê hương

Ta đi vào Sài Gòn

Ta đi ra Hà Nội

Đi và đi cho tới

Thăm mọi mến yêu của phố của phường

Việt Nam ơi, quê hương ta đó

Việt Nam ơi, non nước Ba Miền

Thuở chào đời, trong ta đã có

Da thịt nầy giòng giống Rồng Tiên

Thăm Đền Hùng, ngàn năm văn hiến

Thăm Thăng Long, vật đổi sao dời

Thăm Cố Đô, kinh kỳ khói quyện

Thăm Sài Gòn, nét ngọc minh châu

Ta sẽ ghé Trường Sơn, nghe rừng reo gió núi

Ta sẽ ghé Biển Đông, nghe sóng vỗ triều dâng

Ta sẽ ghé miền quê, nghe hương thơm đồng nội

Ta sẽ ghé châu thành, nghe đô hội theo chân

Kia Hồng Hà, vùng phôi sinh mở nước

Nọ Thái Bình, nhớ bao thuở hùng anh

Kia Cửu Long, hàm rồng giao chín khúc

Nọ Đồng Nai, bồng mây nước xanh xanh

Ta đi vào cuối Nam

Ta đi ra đỉnh Bắc

Nhìn quê hương gấm vóc

Lòng nhắn gởi lòng tình tự yêu thương

Ta đi ra Hà Nội

Ta đi vào Sài Gòn

Nghe tiếng quốc gọi hồn

Đất nước nầy,

Non sông nầy,

Là của Việt Nam.

Quê hương, tồn sinh bất diệt

Tháng 02-2006

Vừa sinh ra, mới có mặt trong đời

Bật tiếng khóc, thay tiếng cười

Mắt nhắm nghiền, chứ không thốt ra lời

Ta đã mang huyết thống Việt Nam từ đó

Ngay ngày đầu còn trẻ thơ bé nhỏ

Nói bập bẹ đầu đời, đã tiếng Việt Nam

Vùng đất sinh ta, là của cha ông

Dòng sống nuôi ta, thơm thơm sữa mẹ

Thước bảng phấn bay, Thầy làng gõ trẻ

Dẫm bước sân trường, con cháu Rồng Tiên

Tự thuở Văn Lang, nay kết Ba Miền

Chữ S cong cong, non sông mộtdãi

Nam Quan phía Bắc, địa đầuquan ải

Cà Mau phía Nam, giáp vịnhThái Lan

Khắp nẻo quê hương, lẫm liệthiên ngang

Tổ quốc kiêu hùng, ngàn nămvăn hiến

Càng lớn lên, trong ta cànglưu luyến

Bước vào đời, bao tình tự tamang

Của người Việt Nam, máu đỏ davàng

Của nước Việt Nam, lịch sửhuy hoàng

Sông núi hồn thiêng, ngàn xưađể lại

Một, nguyện ước quê cha cònmãi mãi

Hai, vẹn thề đất mẹ trọn ngànsau

Dù biển dâu có biến đổi sắcmàu

Nhưng nòi giống, ngàn đờikhông thay đổi

Chân có mỏi trên đường dàimuôn lối

Sức không tàn trên vạn nẻođắp xây

Tay đan tay, tiếp nối mọi bàn tay

Tâm đan tâm, mọi tấm lòngtrao chuyển

Cờ bay khói quyện

Đất nước non này

Từ ngàn xưa cho đến tận hômnay

Từ hôm nay cho đến tận ngànsau

Vẫn ngước mặt, ngẩng đầu

Đất nước nầy, dân tộc nầy,tồn sinh, bất diệt !

Nhiều khung chưa đóng

Tháng 3-2006

Nếu một mai có đi về một chuyến

Một chuyến về, cũng phải một chuyến đi

Thử nhìn xem trong đó sẽ được gì

Hay để thấm thêm một lần tan hợp

Nếu một mai, có đi về một chuyến

Tháng năm dài cũng đã lắng chìm sâu

Những xa xưa như nước chảy qua cầu

Cuốn hun hút bềnh bồng ra biển cả

Cánh đồng xanh mởn mơ màu lá mạ

Lúa đòng đòng trĩu hạt ngậm sữa non

Và còn kia trái chín ánh mộng vàng

Từng mùa mới thơm thơm lòng đất mẹ

Núi vọng đồi nghiêng bờ rừng nói khẽ

Quá, đi rồi, khép cánh, gởi thiên thu

Hiện, là đây, từng bước dẫu cho dù

Tương, sẽ biến, không bao giờ đứng lại

Lịch là sử, đi và đi mãi mãi

Phiêu là hành nào có nghĩa từ ly

Theo thời gian, khi đến nghĩa là đi

Thì một chuyến, cũng đều như thế cả

Nếu có về thì cũng cây rung lá

Nếu không về thì cũng lá rung cây

Như đất trời còn có gió heo may

Như con người có niềm tây cho thõa

Rồi tơi tấp vào bụi mờ bôi xóa

Cho cuộc đời thêm những nét rong rêu

Và thầm nghe trong khe khẽ tiếng kêu

Vũng tiếc nuối còn nhiều khung chưa đóng.

Khứ-Lai đáp khẽ, thế à !

Tháng3-2006

Một mai vềlại thăm quê

Đã lâu biết nhớ lối về hay không

Lần mò, dọdẫm, ngóng trông

Sao dời vật đổi trôi dòng thời gian

Đổi thay cảphố cả làng

Đổi thay rào dậu đến hàng tre xanh

Thành Hoànglên núi xem thành

Cột Đình xuống biển ngắm vành trăng soi

Sông xưa,nay khác nhiều rồi

Bến xưa, nay khác đến người lại qua

Biết rằngdĩ vãng là xa

Tìm trong dĩ vãng càng xa mịt mùng

Như consóng vỗ điệp trùng

Như con đóm nhỏ đường cùng khuất nhanh

Trăng vàngcũng ánh trăng thanh

Sao đêm cũng ánh mong manh trên ngàn

Tâm tư rụngý mênh mang

Mùi cơm gạo mới bay ngang thơm lừng

Bước chândừng lại ngập ngừng

Cõi lòng chùn xuống nửa chừng nghe đau

Thời gian, quả thật qua mau

Ngày mai cũng hếtngày sau có còn

Đường làng đứng đợi cuối thôn

Đèn khuya đứngđợi dấu mòn phố xa

Khứ-Lai đáp khẽ, thế à !

Trường ca viễn xứ !

Tháng 3-2006

Những ngày xưa, mẹ thường hay hỏi

Đến bao giờ, trở lại thăm quê

Những ngày nay, em thường haynói

Đến bao giờ, thì anh mới về

Thời gian trôi, cứ kéo lê thê

Mây lang thang, cứ dạt bốn bề

Thuyền xa bờ, vỗ sóng đê mê

Không nói trước nhưng dài rađằng đẵng

Tôi ra đi, mẹ tôi chưa tóctrắng

Tôi chưa về, mẹ đã phủ cỏxanh

Lá rung cây, đã bao lúc xacành

Thời rung nhịp, đã bao lầncúng kỵ

Nhớ về mẹ, gởi phương trờimộng mị

Nhớ về em, gom một khoảnh mếnthương

Xếp vành khô thắm đượm mấylần sương

Đêm chưa xuống mà nhìn câyướt lá

Tôi chưa về, quê xưa cũng sỏiđá

Tôi có về, sỏi đá cũng quêxưa

Khi nhớ nhung, như những ánhsao thưa

Khi quên nhớ, cũng sao mờnhấp nháy

Thuyền ai đưa đẩy

Bóng nước lung linh

Bến sông xưa không nhòa nhạtbóng hình

Quê làng cũ không phai mờ dấutích

Để ta nghe những đêm dài côtịch

Nhìn đêm khuya gõ nhẹ tiếngcanh trường

Trông xa vời cho thấm nghĩanhớ thương

Để hát khúc trường ca ngườiviễn xứ !

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10923)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10737)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9083)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9623)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11322)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9382)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11791)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9489)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12436)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11382)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]