Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

39. Thiền Và Sự Buông Xả

09/02/201114:37(Xem: 8843)
39. Thiền Và Sự Buông Xả

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

39. THIỀN VÀ SỰ BUÔNG XẢ

Trong cuộc sống hằng ngày, không nhiều thì ít, chúng ta lúc nào cũng trĩu nặng lo âu thấp thỏm và sợ hãi. Như có lần thầy Bổn Sư của tôi đã nói: “Nếu không khéo, có khi cuộc đời của chúng ta chỉ là một chuỗi dài những năm tháng lo âu, phiền muộn và đau khổ cho đến hết kiếp.” Như vậy chúng ta phải làm sao đây ? Câu trả lời sẽ không đơn giản và dễ dàng cho mọi người; tuy nhiên, câu trả lời sẽ đơn giản cho những người con Phật thôi. Những người con Phật, ngoài chuyện có giáo lý của Đức Phật, lại còn có kinh nghiệm thiền định của Ngài nữa. Ngài đã trình bày thật rõ ràng con đường tu tập, con đường đưa ta đến an nhiên tự tại và thanh tịnh, con đường đưa ta về cõi vô sanh, nơi đó ta không còn bị chi phối bôũi tham, sân, si...

Đức Từ Phụ đã vạch rõ cho chúng ta thấy tất cả sự vật và hiện tượng ôũ cõi nước tạm bợ nầy đều là huyễn ảo, phù du, sớm nở tối tàn. Đời là vô thường, giả tạm. Cũng chính vì sự vô thường và giả tạm nầy mà Thái Tử Sĩ Đạt Tha đã cắt ái ly gia, ra đi tìm chân lý giải thoát. Ngài đã thương xót chúng sanh cứ mãi lăn trôi, cứ mãi săn tìm những gì mà chính mình cũng không biết. Săn được ngày nay, thì ngày mai đã mất, cứ thế cho đến hết kiếp. Sau khi Ngài đã giác ngộ rồi, Ngài khuyên chúng sanh hãy định tỉnh lại để thấy sự phù du tạm bợ của mọi hiện tượng; mới thấy chúng đây, mà bây giờ chúng đã biến đâu mất hết rồi. Biết các hiện tượng là giả là sanh diệt không ngừng. Muốn nắm bắt trì giữ thì giữ cũng không được. Ví như sự vui mừng được may mắn hanh thông như làm ăn phát đạt, thi cử thành công, chúng ta cố lưu giữ chúng mãi cũng không được. Nếu nhận biết được, chúng là giả tạm, đến rồi đi thì ta nào có vướng mắc bận rộn, ấy là ta đã thực hiện hạnh buông xả rồi vậy. Vì biết tất cả rồi sẽ lùi về quá khứ một cách nhanh chóng, nên Đức Từ Phụ đã khuyên chúng sanh hãy tu tập thiền quán ngay bây giờ, nếu không sẽ không còn kịp nữa. Hãy từng bước tu tập từ từ. Bước đầu có thể chỉ tháo gở quá khứ và tương lai; vì quá khứ đã không còn, mà tương lai thì chưa tới. Bước đầu tập buông xả tất cả những gì trong quá khứ hoặc những gì chưa đến của vị lai. Bước đầu chỉ biết trân trọng những gì mình đang có trong hiện tại, như thế cũng là nhẹ nhàng lắm rồi.

Đến bước kế tiếp, qua công phu thiền tập lâu ngày, ta sẽ không nghĩ đến quá khứ, tương lai, mà ngay cả đến hiện tại nữa. Lúc ấy ta sẽ buông xả tất cả; lúc ấy ta sẽ thấy không có cái gì là chân giá trị trong cuộc đời nầy; không có cái gì đáng cho chúng ta đeo đuổi; chúng ta sẽ buông xả tất cả. Lúc đó chúng ta cứ thẳng đích mà đi tới, không ghé, không dừng ôũ bất cứ trạm nào, ngay cả Tây Phương Cực Lạc. Tuy nhiên, buông xả không có nghĩa là đầu hàng, mà buông xả trong tinh thần đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả và đại dũng cảm của nhà Phật. Buông xả trong tinh tấn. Buông xả là biết rõ ràng những gì đang xãy ra quanh ta trong giờ phút hiện tại, cái nầy vừa đi thì cái kia đến, cái kia vừa đến rồi cũng lại đi... Buông xả trong tĩnh thức của nhận biết; cứ để chúng đến rồi đi một cách tự nhiên; chúng ta không mời, không thỉnh, không chạy theo, mà cũng không xua đuổi. Ta tựa như không dính líu gì đến chúng, ấy là buông xả.

Lúc thiền hãy cố đơn giản hóa mọi việc: đi là đi, ngồi là ngồi, ăn là ăn... Trong cái đi không có cái gì khác; trong cái ngồi, không có cái gì khác; cũng như trong cái ăn, không có cái gì khác chen vào, ấy là buông xả. Chính cái buông xả là cái máy lọc tinh vi mà Đức Phật đã truyền trao cho chúng sanh nhằm lọc lược mớ hành trang dư thừa trên đường đi về quê hương Phật. Buông xả đến độ không còn gì nữa để buông xả, nghĩa là tới một ngày nào đó, cả Phật pháp cũng phải được buông xả. Như lời dạy trong Kinh Kim Cang : “Chánh pháp thượng xả, hà huống phi pháp.” Xin hãy lắng lòng mà nghe lời dạy của Đức Phật để đến ngày giác ngộ thì ngay cả Phật pháp cũng phải từ bỏ, huống hồ là những thứ phi pháp như tốt xấu, lớn nhỏ, hơn thua thường tình.


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com