Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

CHƯƠNG I

26/04/201318:28(Xem: 5631)
CHƯƠNG I

PHÁP MÔN
Trì Danh Niệm Phật, Vãng Sanh Cực Lạc

Tác giả:Huỳnh Lão cư sĩ

Hải Huyền Viên Giáodịch

PL. 2545

---o0o---

CHƯƠNG I

(1)


ÐƠN GIẢN NÓI VỀ PHÁP NGHĨA GIÁC NGỘ

GIẢI THÍCH SƠ LƯỢC VỀ PHẬT HỌC

A - Ý NGHĨA VÀ LƯỢC SỬ ÐỨC PHẬT

Phật, chữ này là tiếng Phạn, là tiếng gọi tắt của hai chữ “Phật Ðà” mà Hán văn đã dịch âm ra (lại gọi là Như Lai, Thế Tôn...), ý nghĩa đó là bậc Giác ngộ. Giác ngộ nhân sinh và tất cả vạn vật khác, xa cho đến thật tướng và chân lý của cái thể vũ trụ và chư thiên. Nhiên hậu đem chân lý này nói cho những ngïười không hiểu được nghe, khiến người không hiểu cũng hiểu. Mọi người hiểu rồi, mọi người sẽ nương theo phương pháp dạy ở trong Phật học mà tiến đến thực hành, lấy việc liễu thoát tất cả khổ đau mà hưởng thọ vui vẻ.

Người noi theo lời dạy trong Phật học mà tu trì thành Phật rất nhiều. Ðức Phật mà chúng ta đang nói là Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài đản sinh ở nước Ca Tì La Vệ, thuộc bắc Ấn Ðộ (ngày nay là Nêpan), niên đại ngài đản sinh đến nay chưa có thuyết nhất định, nhân vì Ấn độ xưa không chú trọng về việc lịch sử, đại khái suy định là sáu thế kỷ rưởi trước kỷ nguyên. Lúc nhỏ tên là Tất Ðạt Ða, là thái tử của vua Tịnh Phạn, mẹ Ngài là Ma Gia phu nhân, khi Ngài sinh ra không lâu thì bà qua đời, nhờ di mẫu thay thế nuôi Ngài thành người. Khoảng mười sáu tuổi, Ngài cùng với Da Du Ðà La kết hôn và sinh được một con trai là La Hầu La. Theo quá khứ thời gian, Ngài thấy được những hình ảnh sanh, lão, bệnh, tử... các điều đau khổ và chúng sinh tàn sát lẫn nhau của loài người, Ngài quyết ý cần phải tìm ra một phương pháp để giải quyết các việc khổ đau của thế gian. Năm mười chín tuổi quyết chí xuất gia, tìm kiếm đáp án, hỏi đạo sáu năm, tu trì sáu năm, dưới cây bồ đề của thành Già Da, tinh tấn nhập thiền định khai sáng chính mình, cuối cùng được đại giác ngộ chánh giác, bắt đầu giảng dạy. Một đời nói pháp bốn mươi chín năm, lúc viên tịch là tám mươi tuổi. Hầu như Ngài đi khắp cả xứ bắc Ấn Ðộ, dạy dẫn dắt tất cả nam - phụ - lão - ấu các giai tầng, ngài đều xem bình đẳng không khởi tâm phân biệt, đả phá thành phần giai cấp của xã hội đương thời, đề xướng chúng sanh bình đẳng.

B - PHẬT CHẲNG PHẢI LÀ THẦN

Ðức Phật THÍCH CA MÂU NI là nhân vật chánh trên lịch sử, chẳng phải là vị thần mượn gá hoặc hóa thân của thần. Mười phương ba đời tất cả chư Phật đều là từ con người ở tại nhân gian thành Phật, mà không phải là ở trên trời hoặc chỗ nào khác mà thành Ðẳng Chánh Giác, có thể thấy địa vị của con người là tôn quý vô thượng. Do đó có thể nói rằng con người có đầy đủ một cách hoàn toàn nhân cách tức là Phật đà, tức là Phật giáo lấy sự “hoàn thành nhân cách” làm mục tiêu, nên nói rằng “nhân thành tức Phật thành”; người người đều có thể thành Phật, tức là ý tứ của đạo lý này vậy. Thành Phật hoàn toàn quy cả nơi trí tuệ và sự nỗ lực ở con người, mà không phải là chịu nơi bất cứ thần linh nào hoặc sự cảm ứng của lực bên ngoài. Hoàn toàn nương nơi tự lực và chân lý (chánh pháp) mà không nương gá ở nơi tha lực; chỉ cần chịu phát nguyện, tinh tấn, cuối cùng đều có thể thành Phật; cho nên nói rằng Phật giáo là nơi mọi người đều có thể dựa vào. Người người thành Phật rồi giáo hóa, không phải là chỗ chuyên chỉ lợi phẩm của Ðức Thích Ca Mâu Ni, cũng chẳng phải là như thần tự xưng: “chỉ có ta là cao tột vô thượng, con người tuyệt đối không thể đạt đến địa vị của ta”, nói pháp như thế cũng là phủ định quan niệm bình đẳng “Người người đều có thể thành Phật”. Ấn Ðộ trong thời đại của Ðức Phật, ngài thấy được giai cấp của xã hội (Bà La Môn, quý tộc, bình dân, nô lệ), phân chia um tùm không hợp lý; Ngài mạnh mẽ chủ trương đối lập phế trừ giai cấp, đề xướng chúng sinh bình đẳng, trồng lên cái cây mà về sau này là sự tồn tại của tinh thần Phật giáo, thẳng tắp lưu truyền về sau.

C - PHẬT HỌC

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, với tâm đại bi thiết tha, một đời Ngài cố gắng thuyết pháp độ sinh; xưa nay trong ngoài chỉ có một Khổng Tử răn dạy người chẳng biết mỏi mệt giống như Ngài. Cái học của Phật giảng đương thời chỉ dùng lời nói, không có viết thành văn chương. Sau khi Phật diệt độ, chúng đệ tử sợ rằng thời gian trải qua lâu, học lý của Ðức Phật dạy sẽ từ từ bị loài người bỏ mất; cho nên chúng đệ tử, do Ðại Ca Diếp lãnh đạo, nhóm họp năm trăm người tại một nơi tên gọi là “Diệp thọ nghiêm”, khai ra hội nghị kết tập. Trong hội do một người đệ tử của Phật có sức nhớ rất mạnh mẽ và số lần nghe pháp cũng rất là nhiều, đó là: A Nan, tụng lại chân lý thật tướng của nhân sinh và vũ trụ mà Ðức Phật đã giảng, đó gọi là “Kinh tạng”. Tụng ra phép tắc, quy củ hành trì của chúng đệ tử, Phật đặc biệt lập ra, gọi là “ Luật tạng”. Ngoài ra do Phú Lầu Na dùng phương thức vấn đáp, tụng ra giải thích và phát huy chân lý của Phật, gọi là “Luận tạng”. Kinh, Luật, Luận này hợp lại chung gọi là “Tam tạng”. Nhưng người học nhiều thời đó hãy còn có giới hạn, chưa từng tham gia; bên ngoài hội (ở ngoài hang) do Bà Sư Bà lãnh tụ riêng kết tập năm tạng: Kinh, Luật, Luận, Tạp và Chú cấm. Ngoài ra, hãy còn có các vị Bồ tát như: Văn Thù, Di Lặc... và A Nan tôn giả kết tập Thánh điển “đại thừa tam tạng”, tổng quát những sự kết tập ở trên gọi là “Ðại tạng kinh”. Phật giáo với sự viên mãn của giáo lý, sự tinh mật của luận bàn, trên thế giới bất luận kinh điển của một tôn giáo nào không thể cùng với đó so sánh được.

D - MỤC ÐÍCH HỌC PHẬT

Tam tạng kinh điển, không luận là nói về lý, nói về hành, hoặc nói như thế nào đi nữa, mục đíchø ở chỗ là khiến chúng sinh chuyển mê khai ngộ, lìa khổ được vui - khiến chúng sinh đồng thành Phật đạo. Mà chúng sinh chúng ta, nghiên cứu kinh điển giáo lý, tụng kinh niệm Phật, giữ năm giới mười thiện nghiệp, thực tiễn sáu pháp Ba La Mật, mục đích đó cũng là mong cầu chuyển mê khai ngộ, lìa khổ được vui, - cứu cánh sau cùng cũng là mong cầu đồng thành Phật đạo.

E - CHUYỂN MÊ KHAI NGỘ

Một con người ở trong cuộc sống vài mươi năm, nói gần, không hiểu được đời mình như thế nào, cứ lộn xộn hồ đồ qua đi, giống như người bịt mắt đi đường, đến lúc già rồi lại không rõ không hiểu rồi chết đi, chết rồi đi đến chỗ nào? Cho đến tất cả vạn vật ở bên ngoài cá nhân là thế nào mà đến, chỗ có tất cả này, đều thì chẳng rõ được sự kỳ diệu. Nói xa, tất cả vũ trụ vạn hữu lại là thế nào mà tồn tại? Phàm không hiểu được đạo lý này gọi là MÊ. Ngược lại, hiểu được thân thể của nó chỉ là giả tướng của bốn đại hòa hợp: địa, thủy, hỏa, phong mà thành (tức là hệ thống tám đại của thân người giải phẫu, nhục thể tổ hợp mà thành), nhục thể giả tướng này, trải qua các giai đoạn: trẻ nhỏ, thiếu niên, trung niên, lão niên; rồi có một ngày bốn đại không điều hòa mà bệnh, bệnh nặng mà chết, sau khi chết tạm quy về tiêu diệt dần dần. Chỉ còn ở lại nơi nhục thể cái “thật tướng” con mắt nhìn không thấy đó, lại gọi là chân như (tục gọi là linh hồn), hoặc gọi là Phật tánh là vĩnh viễn tồn tại, là không sinh không diệt, một con người như thế này, vạn vật cũng là như thế này, người nếu hiểu được đạo lý này, tức là trụ ở nơi cảnh Ngộ. Phật học tức là đem cảnh Mê của anh, chuyển cho qua đi mà mở ra một con đường khiến anh đi vào cảnh Ngộ làm mục đích thứ nhất.

F - LÌA KHỔ ÐƯỢC VUI

Người đời nghèo cùng khổ, giàu có cũng khổ, lấy khổ làm vui, quen rồi cho là thường! Một con người ở trong cuộc sống vài mươi năm, sự tình lãnh thọ các loại, các dạng rất nhiều rất nhiều, trong mười phần thì tám chín phần là không như ý. Việc bất như ý này khiến cho thân thể và tinh thần của con người chịu lấy nhiều điều đau khổ, như: sanh, lão, bệnh, tử, cầu không được, khốn đốn kinh tế, bất hòa nhân sự khó tìm kiếm... Cái khổ của các kiểu các dạng rất là nhiều. Cần đối phó với những đau khổ phải chịu trên tinh thần và thể xác, Phật học dạy con người nên dùng nhãn quang trí tuệ xem thế tình, thì phú quý cũng như khói mây qua trước mắt, dùng tâm tri túc để giữ và bỏ vạn vật, tâm thanh tịnh này sẽ không bị ngoại vật trói buộc. Ðây là dùng tâm tùy duyên ở nơi cảnh nghịch, tâm địa tự bình, chẳng bị ngoại vật làm lụy, lại tiến đến một bước tu trì thì có thể đạt đến niềm vui lớn của Niết bàn.

G - HỌC LÝ CỦA PHẬT HỌC

1. TAM PHÁP ẤN

Tam pháp ấn, là Ðức Phật từ vấn đề: sanh, lão, bệnh, tử, hiện thực đời người, nghiên cứu ra kết quả, xét nét ra chân lý, chân lý hiện thực từ quan sát mà có; chân lý này tức là: chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, Niết bàn tịch tịnh. Ðây là nhân “tất cả hành khổ” có thể được bao quát ở trong “chư hành vô thường”; nhưng vì chư hành vô thường rốt cuộc sẽ phát sinh lý do đau khổ.

Pháp ấn tức là: “ấn chứng chân lý” cũng tức là “tiêu chí của Phật pháp”

CHƯ HÀNH VÔ THƯỜNG; “Hành” của chư hành là ý chỉ “hiện tượng” sanh diệt biến hóa. Chư hành vô thường là nói tất cả pháp thế gian sanh, trụ, dị, diệt, sát na không trụ. Việc mà quá khứ có, hiện tại khởi lên rồi biến khác; hiện tại có thì tương lai chung quy huyễn diệt. Tất cả việc này đều thuộc vô thường. Chỗ có tất cả hiện tượng đều là đổi dời không dứt, không có hằng hữu bất biến, xét cho cùng phải sinh diệt, hưng suy thôi! Việc này ở trong sinh hoạt thường ngày, chư vị đều có thể kinh nghiệm được, cho nên bất tất phải chứng minh mà tự rõ, Phật pháp tức là từ sự thật “tự rõ” này mà xuất phát ra.

Do nơi vô thường, con người sẽ sanh, lão, bệnh, tử hoặc dẫn đến sự biến động sự vật mà hóa xấu; nhưng cũng nhân nơi vô thường, sự vật cũng có hiện tượng chuyển tốt, ví dụ như người nghèo biến thành kẻ giàu, người yếu biến thành kẻ mạnh mẽ, người ngu biến thành người hiền, người mê khổ đạt được niềm vui tịnh ngộ, đây đều là vô thường của thế gian. Nhưng vô thường trong Phật pháp chỉ là biến diệt, mà không phải là đoạn diệt. Món biến diệt này là trước diệt sau sinh, nối nhau không dứt. Mà tình huống sinh diệt thay thế, tương tục không dừng, tức là chân lý trong nhân sinh và trong vũ trụ, tất cả hiện tượng.

CHƯ PHÁP VÔ NGÃ, chữ “pháp” ở trong chư pháp là ý chỉ sự vật tồn tại. Mà “ngã” của vô ngã là ý “thật thể vĩnh viễn bất biến”. Chư pháp vô ngã là nói tất cả sự vật tồn tại đều không có thật thể vĩnh cửu bất biến, sự vật thế gian có hiện tượng tồn tại, đều là nhân duyên hòa hợp mà có, rồi đến lúc nhân duyên ly tán, thì lại tiêu mất không sót lại, cũng không có thật thể thường trụ bất hoại.

Muôn pháp thế gian, trên thời gian mà xét, thì sanh, trụ, dị, diệt, sát na chẳng thấy được, tìm không ra vĩnh hằng và thường trụ; nơi không gian mà nhìn, pháp nhân duyên được sinh, nhờ các duyên hòa hợp mà thành, muôn vật không chân thật, cũng không có “ngã” chân thật.

Ðứng trên Phật pháp mà nói, chỗ gọi là NGÃ, chỉ là cái thể hòa hợp của: địa, thủy, hỏa, phong – Năm uẩn là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ðại thể mà nói, chỗ gọi là Ngã, chẳng ra ngoài hai phần là tinh thần và nhục thể. Mà ngã con người chấp trước đó, cũng tức là lấy cái giả tướng tinh thần và nhục thể này làm Ngã. Nhưng chín chắn mà phân tích, ở trong giả tướng này, rốt cuộc thì tinh thần là Ngã ư, hay nhục thể là Ngã?

Ngã chơn chánh, chỉ là chơn như Phật tánh của chúng ta, nhưng chơn như Phật tánh này bị vọng tưởng chấp trước ngăn che, rồi chấp trước cái tướng giả hợp của năm uẩn này làm Ngã. Mà tướng giả hợp của năm uẩn này, không thể thường trụ, không có tự thể, cho nên đối với bốn đại, năm uẩn mà cầu Ngã ở trong đó, rốt cuộc chẳng thể có được.

Vô ngã cùng với không, không tánh, vô, là đồng nghĩa ngữ, chư vị lúc đọc tụng kinh điển Phật giáo, nghìn vạn chẳng nên đem “không” cùng với “vô” mà giải thích là hư vô, mà nên lấy quan niệm của “vô ngã” để mà tư duy về nó.

Chư hành vô thường, mọi người đều rất dễ tiếp thọ; nhưng chư pháp vô ngã thì là mọi người không thừa nhận, mà là học thuyết riêng có của Phật pháp. Mọi người cho là tất cả sự vật, đều có bản thể vĩnh cửu tồn tại, đây tức là “bản thể luận”; Phật pháp không bàn về bản thể luận, nhân vì vô ích đối với tu hành giải thoát, cho nên đối với loại vấn đề này nói là “vô ký” (không nhân duyên có thể nói).

NIẾT BÀN TỊCH TỊNH, Niết bàn ý chỉ “sự suy diệt” hoặc là “trạng thái suy diệt” tức là thổi tan diệt đi lửa phiền não. Chỗ gọi là Niết bàn tịch tịnh, tức là đạt đến cảnh địa lý tưởng không khổ, an ổn và tự tại.

Chúng sanh vì lý do ngã chấp, khởi hoặc tạo nghiệp, nhân nơi nghiệp mà thọ báo, cho nên ngã chấp là cái gốc của sinh tử lưu chuyển. Nếu không có ngã chấp thì hoặc nghiệp không khởi, ngay sau đó có thể hiểu chân chánh thật tướng các pháp, tất cả tức là Niết bàn tịch tịnh.

“Chư hành vô thường”, “chư pháp vô ngã”, hai pháp ấn đó là ấn chứng tất cả pháp hữu vi của thế gian đều là pháp sinh diệt. Pháp ấn “Niết bàn tịch tịnh” là ấn chứng pháp vô vi của xuất thế gian, đó là pháp bất sinh bất diệt.

2. MƯỜI HAI DUYÊN KHỞI (Mười hai hữu chi)

Ðem ba ấn tổng hợp lại tức là thuyết duyên khởi. Duyên khởi (còn gọi là nhân duyên) tức là nương nơi duyên mà khởi; nương duyên là chỉ sự chứa nhóm điều kiện. Khởi, là ý chỉ cho năng lực phát sinh. Do đây, duyên khởi tức là chứa đựng các món điều kiện mà sản sinh ra nguyên lý của hiện tượng. Hiện tượng là vô thường, thường hay sinh diệt biến hóa, nhưng sự biến hóa của nó là sự biến hóa nhất định ở một điều kiện nhất định, pháp biến hóa này thì cũng tức là duyên khởi.

Trung tâm của Phật pháp tức là duyên khởi cũng gọi là nhân duyên, cũng là chỗ không đồng về triết học giữa Phật pháp và các tôn giáo khác, đó là cái đặc sắc riêng có của Phật pháp.

Có thể đem duyên khởi (nhân duyên) nói một cách rất cụ thể đó là thuyết mười hai duyên khởi; thế nào gọi là mười hai duyên khởi, tức là: vô minh - hành - thức - danh sắc - lục nhập - xúc - thọ - ái - thủ - hữu - sanh - lão tử, mười hai chi phần. Mỗi chi phần đều có sự quan hệ hỗ tương ràng buộc thành vòng, tức là nói vô minh duyên với hành... sanh duyên với lão tử, đây cũng tức là “lưu chuyển duyên khởi”, đau khổ tạo thành phiền não mà sản sinh ra. Lại nói do vô minh diệt, thì hành diệt... cho đến sanh diệt thì lão tử diệt, đây cũng tức là “hoàn diệt duyên khởi”, diệt hết phiền não thì là cảnh giải thoát.


Mười hai duyên khởi (nhân duyên) là giáo lý của người học Phật rất phải nên xem trọng, chín chắn mà xem xét mười hai duyên khởi, mới có thể ngộ được sự lưu chuyển ba đời của sinh vật, chỉ là sự nhào lộn ở trong một cái lưới nghiệp lực.

Nay đem mười hai duyên khởi phân chia đơn giản ranh giới như sau:

2.1.Vô minh: tức là không hay biết. Chỉ trong tâm con người không rõ phiền não, mờ mịt nơi cảnh không, không chỗ rõ hiểu, mê chấp chấp tướng, bởi vì một niệm ban đầu của tâm tánh gọi là “sanh tướng vô minh”; vô minh làm nguồn gốc của phiền não thô và tế mê hoặc vọng tâm, là nguồn gốc của “phần đoạn sinh tử” và “biến dịch sinh tử”; đồng thời cũng là căn bản của Niết bàn giải thoát và Bồ đề tịch tịnh.

2.2. Hành: tức là ba hành: thân – ngữ – ý, cũng gọi là ba nghiệp. Nhân vì có vô minh mê hoặc vọng tâm, vô ngã vọng chấp có ngã, bèn khởi hoặc tạo nghiệp, bèn có hành động của nghiệp, sản sinh ba nghiệp thân - ngữ - ý sai lệch. Hành này không những là chỉ hành vi sai lầm, cũng là bao quát tập quán lực của hành vi, nhân vì bất kỳ hành vi, kinh nghiệm nào của chúng ta, rõ chẳng phải là sau hành vi thì sẽ tiêu diệt, mà là nhất định sẽ có lực lưu giữ, tác động làm trí năng, tánh cách... Các tố chất mà bảo tồn, chứa nhóm.

2.3. Thức: là ý ch�� “chủ thể nhận thức” tức là tâm nhận thức chủ quan. Nhân do ở sự lưu chuyển của nghiệp lực mà hình thành chủ thể sinh mệnh.

2.4. Danhsắc: tức là năm uẩn. Thọ, tưởng, hành, thức uẩn là chỉ phương diện tinh thần danh; sắc uẩn gọi là sắc, là chỉ phương diện nhục thể hoặc vật chất. Tất cả hữu tình đều là do “danh - sắc” hòa hợp mà thành, do sự phát triển và tích tụ của thức mà có sự tác dụng của sinh lý và tác dụng của tinh thần.

2.5. Lục nhập: chỉ sáu căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; ý tức là cảm giác, năng lực biết. Danh sắc tiếp tục phát đạt mà hoàn thành nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, cảm thọ được cơ quan kích thích từ bên ngoài đến.

2.6. Xúc: tức là sự hòa hợp của ba món: sáu căn, sáu cảnh, sáu thức; cũng tức là do: căn, cảnh, thức mà có tác dụng nhận thức cảm giác. Nhân vì có sáu căn, nó sẽ có thể cảm thọ và xúc đối cảnh giới sáu trần; xúc là một chi trọng yếu mười phần trong mười hai duyên khởi. “Năng xúc” là căn, “sở xúc” là cảnh, hoàn cảnh tốt xấu, thì sẽ liên hệ cảm thọ nơi căn của chúng ta.

2.7. Thoï: Căn và trần xúc đối với nhau, nhất định sẽ tiếp thọ cảnh trần bị xúc đối (sở xúc). Thí như “nhĩ căn” của chúng ta đối với “thinh trần” thì sẽ tiếp thọ các thứ âm thinh, thân căn tiếp xúc lạnh nóng (trần) thì biết cảm thọ lạnh nóng. Trở lên, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ là năm chi quả khổ của đời hiện tại.

2.8. Ái: Ái là tham ái, sáu căn lãnh thọ sáu trần như vậy, đối với cảnh bị tiếp nhận, vọng sanh suy tính phân biệt, đối với việc vui thích nơi tâm lại sinh tâm tham ái, không thích nơi tâm thì khởi tâm nhàm ghét. Tâm tham ái và nhàm ghét này, nó là cội nguồn sanh tử luân hồi của sáu đường chúng sinh. Phát tâm Phật học tu hành, tức là cần phải tu cái tâm vọng tưởng. Tác dụng của ái rất là lớn, ái có bảy món tình niệm: hỉ (mừng), nộ (giận), ai (buồn), lạc (vui), ái (yêu), ố (ghét), dục (ham muốn).

HỈ: thành tựu được việc ta yêu thích, trong tâm sẽ hoan hỉ.

NỘ: bị tước đoạt việc ta yêu thích, trong tâm sinh giận.

AI: bị mất đi cái ta yêu thích, trong tâm sinh buồn rầu.

LẠC: được cái ta yêu thích, trong tâm vui vẻ.

ÁI: tất cả hoàn cảnh hễ có lợi đối với ta, thì trong tâm khởi sinh tham ái, vọng niệm tham đến mức không nhàm chán.

Ố: việc trái với sự yêu thích của ta, trong tâm sinh nhàm ghét.

DỤC: Thuận theo sự yêu thích của ta, trong tâm sẽ sinh ham muốn.

Nương đây mà xem, thì Ái đích xác là căn bản của sinh tử, món ác hàng đầu của phiền não.

2.9. Thuû: Ðã Ái rồi cảnh giới năm dục bị tham, thì nghĩ cho hết cách thu lấy nó về mình, theo sự ham muốn của tâm làm cho ta được hưởng thụ, càng nhiều càng tốt, chẳng nghi vấn một chút nào, rồi sẽ làm ra món món nghiệp ác, nếu như cảm thấy hoàn cảnh trái lại sự yêu thích của ta, thì phát sanh phẫn hận, không kể gì cả, mặc ý vọng làm ra rất nhiều nghiệp tội lỗi; cho nên nói rằng Thủ là đứng đầu của tội và là đầu mối của họa, chúng ta nên từng giờ từng khắc nắm chặt lấy cái miệng cột của Thủ, có thể đoạn trừ được cái nhân phiền não, khả dĩ khỏi thọ khổ sinh tử, Thủ này và Ái, cho đến Vô minh, ba chi này gọi là “nhân mê hoặc của phiền não”.

2.10. Hữu: tức là cái hữu “bất muội của nhân quả”, đối với cảnh bị ái, đem nó mà giữ gìn, đối với cảnh chẳng ái xả trừ nó đi, nhân đó bèn làm ra các món nghiệp, thật là biển nghiệp mênh mông, khổ não vô lượng, có nhân nghiệp nhất định báo cảm lấy quả nghiệp.

2.11. Sinh: Chỉ là do tình sanh đối với một bộ loại hữu tình nào đó, hoặc chỉ cho luật sống ngày thường, có kinh nghiệm sinh ý. Trước ấy là cậy các lực (tri năng, tính cách thể chất) toàn bộ kinh nghiệm trong quá khứ của hữu tình mà sinh, cho nên mỗi con người đều đủ có tố chất nhất định. Sau ấy là chỉ cái tố chất (hữu) của con người làm cơ sở, mà có kinh nghiệm mới sẽ được phát sinh. Tóm lại, cả hai việc ấy đều là từ nơi Hữu mà sản sinh ra sự sống mới.

2.12. Lão tưû: Từ Sinh về sau phát sinh ra lão, bệnh, tử, buồn rầu khổ não,... cuối cùng bước lên con đường tử vong. Lão và tử là đại biểu cho cái khổ não của tất cả.

Lợi dụng nguyên lý của 12 duyên khởi, có thể giải dịch ra hiện tượng luân hồi của ba đời. Nói một cách tổng quát, tức là HOẶC (duyên), NGHIỆP (báo), KHỔ (báo); tức là nhân nơi Hoặc (phiền não) ắt tạo Nghiệp, do nơi tạo Nghiệp nhất định thọ báo mà sinh Khổ, nhân nơi Khổ mà sinh ra phiền não mới. Như vậy ba món này xoay vần xen nhau làm nhân duyên, mãi luân hồi trọn không dừng dứt. Cũng tức là nói, do nơi Vô minh, Ái, Thủ duyên với các món phiền não, bèn có cái nhân đó mà tạo thành Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, lão và tử v.v... các khổ báo.

Mười hai duyên khởi (nhân duyên) là đạo lý dùng để giải thích con người vì sao ở trong biển khổ sinh tử vần xoay luân hồi. Mười hai duyên khởi xem ra là từ vô minh... cho đến lão tử, nương nơi thứ loại mà tìm chọn. Nhưng nó chẳng phải là một đường thẳng mà là một hình vòng tròn mắc xích với nhau. Mạng sống tức là như thế này, đầu mà cuối, cuối mà lại đầu, lưu chuyển luân hồi không dừng, giống như gà... trứng..., trứng... gà...

Sự suy lão, tử vong của chúng sinh tức là nhân vì chúng ta có sinh, có sinh mới có chết. Mà chúng ta sở dĩ đầu thai đến nhân gian, đây là chúng ta đã vì ngu xuẩn và vô tri, không rõ thị phi, vọng loạn làm ác. Do đó chúng ta đời này cần nỗ lực làm thiện, đoạn tuyệt tất cả nhân ác, học Phật tu hành, thường thường trì niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật”, về sau khỏi phải thọ lấy luân hồi khổ báo.

Mười hai duyên khởi chỉ bảo chúng ta cái nguyên nhân sinh tử, đánh thức chúng ta cần phải tiến một bước nghiên cứu như thế nào liễu thoát khỏi sự uy hiếp của sinh tử, chẳng vậy thì sống say chết mộng, khổ nạn vĩnh viễn, không có ngày ngừng nghỉ.

3. BỐN THÁNH ÐẾ:

* Bốn thánh đế - nói chung:

Thuyết mười hai duyên khởi (nhân duyên) là viết ra chú trọng ở việc nói rõ khổ trên “duyên khởi lưu chuyển” sản sinh như thế nào, mà đối với diệt khổ “duyên khởi hoàn diệt” cho đến khi đạt đến giải thoát, chỉ có thuyết minh tiêu cực mà không cụ thể. Liên quan với duyên khởi hoàn diệt là đạo đế ở trong bốn thánh đế, tức là tám món chánh đạo (bát chánh đạo), có thuyết minh cụ thể rõ ràng. Do đó, vì muốn khảo sát toàn diện thuyết duyên khởi để thấy, không chỉ cần nói rõ duyên khởi, đồng thời cũng cần nghiên cứu đạo lý thực tiễn của bốn thánh đế.

Thuyết mười hai duyên khởi là pháp môn “tự nội chứng”, cũng tức là “tự hành pháp môn”. Căn cứ thuyết Ðức Phật Ðà quán sát sở đắc từ thiền định tư duy lúc thành Phật đạo dưới cội Bồ Ðề, chỗ đối nhau, thuyết bốn thánh đế là “tha hóa pháp môn” nêu bày làm người khác hiểu rõ thuyết duyên khởi. Tức là lời dạy bốn thánh đế của Ðức Phật ở tại vườn Lộc dã thuyết pháp cho năm vị tỳ kheo, đây là bắt đầu Ðức Phật độ chúng sinh.

Bốn thánh đế thật sự là cơ sở của Phật giáo, cũng là tư tưởng trung tâm của phật pháp.

Bốn thánh đế là bốn pháp: khổ, tập, diệt, đạo. Ðế ý là “chân thật bất hư”; đế này là chỗ biết của bậc thánh, cho nên gọi là “thánh đế”.

THÁNH, cùng với “Phàm” đối nhau, chỉ cho người ngộ được xuất thế gian vô lậu vượt khỏi sinh tử luân hồi. ÐẾ, tức là chân lý. “Khổ đế” là chỉ cho hiện tượng của sinh mạng, đều là quả khổ. “Tập đế” là nói rõ nguyên nhân tạo thành quả khổ. “Diệt đế” là nói rõ trạng thái lý tưởng diệt hết tất cả phiền não mà vào Niết bàn. “Ðạo đế” là nói rõ phương pháp dẫn dắt diệt hết tất cả phiền não đau khổ.

Bốn thánh đế bao gồm hết hai lớp nhân quả của thế gian và xuất thế gian: Tập là nhân, khổ là quả, đó là nhân quả của cõi mê. Ðạo là nhơn, diệt là quả, đó là nhân quả của cảnh ngộ. Ðức Phật nói pháp, trước tiên nói “khổ”, sau đó nói “tập”, bèn là muốn khiến cho chúng sinh trước tiên phải nhàm chán ở sự bức bách đuổi rượt của các khổ và các nguyên do của các khổ, bèn liên hệ chỗ chiêu cảm của tập, khiến chúng sinh biết khổ mà đoạn tập, trước nói “diệt”, sau nói “đạo” là muốn chúng sinh, trước mừng ở nơi diệt, của sự an lạc thanh tịnh, truy tìm nguyên nhân của diệt, bèn phát ra sự tu tập của đạo, khiến chúng sinh tu đạo mà chứng diệt. Chỗ nói rằng khổ phải biết, tập phải đoạn, diệt cần chứng, đạo phải tu là vậy.

* Bốn thánh đế – chia ra nói:

3.1 KHỔ ÐẾ:

Khổ, là chỉ sự bức bách. Chỗ tạo ra vô số ác nghiệp của chúng sinh từ vô thỉ trở lại đây, ắt chiêu lấy khổ báo, như có ba khổ, tám khổ, vô lượng các khổ. Trạng huống thực tế tất cả sinh mạng ở trong cõi mê, đều chẳng có điều gì không là đầy dẫy những nhiễm ô và khổ não, tuy trong đời người cũng có lạc thú, nhưng cảnh vui này rốt cục sẽ ở nơi vô thường thay đổidẫn đến tạo ra đau khổ, không có ai có thể trốn được, liên hệ đối với chủng loại và hiện tượng của khổ sẽ thuật nói ở sau.

Bức bách thân tâm gọi là khổ, tức là phạm vi của khổ đế. Một hạng người đối với Phật giáo cực lực cường điệu thuyết pháp: “tất cả hiện tượng thế gian đều là khổ”, hiểu được mà không thể tiếp nhận, nhân vì ở trong hiện tượng giới, không những có khổ, cũng có vui và không khổ không vui, đây là sự thật trước mắt, vả lại khổ vui là thuộc ở nơi tình cảm, tuy nhiên phương diện đối với sự vật, hoàn cảnh đồng dạng. Nhưng do sự không đồng của nhân con người và nhân thời gian, cảm thọ chủ quan của cá nhân cũng thường có chỗ không đồng, cho nên không thể nhận chung hiện tượng giới là tất cả khổ. Thậm chí cho hiện tượng này là điểm cơ bản, quở trách Phật giáo là tôn giáo yếm thế bi quan. Những việc này đều là chẳng hiểu rõ giáo lý Phật giáo mà hiểu lầm lạc rồi dẫn nêu ra. Ðức Phật nói thế gian có khổ nạn, nhưng đều chẳng phải là phủ nhận đời người cũng có lạc thú, như cái vui của loài trời, cái vui của năm căn và cái vui của thiền định... Nhưng những cái vui này là vô thường, biến dời không ở, rốt rồi vui quá sanh buồn, do đó mà đều bao trùm trong khổ. Cho nên chư vị về sau, lúc xem đọc tụng kinh điển Phật giáo thấy nói khổ đều là chỉ “vô thường tức là khổ”, mà không phải là khổ nạn chỗ gọi thông thường.

Bản thân của đời người tức là khổ, là giáo thuyết cơ bản của Phật giáo, gọi là “khổ thánh đế”, gọi tắt là “khổ đế”, là cụ thể thuyết minh hiện tượng của khổ. Liên quan đến chủng loại của khổ rất là nhiều, trong sinh hoạt hằng ngày thường gặp đến, chẳng làm sao kể xiết, nhân đó đưa ra “tất cả hành khổ” trong một pháp ấn “chư hành vô thường” của ba pháp ấn, thì đã bao hàm. Như từ kinh văn của “kinh chuyển pháp luân” thuộc kinh điển nguyên thủy mà nói, có thể đem khổ nói làm tám khổ, tức là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ. Nay lần lượt giải thích ở sau.

3.1.1. Sanh khổ: Sanh không phải là chỉ cuộc sống (sinh hoạt) mà là sinh ra đời (đản sinh). Nhưng ra đời chẳng phải là chỉ cho sát na ban đầu (kết sinh) lúc mang thai từ thai mẹ, mà do nơi việc tái sinh, nhất định chịu khổ luân hồi.

3.1.2. Lão khoå: Lão, trong thơ của người đời Ðường nói: “Công đạo nhân gian duy bạch phát, quý nhơn đầu thượng bất tằng nhiêu” nghĩa là (chỉ việc bạc tóc cũng là công đạo của nhân gian, trên đầu của kẻ cao quý cũng chẳng thể dung cho được), thì bất kỳ người nào cũng không thể tránh khỏi cái già. Con người sau khi lao khổ, bôn ba mấy mươi năm, ngoài ra, các cơ quan sinh lý khả năng suy thoái, nhân thể lực và sức đề kháng suy nhược thì các món tật bệnh xâm lấn hoành hành, đều khiến cho con người khó mà nhẫn chịu được đau khổ, dắt theo cái khổ trên tinh thần, da gà tóc hạt, trạng thái già nua lẩm cẩm, ai có thể trốn ra khỏi “công lệ già” này.

3.1.3. Bệnh khổ: Con người từ lúc cất tiếng khóc chào đời, thì đã cùng với bệnh kết duyên không giải được. Bệnh lúc nhỏ thì đậu mùa, bệnh sởi. Bệnh lúc trung niên như loét dạ dày, nhọt phổi, kết hạch... Bệnh lúc già như cao huyết áp, tim tạng bệnh... không thể kể xiết, tóm lại, sinh bệnh thì là khổ.

3.1.4. Tử khoå: Các cơ của thân thể hoàn toàn không có năng lực hoạt động, tiêu tan mất tác dụng mà trước khi chết đã có. Bốn đại: Ðất như: xương, thịt, lông, tóc... Nước như: máu, nước dịch, nước tiểu... Lửa: như nhiệt năng ở trong thân, Gió như là: sự hô hấp, chia cắt ra khiến cho trên nhục thể và tinh thần gặp đau khổ tột cùng.

3.1.5. Ái biệt ly khổ: Thanh xuân chia lìa đôi lứa, trung niên con bị chết non, hoặc vì cầu y thực, hoặc nhân sự bức xúc hình thế, cùng với người thân yêu chia lià, khổ về sanh ly, tử biệt.

3.1.6. Oán tắng hội khổ: Cùng với những kẻ đáng ghét gặp mặt, lời nói thiếu vị. Xung đột lợi hại, cả hai người chẳng bao dung nhau, lại còn gặp việc: cùng sống cộng đồng hoặc cùng công tác, nên dẫn đến cái khổ.

3.1.7. Cầu bất đắc khổ: Ðồ gì muốn thu được, lực lượng kinh tế đạt không được, muốn mưu cầu một vị trí, “người nhiều mà cháo ít”, mưu không được, công việc chỉ muốn cho chính mình không được, vì là ăn không được cơm thì chẳng làm việc, dục vọng chẳng thể đủ đầy, tức là có sở cầu mà cầu không được, há chẳng khổ não ư?

3.1.8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: Năm ấm tức là năm uẩn, năm uẩn nhóm tụ thành thân, như lửa cháy mạnh, bảy món khổ trước đều do đây mà sinh; “Sắc ấm” xí thạnh (hừng hẫy) bốn đại không điều hòa mà có khổ về tật bệnh; “Thọ ấm” xí thạnh, lãnh nạp phân chia, khiến cho các gốc chuyển thêm mạnh; “tưởng ấm” xí thạnh, tưởng tướng tìm cầu, mà có ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc, các điều khổ; “Hành ấm” xí thạnh, khởi tạo các nghiệp, lại là các nhân về sau chịu báo, vả lại nhân nơi hành mà dời đổi không dừng, nên có khổ về lão suy; “Thức ấm” xí thạnh thì khởi hoặc tạo nghiệp ba đời lưu chuyển mà có khổ sinh tử.

Ngoài 8 món khổ trên ra còn riêng có 3 khổ: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ.

- Khổ khoå: Thân thể này của chúng ta là thân nghiệp báo, xưa nay trải qua rất là khổ rồi, lại thêm sự kích động từ bên ngoài đến, như: đói, khát, lạnh, nóng, đánh, hại... càng tăng thêm nỗi đau khổ, tức là trên khổ lại thêm khổ, đây là chuyên chỉ cho sự đau khổ trên nhục thể.

- Hoại khoå: Chỉ cho lúc hiện tượng vui vẻ phát sinh biến đổi, tạo thành đau khổ. Nhân đó mà gọi là khổ biến đổi (biến dịch khổ), đây là món đau khổ cảm thọ trên tinh thần.

-Hành khoå: Tức là tất cả hành khổ, chữ “Hành” của hành này là chỉ cho tất cả hiện tượng không thể có hiện tượng trốn khỏi, dời đổi, biến hóa, mà tất cả các hiện tượng lưu chuyển đều là khổ. Món khổ này cùng với “ngũ ấm xí thạnh khổ” (của 8 khổ) là ý nghĩa giống nhau.

Ở trên thuật lại các hiện tượng khổ, chỉ là đối với phàm phu mê hoặc, mới phát sinh tác dụng. Ðối với bậc thánh giả đã giải thoát mà nói, là không cảm thọ khổ đó. Song phàm phu chúng sinh thẳng đến hưởng chịu các món khổ, nhưng chỉ cần có thể kịp thời tỉnh giác, tiến tới tu hành, do ở nơi khả năng chân chánh thấy được khổ - KHỔ ÐẾ - lại có thể quán sát ra nguyên nhân của khổ - TẬP ÐẾ - tiến tới muốn đem khổ tiêu diệt - DIỆT ÐẾ - dẫn đến tìm được phương pháp tiêu diệt khổ - ÐẠO ÐẾ. Như vậy cũng có thể khổ giảm thiểu tác dụng cho đến không còn.

3.2 TẬP ÐẾ:

Tập, là chỉ cho sự chiêu tập. Phiền não và đau khổ, chúng sinh thọ lãnh, là từ hoặc nghiệp tham, sân, si của ngã tướng nương nơi nghiệp thọ báo chiêu gom lại. Chiêu tập cái nhân tất cả pháp khổ, cũng chính là căn nguyên của biển khổ sinh tử ba cõi. Tập lấy nghiệp làm nhân, lấy phiền não làm duyên; nghiệp có ba nghiệp: thân, ngữ, ý. Phiền não có: tham, sân, si lại khiến cho thân, ngữ, ý làm việc bất thiện. Cho nên có cái khổ luân hồi ba cõi, tạo thành nguyên nhân sanh tử luân hồi không dứt và tất cả thống khổ tức là “khát ái”. Ý nghĩa một từ “khát ái” này không chỉ là đối với tham cầu và chấp trước của dục vọng; cũng là bao quát đối với sự tham cầu và chấp trước của ý niệm, lý tưởng, quan điểm, ý kiến, lý luận, khái niệm, tín ngưỡng...

3.3 DIỆT ÐẾ:

Diệt là không khác nào chỉ cho khổ được diệt. Diệt trừ phiền não sinh tử. Cắt hết nhân TẬP, diệt trừ đau khổ. Ðem cái “khát ái” sở hữu mà diệt đi toàn bộ. Khát ái có thể là đại biểu cho tất cả phiền não, do đó diệt là diệt hết tất cả phiền não, không có nhiễm trước, vắng lặng ẩn mất, cũng tức là Niết bàn. Niết bàn chẳng phải là “diệt không”, mà là xả ly món món chứa nhóm, diệt bỏ tất cả đau khổ, giải thoát khổ não sanh tử của ba cõi.

3.4 ÐẠO ÐẾ:


Ðạo là chỉ chung cho Hành. Cần diệt đau khổ, dứt hết nhân tập, chứng được Niết bàn. Ðạo là tu hành dẫn đến Niết bàn, có thể lìa luân hồi sinh tử mà vào ở nơi Niết bàn. Ðạo này lấy trung dung mà cầu giải thoát, cũng gọi là chánh đạo. Như thế ở trên cuộc sống tu hành cần làm thế nào mới phù hợp với trung đạo ư? Thế thì ắt cần nương lần theo “bát chánh đạo” mà tu trì.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]