KIM CANG NGŨ THẬP TAM GIA
CHƯƠNG MƯỜI TÁM
118.ÂM:
"Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? Như Lai hữu Nhục nhãn phủ?".- "Như thị, Thế Tôn ! Như Lai hữu Nhục nhãn".- "Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? Như Lai hữu Thiên nhãn phủ?".- "Như thị, Thế Tôn ! Như Lai hữu Thiên nhãn".- "Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? Như Lai hữu Huệ nhãn phủ?".- "Như thị, Thế Tôn ! Như Lai hữu Huệ nhãn".- "Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? Như Lai hữu Pháp nhãn phủ?".- "Như thị, Thế Tôn ! Như Lai hữu Pháp nhãn".- "Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? Như Lai hữu Phật nhãn phủ?".- "Như thị, Thế Tôn ! Như Lai hữu Phật nhãn".
NGHĨA:
"Này Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có Nhục nhãn chăng?".
- "Bạch đức Thế Tôn! Thật vậy; Như Lai có Nhục nhãn".
- "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có Thiên nhãn chăng?".
- "Bạch đức Thế Tôn! Thật vậy; Như Lai có Thiên nhãn".
- "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có Huệ nhãn chăng?".- "Bạch đức Thế Tôn! Thật vậy; Như Lai có Huệ nhãn".- "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có Pháp nhãn chăng?".- "Bạch đức Thế Tôn! Thật vậy; Như Lai có Pháp nhãn".- "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có Phật nhãn chăng?".- "Bạch đức Thế Tôn! Thật vậy; Như Lai có Phật nhãn".
Giải :Nhựt Nguyệt Thù Quang Như Lai giải: Nhục nhãnlà thấy đặng cái nhân duyên sanh diệt của sắc thânbốn loại: noãn, thai, thấp, hóa.
Thiên nhãn là thấy đặng cung điện của các cõi trời cái nhân duyênvận hành của mây mưa, tối sáng, tinh tú và nhựt nguyệt. Huệ nhãn là thấy đặng cái tánh huệ cao thấp của chúng sanh và cái nhân duyên luân hồi đầu thai của các bực thượng phẩm hạ sanh.Pháp nhãnlà thấy đặng cái nhân duyên của pháp thân đầy khắp cả ba cõi, không hình không tướng, khắp cả hư không cả pháp giới. Phật nhãn là thấy đặng thân của Phật, thế giới không chi sánh bằng, phóng hào quang soi thấu các chỗ hắc ám không ngăn không ngại, viên mãn thập phương; theo hào quang ấy mà thấy đặng bổn thể, biết có quốc độ của Niết bàn.
- Bằng có hạng người thượng căn thượng trí biết đặng nhân duyên ngũ nhãn của Như Lai, thì tức là bực Đại thừa Bồ Tát.
Trần Hùng giải: Kinh Hoa Nghiêmcó nói:"Nhục nhãn thấy cả thảy sắc; Thiên nhãn thấy cả thảy tâm của chúng sanh; Huệ nhãn thấy cả thảy cảnh giới, các căn khí của chúng sanh, Pháp nhãn thấy cả thảy thiệt tướng của các pháp; Phật nhãn thấy thập lực của Như Lai". Trong kinh Đại Bát Nhã nói: thanh tịnh ngũ nhãn là vậy.
Thế Tônhỏi về cái lý ngũ nhãn ông Tu Bồ Đềđều đáp có như lý ấy, thiệt đáng khen là hay vấn đáp.
Nhan Bính giải: Sự trông thấy theo bực hóa thân là Nhục nhãn: soi khắp cả đại thiên là Thiên nhãn; đuốc trí thường tỏ là Huệ nhãn; tỏ các pháp đều không là Pháp nhãn; tự tánh thường giác là Phật nhãn.
Có ông Tăng hỏi vị Tôn túc: Quán Âm Bồ Tát ([136]) dùng bấy nhiêu tay mắt đặng làm cái gì?
Đáp: "Cả mình đều tay mắt cả".
Hạng thường nhơn trong ngũ nhãn ấy cũng không có đặng lấy một nhãn, đâu lại đặng đến ba đến bốn! Tuy vậy nhưng mà phải làm sao như cái người ấy mới đủ ngũ nhãn đặng; là duy có bực tự tánh Như Lai.
Kinh Ngũ Nhơn Độ Tế Phẩm có nói: "Phật nói tùy thế gian mà khai hóa, nên vào nói năm đường ([137]) mà thanh tịnh ngũ nhãn".
1.- Nhục nhãn: ở chốn thế gian hiện thân tứ đại, bởi ấy mà khai hóa độ thoát chúng sanh;
2.- Thiên nhãn: ở trên chư Thiên và dưới thế gian, chỗ nào chưa biết chí đạo thì chỉ bảo lý Tam thừa.
3.- Huệ nhãn: chỗ nào chưa hay hiểu và trí độ chưa đúng đều khai hóa cho vào bực Đại huệ.
4.- Pháp nhãn: kẻ trí thức còn hẹp hòi, không đặng quảng đại, thảy đều khai hóa giải rõ cái nghĩa Pháp thân, vốn không đi, tới, khiến cho bình đẳng ba đời.
5.- Phật nhãn: kẻ còn mê hoặc chẳng biết chơn chánh, bị ấm giới nó che ngăn, ví như người mê ngủ thì chỉ dạy cái hạnh bốn bực, bốn ơn: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn.
Nhứt tâm dùng trí huệ,hay quyền dung phương tiện, tùy nghi không lỗi, khiến cho cả thảy đều phát cái đạo chánh chơn vậy.
Lý Văn Hội giải: Cả thảy phàm phu đều đủ ngũ nhãn, mà bị cái vọng tâm che áng nên không rõ đặng tự tánh. Bằng không mê tâm vọng niệm, ví như cái mù áng đã bay đi hết, thì ngũ nhãn, tỏ sáng mới thấy đặng cả thảy sắc.
Trong ngoài vắng lặng, ấy là Nhục nhãn; rõ đặng chơn tánh mình, là pháp bình đẳng, ấy là Thiên nhãn; rõ đặng trí Bát Nhã trong tự tánh, ấy là Huệ nhãn; thấy các sắc tướng, lòng chẳng động lay, thấy cả thảy pháp đều không cả thảy pháp, thấy cả thảy tướng đều không cả thảy tướng, ấy là Pháp nhãn; thấy đời trước không có phiền não chi mà bỏ, đời này không có tự tánh chi mà giữ, đời sau không có Phật đâu mà cầu, ba đời thanh tịnh, ấy là Phật nhãn.
Lại nói: Dùng không tướng làm Pháp thân, ấy là Huệ nhãn; thấy đặng Như Lai.
Chỉ không, luận có, giả danh, lập tướng, ấy là Pháp nhãn; thấy đặng Như Lai.
Bằng tỏ lý có, không là chẳng có có không, hai bên vắng lặng, toàn thể Pháp thân khắp cả pháp giới; ấy là cụ túc Phật nhãn; thấy đặng Như Lai.
Phó Đại Sĩ giải:
Tụng:
Nhục nhãn còn ngăn ngại, Như Thiên nhãn mới thông.
Pháp, soi tường tục đế, Huệ, xét thấu duyên không.
Phật, quá vừng hồng sáng, Thấy nhiều thể tánh đồng.
Viên minh trong pháp giới, Không chỗ chẳng hàm dung.
Xuyên Thiền sư giải: Đều ở dưới lông mày.
Tụng:
Như Lai có ngũ nhãn, Giáp mổ chỉ hai con.
Đều đều chia đỏ trắng, Thảy thảy biện xanh vàng.
Kỳ trung có chút chi sai suyễn,
Tháng sáu nồng nàn, xuống tuyết sương.
119.ÂM:
"Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? Như Hằng hà trung sở hữu sa,Phật thuyết thị sa phủ?". - "Như thị, Thế Tôn ! Như Lai thuyết thị sa". - Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? Như nhứt Hằng hà trung sở hữu sa, hữu như thị sa đẳng hằng hà, thị chư Hằng hà sở hữu sa số Phật thế giới, như thị, ninh vi đa phủ?".- "Thậm đa, Thế Tôn !".
NGHĨA:
"Này Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như trong sông Hằng có số cát, Phật nói là cát chăng?".
- "Bạch đức Thế Tôn! Thật vậy; Như Lai nói là cát".
-Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như dùng số cát trong một sông Hằng mà ví dụ, có những sông Hằng khác nhiều bằng số cát ấy, rồi có thế giới Phật bằng số cát của những sông Hằng ấy, như thế, thiệt là nhiều chăng?".
- "Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều".
Giải :Lục Tổ giải: Sông Hằng là cái sông ở gần bên nhà Tịnh xá, chỗ Kỳ Viên, nước Tây Vức. Phật thuyết pháp thường hay chỉ sông ấy mà ví dụ.
Phật hỏi: "Cát ở sông ấy, mỗi hột cát ví một thế giới Phật, như vậy nhiều chăng?". Cho nên ông Tu Bồ Đềmới đáp: "Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều".
Vương Nhựt Hưu giải: Hằng hà trung v.v... là mỗi hột cát là một sông Hằng - Thị chư Hằng hà v.v...; thị chư Hằng hà là mỗi hột cát là một sông Hằng, như thế thì số cát của cả thảy sông Hằng thiệt nhiều không xiết kể.- Phật thế giới như thị là thế giới nhiều như vậy thì số nhiều không thể nói.
Phật dùng việc ấy mà hỏi ông Tu Bồ Đề là cớ sao? Là khi đương đường thuyết pháp, trước hết muốn cho người tỏ ngộ tự tâm, nên không nhàm nản mà nói đi nói lại. Bởi vậy mới có mấy lời trong bài sau đây.
Phật thế giới là phàm một đại thế giới thì có một vị Phật hóa độ. Cho nên hễ đại thế giới đều kêu là Phật thế giới.
Nhan Bính giải: Nói thế giới như số cát là nói sự nhiều.
- Hữu như thị đẳng v.v...đẳng là so sánh (ví). Dùng cát như thế mà ví sự nhiều của sông Hằng. Lại dùng những cát của cả thảy sông Hằng ấy mà ví thế giới Phật. Phật dùng như thế mà hỏi "nhiều chăng" Cho nên ông Tu Bồ Đề mới đáp: "Rất nhiều".
Tăng Nhược Nột giải: Nêu những cát trong sông Hằng, mỗi hột cát là một thế giới; dùng như thế mà hỏi.
Lý Văn Hội giải: Hằng hà sa số là muốn rõ chúng sanh có các thứ vọng niệm, cho nên dùng vô cùng những cát mà ví dụ. Kinh Lăng Nghiêm có nói: "Phật Lưu Ly Quang Pháp Vương tửxem chúng sanh ở thế gian đều bởi nơi cái duyên vọng, bị cái phong đại (là một trong tứ đại) nó chuyển dời: quán việc thế thì động theo thời, quán cái thân thì động theo sự chỉ, (chỉ tức), quán cái tâm thì động theo sự niệm, các sự động đều có một bực không sai khác. Cái tánh của các sự động ấy; lại không chỗ theo, đi không chỗ đến, mười phương vi trần điên đảo, chúng sanh thảy đều hư vọng.
120.ÂM:
Phật cáo Tu Bồ Đề: "Nhĩ sở quốc độ trung, sở hữu chúng sanh, nhược can chủng tâm, Như Lai tất tri".
NGHĨA:
Phật bảo Tu Bồ Đề: "Những chúng sanh trong quốc độ ấy, có bao nhiêu thứ tâm, Như Lai đều biết cả".
Giải :Vương Nhựt Hưu giải: Sở hữu chúng sanh là phàm chúng sanh trong thế giới ấy là cả thảy chúng sanh. Như Lai, sở dĩ biết đặng cái tâm của cả thảy chúng sanh đó, là bởi tâm ấy đều là tâm vọng ở trong chơn tánh hiện ra. Mà đã sanh cái tâm vọng, thì Phật xem thấy hẳn có hình tướng rõ ràng. Bởi có hình tướng, cho nên mới biết. Bằng vắng lặng như hư không thì do đâu mà biết đặng?
Còn nói pháp "Tha tâm thông" là người nào khác khởi sanh tâm niệm thìTha tâm thông cũng đều biết đặng cả.
Có người kia nắm con cờ trong tay, mà hỏi vị Tha tâm thông; vị ấy biết ngay là con cờ, là bởi tại người kia đã biết trước con cờ rồi.
Còn nếu mình không biết số nhiều ít mà hỏi, thì Tha tâm thông không biết đặng, là bởi tại mình không biết trước.
Lấy đó mà luậnthì nếu một phen khởi niệm dường như có hình tướng rõ ràng, nên có thể mà biết đặng.
Còn như Phật phải là có một phápTha tâm thông mà thôi đâu! Cho nên vô lượng chúng sanh, một phen khởi niệm, thảy đều thấy biết, không còn chi nghi ngại cả.
Nhan Bính giải: Nhược can là bao nhiêu; dầu bao nhiêu tâm, Như Lai cũng đều biết, bởi tâm cảnh sáng suốt không chỗ nào chẳng khắp rõ.
Tăng Nhược Nột giải: Nhược can: nhược là như, can là số.
Ông Nhan Sư Cổ có nói: "Là cái lời hỏi (bao nhiêu) của phép toán".
Nhược can có hai thứ: một là lòng của phàm phu thế gian; hai là lòng của Thánh nhơn xuất thế gian, Như Lai đều biết hết, nên gọi là "Chánh Biến Tri".
Lý Văn Hội giải: Nhược can chủng tâm v.v...là Nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; bằng khởi động niệm đều là quốc độ. Ở trong quốc độ có những chúng sanh, bao nhiêu những tâm sai biệt, số tâm tuy nhiều, nhưng tổng danh là vọng tâm; đã biết là vọng. Cho nên nói: "Đều biết cả".
Xuyên Thiền sư giải: Tu bỉ đặng rồi thương những kẻ; say mê tỉnh lại ngán cho ai!
Tụng:
Để mắt Đông Nam, Lưu tâm Tây Bắc.
Sẽ nói khỉ đen, Lại rằng vượn bạch.
Cả thảy chúng sanh cả thảy tâm,
Thường đeo đuổi mãi điều thinh sắc.
121.ÂM:
Hà dĩ cố? Như Lai thuyết: Chư tâm giai vi phi tâm, thị danh vi tâm.
NGHĨA:
Bởi cớ sao? - Như Lai nói cả thảy tâm, đều chẳng phải tâm, chỉ cưỡng danh là tâm.
Giải :Lục Tổ giải: Trong quốc độ ấy có những chúng sanh, cả thảy chúng sanh đều có bao nhiêu tâm sai biệt, số tâm tuy nhiều nhưng tổng danh là vọng tâm. Biết đặng vọng tâm là chẳng phải tâm; nên nói: Chỉ cưỡng danh là tâm.
Nhan Bính giải: Như Lai nói các thứ tâm thiệt không có chi mà đặng. Cho nên nói: "Chẳng phải tâm, chỉ cưỡng danh là tâm".
Lý Văn Hội giải: Phải biết vọng tâm là chẳng phải tâm; vốn không vọng niệm, chẳng khởi vọng tâm, tức là bổn tâm của tự tánh. Cho nên nói: "Chỉ cưỡng danh là tâm". Tâm ấy tức là tâm của Bồ Tát, cũng kêu là tâm của Niết bàn của đại đạo và của Phật.
Ông Lâm Tế Thiền sư có lời tụng:
Bằng nhứt niệm tâm mà giải thoát,
Là tam muội pháp của Quán Âm.
Xuyên Thiền sư giải: Hay đau thì quen tánh thuốc.
Tụng:
Một lượn sóng đùa mấy lượn sanh,
Kiến bò miệng chén biết đâu ranh.
Bấy giờ cắt đoạn vì ngươi đó,
Đặng xuất thân rồi mới đại danh.
122.ÂM:
Sở dĩ giả hà? Tu Bồ Đề!
Quá khứ tâm bất khả đắc;
Hiện tại tâm bất khả đắc;
Vị lai tâm bất khả đắc".
NGHĨA:
Sở dĩ sao? Này Tu Bồ Đề!
Tâm quá khứ, không có chi mà đặng;
Tâm hiện tại, không chi có mà đặng;
Tâm vị lai, không có chi mà đặng".
Giải :Triệu Pháp sư giải: Nghe nói các thứ tâm, thì cho rằng có tâm thiệt, nên lo trừ bỏ; phải rõ tâm của ba đời đều không, cho nên trong Luận có nói: "Quá khứ đã hết, vị lai chưa khởi, hiện tại thì hư vọng". Ba đời xét cầu, rốt không chi đặng.
Sớ Sao giải: Chưa giác ngộ thì chẳng biết, nên tùy thời mà lưu chuyển mới có ba đời - Bằng giác ngộ đặng cái tâm chơn nhứt rồi, thì không có quá khứ, hiện tại, vị lai.
Bằng có tâm quá khứ mà diệt đặng ấy là mình tự diệt. Có tâm vị lai mà sanh đặng, ấy là mình tự sanh. Đã có sanh diệt thì không phải là chơn tâm thường trụ, tức là tâm y tha, tâm hư vọng.
Bằng nhứt niệm có tâm sanh diệt thì thành ra 62 thứ tà kiến, 900 thứ phiền não.
Vương Nhựt Hưu giải: Cái chơn tâm thường trụ tức là chơn tánh. Vậy nên từ đời vô lượng vô số kiếp đến nay, thường nhứt định mà không biến động, chớ đâu có quá khứ, vị lai, hiện tại. Nếu có quá khứ, vị lai, hiện tại thì là vọng tưởng; tức là tam tâm.
Vả lại, như đói mà chưa muốn ăn thì cái tâm ấy là tâm vị lai; đói mà đương muốn ăn là tâm hiện tại; ăn rồi mà buông đũa muỗng là tâm quá khứ, thì cái tâm ấy bởi việc mà khởi, việc qua rồi thì dứt. Cho nên nói vọng tưởng tâm.
Bất khả đắc là không, là tam tâm ấy bổn lai không có, tại bởi việc mà có. Cho nên trong kinh Viên Giác sở dĩ nói: "Sáu trần bởi theo cái bóng ở ngoài mà làm cái tướng của "tự tâm", là nói chúng sanh dùng cái bóng của sáu thứ trần duyên mà làm cái tướng của tự tâm mình vậy".
Tăng Nhược Nột giải: Kinh Bổn Sanh Tâm Địa Quán có nói: Phật thường nói duy có cái tâm pháp là chủ của ba cõi; bổn nguyên của tâm pháp chẳng nhiễm bụi nhơ.
Thế nào là tâm pháp? Nếu nhiễm tham, sân, si của pháp ba đời thì ai gọi là tâm. Tâm quá khứ đã dứt, tâm vị laichưa đến, tâm hiện tại chẳng trụ. Ở trong các pháp, đâu có tánh chi mà đặng? Ở ngoài các pháp đâu có tướng chi mà đặng? Ở trung gian các pháp cũng đều chẳng có chi mà đặng cả. Tâm pháp bổn lai không có hình tướng, tâm pháp bổn lai không có chỗ trụ. Cả thảy Như Lai còn chẳng thấy tâm pháp thay, huống chi là ai mà thấy đặng tâm pháp!?
Nhan Bính giải: Tưởng nhớ việc trước là tâm quá khứ, tưởng nhớ việc bây giờ là hiện tại; tưởng nhớ việc sau là tâm vị lai. Ba điều tưởng nhớ ấy đều bỏ, không chấp, ấy là không có chi mà đặng.
Trong kinh có nói:
Niệm trước niệm sau với niệm này,
Niệm sau đừng nhiễm vào tà kiến.
Ấy là tam tâm không có chi mà đặng.
Cổ Ngữ có nói: "Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện" là cũng nói ba đời đều dứt, ba niệm đều vọng, rốt không chi đặng.
Kinh Vị Tằng Hữu có nói: "Ông Diệu Kiết Tường Bồ Tát nhận thấy một người nọ tưởng rằng mình có tạo nghiệp sát, ắt phải đọa vào địa ngục, chẳng biết thế nào mà cứu độ. Ngài bèn hóa ra một người, rồi cũng nói: "Tôi có tạo nghiệp sát, ắt phải đọa vào địa ngục". Người nọ nghe rồi nói: "Tôi cũng như thế". Người hóa ấy bảo rằng: "Duy có Phật mới cứu tội ấy đặng, vậy thì đi theo tôi đặng đến cầu Phật".
Người hóa bạch Phật: Tôi tạo nghiệp sáte đọa vào địa ngục, xin Phật cứu độ - Phật bèn bảo người: "Theo lời ngươi nói tạo nghiệp sát đó, vậy bởi cái tâm nào mà ngươi gây ra nghiệp ấy? Tâm quá khứ, hiện tại hay là vị lai? Bằng khởi cái tâm quá khứ, là tâm đã diệt, cũng không có chi là tâm; mà tâm vị lai là tâm chưa đến, cũng không có chi là tâm; còn tâm hiện tại là tâm chẳng trụ, cũng không có chi là tâm. Ba đời đều không có chi mà đặng, thì không khởi tác. Đã không khởi tác thì cái tướng của tội bởi đâu mà thấy.
Thiện nam tử này! Vả cái tâm không có chỗ trụ: chẳng ở trong, chẳng ở ngoài và cũng chẳng ở trung gian. Tâm cũng không sắc tướng, chẳng phải xanh, vàng, trắng, đỏ chi!
Tâm không có tạo, bởi không chi mà tạo: tâm chẳng phải huyễn hóa, bởi vốn chơn thiệt; tâm không bờ bực, bởi không có hạn lượng; tâm không chấp bỏ, bởi không có lành dữ; tâm không chuyển động, bởi không sanh diệt, tâm sanh như hư không, bởi không ngăn ngại; tâm không nhiễm tịnh, bởi lìa cả thảy các việc (kiếp số).
Này Thiện nam tử! Nếu tưởng như thế, thì trong cả thảy pháp, đều không có chi mà cầu cái tâm đặng cả! Bởi cớ sao? Tự tánh của tâm là các pháp tánh. Các pháp đều không, ấy là tánh chơn thiệt. Bởi cái nghĩa ấy thì ngươi cũng chẳng nên e sợ".
Lúc ấy người hóa nghe Phật thuyết pháp bèn bạch Phật rằng: "Nay tôi ngộ đặng tánh tội vẫn không, không còn e sợ". Người tạo nghiệp nọ cũng bạch Phật: "Nay tôi ngộ đặng tánh tội vẫn không, mà không còn tư tưởng những điều e sợ ấy nữa".
Phó Đại Sĩ giải:
Tụng:
Một niệm vừa manh động, Bởi tâm vọng sở hành.
Các tà kiến lẫn lộn, Những trược lậu tung hoành.
Quá khứ diệt không diệt. Vị lai sanh chẳng sanh.
Thường hay quán pháp ấy, Chơn, vọng, tự nhiên bình.
Lý Văn Hộigiải: Tâm của ba đời không có chi mà đặng, bởi tại duyên mà sanh.
Triệu Pháp sư giải: Nghe nói cả thảy tâm thì cho rằng thiệt có tâm, nên toan dứt bỏ.
Phải rõ tâm của ba đời đều không, nên nói: Quá khứ đã hết,vị lai chưa khởi, hiện tạihư vọng; ba đời xét cầu rốt không chi đặng. Cho nên nói: Nếu ngộ đặng không pháp, không tướng, không sự, chơn tâm bình thường tức pháp thể vắng lặng: chẳng sanh, chẳng diệt, rỗng rang thanh tịnh đâu có niệm trước, niệm sau, niệm nay chi mà đặng.
Mã Tô> giải: Đạo chẳng cần tu, chỉ đừng ô nhiễm - Thế nào là ô nhiễm? Là có cái hướng thú sanh tử tạo tác, đều là ô nhiễm. Bằng muốn mau hiểu đặng đạo, thì cái tâm bình thường, tức là đạo, - Thế nào là tâm bình thường? Là không tạo tác phải quấy, chấp bỏ, thương ghét, phàm Thánh. Cho nên trong kinh nói: "Chẳng phải hạnh phàm phu, chẳng phải hạnh Thánh Hiền thì tức là hạnh Bồ Tát".
Ông Triệu Châuhỏi ông Nam Tuyền:
"Thế nào là đạo?".
Đáp : Tâm bình thường là đạo.
Viên Ngộ Thiền sưgiải:
Tụng:
Muốn biết đạo bình Thiên chơn ấy bổn nguyên. thường,
Roi dùng mà cỡi ngựa. Chèo để có đi thuyền.
Đói phải ăn là tánh, Buồn thì ngủ tự nhiên.
Bởi vì duyên mới đặng. Đặng đặng cũng không duyên.
Xuyên Thiền sư giải: Nói nho nhỏ! Nói nho nhỏ chỉ phải xì hơi ra lỗ mũi.
Tụng:
Ba đời cầu mãi có chi tâm,
Đôi mắt trơ trơ chỉ ngó chăm.
Tuyết, nguyệt, phong, hoa, thường trước mặt.
Hay gì rớt giáo khắc bè tầm.