TỔNG LUẬN
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT
Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu
Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022
***
IV. PHẦN BỐN, HỘI THỨ V.
Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le
Với các phẩm:
01. Phẩm “Thiện Hiện”
02. Phẩm “Thiên Đế”
03. Phẩm “Bảo Tháp”
04. Phẩm “Thần Chú”
05. Phẩm “Xá Lợi”
06. Phẩm “Kinh Điển”
07. Phẩm “Hồi Hướng”
08. Phẩm “Địa Ngục”
09. Phẩm “Thanh Tịnh”
10. Phẩm “Bất Tư Nghì”
11. Phẩm “Ma Sự”
12. Phẩm “Chân Như”
13. Phẩm “Thậm Thâm Tướng”
14. Phẩm “Thuyền Đẳng Dụ”
15. Phẩm “Như Lai”
16. Phẩm “Bất Thoái”
17. Phẩm “Tham Hành”
18. Phẩm “Tỷ Muội”
19. Phẩm “Mộng Hành”
20. Phẩm “Thắng Ý Lạc”
21. Phẩm “Tu Học”
22. Phẩm “Trồng Căn Lành”
23. Phẩm “Phó Chúc”
24. Phẩm “Kiến Bất Động Phật”
---o0o---
V. PHẦN NĂM, HỘI THỨ V
(Bố cục)
5. Phần năm nói về Chân Như Quan của Thắng Thiên Vương tức Hội thứ V: Gồm 10 quyển, 24 phẩm,. Nội dung rất vắn tắt so với bốn hội trước. Pháp Uyển Châu lâm và Khai Nguyên Thích Giáo lục đều nói bản tiếng Phạm của hội này có 4.000 kệ tụng.
---o0o---
Dẫn nhập:
Hội thứ V, bắt đầu từ quyển 556 cho đến hết quyển 565, vỏn vẹn chỉ có 24 phẩm, 10 quyển. Đây là một Hội ngắn nhất so với năm Hội đầu. Nhưng cũng thuyết đầy đủ một số giáo lý như các Hội trước, chỉ có điều là ngắn gọn, giản dị và ít trùng tụng hơn. Phải nói trước, đây chỉ là bình mới rượu cũ mà thôi. Tuy nhiên, giáo lý của Hội thứ V này không kém phần thậm thâm. Tụng đi tụng lại “không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc”. Kinh đã tự tóm tắt rồi. Nếu Quý vị muốn có “nguyên chất” thì đây là cơ hội.
Kinh thuyết rất bình dị, giản lược, nhưng rất dễ hiểu. Đừng quan niệm viết Kinh cầu kỳ mới cho là vi diệu. Viết gãy gọn, giản dị nhưng dễ hiểu là lối viết khó khăn nhất. Hội thứ V chứng tỏ được điều này. Chúng tôi chỉ mong tất cả pháp Phật đều viết như Hội thứ V này, thì việc xiển dương Kinh điển trở nên dễ dàng hơn!
Thú thật với Quý vị, mỗi lần ôn lại giáo lý của ĐBN chúng tôi thường đọc Hội thứ II và Hội thứ V nhiều nhất.
---o0o---