Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

50. Thiền Và Tám Con Đường Cao Quý

09/02/201114:37(Xem: 8644)
50. Thiền Và Tám Con Đường Cao Quý

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

50. THIỀN VÀ TÁM CON ĐƯỜNG CAO QUÝ

Thiền là trở về với thực tại, là sống tỉnh thức, là đi vào thế giới của tâm ta bằng kinh nghiệm tự thân. Như vậy thiền là một cuộc hành trình nhằm trở về tìm lại bản lai chân diện mục. Tìm lại xem mặt mũi thật sự của ta thế nào ? Lục Tổ Huệ Năng đã cho nổ một tiếng sét chẳng những đã làm thức tỉnh những tăng chúng thời bấy giờ, mà còn cho muôn đời về sau nữa. Tại sao lại:

Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai ?

Cuộc hành trình về lại với bản lai chân diện mục chẳng khác nào một cuộc leo núi Hy Mã Lạp Sơn; chúng ta cũng cố leo cho lên tới đỉnh trí tuệ. Tuy nhiên, tất cả những sự thật đều tàng ẩn chỉ trong ta và trong ta mà thôi. Chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy sự thật nầy ở bất cứ nơi nào bên ngoài ta. Sôũ dĩ Tổ đã phải dõng dạc tuyên bố như vậy là do bởi Tăng chúng thời bấy giờ mãi mê vọng ngoại. Hết cầu tìm nơi nầy, lại cầu tìm nơi khác, mà quên mất đi lời Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.” Vậy là Thế Tôn đã chỉ quá rõ ràng rồi, còn phải chạy Đông chạy Tây đâu nữa ? Thấy lòng tăng chúng chỉ lo hướng ngoại, mà quên hồi nội nên Lục Tổ đã cho nổ một tiếng sét long trời lở đất. Nói là tiếng sét cho đừng động chạm đến ai, chứ kỳ thật đây là một cái tát tay nhá lửa cho những ai cứ mãi mê vọng ngoại.

Đã là con Phật dĩ nhiên là phải tin theo Phật; thế mà lại không chịu dùng những tấm bản đồ giải thoát mà Phật đã vẽ ra tự năm nào, thật là vô lý quá ! Hãy về lật lại những bức dư đồ năm cũ, ta sẽ tìm thấy tám con đường cao quý, không ở đâu xa, mà ôũ ngay trong kinh điển của Đức Từ Phụ. Tám con đường cao quý nằm trong Đạo Đế của Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Chính tám con đường nầy chẳng những giúp ta tu thân, cải thiện hoàn cảnh xung quanh, mà còn giúp ta đạt được quả Vô Thượng Bồ Đề nữa. Ngay trong những cuộc hành trì thiền quán hằng ngày, nếu không am hiểu một trong tám con đường nầy, ta sẽ không đi đến đâu cả.

Trước tiên là sự liên hệ giữ thiền và con đường cao quý đầu tiên là chánh kiến. Nếu thiền mà thiếu “chánh kiến” thì không cách gì ta thấy và hiểu biết được chân như của sự vật. Mà chính sự hiểu biết nầy dần dà sẽ trôũ thành trí huệ. Thoạt tiên thì chánh kiến giúp ta thấy được những định luật của thiên nhiên đã chi phối đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta hành động vì tham, sân, si kết quả sẽ là đau khổ. Nếu ta hành động vì từ, bi, hỉ, xả thì kết quả sẽ là hạnh phúc và an lạc, cho mình và cho người. Ngoài ra, chánh kiến còn giúp ta có đầy đủ hiểu biết để buông bỏ, để không bám víu, không quyến luyến. Chánh kiến còn cho ta cái tánh thấy biết chân thật cũng như sự vô thường của các pháp, các hiện tượng. Mọi hiện tượng của tâm và thân chỉ tồn tại trong chốc lát rồi tan biến. Niệm đến rồi đi; hơi thôũ vào rồi thôũ ngay trôũ ra; những tế bào sinh ra rồi diệt; có cảm giác rồi không cảm giác; thương rồi ghét... Chính nhờ chánh kiến mà ta thấy mọi hiện trạng thay đổi một cách quá bất ngờ. Thấy thế để không chạy theo; thấy thế để không nắm bắt. Như vậy chính chánh kiến là bước quan trọng vô cùng trong thiền quán.

Kế đến, là sự liên hệ giữa thiền và con đường cao quý thứ nhì là chánh tư duy. Thiền quán mà thiếu “chánh tư duy,” tức là thiếu sự suy nghĩ đúng với sự thật thì tư tưôũng sẽ bị chi phối bôũi những tham muốn của cảm giác, của ác tâm và bất nhẫn. Không có sự suy nghĩ đúng đắn thì chắc chắn tâm ta sẽ bị vướng mắc, sẽ chạy theo trần cảnh, cuối cùng ta sẽ bị kẹt mãi trong vòng luân hồi sanh tử. Với chánh tư duy, tâm ta sẽ không bị tham, sân, si khống chế và thiêu đốt; mà ngược lại, với chánh tư duy, tâm từ sẽ là tâm ta, nó sẽ là một cái tâm cực kỳ cần thiết cho công cuộc thiền quán của ta.

Thứ ba là sự liên hệ giữa thiền và chánh ngữ. Nói là thiền mà nói năng bất nhất, nói năng vọng động...thì không bao giờ trí huệ phát triển. Thiền mà thiếu chánh ngữ thì sự liên hệ của ta và những người quanh ta sẽ trôũ nên phức tạp và tệ hại hơn. Lời nói chân thật ôũ đây là chẳng những chân thật với người, mà còn phải tự chân thật với mình. Nếu mình không chân thật được với mình thì sự chân thật với người, nếu có, chỉ là giả tạm. Như vậy, muốn hành thiền cho có kết quả, xin đừng chôn dấu bất cứ sự thật, sự giả gì trong lòng ta. Người tu thiền, thấy sao nói vậy; nghĩ sao nói vậy; chứ không bao giờ đổi trắng làm đen. Có được chánh ngữ thì bước tu thiền của ta mới thật sự là có kết quả, vì thử hỏi làm sao mà tâm nầy thanh tịnh khi lời ăn tiếng nói hãy còn vọng động ?

Thứ tư là sự liên hệ giữa thiền và chánh nghiệp. Thiền mà không có chánh nghiệp, nghĩa là không có một lối sống chân chánh thì bảo làm sao tâm nầy chân chánh cho được? Bảo là tu thiền mà ngày ngày hãy còn cố tình ăn thịt chúng sanh thì tu cái gì chứ đâu phải tu thiền. Có thể là tu cho thành ma thành quỷ cũng không chừng. Ở đây không nói đến những chúng sanh nào chưa đủ cơ duyên ăn chay. Nếu chưa đủ duyên ăn chay, xin cứ tiếp tục ăn mặn, nhưng xin đừng cố ý giết chúng sanh để mà ăn thịt. Tỉ như hôm nay phải đi tìm gà dai, vịt dai mà nấu cháo thì ăn mới đã; cái đó là một sự cố ý. Phật đã dạy rằng tất cả chúng sanh đều bình đẳng. Nếu bình đẳng thì ai có quyền ăn thịt ai ? Ngoài ra, tu thiền mà tiếp tục tạo ra ác nghiệp như trộm cắp, tà dâm, và sát sanh thì tu để làm gì cho vô ích. Tu thiền mà vẫn làm cho người khác đau khổ thì ví bằng đừng tu, mà nghiệp còn nhẹ hơn là tu.

Thứ năm là sự liên hệ giữa thiền và chánh mạng. Thiền mà lại sống bằng nghề mua gian bán lận; đong thiếu, cân thiếu; và làm tổn hại đến người khác thì dù có tu vạn kiếp cũng không bao giờ định đâu. Người Phật tử tu thiền nên luôn nhớ lời Phật dạy: sống với chánh mạng; sinh sống bằng cách lương thiện; mưu sinh mà không làm tổn hại đến ai, hoặc giả không bốc lột ai. Có được như vậy thì tâm ta mới định tĩnh và trí huệ mới phát triển.

Thứ sáu là sự liên hệ giữa thiền và chánh tinh tấn. Tu Thiền mà thiếu chánh tinh tấn, nay trì mai nghỉ; không có sự cố gắng thì sẽ chẳng đi đến đâu, chẳng làm được gì. Tinh tấn chính là cội rễ của mọi thành công. Muốn hiểu mà không đọc; muốn tu cho đắc quả mà không hành trì thì làm gì có lẽ ấy ! phàm phu muốn có tiền cũng phải làm việc, huống hồ người tu muốn có tâm an lạc mà không tinh tấn tu trì thì làm sao được ? Tâm an lạc không tự nhiên mà có; không phải là bổn tánh từ thuôũ sơ sanh; mà ngược lại phải kinh qua một tiến trình tinh tấn tu tập. Chỉ có sự tinh tấn mới môũ rộng được đường thiền để đưa ta vào giác ngộ và giải thoát.

Thứ bảy là sự liên hệ giữ thiền và chánh niệm. Đây là sự liên hệ tối cần thiết, tại vì nếu như không có chánh niệm là không có thiền. Nói thiền mà tâm ta ôm đồm hết niệm nầy đến niệm khác thì đâu phải là thiền, mà có thể là những suy nghĩ mông lung, vơ vẩn. Trong thiền, khi đi ta biết ta đi; khi ăn ta biết ta ăn. Có người nói như vậy thì dễ quá. Ờ thì dễ, nhưng hãy tự hỏi thật lòng mình xem coi mình đã từng làm được như vậy một cách trọn vẹn chưa ? Nếu chưa được thì xin hãy bắt đầu lại từ đầu, đừng do dự, đừng sợ sệt. Hãy can đảm lên. Hãy tập lấy những cái thật đơn giản như vậy. Hãy làm người quan sát những diễn tiến của các hiện trạng; quan sát chứ không phê phán. Tập cho tới khi lúc nào ta cũng có chánh niệm thì chừng đó không cầu định, tâm ta vẫn định như thường.

Thứ tám là sự liên hệ giữa thiền và chánh định. Một khi bảy con đường trên đã có sự liên hệ tốt đẹp với thiền thì bất chiến tự nhiên thành, sự liên hệ giữa thiền và chánh định sẽ đương nhiên là tốt đẹp thôi. Chánh định là sự tập trung tâm ý. Muốn được chánh định thì ta phải trải qua một thời gian dài công phu, chứ không một sớm một chiều mà có được. Xin đừng nản chí, nản lòng. Hãy cố gắng định từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm... Cứ liên tục như vậy hết năm nầy qua năm khác và cho đến ngày ta rủ bỏ thân tứ đại nầy mới thôi.

Xin đừng cầu mong nơi ai, mà hãy gắn ánh mắt mình vào từng bước chân ta đi. Hãy thực hành rốt ráo những lời vàng ngọc của Đức Từ Phụ; tự mình thực hành vì thiền quán là trực tiếp kinh nghiệm chứ không phải là tưởng tượng mà được.

 

 


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]