- 1. Thiền Là Gì
- 2. Thiền Và Thiền Học
- 3. Vào Thiền
- 4. Thiền Định Của Người Phật Tử Tại Gia
- 5. Thiền Cho Xuất Gia Hay Tại Gia?
- 6. Thiền Để Chứng Đắc Cái Gì?
- 7. Thiền Và Chăn Trâu
- 8. Tu Cách Nào Cho Được Định? Thiền Hay Tịnh Độ?
- 9. Phương Pháp Tọa Thiền
- 10. Ai Có Thể Hành Thiền?
- 11. Khi Thiền Mà Nước Miếng Cứ Tuôn Ra Là Sao?
- 12. Ngọa Thiền
- 13. Thiền Trong Lúc Đi
- 14. Thiền Dành Cho Ai?
- 15. Thiền Trong Lúc Ăn
- 16. Làm Sao Để Có Chánh Niệm?
- 17. Ba Cõi Và Thiền
- 18. Thiền Và Thanh Tịnh
- 19. Người Phật Tử Dùng Tâm Nào Để Thiền?
- 20. Tu Tâm
- 21. Thiền Và Thế Giới Hư Ảo
- 22. Tại Sao Tọa Thiền Càng Nhiều, Vọng Tưởng Càng Dấy Lên
- 23. Thiền Và Vô Minh
- 24. Thiền Và Chánh Niệm
- 25. Thiền Là Ném Bỏ Hành Trang cho Kiếp Luân Hồi
- 26. Người Mới Bước Vào Thiền Nên Tu Theo Ngài Thần Tú Hay Huệ Năng?
- 27. Thiền Và Giác Ngộ
- 28. Sống Thiền Thì Cõi Ta Bà Sẽ Trở Thành Niết Bàn
- 29. Ngồi Thiền Mà Niệm Khởi Lên Có Sợ Không
- 30. Lúc Tọa Thiền Có Nên Suy Tư Về Một Vấn Đề Gì Không?
- 31. Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu
- 32. Sống Tỉnh Thức
- 33. Thiền Và Hơi Thở
- 34. Thiền Và Sự Ngưng Suy Tưởng
- 35. Thiền Và Sự Căng Thẳng Thần Kinh
- 36. Thiền Và Vô Tâm
- 37. Hãy Tìm Hiểu Thêm Về Bài Kệ Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma
- 38. Thiền Và Sự Không Dính Mắc
- 39. Thiền Và Sự Buông Xả
- 40. Thiền Và Thế Giới Cực Lạc
- 41. Ai Có Thể Dùng Pháp Để Đốn Ngộ Trong Nhà Thiền ?
- 42. Phong Thái Của Người Hành Thiền
- 43. Thiền Và Tha Lực
- 44. Cái Nhìn Của Người Phật Tử Hành Thiền
- 45. Thiền Và Chứng Đắc
- 46. Thiền Là Tìm Trở Về Với Cái Phật Tánh Sẳn Có Của Mình
- 47. Làm Cách Nào Để Tâm Ta Lúc Nào Cũng Có Chánh Niệm?
- 48. Kiến Tánh
- 49. Thiền Và Ma
- 50. Thiền Và Tám Con Đường Cao Quý
- 51. Thiền Và Sự Chú Ý Đơn Giản
- 52. Thiền Và Tứ Vô Lượng Tâm
- 53. Thiền Trong Đời Sống
- 54. Bài Thiền Không Tên
- 55. Thiền Và Tâm
- 56. Người Hành Thiền Có Nên Phân Biệt Vọng Niệm Để Mà Không Theo Hay Không?
- 57. Những Bài Kệ Hay Trong Nhà Thiền
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang
Ngay từ những ngày đầu thiền mới bắt đầu du nhập sang Tàu, Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã có một phong thái của một Đại Sơ Tổ, một phong thái dị thường mà sinh động. Ai đến hỏi Ngài về thiền thì Ngài bảo đi về mà rằng: ta không có pháp nào để cho người đâu. Hãy về nhà, tự đóng cửa lại sẽ thấy, hoặc giả một chữ ta cũng không, mà một lời ta cũng chẳng... Chính cái chỗ dị thường và bất cần đời nầy mà chẳng bao lâu sau khi đến Trung Hoa, Ngài đã tiếng tăm lừng lẫy, đến độ vua quan nhà Lương cũng phải tìm đến Ngài mà học hỏi. Ngài đâu có đủ thì giờ để trả lời hết mọi người, thế là Ngài cho ra bài kệ cho chung tất cả:
Giáo ngoại biệt truyền
Bất lập văn tự
Trực chỉ chân tâm
Kiến tánh thành Phật.
Chính vì chỗ hiểu lầm ý nghĩa của bài kệ nầy mà nhiều người cho rằng thiền không có văn tự, thiền không có trong kinh điển, thiền là đi thẳng... Họ đã quên mất một điều là Tổ nói bất lập văn tự, chứ tổ nào có nói bất dụng văn tự. Từ ngày có văn tự đến giờ, có cái gì mà người ta lại không dùng đến văn tự đâu ? Ngay cả thời tiền văn tự, người cổ cũng phải dùng hình vẽ, dùng nó như một phương tiện truyền đạt hoặc chỉ nam, chứ không dùng văn tự để lý luận hoặc biện giải... Còn nói về giáo ngoại biệt truyền, Tổ ám chỉ tăng chúng thời bấy giờ cứ trọng từ chương, quên mất đi phần thực nghiệm; mà thực nghiêm lại chính là cốt tủy của thiền. Chứ Tổ nào có bảo là không có trong Phật pháp. Chính Đức Từ Phụ đã vẽ lại một bức tranh thiền sống động để lại cho muôn đời sau: hình ảnh Ngài thiền tọa bốn mươi chín ngày đêm dưới cội Bồ Đề là gì nếu không phải là một bài pháp sống của Ngài ?
Về sau nầy, lại thêm bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng:
Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai ?
Không cây, không đài, không vật, cũng không bụi... Đốn ngộ là gì ? Đốn là dứt trừ vọng niệm tức thời và ngộ là thực nghiệm trực tiếp về sự nhìn thấy, khai môũ một cách viên mãn. Chữ ngộ ôũ đây còn có nghĩa là trôũ về với tực tại qua kinh nghiệm nội tại. Chỉ có chính mình mới ngộ được cho mình mà thôi. Chẳng hạn như tự mình phải bưng tách trà lên mà uống thì mới biết được hương vị của trà. Tuy nhiên, có lắm người lầm hiểu cái nghĩa tầm thường của đốn là chặt. Cũng chính vì không hiểu rõ, hoặc hiểu lầm hai bài kệ nầy mà có một số người “cuồng” thiền đã tự mình bước đi như những kẻ mù mà lại rão bước đi tìm “đốn” người. Vậy thì những ai có thể “đốn ngộ” cho người ? Ngoại trừ Phật và Thầy Tổ ra, không ai có đủ tư cách làm chuyện nầy cả. Chưa phải là thầy tổ mà đi đốn người ấy là lối hành xữ của những con ma thiền. Hãy nhìn cái gương của Ngài Huệ Khả đấy, lúc chưa ngộ đạo, Ngài vẫn ôũ ẩn mà tu trì; cho đến khi ngộ rồi Ngài mới dám buông thỏng tay, đi vào chợ, vào đời, để mà đốn ngộ cho chúng sanh. Như vậy nếu, ta bị những con ma thiền đốn thì chúng ta phải làm sao ? Mặc dù Phật đã dạy với những người sơ cơ, nếu gặp những ai mà ta chưa có đủ cơ duyên để độ họ, ta quay lưng mà không bỏ; quay lưng tự độ ta trước, chờ cho đủ cơ duyên rồi trôũ về độ họ. Ta Bà thế giới nầy có hằng sa chư Phật. Nếu ta không độ được một người cũng chỉ vì thiếu duyên. Hãy để chư Phật độ họ. Đừng ôm đồm mà họa vào thân. Phàm phu khó chìu lắm, ta không chìu hết nổi đâu. Đó là với những người sơ cơ, còn những người đang mang hạnh nguyện Bồ Tát đạo, đang thật tình tu hành chính chắn, giữ giới trong sạch, ngôn ngữ và hành động đều thanh tịnh, tâm niệm sáng suốt; mà lại bị những con ma “cuồng thiền” theo phá thì phải làm sao ? Nói ma cuồng thiền nhiều khi cũng hơi quá đáng, xin cứ tạm gọi là những kẻ không biết gì mà học đòi đi đốn người. Khi họ không biết gì mà họ đi đốn đầu nầy, đốn đầu nọ; vấn nan đầu nầy, vấn nan đầu nọ, là họ xấu chứ gì ? Vậy thì tâm tư của một người hành trì Bồ Tát đạo là tách rời họ, tránh xa họ để cho sự thanh tịnh của ta được viên mãn ư ? Một khi đã mang hạnh nguyện Bồ Tát mà không đi vào điạ ngục để cứu người thì ai vào ? Vì thế cho nên những ai tu hành chân chánh mà lui bước tránh xa trong trường hợp nầy là hãy còn ích kỹ. Làm như vậy mà gọi là hành Bồ Tát đạo ư? Làm như vậy chưa nói đến hạnh nguyện Bồ Tát, tự ta ta đã tách rời ra khỏi nhân quần, xã hội; tự ta ta có thể làm nản chí hoặc thối chuyển một vị Phật tương lai. Tách bỏ người như vậy ta có cảm thấy còn xứng đáng mang danh là một đứa con Phật không ?