KIM CANG NGŨ THẬP TAM GIA
CHƯƠNG CHÍN
47.-ÂM:
Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? Tu Đà Hoàn năng tác thị niệm: "Ngã đắc Tu Đà Hoàn quả phủ?". Tu Bồ Đề ngôn: "Phất dã, Thế Tôn! Hà dĩ cố? Tu Đà Hoàn danh vi Nhập Lưu, nhi vô sở nhập: Bất nhập sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, thị danh Tu Đà Hoàn" ([108]).
NGHĨA:
"Này Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Tu Đà Hoàn có tưởng như vầy: "Tưởng mình đặng quả Tu Đà Hoàn chăng?". Tu Bồ Đề bạch Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Không thể đặng. Bởi cớ sao? - Bởi Tu Đà Hoàn, kêu là quả Nhập Lưu, nhưng không chỗ nhiễm (nhập) là chẳng nhiễm sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nên gọi là Tu Đà Hoàn".
Giải :Trần Hùng giải: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hánlà bốn quả. A La Hán là bực nhứt trong cả thảy hạng hàm phu. Phật bảo ông Di Lặc Bồ Tát, trong kinh Pháp Hoa đã thường nói: Bảo ông Đại Huệ Bồ Tát, trong kinh Lăng Già cũng đã thường có nói.
Trong kinh Đại Niết Bàn Phật có nói: "Bằng thầy Tỳ Khưu nào muốn đặng quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, thì phải cầu tu tập hai pháp: Xa ma thavà Tỳ bà xá na.
Trong kinh Đại Bát Nhã có nói: Quả Dự Lưu, quả Nhứt Lai, quả Bất Hườn, quả A La Hán, cũng như đây nói bốn quả vậy.
Lại nói: Lúc tu hành, pháp Bát Nhã Ba la mật không nên chấp trước, quả Dự Lưu, quảNhứt Lai, quả Bất Hườn, quả A La Hán, hay là thấy bốn A La Hán ấy đắc quả, mà không có sanh lòng "sở đắc".
Nay Phật ta e bốn quả A La Hán ấy, chẳng biết lấy sự vô niệm làm tông, mà manh lòng sở đắc, cho nên lập bốn điều hỏi: "Có tưởng cho mình đặng quả, đặng đạo chăng?". Ông Tu Bồ Đề đều đáp "không"; rồi lại biện luận đặng mà hình dung thiệt lý của cái "sở đắc".
Vả lại Nhập Lưu là mới nhập vào lưu của bực Thánh nhơn.
Tu Đà Hoàn đã chứng đặng quả Nhập Lưu, nên gọi là Nhập Lưu, mà lòng không "sở đắc", nên nói: "Không chỗ nhập". Sở dĩ nói không chỗ nhập đó, là không nhập cái cảnh giới của lục trần.
Nên nói: Tu Đà Hoàn.
Lý Văn Hội giải: Phật hỏi quả thứ nhứt:Tu Đà Hoàn đó, là biết thân là vọng, muốn thấu lý vô vi, dứt trừ cái tướng chấp trước nhơn ngã, dùng lòng không chấp, hạp với lý không "sở đắc". Không chấp thì lòng không, không sở đắc thì lý tịnh; tuy vậy mới bỏ đặng phiền não thô trọng, chớ chưa dứt hết phiền não vi tế. Quả ấy khỏi đọa vào A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Ấy là quả trước nhứt của người học đạo.
Tiêu Diêu Ông giải: Phiền não là cội gốc của Bồ đề, bằng người tỏ thấu mà luyện tập, thì đặng cái pháp xuất thế gian; ví như gò cao đất nổng, thì không sanh bông sen đặng vì bông sen chỉ sanh nơi đất bùn, đất ướt mà thôi.
Lại nói: Chớ cho phiền nãolàm hao kém lòng Bồ đề, ví như mặt nhựt, mặt nguyệt ẩn trong mây khói, mà vẫn không hao kém, châu ngọc rớt nơi bùn lầy, mà cũng chẳng ố nhơ, không sợ phiền nãongăn ngại, chỉ lo gìn giữ lòng Bồ đề.
Nhập Lưu là bỏ phàm nhập Thánh, là mới vào bực Thánh.
Nhi vô sở nhập là tu cái nghiệpvô lậu, không nhiễm sáu trần, nhưng mà chưa lìa khỏi cảnh trần đặng.
Phó Đại Sĩ giải:
Tụng:
Mới bỏ phàm vào Thánh. Bớt phiền não tế vi.
Trừ xong lòng hữu ngã, Lên tới nẻo vô vi.
Thân trước gây nhân quả, Ngày nay biết ghét chê.
Nhơn thiên chuyển bảy kiếp, Ưa thù tịnh quên về.
Bất nhập sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp là nhàm chỗ ồn ào, tìm nơi thanh vắng; nhưng cảnh sáu trần hãy còn tưởng niệm. Sở dĩ nói không nhiễm sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp là vậy.
Viên Ngộ Thiền sư giải: Nghiệp duyên chưa dứt, thì đối với cảnh đời còn biết bao là điều giao thiệp! Xử cảnh ấy, phải làm làm sao cho có rỗng rang thênh thang mới đặng. Người đời đều phải tùy theo duyên phận, bất tất lánh chỗ ồn ào tìm nơi thanh vắng? Chỉ làm cho trong không ngoài thuận, tuy ở chốn náo nhiệt nhộn nhàn, cũng điềm nhiên an ổn; xảy có mảy may gì còn sai suyển thì ắt không thế nào làm đặng.
48.-ÂM:
Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? Tư Đà Hàm năng tác thị niệm: "Ngã đắc Tư Đà Hàm quả phủ?". Tu Bồ Đề ngôn: "Phất dã, Thế Tôn! Hà dĩ cố? - Tư Đà Hàm danh Nhứt Vãng Lai, nhi thiệt vô vãng lai, thị danh Tư Đà Hàm".
NGHĨA:
Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Tư đà Hàm có tưởng như vầy: "Tưởng mình đặng quả Tư Đà Hàm chăng?". Tu Bồ Đề bạch Phật: "Bạch đức Thế Tôn ! Không thể đặng". Bởi cớ sao? - Bởi Tư Đà Hàm, kêu là quả Nhứt Vãng Lai, nhưng thiệt không cái tướng Vãng Lai, nên gọi là Tư Đà Hàm".
Giải :Triệu Pháp sư giải: Nhứt Vãng Lai là một kiếp sanh cõi người, rồi mới đặng vào Niết bàn, cho nên nói: Quả Nhứt Vãng Lai. Nhi thiệt vô vãng lai là khi chứng quả vô vi, chẳng còn chấp tướng vãng lai nữa.
Lục Tổ giải: Tư Đà Hàm kêu là quả Nhứt Vãng Lai, là sanh về cõi Trời, rồi phải sanh xuống cõi người, chừng chết ở cõi người lại trở sanh về cõi Trời.
Cõi Dục giới có chín điều "tư hoặc"(lầm tưởng) đã dứt đặng sáu điều, nên nói: Quả Tư Đà Hàm.
Bực Đại thừa Tư Đà hàm, mắt thấy các cảnh, lòng còn có một lần sanh diệt, chớ không có hai lần, cho nên nói: Quả Nhứt Vãng Lai.
Vương Nhựt Hưu giải: Nhứt Vãng Lailà cái sắc thân chỉ có một lần qua lại cõi Trời cõi người, còn cái chơn tánh vẫn khắp cả hư không, thế giới, đâu có chi là qua lại! Cái sắc thân qua lại đó chẳng phải là chơn thiệt, chỉ cưỡng danh là qua lại, cho nên nói: "Thiệt không có qua lại".
Trần Hùng giải: Nhứt Vãng Lai là một lần lên cõi Trời, một lần lại cõi người, rồi không trở lại thế gian nữa.
Tư Đà Hàm đã chứng đặng quả Nhứt Lainên nói: Nhứt Vãng Lai.
Vả lại, lòng không chấp cái sở đắc, mà cũng không còn tướng sanh diệt; nên nói: Tư Đà Hàm.
Lý Văn Hội giải: Quả thứ hai: Tư Đà Hàm, là tu hành tinh tấn, tu nghiệp Vô lậu, niệm niệm không chấp cảnh giới sáu trần, nhưng cái tâm chưa đặng trọn rỗng rang thanh tịnh.
Nhứt Vãng Lailà Báo thân mãn rồi lại phải sanh về cõi Trời một lần nữa.
Thiệt vô vãng lailà niệm trước xảy vọng, niệm sau liền giác, thiệt không có lòng chấp là đắc quả, mà lòng đã không "ta", đâu còn qua lại, cho nên nói: "Thiệt không cái tướng qua lại".
49.-ÂM:
Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? A Na Hàm năng tác thị niệm: "Ngã đắc A Na Hàm quả phủ?". Tu Bồ Đề ngôn: "Phất dã, Thế Tôn! Hà dĩ cố? - A Na Hàm danh vi Bất Lai, nhi thiệt vô Bất Lai, thị cố danh A Na Hàm".
NGHĨA:
"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? A Na Hàm có tưởng như vầy: Tưởng mình đặng quả A Na Hàm chăng?". Tu Bồ Đề bạch Phật "Bạch đức Thế Tôn ! Không thể đặng. Bởi cớ sao? - Bởi A Na Hàm, kêu là quả Bất Lai, nhưng không chấp cái tướng Bất Lai; nên gọi là A Na Hàm".
Giải :Tăng Nhược Nột giải: A Na Hàm : là Bất Lai. Đã dứt sự tư hoặc của cõi Dục giới, không sanh về cõi ấy nữa cho nên nói: Bất Lai.
Nhi thiệt vô Bất Lai :là không chấp cái tướng Bất Lai.
Trần Hùng giải: Bất Lai là không trở lại sanh ở cõi Dục giới nữa.
A Na Hàm đã chứng đặng quả Bất Lainên nói: Bất Lai. Vả lại lòng không có "sở đắc", mà cũng không còn tướngBất Lai, nên nói A Na Hàm!
Lý Văn Hội giải: Quả thứ ba A Na Hàm là đã tỏ nhơn, pháp đều không, tiệm tu hạnh tinh tấn, niệm niệm không thối chuyển cái lòng Bồ đề.
Danh vi Bất Lai là đã diệt trừ đặng. Trong không lòng dục, ngoài không cảnh dục; đã lìa cõi Dục giới không còn sanh trở lại nữa, nên nói: "Bất Lai".
Trong lòng vắng lặng không "ta", không còn có tướng Bất Lai cho nên nói: "Thiệt không chấp tướng Bất Lai".
Xuyên Thiền Sư giải: Các điều (làm) không thường, cả thảy đều khổ.
Tụng:
Ba vị Thinh Văn thoát nghiệp trần.
Tới lui tìm đạo có sơ thân.
Rõ ràng bốn quả nguyên không quả,
Hóa độ thân không tức Pháp thân.
50.-ÂM:
Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? A La Hán năng tác thị niệm : "Ngã đắc A La Hán đạo phủ?". Tu Bồ Đề ngôn: "Phất dã, Thế Tôn! Hà dĩ cố? - Thiệt vô hữu pháp danh A La Hán". Thế Tôn! Nhược A La Hán tác thị niệm: Ngã đắc A La Hán đạo, tức vi trước ngã, nhơn, chúng sanh thọ giả".
NGHĨA:
Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? - A La Hán có tưởng như vầy: "Tưởng mình đặng đạo A La Hán chăng?". Tu Bồ Đề bạch Phật : "Bạch đức Thế Tôn ! Không thể đặng. Bởi cớ sao? Bởi thiệt không có pháp chi, kêu là A La Hán cả".
Bạch đức Thế Tôn! Nếu A La Hán mà có tưởng như vầy: "Tưởng mình đặng đạo A La Hán, tức là trước tướng: Ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả".
Giải :Tạ Linh Vận giải: A La Hán :là Vô Sanh, không còn thân tướng, không còn sanh nữa; nên nói: Vô Sanh. Bằng có lòng tưởng niệm thì còn có tướng ngã, nhơn.
Có lời chú giải như vầy: "Quả A La Hán, sanh đã hết, hạnh đã lập, công việc đã xong, chẳng có hậu hữu nữa. Đối với các tướng các pháp, thiệt không có cái "sở đắc", lại cũng không sanh về ba cõi nữa, cho nên nói: Bất Sanh".
Tăng Nhược Nột giải: A La Hángồm có ba nghĩa: 1. Dứt hết phiền não nghi hoặc; 2. Hậu thân chẳng còn sanh nữa; 3. Đáng chịu cho nhơn thiên cúng dường. Lại cũng gọi là quả Vô học.
Từ Sơ quảcho đến quả A La Hán, cũng đều chứng cái thể vô vi ấy, chớ không còn riêng có pháp chi cả. Bởi không còn chấp bỏ, cho nên mới có mấy lần nói "thiệt không"đó.
Lại nói: Bằng A La Hán có dấy lòng tưởng rằng "đắc quả", thì còn có sự lỗi về chấp trướctướng ngã nhơn.
Trần Hùng giải: Các lậu nghiệp đã hết, không còn phiền não nữa, nên nói: A La Hán.
A La Hán chỉ làm theo cái pháp sẵn có, là pháp Bát Nhã Ba la mật mà đắc đạo; bằng tự có pháp chi, thì hẳn chưa dứt lòng "sở đắc", đâu đặng xưng là quả ấy. Cho nên nói: Thiệt không có pháp chi gọi là A La Hán cả".
Kinh Pháp Hoa có nói: "Đối với các pháp không nhiễm, cũng chứng đặng quả A La Hán ", là vậy đó.
Từ quả Tu Đà Hoàn cho đến A La Hán, từ đắc quả cho đến đắc đạo, cứ theo thứ lớp mà tu, thì đạo Vô thượng Bồ đề, cũng có thể theo thứ lớp mà đến đặng.
Nhan Bính giải: Tu theo bốn quả ấy, kêu là Tứ bất hườn.
Tu Đà Hoàn danh vi Nhập Lưu là tùy thuận thế tình - Nhi vô sở nhập là bổn tánh vốn không, cho nên nói: Ở trần chẳng nhiễm trần - Tư Đà Hàm, danh Nhứt Vãng Lai là sắc thân tuy có qua lại, mà Pháp thân lặng lẽ chẳng động; thiệt không có qua lại.
A La Hán danh vi Bất Lai là đã dứt sanh tử- Nhi thiệt vô Bất Lai là cưỡng danh là Bất Lai, chớ thiệt không có chi động tịnh - A La Hán năng tác thị niệm ngã đắc A La Hán đạolà còn trước tướng.
Thiệt không có pháp chi, chỉ cưỡng danh là A La Hán vậy thôi.
Trần Hùng giải: Thế Tôn là kêu; Thế Tôn đặng khởi sự hỏi. Niệm là lòng móng tưởng (vọng niệm).
Ông Tu Bồ Đề bạch đức Thế Tôn: "Bằng A La Hán có tướng cho mình đắc đạo, là manh lòng "sở đắc"thì bốn điều trước tướng sai lầm đó, không chi là không làm. Cho nên nói: "Phải bị trước tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả".
Lý Văn Hội giải: Quả thứ tư A La Hán là ông Tu Bồ Đề đã đặng quả ấy, vì các nghiệp lậu đã hết, không còn sự phiền não - Thiệt vô hữu pháp là có phiền não đâu mà dứt, có tham sân đâu mà bỏ; tình không thuận nghịch, cảnh trí đều quên, đâu có lòng chi hòng chấp là đắc quả! Lòng ta đã không, thì không có tưởng mình là "đắc đạo". Bằng tưởng có chỗ đắc đạo, có chỗ đắc pháp, ấy là hạnh của kẻ phàm phu, thì phải còn chấp tướng về ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả.
51.-ÂM:
Thế Tôn! Phật thuyết ngã đắc vô tránh tam muội, nhơn trung tối vi đệ nhứt, thị đệ nhứt, ly dục A La Hán. Thế Tôn! Ngã bất tác thị niệm: Ngã thị ly dục A La Hán.
NGHĨA:
Bạch đức Thế Tôn! Phật nói con là người đặng pháp vô tránh tam muội, thiệt đúng bực nhứt, mà cũng là bực ly dục A La Hán thứ nhứt nữa. Bạch đức Thế Tôn! Con chẳng tưởng như vậy : Tôi mới phải bực ly dục A La Hán.
Giải :Lục Tổ giải: Tam muội: là chánh thọ, hay là chánh kiến: Lìa khỏi chín mươi lăm thứ tà kiến là chánh kiến.
Vương Nhựt Hưu giải:Tam muội hay làTam Ma Địa, hay là Tam Ma Đềlà Chánh định, hay là Chánh thọ, là cách tư tưởng của pháp nhập định. Chánh định là pháp chánh của nhập định- Chánh thọ là trong khi định phải tư tưởng một cái cảnh giới, mà chẳng phải là vọng tưởng, cho nên nói: Chánh thọ. Người đời chẳng biết lý ấy, lại cho pháp tam muội là cái lý thú hay, nên thấy ai hay về nghề điểm trà thì kêu là điểm trà tam muội, còn hay về nghề giảng độc lại kêu là giảng độc tam muội, đều là chẳng biết chỗ khởi duyên, nên vọng sanh mà đặt tên như thế.
Trong hạng người đặng pháp Tam muội duy có ông Tu Bồ Đề là bực nhứt.
Tăng Nhược Nột giải:Vô tranh, trong kinh Niết bàn có nói: Ông Tu Bồ Đề trụ chỗ hư không.
Bằng có chúng sanh nào chẳng ưa ta đứng, thì ta trọn ngày ngồi hoài chẳng dậy, còn chẳng ưa ta ngồi, thì ta trọn ngày đứng mãi không dời; một niệm chẳng dấy, các pháp không tranh.
Tam muộilà đặng cái chỗ nhiệm mầu của lý vô tranh, đứng bực nhứt trong hàng đệ tử.
Lý Văn Hội giải: Tam muội :là chánh định; niệm niệm không sanh diệt, gọi là chánh định. Cho nên nói: Trong hạng người tam muội thiệt là đứng bực nhứt.
Ly dục A La Hán: là hay lìa bỏ cả thảy pháp, mà lòng cũng không có chấp rằng Ly dục; bốn tướng vi tế thảy đều dứt hết, chẳng sanh lòng tham nhiễm; cho nên nói: Ly dục.
Lại nói: Cái lòng "không ta" đã vắng lặng, chẳng còn tưởng như vầy: "Ta Ly dục", "ta đắc đạo". Bằng tư tưởng như thế, thì lòng còn sanh diệt, chẳng đặng gọi là bực Ly dục A La Hán.
Xuyên Thiền sư giải: Nắm chặt thì mây che cửa động, lỏng buông thì trăng lặn vực trong.
Tụng:
Nói ngựa hà tằng ngựa,
Kêu, trâu vị tất trâu.
Hai bên đều bỏ hết,
Trung đạo lại còn đâu.
Chim hốt bay xa trời sáu cửa!
Kiền khôn tự tại khó tìm cầu.
52.-ÂM:
Thế Tôn! Ngã, nhược tác thị niệm: Ngã đắc A La Hán đạo, Thế Tôn tức bất thuyếtTu Bồ Đề thị nhạo A Lan Na hánh ([109]) giả. Dĩ Tu Bồ Đề, thiệt vô sở hành, nhi danh Tu Bồ Đề thị nhạo A Lan Na hánh" (_1_).
NGHĨA:
Bạch đức Thế Tôn! Bằng con có tưởng như vầy: Con đặng đạo A La Hán, thì đức Thế Tôn chẳng có nói Tu Bồ Đề này ưa làm theo hạnh A Lan Na. Bởi Tu Bồ Đề này, thiệt không có làm cái chi, mới gọi là Tu Bồ Đề, ưa làm theo hạnh A Lan Na cho.
Giải :Tăng Nhược Nột giải: A Lan Na :là Vô tranh. Ông Tu Bồ Đề có nói: "Đức Thế Tôn tuy xưng tán Ta, nhưng Ta thiệt không tưởng như vậy; bằng Ta có tưởng như vậy, thì đức Thế Tôn chẳng chịu nhận cho Ta là đặng cái hạnh Vô tranh bực nhứt".
Lại nói: Lìa sự tham dục của ba cõi, chứng đặng đạo pháp của bốn quả, thấu lý Vô tranh tam muội, mới đặng gọi là Tu Bồ Đề; bởi chữ Tu Bồ Đề là Không Sanhcho nên nói: "Ưa làm theo hạnh lành A Lan Na. Bằng chấp trước có chỗ làm thì không phải là hạnh Vô Tranh".
Trần Hùng giải: Tam muội là Chánh thọ, hiểu lý Vô sanh nhẫn, ưa sự vui vắng lặng, là bực Vô tranh tam muội.
Kinh Hoa Nghiêm có nói:
"Còn tranh còn sanh tử
Không tranh tức Niết bàn".
Lục Tổ có kệ rằng:
Tranh là lòng thắng phụ,
Trái với lý hành đạo.
Trước tướng đã sanh tâm,
Tài nào đặng tam muội.
Ông Tu Bồ Đề đã chứng đặng cái lý mầu nhiệm không tướng của chơn không đặng sáu muôn pháp Tam muội, mà pháp Vô tranh tam muội lại là đúng hơn hết.
Dùng sức Tam muội mà siêu thoát ra khỏi ngoài vật cảnh, chẳng bị vật cảnh nó dắt dẫn đẩy xô; vậy mới đáng cho là Ly A La Hán bực nhứt.
Ông Tu Bồ Đề lại hỏi đức Thế Tôn: "Tôi chẳng có tưởng như vậy" thì đủ biết cho ông không còn lòng "sở đắc".
Lại nói Ông Tu Bồ Đề e đại chúng chẳng biết bỏ lòng "sở đắc"nên mới cầu hỏi đức Thế Tôn đến ba bốn phen.
Ngã là Tu Bồ Đề tự xưng, Tu Bồ Đề cũng là ông tự xưng - Nhạo là ưa - Nói "Nhạo A La Hán"là người ưa làm hạnh Vô tranh.
Vả lại manh động ở lòng là niệm, còn làm ra công việc là hành. Có làm công việc ấy, thì có hạnh ấy, có hạnh ấy thì tỏ cái "sở đắc"ấy. Ông Tu Bồ Đề đặng Vô tranh tam muội là bởi có hạnh ấy vậy.
Vả chăng, nói: "Vô sở hành"là bởi lòng không "sở đắc". Có hạnh ấy mà lòng không "sở đắc", thiệt rất đáng cho đức Thế Tôn xưng tặng cho là ưa làm theo hạnh A Lan Na.
Nhan Bính giải: Bằng A La Hán còn vọng niệm, còn tưởng "sở đắc"thì bị trước bốn tướng.
"Phật thuyết: Ngã đắc Vô tranh Tam muội nhơn trung "Vô tranh" là tánh Phật bao hàm cả Đại thiên thế giới, không có đấu tranh.
Tam muội :là chánh kiến, là bực nhứt trong hạng người thường, và không có đua tranh - Thị đệ nhứt ly dục A La Hán đã dứt hết lục dục - A Lan Na hánh là không có cái hạnh ngã nhơn- Thị nhạo A Lan Na hánh là tột thấu bổn tánh vắng lặng ráo rốt, thiệt không có cái sở hành. Sở hành gọi "là hánh", nhạo là ưa.
Lý Văn Hội giải: A Lan Na: vô tranh. Nếu lòng còn tưởng như vậy là lòng còn sanh diệt tức còn tranh đấu - Tu Bồ Đề thiệt không có cái sở hành là không sanh diệt. Bởi vậy, Phật mới khen ông, là ưa theo hạnh A Lan Na.
Bách Trượng Thiền sư giải: Nếu bây giờ, mà cả thảy các pháp, còn đình lưu mảy may trong tạng phủ, thì chẳng siêu thoát ra khỏi vòng cho đặng; bằng sanh lòng động niệm có "sở cầu", "sở đắc", thì thành ra con giã can. ([110])
Còn trong lòng không có "sở cầu", "sở đắc", thì người ấy không sanh các điều dữ, không chấp tướng ngã nhơn, ấy là nhét hòn núi Tu Di vào trong hột cải.
Chẳng khởi cả thảy tham sân, thì uống nước của bốn biển cả mới đặng.
Chẳng đem những câu chuyện mừng giận vào lỗ tai, đối với cả thảy các cảnh không lầm lỗi rối loạn, không giận giũi, mừng vui, dứt bỏ, thâu thập cho đặng thanh tịnh; ấy là người vô sự. Đặng như vậy thì hơn cả thảy những ông Tăng tri giả, tinh tấn; đáng cho là có thiên nhãn, có Pháp giới tánh, xe chở nhân quả. Phật ra đời hóa độ chúng sanh.
Phó Đại Sĩ giải:
Tụng:
Không sanh thì không diệt, Không ngã ắt không nhơn.
Dứt đặng nhân phiền não, Trừ luôn nghiệp hậu thân.
Cảnh tâm đều tịch tịnh, Quyết định khỏi tham sân.
Trí mọn khôn bi mẫn. Tự mình dưỡng tánh chơn.
Xuyên Thiền sư giải: Chiếu đối với lời nói trước thì lại không hạp.
Tụng:
Bụng sò ẩn ngọc xanh,
Kẹt đá vùi châu đỏ.
Có xạ tự nhiên thơm,
Cần chi đứng trước gió.
Sanh nhai coi lại tợ hồ không.
Ứng dụng đầu đầu đều sẵn có.
53.-ÂM:
Phật cáo Tu Bồ Đề: "Ư ý vân hà? Như Lai tích tại Nhiên Đăng Phật sở; ư pháp, hữu sở đắc phủ?". - "Phất dã, Thế Tôn! Như Lai tại Nhiên Đăng Phật sở, ư pháp thiệt vô sở đắc".
NGHĨA:
Phật bảo Tu Bồ Đề: "Ý ông thế nào? Như Lai thuở trước ở chỗ Phật Nhiên Đăng; pháp có chỗ chi đặng chăng?".
"Bạch đức Thế Tôn ! Không. Như Lai khi ở chỗ Phật Nhiên Đăng, thiệt không có chỗ chi đặng pháp cả".
Giải : Lưu Đẩugiải: Thuở Như Lai còn làm Bồ Tát, ở chỗ Phật Nhiên Đăng, đối với cái pháp rốt ráo không có chỗ chi mà đặng, ấy là nói không chấp trước.
Lục Tô> giải: Phật Nhiên Đăng là thầy thọ ký của Phật Thích Ca Mâu Ni, nên mới có câu hỏi ông Tu Bồ Đề: "Khi ta ở chỗ thầy ta mà nghe pháp, vậy có đặng pháp chi chăng?".
Ông Tu Bồ Đề vẫn biết cái pháp là nhờ thầy chỉ dạy, nhưng thiệt không có chi mà đặng; chỉ tỏ tự tánh nguyên lai là thanh tịnh, vốn không một mảy trần lao, vắng lặng mà thường quang chiếu ắt tu thành Phật. Cho nên biết đức Thế Tôn khi ở chỗ Phật Nhiên Đăng, cái pháp thiệt không có chi mà đặng cả.
Vương Nhựt Hưugiải: Như Lai :là Phật tự xưng - Tích là thuở xưa - Nhiên Đăng là PhậtĐính Quanglà Bổn sư của Phật Thích Ca.
Trần Hùnggiải: Tám vị Vương tử đều học với Phật Diệu Quang, đặng thành đạo Phật, mà vị Phật sau rốt hết là Phật Nhiên Đăng; 16 vị Vương tử đều xuất gia làm Sa Di; đều đặng huệ của Phật, mà vị Phật sau rốt hết là Phật Thích Ca Mâu Ni.
Phật Nhiên Đăng là thầy thọ ký của Phật Thích Ca. Ngài nhờ thầy chỉ dạy, đặng pháp Vô thượng Bồ đề làm đặng một vị Pháp Vương của đạo Thích, mà cái pháp lại không có chỗ chi đặng hay sao. Duy tại không chấp cái chỗ chi đặng đó thôi.
Phật e các bực Bồ Tát chưa dứt đặng lòng sở đắc nên lập lời hỏi ấy. Còn ông Tu Bồ Đề rất tỏ ý của Phật, nên đáp: "Chẳng đặng".
Vả lại, nói cái pháp, thiệt không có chỗ chi mà đặng, là bởi biết Như Lai vốn đặng tâm truyền.
Còn nói "thiệt" là để dứt lòng nghi của đại chúng.
Lý Văn Hộigiải: Ư pháp hữu sở đắc phủ là Như Lai muốn phá lòng chấp trước của hai bực thừa, cho nên mới hỏi lời ấy.
Ông Bạch Lạc Thiên có hỏi ông Xuyên Thiền sư: "Không tu không chứng, nào khác kẻ phàm phu?".
Đáp: "Phàm phu bị vô minh, hai bực thừa còn chấp trước, khỏi hai bịnh ấy mới là chơn tu".
Người chơn tu chẳng cần năng, chẳng giải đãi; cần thì gần chấp trước ,giải đãi thì đọa vô minh. Ấy là lẽ mầu nhiệm của cái tâm, mà cũng là pháp môn của người bắt đầu học đạo.
Ư pháp thiệt vô sở đắc là ông Tu Bồ Đề nói Như Lai tự tánh vốn là thanh tịnh, nên lúc Phật ở chỗ Phật Nhiên Đăng, cái pháp, thiệt không chỗ chi mà đặng.
Phó Đại Sĩ giải:
Tụng:
Trước xưng rằng Thiên Huệ, Nay hiệu gọi Năng Nhơn.
Xét kỹ duyên đều vọng, Suy ra thể chẳng chơn.
Tự như nào có quả, Thiệt lý hẳn không nhân.
Thọ ký đinh ninh đó, Đâu hay bởi cựu thân.
Xuyên Thiền sư giải: Xưa đó, nay cũng đó.
Tụng:
Một tay chỉ thiên, Một tay chỉ địa.
May mảy chẳng xem, Đông Tây bốn phía.
Bình sanh đởm lượng lớn tày trời.
Day xích xí quần ma khiếp vía.
54.-ÂM:
" Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? - Bồ Tát trang nghiêm Phật độ phủ?". - "Phất dã, Thế Tôn. Hà dĩ cố? . Trang nghiêm Phật độ giả, tức phi trang nghiêm thị danh trang nghiêm".
NGHĨA:
" Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Bồ Tát có trang nghiêm Phật độ chăng?".
- "Bạch đức Thế Tôn ! Không.Bởi cớ sao? Bởi trang nghiêm Phật độ, nhưng chẳng phải trang nghiêm, chỉ cưỡng danh là trang nghiêm".
Giải : Triệu Pháp sưgiải: Ấy là nói tâm độ Phật lìa tướng trang nghiêm.
Sớ Saogiải: Phật độ là diệu tánh của Phật là chơn tâm của chúng sanh. Tâm độ như vậy, nên cho là tướng hảo trang nghiêm chăng?
Phất dã là ông Thiện Hiện lấy lý mà đáp.
Hỏi : "Thế nào là tâm độ không trang nghiêm? Thế nào là tánh không có tướng, thể đồng hư không? Còn trang nghiêm thế nào, mới gọi là trang nghiêm".
Đáp: Sáu độ, muôn hạnh: Bố thí, giới, tinh, nhẫn, định, huệ, các môn ấy và cả thảy thiện pháp đều gọi là trang nghiêm.
Lại nói: "Nếu còn chấp đoạn kiến, thường kiến thì chẳng phải Tịnh độ".
Trong kinh nói: "Muốn tịnh Phật độ thì mới tịnh tâm, tịnh tâm tức là tịnh Phật độ".
Hỏi: Tâm thế nào là tịnh?
Đáp: Ngoài chẳng nhiễm sáu trần, trong không chấp ngã nhơn, không chấp đoạn diệt, ấy là Tịnh độ.
Vương Nhựt Hưu giải: Bởi cớ sao? Đã là Bồ Tát mà còn nói trang nghiêm là làm sao? Là mỗi một Đạ>i thiên thế giới thì có một vị Phật hóa độ. Như thế giới này là chỗ của Phật Thích Ca hóa độ còn thế giới phương Đông là chỗ của Phật A Súc Bệ hóa độ vậy. Mỗi một đại thế giới thì có một vị Phật hóa độ, cho nên mỗi đại thế giới đều gọi là Phật độ.
Mà nói Bồ Tát trang nghiêm đó, là Bồ Tát ở trong Phật độ làm các việc tốt lành, để cải cách cho thế giới: cũng như đức Phật A Di Đà, thuở còn làm Bồ Tát, làm ra vô lượng việc tốt lành; nên nghiệp phước, duyên lành ấy cải cách thế giới đặng, như đại địa đều là vàng bạc, rừng cây lầu đài, đều là châu báu v.v.. cho nên nói: Trang nghiêm.
Phật lại tự hỏi: "Bởi cớ sao?". Bồ Tát nói mình phải trang nghiêm Phật độ cho thanh tịnh, là chẳng phải chơn thiệt? Rồi tự đáp: "Trang nghiêm Phật độ nhưng chẳng phải trang nghiêm, chỉ cưỡng danh là trang nghiêm"; là trong chơn tánh chẳng có chi trang nghiêm; mà nói trang nghiêm đó là hư danh vậy thôi, bởi có một chơn tánh chơn thiệt, chớ không có chi chơn thiệt cả.
Trần Hùnggiải: Kinh Duy Ma có nói:"Tùy cái lòng tịnh cõi Phật tịnh". Như vậy thì lòng ta thanh tịnh, tức là Phật độ trang nghiêm, chớ có cần chi những điều trang sức bề ngoài.
Cung điện bằng châu báu, lầu đài lại vẽ vời đều là trang sức bề ngoài, ấy là trang nghiêm của kẻ phàm phu, chớ không phải trang nghiêm của bực Bồ Tát.
Muốn biết trang nghiêm của bực Bồ Tát, thì phải tìm cầu trong chỗ chẳng trang nghiêm, thì hẳn có đủ muôn hạnh trang nghiêm; cho nên nói: Trang nghiêm.
Lý Văn Hội giải:
Trang nghiêm Phật độ là cất chùa, viết kinh,
Bố thí, cúng dường, ấy là trước tướng trang nghiêm, còn lòng thanh tịnh chẳng vọng ngoại cầu, tự tại, tùy duyên, không có chi "sở đắc", đi, đứng, nằm, ngồi, đúng với lý đạo. Cho nên nói: Trang nghiêm Phật độ.
Bàng Bà đang xem Tạng kinh, ông Duy Na xin hỏi nghĩa
hồi hướng.Bàng Bà lấy cái lược ở phía trước đó, giắt lên đằng sau ót mà nói:
"Hồi hướng đó đa!". Như thế thì cái tâm không còn chi là
"năng sở".
Nghiêm nghị không năng sở,
Diệt trừ tướng ngã nhơn.
Đoạn thường đều chẳng nhiễm.
Siêu xuất cõi trần huờn.
Xuyên Thiền sưgiải: Cái khổ của mẹ đẻ, áo vải ông Thanh Châu.
Tụng:
Rửa ráy toàn thân sắc trắng phau,
Tranh hơn vẻ đẹp với hoa, lau.
Cửu cao sẵn chỗ làm chưn đứng,
Đầu đỏ càng xinh lại hại nào?([111])
55.-ÂM:
" Thị cố, Tu Bồ Đề! Chư Bồ Tát Ma ha tát ưng như thị sanh thanh tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp, sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm".
NGHĨA :
"Bởi vậy. Này Tu Bồ Đề. Các đại Bồ Tát nên sanh tâm thanh tịnh như vậy; chẳng nên sanh tâm trụ sắc, chẳng nên sanh tâm trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp; nên sanh tâm không chỗ chi trụ".
Giải : Sớ Sao giải: Ưng :là nên, là nói "nên sanh tâm thanh tịnh như vậy"; là Phật dạy sanh tâm chơn như không nhiễm.
Hỏi : Thế nào là sanh tâm thanh tịnh?
Đáp : Chẳng nên sanh tâm trụ sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
Lại Kinh Lăng Nghiêm có nói: "Bằng chuyển vật đặng thì đồng với Như Lai", kẻ phàm phu bị vật dục nó chuyển, còn Bồ Tát chuyển đặng vật. Chuyển đặng như vậy, cho nên nói: "Nên sanh tâm không có chỗ trụ".
Vương Nhựt Hưu giải: Bồ Tát Ma ha tát :là Giác chúng sanh, hay là Đại chúng sanh, kỳ thiệt đều gọi là Bồ Tát cả - Như thị :là chỉ lại bài văn sau, là chẳng nên sanh tâm trụ chỗ có hình sắc, mà cũng chẳng nên sanh tâm trụ chỗ có tiếng tăm, hơi hám, mùi vị, cảm xúc và cả thảy phương pháp nữa.
Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm : là chẳng nên sanh tâm trụ trước sáu trần, chỉ nên sanh tâm "không sở chỗ trước".
Chư Phật giáo hóa chúng sanh, có nghĩa bực nhứt và nghĩa bực nhì. Kinh này nói nghĩa bực nhứt, tuy rất cao mà dễ hiểu, nhưng vậy chớ không dễ gì mà thấu đáo chỗ ráo rốt cho đặng. Còn pháp Tịnh độ tuy là nghĩa bực nhì mà mỗi người đều có gọi thể hành đạo đặng cả.
Phật nói tu Tịnh độ mà rõ nghĩa bực nhứt, đọc tụng kinh điển Đại thừa là bực "Thượng phẩm, thượng sanh"là bực Bồ Tát, thoát khỏi vòng sanh tử. Vậy thì người tu Tịnh độ chẳng nên chẳng hiểu nghĩa kinh này mà thọ trì đọc tụng, hầu có lên trên bực Thượng phẩm Thượng sanh?
Trần Hùnggiải: Bồ Tát trang nghiêm đã chẳng phải là tại trang sức bề ngoài, thì hẳn nên cầu ở lòng ta. Nếu lòng mà thanh tịnh, lại còn trang nghiêm nào hơn nữa? Cho nên nói: "Nên sanh tâm thanh tịnh như vậy".
Phàm sanh tâm trụ trước vào sáu trần đều không phải là tâm thanh tịnh; Bồ Tát có nên như thế sao?
Vả chăng, tâm của Phật vốn là thanh tịnh không tướng, đâu có chỗ chi mà trụ; Bồ Tát thọ giáo pháp của Như Lai cũng nên như thế. Cho nên nói: "Nên sanh tâm không có chỗ trụ". Đồng với câu : "Nên sanh tâm không có chỗ trụ" trong phần thứ mười bốn.
Phật nói về cái khổ của sáu trần, thường thường dùng sắc mà nói trước, rồi kế đó mới nói thinh, hương, vị, xúc, pháp thì càng thấy tướng sáu trần duy cái sắc là thế tình dễ mê nhiễm hơn hết.
Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang cho Lục Tổ vừa đến câu: "Nên sanh tâm không có chỗ trụ"; dứt lời Lục Tổ liền tỏ ngộ mà nói: "Nào dè tự tánh vốn là thanh tịnh; nào dè tự tánh vốn không sanh diệt, nào dè tự tánh vốn đã sẵn đủ; nào dè tự tánh vốn không lay động".
Ngũ Tổ nói: "Chẳng biết bổn tâm học đạo vô ích, bằng dứt lời mà biết đặng bổn tâm, thấy đặng tự tánh, tức là bực Trượng phu Thiên nhơn sư"(Thầy của cõi trời cõi người).
Lý Văn Hộigiải: Lòng của Bồ Tát thường thường vắng lặng: Không các vọng niệm, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng động chẳng lay, ấy là lòng thanh tịnh; còn lòng của phàm phu bị vô minhdiệt vọng tưởng điên đảo các tà kiến, chấp bỏ lành dữ phàm Thánh; ấy là lòng trược loạn.
Bất ưng trụ sắc sanh tâm :là nếu lòng thanh tịnh, thì chẳng bị các cảnh nó hoặc loạn.
Tiêu Diêu Ông giải: Bằng người mà tâm cảnh thanh tịnh là cõi tịnh của Phật, còn tâm cảnh trược loạn là cõi uế của ma.
Phó Đại Sĩgiải:
Tụng:
Tâm ý đều an lặng, Tức là Tịnh độ nhân,
Đâu cầu dùng phước trí Hẳn bỏ dứttham sân
Nghiêm nghị không năng sở, Diệt trừ tướng ngã nhơn.
Đoạn thường đều chẳng Siêu xuất cõi trần hườn. nhiễm,
Xuyên Thiền sưgiải: Tuy vậy biết liệu thế nào! Trước mắt kia biết làm sao đặng?
Tụng:
Thấy sắc không mê sắc,
Nghe thinh chẳng đắm thinh.
Sắc, thinh không trở ngại,
Mới đáng bực viên minh.
Lý Văn Hộigiải: Tâm của chúng sanh vốn không có chi mà trụ, bởi tại cái cảnh cảm xúc mà sanh; chẳng biết xúc cảnh là không, lại tưởng thế pháp là có, bèn trụ theo cảnh; cũng ví như viên hầu mò nguyệt, mắt bịnh thấy hoa vậy.
Cả thảy muôn pháp đều bởi tại tâm mà sanh ra; bằng ngộ chơn tánh tức là không trụ. Tâm không chỗ trụ tức là trí huệ, thì không có các phiền não; ví như hư không không có chi quái ngại. Còn tâm có chỗ trụ, tức là vọng niệm, thì sáu trần đều khởi lên; ví như đám mây lại qua không định.
Kinh Duy Ma có nói: "Muốn đặng Tịnh độthì phải tịnh tâm, tùy theo cái tâm tịnh tức là Phật độ tịnh".
Huỳnh Nghiệt Thiền sư giải: Nếu tâm mà thanh tịnh thì chẳng cần phải mượn ngôn thuyết chi, chỉ không cả thảy tâm tức là trí "vô lậu". Bọn ngươi, mỗi ngày đi, đứng, nằm, ngồi, chuyện giảng, chớ nên chấp trướcpháp Hữu vi; trong nháy mắt, lúc buông lời, đều phải giữ theo pháp Vô lậu.
Những kẻ tu hành học đạo đời nay, đều chấp trước cả thảy thinh sắc, chẳng biết làm cho cái tâm đặng như hư không, như cây khô, khối đá, như tro nguội, lửa tàn; vậy mới có một ít phần hạp với lý đạo cho.
Bằng không như vậy, thì một ngày khác cũng phải bị vua Diêm vương khảo đả. Bọn ngươi, chỉ phải lìa bỏ cái pháp có, không cái tâm như mặt nhựt, thường ở chốn hư không, chẳng chấp có soi sáng, mà tự nhiên soi sáng, như vậy há không phải là một việc nhẹ ít tốn công lực hay sao?
Đến lúc ấy, không còn có chỗ dựa nương, tức là con đường của chư Phật; mới thiệt là "Nên sanh tâm không có chỗ trụ"; ấy là Pháp thânthanh tịnh của bọn người, là pháp Vô thượng Chánh giác vậy.
Xuyên Thiền sưgiải: Lui lại, lui lại, xem coi khố đá động kia cà.
Tụng:
Canh khuya nhà vắng thủ lâm tuyền.
Phẳng lặng êm đềm cảnh tự nhiên.
Hà sự gió Tây xao xác thổi.
Bỗng nhiên inh ỏi nhạn kêu sương.
56.-ÂM:
"Tu Bồ Đề! Thí như hữu nhơn, thân như Tu Di sơn ([112]) vương, ư ý vân hà? Thị thân vi đại phủ?". Tu Bồ Đề ngôn: "Thậm đại, Thế Tôn! Hà dĩ cố? - Phật thuyết phi thân, thị danh đại thân".
NGHĨA:
"Tu Bồ Đề! Ví như có người, thân bằng núi chúa Tu Di ý ông thế nào - Thân ấy có lớn chăng?". Tu Bồ Đề bạch Phật: "Bạch đức Thế Tôn ! Rất lớn. Bởi cớ sao? - Bởi Phật nói chẳng phải thân, mới gọi là thân lớn".
Giải: Vương Nhựt Hưu giải: Tu Di sơn vươnglà bởi núi ấy cao hơn hết các núi trong bốn châu thiên hạ. Sơn vương là núi chúa của các núi.
Mặt nhựt, mặt nguyệt, đi chung quanh núi ấy mà phân ra ngày đêm, bởi ấy mà chia bốn phía làm bốn châu thiên hạ. Ở trên có ba mươi ba cõi Trời, thiệt đáng cho là rất lớn. Thân người có đâu mà lớn như thế? Ấy là sự thí dụ nên nói: "Ví như có người thân như núi chúa Tu Di" - Tuy rất lớn như thế mà cũng chẳng phải chơn thiệt, chỉ cưỡng danh vậy thôi. Cho nên nói: "Phật nói chẳng phải thân, mới gọi là thân lớn". Sao vậy? Là bởi có hình, tướng đều là hư vọng. Tam thiên thế giới cũng đều là hư vọng, huống chi là thân Tu Di sơn. Duy có chơn tánh mới là chơn thiệt mà thôi.
Kinh này nói nghĩa thứ nhứt của chơn tánh, nên cho cả thảy đều là hư vọng. Cả thảy sở dĩ đều cho là hư vọng đó, là bởi có hình tướng; mà đã có hình tướng thì phải hư hoại, dầu chưa hư hoại là do nơi nghiệp lực nó duy trì, có phải là chẳng hư hoại đâu đến khi nghiệp lực hết rồi thì cũng phải hư hoại vậy. Duy có chơn tánh không có hình tướng, nên không hoại đặng, vậy nên mới cho là không hoại. Từ đời vô thỉ, đến nay không có hao kém, nên nói: "Chơn tánh thường trụ".
Trần Hùng giải: Núi Tu Di cao lớn đến ba trăm ba mươi sáu muôn dặm (3 triệu 360 ngàn dặm) là chúa của các núi; mà nó chơn thân lớn như thế hẳn không thế ấy. Duy có Phật thì chơn tánh thanh tịnh không có tướng không trụ trước, không quái ngại, bao cả Thái hư, trùm cả sa giới; dầu núi Tu Di cũng chẳng đủ mà so sánh với sự lớn ấy đặng.
Phật muốn cho người tỏ ngộ chơn tâm, nên mượn cái "thân lớn" mà hỏi, còn ông Tu Bồ Đề tỏ thấu ý Phật nên mới đáp: "Rất lớn" rồi lại e cho đại chúng chưa hiểu, nên lại nói: "Phật nói chẳng phải thân, mới gọi là thân lớn".
Phi thân: là Pháp thân, tức chơn tâm.
Ông Văn Thù Bồ Tát hỏi đức Thế Tôn: "Sao gọi là thân lớn?".
Đáp: "Chẳng phải thân, mới là thân lớn".
Đủ cả thảy giới, định, huệ, tỏ pháp thanh tịnh, mới là "thân lớn", cũng là chỉ cái chơn tâm mà nói.
Như thế thì, chơn tâm cũng có thế mà nuốt cả núi Tu Di đặng.
Nhan Bính giải: Sắc thântuy lớn như núi Tu Di, rốt lại cũng chẳng phải lớn, là bởi còn sanh diệt.
Phật nói: "Chẳng phải thân", mà chẳng phải thân tức là thân. Còn bổn tánh không có cái thân vọng ấy, nên nói: Thân lớn, là nói Pháp thâncủa Phật sung mãn bao trùm khắp cả pháp giới.
Lý Văn Hội giải: Sắc thân tuy lớn nhưng tâm lượng cũng nhỏ dầu cho thân hình bằng núi chúa Tu Di đi nữa, mà có tướng thì cũng có thể so lường đặng. Còn tâm lượng của pháp thân rộng lớn sánh tày hư không, không hình không tướng, không thế so lường; cho nên nói: "Thân lớn".
Viên Ngộ Thiền sư giải: "Chẳng lên núi Thái Sơn, chẳng biết trời cao, chẳng vượt biển Thương Minh chưa tường biển rộng". Ấy là luận về cái phạm vi còn hèn thấp, chớ như hạng xem cõi nhơn thiên ở trong hột lúa, biển cả ở đầu mảy lông, cõi Phù Tràng Vương, Hoa tạng giới ở trong lông mày lông nheo; thì nói thử coi người ấy an thân lập mạng ở chỗ nào? - Hiểu rõ đặng cùng chăng? Ấy là.
Vô lượng hư không khôn đựng chứa,
Rỗng rang thấu đến chỗ Oai Âm ([113]).
Phó Đại Sĩ giải:
Tụng:
Chỉ núi Tu Di lớn, Dùng so sánh Pháp thân.
Châu vi bao bảy báu, Độ hạnh rất nhiều môn.
Sắc đẹp khoe xanh trắng, Duyên lành kết quả nhân.
Có hình đâu phải lớn, Không tưởng mới là chơn.
Xuyên Thiền sư giải: Giả như có, rồi ở chỗ nào?
Tụng:
Thế giới bao nhiêu vật hữu hình,
Tu Di sừng sựng cũng hư danh.
Dầu cho ngươi chỉ muôn điều có.
Ta nói đều "không" lý mới minh.
Phải theo chỗ ấy mà ngộ nhập.