Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 26

26/11/201102:45(Xem: 13065)
Tuyển tập 26

Tuyển tập 10 bài – Tình TựQuê Hương 26

Thơ Mặc Giang

[email protected]; [email protected]

01. Đôi bờ nhớ thương

02. Tiếng hát Việt Nam muôn đời

03. Một nhà Việt Nam

04. Quê hương tình tự muôn đời

05. Tình tự nâng niu

06. Vịnh nước non

07. Chuyển trao từng thế hệ

08. Ca vang đồi thế kỷ

09. Sóng vỗ đôi bờ

10. Dậy sóng Thi Thơ

Đôi bờ nhớ thương

Tháng3-2006

Tôi đứng bên này sông

Anh đứng bên kia sông

Cùng nói chuyện dòng sông

Mà cách nhau đôi bờ biền biệt

Nước vẫn chảy miên man thithiết

Khi lăn tăn, khi nổi trận bađào

Có những khi, mùa lũ lụt dângcao

Làm sạt, lở, cho hai bờ tơitả

Tôi dang ra, để tránh mưa tầmtã

Anh thụt lùi, để khỏi đẫm mưatuôn

Khi đã qua cơn thác lũ điêncuồng

Nước rút xuống, cùng trở về,đứng ngó

Cùng nhìn nhau giữa đôi bờloang lở

Chỗ phù sa, chỗ cát đá bùnlầy

Chỗ xoáy vòng, chỗ trộn lẫnđục ngây

Chỗ nghiêng ngửa, chỗ dập vùilau lách

Một dòng sông, mà sao nhiềuoan nghiệt

Biết bao phen phải lặn lộiđưa đò

Hay bắc cầu, nối từng nhịpsao cho

Cầu không gãy, đau thêm cholòng nước

Như Mỹ Thuận, mấy trăm nămchầu chực

Như thuở nào, lại sợ Phá TamGiang

Lúc nào cũng cách ngăn, cảntrở đôi đàng

Muốn thông thương, phải bàomòn trí lực

Vì suối, nguồn lượn lờ uốnkhúc

Vì sặc, nứa chằng chịt baoquanh

Nên ngăn che gió mát tronglành

Cùng gian khổ, và chưa trọntình vui hưởng

Hãy ngược dòng tận nguồn dẫnthượng

Hãy xuôi dòng cuối ngọn rakhơi

Lắng nghe tiếng nói không lời

Vỗ về sông nước đầy vơi đôibờ

Lắng nghe tiếng nói xa mơ

Dòng sông chỉ một, đôi bờ nhớthương.

Tiếng hát Việt Nam muôn đời

Tháng 3-2006

Rằng nonnước Việt năm ngàn

Của giòng Hồng Lạc da vàng Rồng Tiên

Rằng nonnước Việt ba Miền

Giang sơn gấm vóc hồn thiêng muôn đời

Rằng ngườidân Việt ta ơi

Nhớ về nguồn cội nơi nơi tôn thờ

Nhớ từ lậpquốc dựng cờ

Mở mang xây dựng cơ đồ Việt Nam

Nhớ từnguồn cội Văn Lang

Kinh bao thời đại huy hoàng đến nay

Ân thâmtiên liệt cao dày

Cháu con kế nghiệp không thay đổi lòng

Nối liềnlịch sử một dòng

Nối liền một dãi hình cong cơ đồ

Trong, thờigìn giữ điểm tô

Ngoài, thời giao hảo hải hồ bốn phương

Hiên ngang,lẫm liệt, đường đường

Tinh anh, khí tiết, chân phương sáng ngời

Quê hương,đất nước ta ơi

Dâng cao tiếng hát muôn đời Việt Nam.

Một Nhà Việt Nam

Tháng 12 - 2006

Đồngbào hai tiếng nói ra

Đồng chung một bọc, đồng là anh em

Đồnghương hai tiếng quen quen

Đồng lân xứ sở, đồng len nặng tình

Khởitừ huyền sử uy linh

Năm ngàn năm đã quyện mình hồn thiêng

Khởitừ giòng giống Rồng Tiên

Mở mang trùm khắp ba miền Việt Nam

Ngượclên nguồn cội vẹn toàn

Xuôi về hậu tấn sắt son mặn nồng

Ngượcdòng Tiên Tổ Cha Ông

Xuôi dòng kế thế cháu con lưu truyền

Khithời mâu-thuẫn-trống-chiêng

Khi thời hát hội-đoàn viên-thái bình

Vẽthêm nét sử đan thanh

Vẽ thêm dấu ngọc xinh xinh quê mình

Đồnghương hai tiếng nặng tình

Đồng bào hai tiếng như mình với ta

Mởvòng tay lớn hoan ca

Nghe lòng chan chứa một nhà Việt Nam.

Quê hương tình tự muôn đời

Tiếng quê hương, trăm thương ngàn nhớ

Tiếng Lạc Hồng, muôn thuở không phai

Tiếng Việt Nam, gấm vóc hoa cài

Tiếng dân tộc, lung linh tình tự

Năm ngàn năm, trao nhau gìn giữ

Trải bao đời, kế thế dựng xây

Và truyền lưu đến tận ngàn sau

Mảnh dư đồ, non sông nước Việt

Đây, quê hương thắm thiết

Đây, tình quê đậm đà

Thái Bình bắc nhịp đi qua

Cửu Long chín khúc, Hồng Hà dặm soi

Đồng Nai, sóng vỗ ru hời

Trường Sơn ấp ủ ngỏ lời Biển Đông

Bông lúa chín thơm thơm mùa mới

Cánh đồng vàng toa tỏa ngát hương

Tình quê reo khắp nẻo đường

Ta đi từng bước vương vương nỗi niềm

Quê hương một dải Ba Miền

Việt Nam sông núi, hồn thiêng muôn đời.

Tháng 2 – 2007

Tình tự nâng niu

Tháng 3 – 2007

Quê hương tôi cằn khô sỏi đá

Nóng oi bức trên đầu xanh lá mạ

Cháy điêu tàn làm sạm lúa sữa non

Nên lớn lên, trông gai góc, cõi còm

Thành một con người chai sần, rắn rỏi

Đốt đèn mờ dưới mái tranh vũng tối

Mang ngu ngơ để đọc truyện thánh hiền

Mang cần cù để đập dũa truân chuyên

Nên vóc dáng, trông gian lao chịu đựng

Đất sỏi đá, từ bước đi chập chững

Nét tàn khô, dẫn lối nẻo vào ra

Thuở còn xanh đã nếm vị trầm kha

Nên tuổi già, cội cằn phơi gốc trắng

Mái tranh nghèo, sau hè rau đắng

Bên bờ ao, mấy ngọn rau cay

Con đường quê, đan kết cỏ may

Dòng sông nhỏ, lở bồi bến cát

Quê tôi đó vẫn hằn sâu xào xạc

Mảnh tình quê man mác vẫn còn đây

Dù làm gì và đến cuối cuộc đời

Vẫn ôm ấp và nâng niu mãi mãi.

Vịnh nước non

Tháng 3 – 2007

Tôi viết bài thơ vịnh nước non

Nước đi ra biển lại lên non

Non chờ góc núi reo hồn nước

Non nước muôn đời vẫn nước non

Bao năm, non nước chẳng hao mòn

Nay lở mai bồi nhuận sắt son

Mãi dũa đan thanh thêu gấm ngọc

Khi vuông khi méo lại khi tròn

Thời gian mưa nắng dẫu đi qua

Lối cũ đường xưa vẫn đậm đà

Tang hải thương điền treo tuế nguyệt

Rạc rào quốc quốc lại gia gia

Vật đổi sao dời dẫu đổi thay

Non xanh nước biếc chẳng lung lay

Một màu lồng lộng mênh mông ấy

Nước gối đầu non mây trắng bay.

Chuyển trao từng thế hệ !

Tháng3 – 2007

Tôi hỏi em,

Nghĩ gì chuyện của một thời quá khứ

Em nói rằng,

Chuyện người lớn, em không biết lắm đâu

Ai biết được khi nước đã chảy qua cầu

Nước chưa đến, còn không biết đường mà đỡ

Ngay người lớn, có khi quên khi nhớ

Có khi lầm, lẫn lộn trắng với đen

Có khi phết, có khi tẩy, bớt thêm

Nói như thật, khác nào mò kim đáy nước

Nào sông ngân, nào lại cầu ô thước

Nào nam tào, nào bắc đẩu, sao đêm

Chuyện đã qua, khung cửa đã buông rèm

Em biết được, dế mèn phiêu lưu ký

Chỉ như thế, cũng đã nhiều ý vị

Mang thì mang, nhiều ít cũng đeo mang

Chứ làm sao biết được đống tro tàn

Tìm vào đó, lửa đã lạnh tanh

Mà bụi mờ bay mù mịt

Em chỉ biết xót xa, nhìn rừng già chằng chịc

Còn chúng em, đan kéo giữa rừng non

Và em nghe những tiếng dế nỉ non

Reo réo rắt những đêm khuya hoang lạnh

Dòng lịch sử như chiếc xe chuyển bánh

Lội và qua, cán tất cả trên đường

Dù dốc đèo, dù sỏi đá gập ghềnh

Nghe ken két nhiều vết đau, rên rỉ

Em nói sơ sơ, tôi cạn nguồn của ý

Xin chúc em cứ sống, cứ bước đi

Mỗi thời qua, dù lưu lại được gì

Cùng trân trọng, chuyển trao từng thế hệ.

Ca Vang Đồi Thế Kỷ

Tháng 6 – 2007

Những hàng cây nghiêngnghiêng bên bờ suối

Mỗi ngày lên đổ bóng xuốngdòng sông

Nước lăn tăn, đẩy sóng, gợnbềnh bồng

Gió thoang thoảng nhẹ nhàngphơn phớt lá

Hoàng hôn đợi, ánh tà dươngchưa ngả

Đêm ngập ngừng, trăng vắtmảnh trời xa

Muỗi vo ve, hòa lẫn tiếngngân nga

Mọi sinh vật về đêm đồng trổikhúc

Thức canh trường, nặng lòngcon quốc quốc

Vọng hồn quê, trĩu gánh cáigia gia

Giang là sông, sơn là núi, tụ sơn hà

Căn là gốc, cội là nguồn, thêu cẩm tú

Mở mắt chào đời, nơi chôn nhau cắt rốn

Mảnh hình hài, mang vóc dáng mẹ cha

Từ mẹ cha, ngược lên nữa, ngàn xưa

Ta bắt gặp thuở khơi dòng Tiên Tổ

Cảm ơn nghe, hàng cây bên bờ suối

Cảm ơn nghe, bóng đổ xuống dòng sông

Quốc quốc, gia gia, lòng những dặn lòng

Nghe tiếng gọi, nhớ hồn thiêng non nước

Từng thế hệ trao nhau lần dấn bước

Con đường dài reo khúc nhạc quê hương

Hát vang lên trên khắp vạn nẻo đường

Con cháu Việt, giống Rồng Tiên muôn thuở

Cha Long Quân, gối đầu, ngàn thương nhớ

Mẹ Âu Cơ, ôm tay, vạn yêu thương

Trăng sáng soi ngàn vạn lý tỏ tường

Chim Hồng Lạc ca vang đồi thế kỷ.

Sóng vỗ đôi bờ

Tháng 7 –2007

Hai bờ đại dương

Hai mảnh tinh cầu

Một cõi quê nhà, đành đoạn chìm sâu

Đâu rồi, nơi cắt rốn chôn nhau

Đâu rồi, nơi quê cha đất tổ

Mang thân phận, tha phương khách thổ

Kiếp lưu đày, mờ mịt trùng khơi

Quê cha, lời nói nghẹn lời

Đất mẹ, se thắt da mồi tóc sương

Dấu mờ, khép kín quê hương

Bờ rêu thấm lạnh, nhớ thương lên màu

Xa xa nhìn mấy nhịp cầu

Biển khơi sóng vỗ, chìm sâu muôn trùng

10 năm, chưa có điểm cuối cùng

20 năm, chưa băng qua điểm mốc

30 năm, thuyền viễn xứ vẫn phiêu du

Mỗi năm, qua một mùa thu

Ba mươi năm đã mấy thu lá vàng

Lá nào theo gió bay ngang

Lá nào vùi dập bên đàng rêuxanh

Tâm can vướng nhện tơ mành

Đoạn trường mấy khúc treocành tàn khô

Hồn ai thổn thức dưới mồ

Hồn ai khắc khoải trên bờ lytan

Đường kia, kinh tuyến băngngang

Đường này, vĩ tuyến bẽ bàngbiển dâu

Quê người không có mưa ngâu

Mà sao thấm cả thịt thau dagầy

Quê người không có mưa bay

Mà sao thấm cả nỗi này tìnhkia

Dòng sông mấy khúc phân chia

Núi non mấy nẻo xa lìa sơnkhê

Còn đâu là lối đi về

Còn đâu là lối lê thê dặm trường

Tiếng quê hương, gởi lên đồi gió hú

Tiếng tự tình, gởi xuống hố tịch băng

Bóng thời gian mờ sương gió rêu phong

Bóng không gian giữa đôi bờ sóng vỗ.

Dậy sóng thi thơ

Tháng 9 – 2007

Trườnggiang dậy sóng thi thơ

Lăn tăn mây nước đôi bờ tràodâng

Thithơ cuồn cuộn gieo vần

Khi cao cao vút, khi trầmtrầm sâu

Dòngsông qua mấy nhịp cầu

Nước trôi mấy khúc sắc màuthời gian

Chơivơi trên đỉnh ngút ngàn

Hững hờ cuối ngọn bẽ bàng thếnhân

Thithơ bụi gió phong trần

Tan hoang bến cát, nát phầnbờ lau

Ðiqua lối mới, nghe đau

Ði về đường cũ, biển dâu nghebuồn

Trònđâu, mà hỏi chi vuông

Cội đâu, mà hỏi chi nguồnkhởi đi

Chữ VONG ơi, nghĩa là gì

Chữ PHI ơi, nghĩa là chi, tưlường

Vật vờ nhân ảnh vét mương

Hư danh giả tướng be đường đeo gông

Phân chia, đố kỵ gieo trồng

Kết bè, rẽ phái tréo tròng lên nhau

Trường giang bèo bọt lêu bêu

Bèo trôi cuối bến, bọt trêu đầu ghềnh

Trường giang mây nước lênh đênh

Thi thơ dậy sóng ê mình trường giang.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10924)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10737)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9083)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9623)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11323)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9383)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11793)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9490)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12436)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11382)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]