- 1. Thiền Là Gì
- 2. Thiền Và Thiền Học
- 3. Vào Thiền
- 4. Thiền Định Của Người Phật Tử Tại Gia
- 5. Thiền Cho Xuất Gia Hay Tại Gia?
- 6. Thiền Để Chứng Đắc Cái Gì?
- 7. Thiền Và Chăn Trâu
- 8. Tu Cách Nào Cho Được Định? Thiền Hay Tịnh Độ?
- 9. Phương Pháp Tọa Thiền
- 10. Ai Có Thể Hành Thiền?
- 11. Khi Thiền Mà Nước Miếng Cứ Tuôn Ra Là Sao?
- 12. Ngọa Thiền
- 13. Thiền Trong Lúc Đi
- 14. Thiền Dành Cho Ai?
- 15. Thiền Trong Lúc Ăn
- 16. Làm Sao Để Có Chánh Niệm?
- 17. Ba Cõi Và Thiền
- 18. Thiền Và Thanh Tịnh
- 19. Người Phật Tử Dùng Tâm Nào Để Thiền?
- 20. Tu Tâm
- 21. Thiền Và Thế Giới Hư Ảo
- 22. Tại Sao Tọa Thiền Càng Nhiều, Vọng Tưởng Càng Dấy Lên
- 23. Thiền Và Vô Minh
- 24. Thiền Và Chánh Niệm
- 25. Thiền Là Ném Bỏ Hành Trang cho Kiếp Luân Hồi
- 26. Người Mới Bước Vào Thiền Nên Tu Theo Ngài Thần Tú Hay Huệ Năng?
- 27. Thiền Và Giác Ngộ
- 28. Sống Thiền Thì Cõi Ta Bà Sẽ Trở Thành Niết Bàn
- 29. Ngồi Thiền Mà Niệm Khởi Lên Có Sợ Không
- 30. Lúc Tọa Thiền Có Nên Suy Tư Về Một Vấn Đề Gì Không?
- 31. Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu
- 32. Sống Tỉnh Thức
- 33. Thiền Và Hơi Thở
- 34. Thiền Và Sự Ngưng Suy Tưởng
- 35. Thiền Và Sự Căng Thẳng Thần Kinh
- 36. Thiền Và Vô Tâm
- 37. Hãy Tìm Hiểu Thêm Về Bài Kệ Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma
- 38. Thiền Và Sự Không Dính Mắc
- 39. Thiền Và Sự Buông Xả
- 40. Thiền Và Thế Giới Cực Lạc
- 41. Ai Có Thể Dùng Pháp Để Đốn Ngộ Trong Nhà Thiền ?
- 42. Phong Thái Của Người Hành Thiền
- 43. Thiền Và Tha Lực
- 44. Cái Nhìn Của Người Phật Tử Hành Thiền
- 45. Thiền Và Chứng Đắc
- 46. Thiền Là Tìm Trở Về Với Cái Phật Tánh Sẳn Có Của Mình
- 47. Làm Cách Nào Để Tâm Ta Lúc Nào Cũng Có Chánh Niệm?
- 48. Kiến Tánh
- 49. Thiền Và Ma
- 50. Thiền Và Tám Con Đường Cao Quý
- 51. Thiền Và Sự Chú Ý Đơn Giản
- 52. Thiền Và Tứ Vô Lượng Tâm
- 53. Thiền Trong Đời Sống
- 54. Bài Thiền Không Tên
- 55. Thiền Và Tâm
- 56. Người Hành Thiền Có Nên Phân Biệt Vọng Niệm Để Mà Không Theo Hay Không?
- 57. Những Bài Kệ Hay Trong Nhà Thiền
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang
Đã nói ngồi thiền là mong về với thực tại, mong tỉnh thức để tìm về với tự tánh của mình, thế mà còn suy nghĩ về một vấn đề gì thì đâu phải là thiền. Tất cả những niệm đến dù ác dù thiện, dù dữ dù lành, ta không mời, không cầm giữ, cũng không đuổi. Hãy để chúng tự đến rồi tự đi.
Cũng vì vọng niệm mà tâm ta lúc nào cũng ở trạng thái tán loạn, chính vì thế mà ta không có sự tỉnh thức. Bây giờ ngồi thiền là mong hồi phục lại những cái đã mất, thế mà lại suy tư, ngay cả suy tư một công án cho thiền, cũng là điều vô bổ. Nếu ai đang làm điều đó nên thận trọng và nên suy nghĩ lại vì chẳng những nó phí phạm thì giờ mà còn có hại cho công cuộc hành trì của ta nữa. Cứ cố mà trở về với thực tại của mình đi, cứ cố mà tỉnh thức đi, thì tự nhiên ngọn đèn thiền sẽ thắp sáng sáng và chừng đó thì cái gì lại không hiển lộ, chứ đừng nói chi một nghi tình cho công án ! Đây là nói cho những ai muốn có sự an lạc trong đời sống; muốn có Niết Bàn ở đây; chứ những ai muốn thiền với nghi tình của một công án thì xin cứ tự nhiên. Không ai có quyền bắt ép ai phải theo phương thức của mình.
Tóm lại, lúc hành thiền, nhứt là cho những người mới bắt đầu, không suy tư, không lý luận. Ngồi thiền là sự sống, chứ suy tư và lý luận không là sự sống. Thiền không có đối tượng, như vậy không thể suy tư được cho một cái gì không có đối tượng. Chừng nào mà ta hãy còn phiêu lưu trong ý niệm phân biệt, chừng đó chưa có thiền. Tuy nhiên, ngồi như khúc gỗ vô tri cũng không gọi là thiền. Thiền phải là an trú trong thực tại, tỉnh thức và ý thức được về những kinh nghiệm tự thân để từ từ tìm về với chân tâm của mình. Lúc thiền, những gì xãy ra xung quanh ta, ta điều hay biết; hay biết mà không chạy theo. Những niệm đến ta đều biết; biết mà không mời, không chạy theo, không kềm giữ, cũng như không đuổi. Chúng đến, chúng đi mặc chúng. Ta cứ an trú trong thực tại và sự tỉnh thức của ta. Phải luôn nhớ rằng cảnh giới của thiền là cảnh giới của kinh nghiệm, chứ không phải là cảnh giới của sự trống vắng, cũng không phải là cảnh giới của sự suy tư. Chừng nào ta nắm vững được như vậy thì ta sẽ luôn có một thái độ bình thản, tự do hoàn toàn. Chừng đó ta đã đi gần hết cuộc hành trình từ bờ mê sang bến giác mà núi vẫn là núi, sông vẫn là sông, không thêm, không bớt, không dư, không thiếu, không lớn, không nhỏ, không đẹp, không xấu gì cả. Đó là sự an lạc tuyệt vời của thiền, hoặc là Niết Bàn của cõi Ta Bà nầy vậy.