- 00. Lời giới thiệu
- 01. Vương Quốc Cổ Xưa
- 02. Tại Cung Trời Tusita
- 03. Đại Bồ Tát Đản Sanh
- 04. Lời Tiên Tri Của Đạo Sĩ Asita
- 05.Lễ Quán Đính
- 06. Lễ Hạ Điền
- 07. Con đường học vấn
- 08.Tuổi Thơ Và Tình Thương Của Thái Tử
- 09. Ngục Vàng
- 10. Thi tài võ nghệ
- 11. Trong Cung Vui Và Những Dự Thảo Phát Triển Đất Nước
- 12.Đêm Khuya Nghe Gió Thở Dài
- 13. Tấm Lòng Với Cuộc Đời
- 14.Ba Giấc Mộng Của Nàng Yasodharā
- 15. Ý Nghĩa Và Giá Trị Cuộc Sống
- 16. Bốn vị Sứ Giả
- 17. Giấc Mộng Của Đức Vua Suddhodāna
- 18. Ra Đi Lúc Hoàng Thành Say Ngủ
- 19. Gót Khất Sĩ Lang Thang
- 20. Vị Đạo Sư Đầu Tiên
- 21. Gặp Gỡ Đức Vua Seniya Bimbisāra
- 22. Vị Đạo Sư thứ hai
- 23. Rừng Khổ Hạnh
- 24. Tấm Nệm Cỏ Kusa
- 25. Một Vầng Nhật Nguyệt
- 26. Bốn Mươi Chín Ngày Sau Khi Thành Đạo
- 27. Gióng Trống Pháp Bất Tử
- 28. Giáo Hóa Năm Người Bạn Đồng Tu
- 29. Kinh Chuyển Pháp Luân
- 30. Kinh Vô Ngã Tướng
- 31. Mùa An Cư Đầu Tiên
- 32. Những Bài Pháp Quan Trọng
- 33. Hãy Ra Đi Như Những Cánh Chim Trời Tự Do
- 34. Hóa Độ Nhóm Vương Tử Ham Chơi
- 35. Về Thăm Lại Cội Cây Giác Ngộ Và Dòng Sông Linh Thiêng
- 36. Nhiếp Hóa Anh Em Đạo Sĩ Kassapa
Sau khi từ bỏ người bạn lớn, đức Gotama, năm anh em đạo sĩ Koṇḍañña về Vườn Nai tại Isipatana, tiếp tục duy trì đời sống khổ hạnh nhưng họ vẫn không quên ngài. Họ rất tiếc là đức Gotama, thần tượng của họ đã trở về đời sống lợi dưỡng, thiếu kiên trì, thiếu quyết tâm đi trọn con đường. Thiếu vắng đức Gotama, mất niềm tin nơi đức Gotama, họ quả thật là bơ vơ, không biết tìm ai trên cuộc đời này để nương tựa nữa.
Hôm kia, một người đi khất thực chút ít rồi sớt thành năm phần, mỗi phần chỉ bằng nửa nắm tay; họ thanh thản thọ dụng dưới cội cây, sau đó xuống ao tắm rửa, nghỉ ngơi một lát cho khô ráo rồi ngồi thiền định thường lệ vào buổi chiều. Lúc đang chuẩn bị tản mác mỗi người mỗi nơi thì Koṇḍañña thoáng thấy một hình dáng quen thuộc đang chậm rãi đi vào khu vườn. Màu y vàng nổi bật giữa rừng cây xanh càng lúc càng hiện rõ. Và với dáng đi thong dong, tự tại, trầm tĩnh như chúa sơn lâm kia thì còn ai xa lạ nữa! Ông đã nhận ra ngài. Koṇḍañña khẽ nói với các đạo sĩ:
- Này các bạn! Ông Gotama đang đi đến chỗ chúng ta. Kẻ thiếu cố gắng, không chịu bền chí con đường khổ hạnh, bỏ cuộc nửa chừng vì ham muốn lợi dưỡng kia thật không xứng đáng để cho chúng ta niềm nở đón tiếp hoặc cung kính chào hỏi. Chẳng nên rước bát và y. Cũng chẳng cần phải mời nước uống. Nếu ông ta có đến thì chỉ nên dọn một chỗ ngồi, vậy là lịch sự lắm rồi!
Nói thì nói thế với khuôn mặt lạnh tanh, nhưng mà khi đức Phật Gotama đến, với phong thái, uy nghi và cốt cách thoát tục của ngài toát ra một năng lực phi phàm khiến cho họ không còn tự chủ được. Tất cả như đồng loạt: người tiếp bát và y, người múc nước rửa chân, người dọn chỗ ngồi nơi sạch sẽ, cao ráo... Một vài đạo sĩ cất lời chào hỏi xen lẫn trong nhau:
- Hiền giả bấy lâu nay có mạnh khỏe không?
- Thầy Gotama đi đường xa có mệt lắm không?
- Hiền hữu Siddhattha khất thực có dễ dàng chăng?
Đức Phật nghĩ là nên mở lời khuyến cáo:
- Nầy các vị, từ rày về sau không nên gọi Như Lai bằng họ, bằng tên hay bằng những danh từ như hiền giả, hiền hữu (Āvuso) nữa. Như Lai hiện nay đã đắc quả Chánh Đẳng Giác; là một vị Phật, là một đức Thế Tôn, là một bậc Toàn Giác. Như Lai đến đây là để tuyên giảng giáo pháp bất tử đến cho các vị. Với những người có trí thì họ có thể chứng ngộ bằng trí tuệ trực giác ngay chính trong kiếp sống hiện tại này; và họ sẽ thọ hưởng được hạnh phúc siêu thế, thiêng liêng và trong sạch.
Đạo sĩ Koṇḍañña không tin điều đó, ông nói:
- Quả vị Phật, quả vị Chánh Đẳng Giác là cao quý tột cùng cho những thiện gia nam tử cần cầu xuất ly gia đình thế tục. Nó là cái gì vô cùng thánh hạnh và vô cùng thiêng liêng. Do thế, quả vị ấy không có phần cho người thiếu tinh tấn, yếu đuối, bị ma vương cám dỗ để rơi vào đời sống lợi dưỡng thấp hèn.
Đức Phật lại cố gắng giải minh sự hiểu lầm trước đây:
- Này các vị! Như Lai chưa bao giờ trở lại đời sống lợi dưỡng. Như Lai chỉ độ thực một cách chừng mực, trung đạo. Và Như Lai đã không ngừng cố gắng, tinh tấn, quyết tâm sau khi các vị ra đi. Nhờ vậy, hiện nay, Như Lai đã đắc quả vị Phật, quả vị Chánh Đẳng Giác, đấy là sự thật. Như Lai là người đã tìm ra một loại giáo pháp không đi qua con đường của lý trí nhận thức hoặc suy luận, mà bằng chính trực giác của kinh nghiệm tâm linh tu chứng. Vì nghĩ rằng, giáo pháp bất tử thiêng liêng ấy, nếu được tuyên giảng thì kẻ trí sau khi chú tâm, lắng nghe cũng có thể chứng ngộ được nên Như Lai mới đến đây.
Bốn đạo sĩ khác cũng không tin:
- Trước đây, thầy Gotama có một đời sống khổ hạnh vô cùng nghiêm túc, có một kỷ luật bền gan sắt thép, có một sự tinh tấn tối thượng, có một ý chí và quyết tâm như kim cương chẻ đá; vậy mà không thành tựu được trí tuệ siêu phàm, chưa đạt được cái gì xứng đáng là cao cả. Sau này, trở về với những bát sữa với lợi dưỡng tối thượng, những mâm quả trái cây đầy ắp, những giấc ngủ ngon, những cuộc trò chuyện vô bổ... lại tuyên bố đắc đạo quả Vô Thượng, ngang hàng với chư Phật hay sao?
Đức Phật Gotama đã nhẫn nại trình bày sự thật lần thứ hai, lần thứ ba nhưng năm người bạn đồng tu vẫn giữ nguyên thành kiến và sự cố chấp cố hữu, ngài bèn nghiêm nghị hỏi:
- Nầy các vị! Từ trước đến nay, các vị đã từng nghe Như Lai nói điều không đúng sự thật lần nào chưa?
Họ đều gật đầu đáp:
- Điều ấy thì đúng, thầy Gotama nói điều gì thì điều ấy đều y cứ vào sự thật.
- Và các vị đã có lần nào nghe Như Lai nói về sự chứng đắc, nói về quả vị Phật, nói về sự tuyên giảng giáo pháp Vô sanh Bất tử như hôm nay hay chưa?
- Quả thật là chưa hề!
Sau khi xác nhận điều ấy, họ bất giác nhìn ngắm dung mạo, thái độ cử chỉ của đức Thế Tôn; ở đấy dường như có sự định tĩnh của núi Tu-di, sự trầm lặng khôn dò của đáy biển sâu toát ra năng lượng sung mãn, đầy tràn của bậc giác ngộ. Lại còn hào quang sáu màu từng đôi một lung linh chập chờn như thực như hư, rồi trong suốt, tỏa ra một thứ ánh sáng vừa rực rỡ vừa dịu dàng như mẹ của mặt trời, mặt trăng vậy! Thấy tướng có thể biết được tâm, đạo sĩ Koṇḍañña vốn là nhà tướng pháp thông tuệ biết rõ điều ấy hơn ai hết, ông giật mình, quỳ xuống và sụp lạy:
- Chúng tôi quả thật là ngu muội, xin ngài bi mẫn xá tội và ngài hãy tuyên giảng giáo pháp sâu mầu ấy!
Cả bốn đạo sĩ cùng quỳ xuống với năm vóc sát đất vô cùng tôn kính và nhu thuận.