Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Thiền na ba la mật

07/05/201313:02(Xem: 6852)
8. Thiền na ba la mật

Phát Bồ Ðề Tâm Luận

Phẩm 8: Thiền na ba la mật

Hàng bồ tát tu tập thiền định như thế nào? Hàng bồ tát tu tập thiền định vì lợi mình, lợi người và cả hai đều lợi ích. Tu tập thiền định như vậy thì có thể trang nghiêm đạo bồ đề.

Bồ tát vì muốn điều phục chúng sanh khiến chúng sanh xa lìa khổ não mà tu tập thiền định. Người tu thiền định phải khéo nhiếp tâm mình, tất cả loạn tưởng không cho vọng khởi. Khi đi đứng ngồi nằm phải buộc sự nhớ nghĩ của mình ở nơi hiện cảnh[92]. Quán sát thuận nghịch từ đầu lâu, cổ, xương sống, cánh tay, khuỷu tay, ngực, xương sườn, xương chậu, xương đùi, cẳng chân, cho đến mắt cá chân, tu tập An ban sổ tức[93]. ÐÂy gọi là bồ tát ban đầu tu tập định tâm.

Tu thiền định thì không tiếp nhận các điều ác, tâm thường an vui, gọi là tự lợi. Giáo hoá chúng sanh khiến họ tu chánh niệm, gọi là lợi tha. Do chỗ tu thanh tịnh tam muội của mình mà lìa được các ác giác quán[94], giáo hoá chúng sanh khiến họ đồng lợi ích như mình, gọi là cả hai đều lợi ích.

Do chánh nhân tu thiền định mà thu hoạch được bát giải thoát[95], cho đến chứng được Thủ lăng nghiêm tam muội[96], Kim cang tam muội[97], gọi là trang nghiêm đạo bồ đề.

Thiền định do 3 pháp mà sanh khởi. Thế nào là ba?

1. Văn tuệ.

2. Tư tuệ.

3. Tu tuệ.

Từ ba pháp này dần dần sanh khởi tất cả tam muội.

Thế nào là văn tuệ? Ðối với giáo pháp được nghe, tâm thường vui thích (tiếp nhận). Lại khởi niệm rằng, các pháp vô ngại giải thoát ... của Phật đều do đa văn mà được thành tựu. Khởi niệm này rồi, trong tất cả thời gian cầu pháp càng thêm tinh cần, ngày đêm thường ưa nghe pháp, không có chán đủ. Ðây gọi là văn tuệ.

Thế nào là tư tuệ? Suy niệm, quán sát các pháp hữu vi như thật tướng (của nó), nghĩa là các pháp thì vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh, niệm niệm sanh diệt, không lâu sẽ hư hoại. Chúng sanh bị ràng buộc trong lo buồn, khổ não, yêu ghét, chỉ vì lửa tham sân si thiêu đốt, để rồi chồng chất thêm lên khổ não đời sau. Tất cả đều không có thật tánh, cũng như huyễn hoá. Thấy như vậy rồi, đối với tất caû các pháp hữu vi liền sanh tâm chán ngán muốn thoát ly, do vậy càng thêm tinh cần cầu trí tuệ Phật. Và suy nghĩ rằng, trí tuệ của Như lai không thể nghĩ bàn, không thể so lường, có thế lực lớn, không ai hơn được, như năng lực hoá làm một cái thành lớn đem đến sự không sợ, sự yên ổn, không còn muốn lui về[98], như năng lực cứu vô lượng khổ não cho chúng sanh. Biết như vậy thời thấy Phật có vô lượng trí và thấy pháp hữu vi là vô lượng khổ não, vì thế phát khởi chí nguyện thẳng cầu đại thừa vô thượng. Ðây gọi là tư huệ.

Thế nào là tu tuệ? Từ khi bắt đầu tu bạch cốt quán[99]cho đến khi thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác, đều gọi là tu huệ. Ly dục, ly bất thiện pháp[100], có giác có quán[101], hỷ lạc do ly dục sanh[102], nhập vào sơ thiền. Diệt giác và quán (của sơ thiền), nội tâm thanh tịnh, định tâm lại một chỗ, không giác không quán[103], với hỷ và lạc do định sanh[104], nhập vào nhị thiền. Vì ly hỷ ở nhị thiền mà hành xả[105], tâm niệm an nơi tueä [106], thân cảm lạc thọ, một trạng thái mà các bậc hiền thánh tuyên bố rằng người đó có thể xaû, thường sống trong chánh niệm, trú trong an lạc[107], nhập vào tam thiền. Với sự đoạn khổ đoạn lạc[108], với sự diệt trừ từ trước của ưu hỷ[109], bất khổ bất lạc [110], có sự thanh tịnh của niệm nhờ xả[111], nhập vào tứ thiền. Vượt qua tất cả sắc tướng, diệt tất cả tướng có tính ngăn ngại[112], không nghĩ nhớ tất cả tướng dị biệt, biết (thân và cảnh như) hư không voâ biên, liền nhập Hư không vô sắc định xứ[113]. Vượt qua tất cả hư không tướng, biết không có (biên giới của) thức, liền nhập Vô sắc thức định xứ[114]. Vượt qua tất cả thức tướng, biết không có sở hữu[115], liền nhập Vô sở hữu Vô sắc định xứ[116]. Vượt qua tất cả cõi không có sở hữu, biết chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng, an ổn, liền nhập Vô sắc phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ [117]. Chỉ tuỳ thuận giáo pháp mà tu hành[118]nhưng không ưa đắm[119], cầu vô thượng thừa, thành tối chánh giác. Ðây gọi là tu huệ.

Bồ tát từ văn, tư, tu huệ này maø tinh cần nhiếp tâm thì có thể thành tựu Thông minh thiền[120], các tam muội và thiền na ba la mật.

Lại nữa, bồ tát tu định lại có 10 pháp hạnh, không giống pháp hạnh của hàng thanh văn, bích chi Phật. Những gì là 10?

1. Tu định là không có cái ngã “tôi đây”õ, vì đầy đủ các pháp thiền định của Như lai.

2. Tu định là không vướng mắc, vì xả ly nhiễm tâm, không cầu an vui cho mình.

3. Tu định là đủ các thông nghiệp[121], vì biết các tâm hành [122]của chúng sanh.

4. Tu định là biết các loại tâm tánh, vì độ thoát tất cả chúng sanh.

5. Tu định là thực hành đại bi, vì đoạn trừ phiền não kết.

6. Tu định là tu các thiền tam muội, vì phải khéo biết nhập xuất, vượt khỏi tam giới.

7. Tu định là thường được tự tại, vì đầy đủ hết thảy thiện pháp.

8. Tu định là tâm mình tịch diệt, vì hơn hẳn các thiền tam muội của nhị thừa.

9. Tu định là thường ngộ nhập trí tuệ, vì vượt qua các pháp thế gian đến bờ giác kia.

10. Tu định là có khả năng làm cho chánh pháp hưng thịnh, vì tiếp nối rạng rỡ ngôi tam bảo, không cho đoạn tuyệt.

Pháp hạnh tu định như vậy là không giống pháp hạnh tu định của hàng thanh văn, bích chi Phật.

Lại nữa, vì muốn biết tất cả phiền não, tâm tưởng của chúng sanh nên tu tập caùc pháp thiền định trợ thành trụ tâm, để thiền định này trụ bình đẳng tâm, gọi đó là định. Bình đẳng định như vậy tức là bình đẳng nơi không, vô tướng, vô nguyện, vô tác. Không, vô tướng, vô nguyện, vô tác bình đẳng thì chúng sanh bình đẳng. Chúng sanh bình đẳng thì các pháp bình đẳng. Thể nhập các pháp bình đẳng như vậy gọi là định.

Lại nữa, bồ tát lúc nhập thế tu hành nhưng không tạp nhiễm thế gian, khi xả thế nhập pháp thì diệt tất cả kết sử, xa lìa chỗ ồn náo, ưa ở một mình. Bồ tát tu hành thieàn định như vậy thì tâm an, dừng trụ, lìa xa thế sự.

Lại nữa, bồ tát tu định được đầy đủ các pháp thông, trí, phương tiện và tuệ. Thế nào là thông? Thế nào là trí? Khi thấy sắc tướng, khi nghe âm thanh, biết được tâm người, nhớ được quá khứ, có thể đi đến khắp các thế giới chư Phật, đây gọi là thông. Biết sắc tức pháp tánh[123], hiểu rõ âm thanh, tâm hành, biết tánh tướng tịch diệt, ba đời bình đẳng, biết thế giới chư Phật đồng như hư không tướng, chẳng có quả chứng diệt tận, đây gọi là trí. Thế nào laø phương tiện? Thế nào là tuệ? Khi nhập thiền định, khởi đại từ bi, không xả thệ nguyện, tâm như kim cang, quán sát thế giới của chư Phật để trang nghiêm bồ đề đạo tràng. Ðây gọi là phương tiện. Tâm thường vắng lặng, không thấy có ngã, không thấy có chúng sanh, tư duy thể tánh của các pháp vốn không loạn động, thấy thế giới chư Phật đồng với hư không, quán chỗ trang nghiêm đồng với tịch diệt. Ðây gọi là tuệ.

Ðây gọi bồ tát tu hành thiền định. Thông, trí, phương tiện, tuệ là bốn pháp sai khác, nhưng neáu cùng thực hành cả bốn thì được gần với quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Bồ tát ma ha tát tu hành thiền định khoâng còn thừa ác tâm[124], vì biết các pháp vốn bất động. Ðây gọi là đầy đủ thiền na ba la mật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567