Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Kệ Kiến Tánh Đoạn 7

27/06/201101:54(Xem: 2201)
III. Kệ Kiến Tánh Đoạn 7

KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
Biên Soạn: Thiền Sư Chân Nguyên
Dịch Giải: Hòa Thượng Thích Thanh Từ

B. GIẢNG GIẢI
III-KỆ KIẾN TÁNH(Ðoạn 7)

Hỏi:Thế nào là trên trời dưới đất, trong cõi nhân gian, quầnsanh muôn loài, hết lòng cung kính, tôn xưng chư Phật, gọilà Giác Hoàng?

Ðáp:Phật là bậc thầy trong ba cõi, cha lành nơi bốn loài, đứcto vòi vọi, hùng tôn bát ngát, quả chứng ba vô số kiếp,ân thấm cả chín loài, ba thân tròn hiển, mười hiệu cùngbày, đến Thánh thì làm vua trong muôn Thánh, làm Phật thìsáu thông tự tại, chín loài tối tăm đều được thấm nhuần,ba cõi đều tôn quí, đại bi đại nguyện, đại lực đạihạnh, khắp tiếp cả trời người, sang hèn đều dẫn dắt,ứng hóa trên trời, cõi người, cứu độ cõi này phươngkhác, quần sanh đều lợi lạc, tất cảđều nương về, vì vậy tôn Phật là "Giác Hoàng".

Ðâynêu lên câu hỏi tại sao từ cõi người cõi trời cho đếntất cả quần sanh đều cung kính tôn xưng chư Phật là GiácHoàng ? Giác Hoàng là vua giác hay cũng gọi là Giác vương.

Ðáprằng Phật là bậc thầy của ba cõi là dục giới, sắc giớivà vô sắc giới, cha lành của bốn loài, bốn loài là thaisanh, noãn sanh, thấp sanh và hóa sanh. Ðức độ Ngài rộngmênh mông, cao vòi vọi như núi, sức mạnh của Ngài bát ngátkhông thể diễn tả được, Ngài tu ba vô số kiếp mới chứngquả, khi chứng quả rồi ân đức của Ngài nhuần thấm trongchín loài. Chín loài: Noãn, thai, thấp, hóa sanh, hữu sắc,vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, phi hữu tưởng phi vô tưởng.Ba thân hiển bày đầy đủ. Mười hiệu là: Như Lai, Ứngcúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải,Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, PhậtThế Tôn. Nếu ở trong hàng Thánh thì Ngài là bậc trên hết,Ngài đã được sáu thần thông, chín loài tối tăm đều đượcthấm nhuần ơn của Ngài. Như vậy sở dĩ hết thảy quầnsanh đều tôn chư Phật là vua giác là vì công đức của cácNgài vô lượng, vô biên. Tuy nhiên có một câu mà ngày xưahọc tôi cũng nghi: nói rằng quả chứng ba vô số kiếp,tức là Phật tu trải qua ba vô số kiếp mới chứng quả.Vô số kiếp thì không tính được tại sao nói ba ? Ðã vôsố mà còn nói ba thì lấy đâu làm giới hạn để nói làba vô số ? Vô số kiếp đã không thể tính, vậy lấy đâulàm chặng vô số kiếp thứ nhất, vô số kiếp thứ hai vàvô số kiếp thứ ba ? Không có chặng mà nói ba vô số kiếplàm sao hiểu ? - Nói vô số kiếp chúng ta đừng lầm tưởngvô số là thời gian dài đăng đẳng không thể tính đếm,mà vô số là số thời gian không cố định. Ví dụ có ngườitu mười năm họ tỉnh. Có người tu cả đời không tỉnh.Như trong kinh nói: đức Phật Thích Ca và Bồ-tát Di Lặc đồngthời phát tâm tu, mà Phật Thích Ca đã thành Phật, còn Bồ-tátDi Lặc thì bao nhiêu kiếp nữa mới thành Phật. Như vậy căncứ vào cái gì để tính số ? - Căn cứ vào hạnh tu củacác Ngài mà tính, mà làm chuẩn, chớ không phải tính nămtháng tu. Nếu căn cứ trên năm tháng tu thì không thể nàotính được.Căn cứ trên cônghạnh tu thì trong kinh nói: người tu từ sơ phát tâm cho đếntam hiền là bậc thứ nhất hay vô số kiếp thứ nhất. Nhưngtrong giai đoạn này người thì tu nhanh, người thì tu chậmlàm sao định được thời gian ? Như người đi học năm nămhết cấp một, bốn năm nữa hết cấp hai v.v... có thể tínhđược. Còn người tu siêng thì nhanh, lười biếng thì chậm,mà chậm thì cứ tu mãi cho nên không biết bao nhiêu mà tính,do đó gọi là vô số. Như từ Sơ địa tới Bát địa làbậc thứ hai hay vô số kiếp thứ hai, từ Bát địa đếnđẳng giác diệu giác thành Phật là bậc thứ ba hay vô sốkiếp thứ ba. Nói ba vô số kiếp là các Ngài căn cứ trêncông hạnh tu vượt qua ba bậc gọi là qua vô số kiếp thứnhất, vô số kiếp thứ hai, vô số kiếp thứ ba, chớ khôngphải căn cứ trên thời gian. Căn cứ trên thời gian tu thìkhông ai giống ai, người tu nhanh, người tu chậm, người tuvừa vừa, cho nên không nói số kiếp nhất định. Chúng tathử xét lại, đức Phật Thích Ca và Bồ-tát Di Lặc đồngthời phát tâm tu, mà Phật Thích Cathìđã thành Phật nhập Niết-bàn, còn Bồ-tát Di Lặc thì đanglàm Bồ-tát nhất sanh bổ xứ ở cung trời Ðao lợi. Cũngvậy, trong số Tăng Ni tu ở đây cùng tu một lượt mà nămbảy năm sau người làm Thiền sư, người làm pháp sư, cũngcó người ngồi tu dài dài. Nói như thế để chúng ta hiểutrình độ tu rất sai biệt, đừng nghĩ rằng cùng phát tâmtu, thời gian tu và kết quả của mỗi người như nhau.

Bởivì sao ? Vì nhân tu rộng lớn nên trăm ngàn công đức đãtrang nghiêm, quả chứng chí tôn thì ở trên cả trăm ức hóathân. Ðại nguyện của chư Phật, khi ra đời thường thịhiện làm vua. Làm Phật thì ba cõi đều tôn kính, làm vua thìmuôn nước đều qui phục, là thảy do công phu tu hành từnhiều kiếp, và nhân duyên phước huệ, lo cứu giúp cho mọingười.

Ðoạnnày nói thêm cho rõ công đức của chư Phật quá cao siêu nhưvậy nên mới tôn xưng là Giác Hoàng. Nhưng tới đoạn sauthì an ủi vua Lê Hy Tông.

Lạihội lý rằng:

Giáclà rất to, rất rộng, pháp tánh tròn sáng, chánh giác Bồ-đề.Hoàng là rất tôn, rất quí, ngôi vị độc tôn hết mức,là bậc đế vương trang trọng. Trong các kinh vẫn thấy PhậtPhật hiện làm vua, việc xưa cũng truyền nghe vua vua thànhPhật. Nên biết, chư Phật số cát sông Hằng, mỗi vị cũngthường thị hiện làm thân đế vương. Và nên biết, ở cungvua mà ứng ra đời trong cửa Phật, thì nước Việt lại thấytriều Lê, niên hiệu Chính Hòa, Ðức Giác Hoàng trí Phậtthiên nhiên, biển tuệ tròn sáng, trang trọng ngự giữa đàihoa mà hiển dương Phật pháp. Cây Bồ-đề lớn cao, bóng chemát cả mười phương, hoa ưu bát nở ra, sáng rực đến muônđời. Quần sanh đều được độ, khắp nơi thấm ơn sâu,đời tôn xưng là chân Phật Hoàng.

Hộilý là giải lý hay giải thích thêm. Ðoạn này tán thán côngđức của vua Lê Hy Tông. Triều đại nhà Hậu Lê là thờitrọng Nho khinh Phật, song có hai ông vua tin Phật rất sâu,trợ duyên tốt cho Tăng Ni tu hành, chùa chiền được pháttriển nhiều hơn, Tăng Ni tu đông hơn, đó là vua Lê Hy Tôngvà Lê Dụ Tông. Vua Lê Hy Tông, ban đầu cũng không tin Phật,đuổi hết Tăng Ni về núi tu hành, không cho ở lại kinh đôđể mở mang Phật pháp. Sau nhờ Thiền sư Tông Diễn, viếtsớ dâng vua, trình bày hết những cái hay cái quí của đạoPhật. Vua nghe xong, thức tỉnh thành tâm sám hối tội hủybáng Phật pháp. Từ đó về sau vua hết lòng tin và ủng hộPhật pháp. Do vua sùng kính Phật pháp nên ngài Chân Nguyênđược vua trợ duyên rất nhiều trong việc xây lại chùa QuỳnhLâm, trong lúc xây chùa, vua cấp cho ba chục ngàn dân tới làmcông quả. Do đó ngài Chân Nguyên nói ở cung vua mà ứngra đời trong cửa Phật, thì nước Việt lại thấy triềuLê, niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705).Niên hiệu Chính Hòalà niên hiệu của vua Lê Hy Tông, công đức của vua rất xứngđáng được tôn xưng là Giác Hoàng.

Rỗngtoang Phật tánh tợ hư không,
Thịhiện thân vua thể cũng đồng.
Quyềnthật sáng ngời gồm mọi lý,
Mởmang Phật pháp độ quần mông.
Âm:
Hoátnhiên Phật tánh đẳng hư không,
Thịhiện vương thân thể diệc đồng.
Quyềnthật tinh quang bao chúng lý,
Hiểnkhai Phật pháp độ quần mông.
Ngàinói thêm bài kệ để tán thán Giác Hoàng. Rỗng toang Phậttánh tợ hư không, thị hiện thân vua thể cũng đồng.Ðứng về mặt Pháp thân thì Phật tánh rỗng toang tợ hưkhông. Nhưng thị hiện hay ứng hóa ra hoặc là tu sĩ hay vuagiáo hóa dân... đó là cái tướng của dụng, song thể vẫnđồng.Quyềnthật sáng ngời gồm mọi lý, mở mang Phật pháp độ quầnmông."Quyền" là hiện làm vua, "thật" là chỉ Pháp thân,nghĩa là thị hiện làm vua hay sống với Pháp thân thì vẫnsáng ngời đầy đủ lý đó. Hiện ra để làm gì ? Thị hiệnlàm vua để mở mang Phật pháp độ những kẻ mê muội. Sauđây Ngài dẫn sách Trung Quốc.
Trướckia, vua Ðường Thuận Tông hỏi Ðại sư Phật Quang:
Phậttừ phương nào đến ?
Diệttrở về nơi đâu ?
Ðãnói thường trụ thế,
NayPhật ở chỗ nào ?
Âm:Phậttòng hà phương lai ?
Diệthướng hà phương khứ ?
Kýngôn thường trụ thế,
Phậtkim tại hà khứ ?
Ðạisư Phật Quang đáp:
Phậttừ vô vi đến,
Diệttrở về vô vi.
Phápthân đồng hư không,
Thườngở chỗ không tâm.
Cóniệm về vô niệm,
Cótrụ về vô trụ.
Ðếnvì chúng sanh đến,
Ðivì chúng sanh đi.
Biểnchân như thanh tịnh,
Trònlặng thể thường trụ.
Ngườitrí khéo tư duy,
Lạichớ sanh nghi ngờ.
Âm:
Phậttòng vô vi lai,
Diệthướng vô vi khứ.
Phậtthân đẳng hư không,
Thườngtại vô tâm xứ.
Hữuniệm qui vô niệm,
Hữutrụ qui vô trụ.
Laivị chúng sanh lai,
Khứvị chúng sanh khứ.
Thanhtịnh chân như hải,
Trạmviên thể thường trụ.
Trígiả thiện tư duy,
Cánhvật sanh nghi lự.
Trướckia vua Ðường Thuận Tông hỏi Ðại sư Phật Quang:Phậttừ phương nào đến, diệt trở về nơi đâu? Ðã nói thườngtrụ thế, nay Phật ở chỗ nào ?Câu hỏi nêu lên là: Phật từ đâu đến, sau khi nhập diệtđi về đâu ? Và nói Phật thường trụ ở đời, nhưng nay Phậtở đâu? Ðó là câu hỏi của vua Ðường Thuận Tông.

Ðạisư Phật Quang đáp:

Phậttừ vô vi đến, diệt trở về vô vi.Phật đến từ vô vi mà diệt cũng trở về vô vi. Tại saovậy ? Vì vô vi là cái thể bất sanh bất diệt, Ngài thịhiện ra đờilà Hóa thân hay Ứng thân, mà Hóa thân hay Ứng thân cũng từPháp thân hiện ra, cho nên nói đến từ vô vi. Ngài hóa thântùy duyên độ chúng sanh, khi duyên hết, hóathân diệt thì trở về Pháp thân, đó là trở về vô vi. Nhưvậy sanh ra từ Pháp thân, diệt cũng trở về Pháp thân chonên câu sau nói:

Phápthân đồng hư không, thường ở chỗ không tâm.Ở trên hỏi đã nói thường trụ, nay Phật ở chỗ nào ?Ở đây trả lời Phật thường ở chỗ không tâm. Vậy khôngtâm là ở chỗ nào ? Chúng ta có tâm hay không tâm ? Nếu tâmdấy niệm chạy theo trần cảnh thì có tâm, nếu lặng nhữngvọng niệm đó là không tâm. Câu trả lời quá xác thực.Tuy nhiên quí vị có khả năng thấy Phật không ? Chịu khókhông tâm là thấy, nếu có tâm thì chỉ thấy chúng sanh. Vìtâm chạy theo trần cảnh là tâm mê của chúng sanh; tâm chúngsanh là tâm hơn thua, phải quấy, tốt xấu v.v... Những thứtâm chúng sanh lặng, chúng ta vẫn tri vẫn giác ngay đó làtâm Phật. Do đó hỏi: Phật thường trụ ở đời, vậy ởchỗ nào? Ðáp: thường ở chỗ không tâm là chỉ thẳng khôngcòn giấu giếm gì nữa.

Cóniệm về vô niệm, có trụ về vô trụ.Ở chỗ không tâm đó nếu có niệm thì đưa về vô niệm,có trụ thì phải đưa về vô trụ, đó là chỗ Phật ở.Những câu kế Ngài giải thích thêm:

Ðếnvì chúng sanh đến, đi vì chúng sanh đi.Chúng sanh mê, Phật thương muốn độ họ mà thị hiện rađời, khi duyên mãn, Phật vì chúng sanh thị hiện nhập Niết-bàn.Vì những gì cần dạy cho chúngsanh Ngài đã giảngdạy hết rồi, nếu ở đời thêm thời gian nữa thì chúngta sẽ ỷ lại, mà không chịu nỗ lực tư duy những lời Phậtdạy để ứng dụng tu. Như vậy Phật đến hay đi cũng vìchúng sanh cả, chúng sanh mê thì Ngài đem chánh pháp dạy chotỉnh giác, hết duyên thì Ngài ra đi.

Biểnchân như thanh tịnh, tròn lặng thể thường trụ.Nghĩa là Ngài trở về thể chân như thanh tịnh thênh thangnhư biển cả, luôn luôn lặng lẽ tròn đầy không sanh khôngdiệt.

Ngườitrí khéo tư duy, lại chớ sanh nghi ngờ.Người trí khéo nhận định suy xét, không nên sanh lòng nghingờ. Như vậy chúng ta thấy ngài Phật Quang đáp rất chílý không còn giấu giếm gì cả. Bây giờ giả sử có ai hỏiPhật thường trụ ở thế gian vậy Phật ở chỗ nào ? Quívị chỉ được không ? Chỉ tâmkhông chạy theo cảnh đó là chỗ Phật thường trụ.

Vualại hỏi:

Phậttừ vương cung sanh,
Diệtvề Song Lâm diệt.
Trụthế bốn chín năm,
Lạibảo không pháp nói ?
Núisông và biển cả,
Trờiđất với nhật nguyệt,
Thờiđến đều tiêu tan.
Airằng không sanh diệt ?
Nghitình còn như trên,
Ngườitrí khéo phân biệt.
Âm:
Phậttùng vương cung sanh,
Diệthướng song lâm diệt.
Trụthế tứ thập cửu,
Hựungôn vô pháp thuyết.
Sơnhà cập đại hải,
Thiênđịa cập nhật nguyệt.
Thờichí giai qui tận,
Thùyvân bất sanh diệt ?
Nghitình du nhược tư,
Trígiả thiện phân biệt.

Vualại hỏi:Phậttừ vương cung sanh, diệt về Song Lâm diệt. Trụ thế bốnchín năm, lại bảo không pháp nói?Vua nêu lên câu hỏi: Khi Phật còn là Thái tử sanh ở cungvua, đi tu thành Phật, nhập diệt ở rừng Sa-la, trụ thếbốn mươi chín năm, thuyết pháp độ sanh, sao lại bảo khôngnói pháp ? Ðó là ý thứ nhất.

Núisông và biển cả, trời đất với nhật nguyệt, thời đếnđều tiêu tan. Ai rằng không sanh diệt, nghi tình còn như trên,người trí khéo phân biệt.Ý thứ hai vua hỏi núi sông, biển cả, mặt trời, mặt trăngv.v... hết duyên cũng tan hoại, tại sao nói có cái không sanhdiệt ?

Ðạisư Phật Quang đáp:

ThểPhật vốn vô vi,
Tìnhmê vọng phân biệt.
Phápthân đồng hư không,
Chưatừng có sanh diệt.
Códuyên Phật ra đời,
Hếtduyên Phật nhập diệt.
Nơinơi độ chúng sanh,
Giốngnhư trăng trong nước.
Chẳngthường cũng chẳng đoạn,
Chẳngsanh cũng chẳng diệt.
Sanhcũng chưa từng sanh,
Diệtcũng chưa từng diệt.
Tỏngộ chỗ không tâm,
Tựnhiên không pháp nói.
Âm:
Phậtthể bổn vô vi,
tìnhvọng phân biệt.
Phápthân đẳng hư không,
Vịtằng hữu sanh diệt.
Hữuduyên Phật xuất thế,
Vôduyên Phật nhập diệt.
Xứxứ hóa chúng sanh,
Dunhư thủy trung nguyệt.
Phithường diệc phi đoạn,
Phisanh diệc phi diệt.
Sanhdiệc vị tằng sanh,
Diệtdiệc vị tằng diệt.
Liễungộ vô tâm xứ,
Tựnhiên vô pháp thuyết.
Vuanghe Sư giảng hoát nhiên ngộ đạo, tôn trọng Thiền tông.
Ðạisư Phật Quang đáp:ThểPhật vốn vô vi, tình mê vọng phân biệt, Pháp thân đồnghư không, chưa từng có sanh diệt.Ngài nói thể Phật tức là Pháp thân vốn không sanhdiệt, do tình mê nên vọng thấy có sanh diệt, và Pháp thânấy đồng với hư không nên không bao giờ có sanh diệt. Sởdĩ thấy Phật sanh ở cung vua Tịnh Phạn, nhập diệt ở Sa-lasong thọ là do mê mà vọng thấy cái giả tướng, chớ Phápthân thì đồng với hư không, không có tướng sanhdiệt.

Códuyên Phật ra đời, hết duyên Phật nhập diệt, nơi nơi độchúng sanh, giống như trăng trong nước.Ðức Phật Ứng Hóa thân để độ khắp chúng sanh, hết duyênPhật nhập Niết-bàn, ứng hóa thân giống như bóng mặt trăngtrong nước. Vậy bóng trăng trong nước là hư ảo, chỉ cómặt trăng trên trời mới là thật. Cũng vậy Phật ra đờiở vương cung, nhập diệt ở rừng Sa-la là Hóa thân Phật,còn trở về thể bất sanh bất diệt là Pháp thân nên nóithể Phật là vô vi.

Chẳngthường cũng chẳng đoạn, chẳng sanh cũng chẳng diệt, sanhcũng chưa từng sanh, diệt cũng chưa từng diệt. Tỏ ngộ chỗkhông tâm, tự nhiên không pháp nói.Pháp tánh không phải thường cũng không phải đoạn, chưatừng sanh diệt, và khi tâm không còn dấy động thì tỏ ngộPháp tánh. Bởi Pháp tánh không tướng mạo, không đối đãi,không dùng ngôn ngữ nói đến được nên tự nhiên không phápnói, cho nên Phật thuyết pháp bốn mươi chín năm mà chưatừng nói một lời. Không nói một lời là không nói phápnào? Pháp Tứ-đế hay Thập-nhị-nhân-duyên? - Ðứng vềmặt Pháp tánh thì không nói một lời, vì Pháp tánh thì khôngcòn đối đãi, mà không đối đãi thì nói cái gì ? Chúngta thử nói một câu không kẹt hai bên coi ? Nói được không? - Vì còn đối đãi hai bên nên còn nói năng, đến chỗ dứtđối đãi thì không còn ngôn ngữ nói năng, do đó kinh LăngGià đức Phật nói trong bốn mươi chín năm ta chưa từng nóimột câu. Vì trở về Pháp tánh thì không còn ngôn ngữ đốiđãi, không còn ngôn ngữ đối đãi nên tuyên bố không nóimột câu. Song, khi ở Lộc Uyển Ngài giảng pháp Tứ-đế,đây là khổ đế, đây là diệt đế v.v... khổ đế là sanhtử, diệt đế là Niết-bàn vô sanh, là pháp còn đối đãi,nên nói Ngài có nói pháp. Lúc nói tới chỗ hết đối đãiNgài tuyên bố ta không nói một lời. Hiểu như vậy chúngta mới thấy giáo lý của đức Phật uyên thâm sâu kín vôcùng. Bốn mươi chín năm nói pháp là nói pháp đối đãi,đến chỗ dứt đối đãi là chỗ không còn một câu đểnói. Ðó là đi từ đối đãi đến chỗ tuyệt đối, chớkhông phải Phật từ chối việc nói pháp của mình, hay nhưnhiều người hiểu rằng ban đầu đức Phật nói pháp Tứ-đế,Thập-nhị-nhân-duyên, Lục-độ-vạn-hạnh... sau Ngài tuyênbố ta không nói một lời. Ngài nói như thế để người sauđừng chấp cứng vào lời dạy của Ngài. Hiểu Ngài nói phápbốn mươi chín năm là thật thì chưa đạt đến chỗ cứucánh, chỗ cứu cánh là từ đối đãi đến tuyệt đối, đốiđãi thì còn ngôn thuyết, tuyệt đối thì không còn ngôn thuyết.Do đó các Thiền sư cũng nói chỗ tuyệt đối là chỗ khônglời, chỗ không lời là chỗ hết đối đãi. Ni sư Diệu Nhâncũng nói "Uổng khẩu vô ngôn".

Vuanghe giảng, thấu suốt được chỗ đó nên ngộ đạo và tôntrọng Thiền tông.Vua nghe giảng thì ngộ còn chúng ta nghe có ngộ không ? Vìđọc qua câu hỏi và lời đáp chúng ta không nhận ra nên khôngngộ, còn vua thấu suốt được lời đáp của Ngài nên vuangộ và tôn trọng Thiền tông.

Sauđây Ngài dẫn kinh:

Kinh nói: "Tâm ta như nước, Di Ðà nhưtrăng, nước trong thì trăng hiện, chẳng cần người khácnói". Trăng dụ Pháp thân, bóng dụ Hóa thân, trong và đụcdụ nhiễm và tịnh.

Ởđây nói kinh mà tôi không nhớ kinh nào, chỉ nhớ một câu"Trì thành nguyệt hiện". Trì là cái ao, cái ao đào xong cónước lóng trong thì thấy mặt trăng hiện. Ðoạn này giảithích về Tịnh độ của tự tâm, Phật Di Ðà chỉ cho Phápthân, tâm người ví như nước, nước tâm trong thì thấy PhậtDi Ðà hiện, như mặt trăng hiện trong ao nước trong. Còn nướctâm đục thì Phật Di Ðà không hiện. Như vậy hồ tâm trongthì mặt trăng Di Ðà hiện, hồ tâm đục thì mặt trăng Dèà không hiện, cho nên chúng tôi đặt tên cái hồ ở trướcchánh điện Trúc Lâm là hồ Tĩnh Tâm. Tĩnh là lặng, lặngthì mới trong, trong thì thấy bóng trăng hiện. Như vậy quacái nhìn của các Thiền sư không có chống đối pháp mônnào, Tịnh độ cũng được, Thiền cũng được, vì tất cảđều qui về tự tâm, chủ yếu là nước tâm chúng ta phảitrong, nên nói nước trong thì trăng hiện không cần ngườikhác nói.Ngài nói thêm: Mặt trăng dụ cho Pháp thân, bóngmặt trăng dụ cho Hóa thân, tùy nước trong hay đục mà trănghiện hay không hiện, tùy theo tâm nhiễm hay tịnh mà hóa thânlà chúng sanh hoặc Bồ-tát. Như kinh Di Ðà nói niệm danh hiệuPhật từ một ngày cho đến bảy ngày, nhất tâm bất loạnthì khi lâm chung thấy đức Phật A-Di-Ðà và chư Thánh chúngđến đón. Tâm không loạn là tâm tịnh, mà tâm tịnh thìPhật hiện. Thiền Tứ-niệm-xứ, đức Phật nói ai trụ tâmnơi pháp quán từ một ngày cho đến bảy ngày mà không dờichỗ trụ,� thì người đó chứng từ sơ quả đến tứ quả.Tu Tứ-niệm-xứ là quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ,quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã. Giả sử như chúngta quán pháp vô ngã từ một ngày cho tới bảy ngày không cómột tạp niệm, tâm thanh tịnh thì Phật hiện tiền. Còn chúngta tu theo pháp Thiền này thì sao ? Nếu tâm không dấy niệm,lặng trong sáng suốt thì Phật hiện. Vậy mà nhiều ngườithan, đời mạt pháp Phật nhập Niết-bàn hơn hai ngàn năm,khó thấy Phật quá ! Phật ở gần một bên, tại chúngta để tâm chạy theo cảnh nên không nhận ra, rồi khởi niệmđi tìm Phật ở núi này núi nọ, thật là xa, cho dù có tìmPhật ở Ấn Ðộ cũng không gặp. Tâm mình yên lặng trongsáng là Phật hiện tiền, không phải nhọc nhằntìm đâu cả. Như vậy tu mà ngộ được lý đạo sâu xa rồithì công phu rất là nhẹ nhàng và không còn nghi ngờ gì nữa.Nếu không ngộ thì than rằng Phật Niết-bàn hơn hai ngàn nămrồi, làm sao tìm cho ra, mà tìm Phật không thấy thì làm saotu ?

Nướctrong trăng hiện, trăng cũng chẳng đến. Nước đục trăngẩn, trăng cũng chẳng đi. Chỉ do nước có trong đục, chẳngphải bảo trăng có đến đi. Trong pháp cũng như vậy, tâmsạch thì thấy Phật, chẳng phải là Phật đến, tâm nhơthì chẳng thấy, chẳng phải là Phật đi. Bởi do chúng sanhcó nhơ sạch, chẳng phải bảo chư Phật có ẩn hiện.

Ðoạnnày giải thích thêm: nước trong thì mặt trăng hiện, nướcđục thì mặt trăng ẩn, mặt trăng không có đến đi. Cũngvậy tâm thanh tịnh thì Phật hiện, tâm nhiễm nhơ thì Phậtẩn khuất, Phật không đến không đi. Chúng ta thấy mặt trăngtrên trời có đến với nước hay có rời nước không ? -Khôngđến mà cũng không rời, chỉ tại nước trong thì trăng hiện,nước đục thì trăng khuất mà thôi. Cũng vậy, Pháp thânPhật không đến cũng không đi, chúng ta tu tâm trong lặng thìPhật hiện tiền, tâm ngầu đục thì Pháp thân Phật ẩn.Tưởng chừng như Phật có đến có đi, nhưng thật sự thìPhật không đến không đi bao giờ. Cũng thế, chúng ta ngồiThiền để dừng tâm chạy nhảy lăng xăng, tâm lăng xăng đólặng rồi thì ông Phật của chúng ta hiện tiền. Vậy ôngPhật hiện ra sao ? Ngồi tòa sen hay tòa sư tử ? Nếu thấyPhật hiện ngồi tòa sen chúng ta có chấp nhận không ? Chỗnày phải hiểu cho kỹ kẻo lầm. Khi ngồi Thiền tâm thanhtịnh thấy Phật đến xoa đầu thọ ký hoặc tán thán côngđức tu hành, tự cho là mình đã chứng quả, nhưng ít lâuphát điên, người ngoài không biết cho rằng tu Thiền điên.Tại sao thấy Phật lại phát điên ? Khi ngồi tu tâm đạtđến chỗ lặng lẽ thì thể chân thật hiện tiền, đó làPhật hiện. Phật tại tâm mình hiện thì không có tướngmạo, nhưng vì chúng ta chạy theo tướng Phật hư dối ở ngoàido tâm mình phóng hiện ra; tướng hư dối mà cho là thật nênlầm, điên đảo cuồng loạn rồi phát điên.

Trongsử Thiền Ấn Hoa có ghi câu chuyện: Tổ Ưu-ba-cúc-đa hàngphục được ma vương bèn trao Tam qui cho nó. Sau khi thọ Tamqui xong, Tổ bảo ma vương:

-Xưa ngươi thường thấy đức Như Lai giờ đây hiện thửcho ta xem.

Mavương thưa:

-Hiện việc xưa không khó, chỉ xin Tôn giả trông thấy đừnglễ.

Tổkhả hứa. Ma vương vào rừng ẩn mất, chốc lát bỗng thấyPhật từ mé rừng đi ra oai nghi nghiêm chỉnh, theo sau là đoànTỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, Tổ vừa trông thấycúi mình đảnh lễ. Mavươnghoảng kinh biến mất.

Quacâu chuyện trên, chúng ta thấy ma hiện Phật, mà Tổ còn lầmtưởng Phật thật, quì xuống lạy. Chúng ta là phàm phu thườngmơ ước được thấy Phật, ma biết được nên nó hiện hìnhPhật. Chúng ta thấy mừng quá lễ lạy, nhân cơ hội ấy nónhập vào khiến chúng ta phát cuồng phát điên. Nên nhớ, Phậtlà tâm thanh tịnh sáng suốt ở mỗi người chớ không phảiPhật ở bên ngoài.

TrongThiền sử Trung Hoa có ghi câu chuyện: ngài Văn Hỷ đi đếnnúi Ngũ Ðài để tìm Bồ-tát Văn Thù, Ngài không gặp Bồ-tátVăn Thù chỉ gặp một ông già dắt trâu đi, mời Ngài vàochùa uống trà. Qua câu chuyện đối đáp, trời tối Ngài xinnghỉ lại đêm không được, ông già cho một đồng tử đưaNgài xuống núi. Ngài hỏi đồng tử mới biết đó là chùaBát-nhã trong hang Kim Cang, ông già gặp vừa rồi là Bồ-tátVăn Thù. Ngài buồn bãvìkhôngthể nào gặp lại được. Lúc đó đồng tử và chùa cũngđều ẩn mất, chỉ thấy Bồ-tát Văn Thù cỡi sư tử vàngqua lại ở trên mây, Ngài đảnh lễ rồi đi về.

Sau,Ngài đến Thiền sư Ngưỡng Sơn học đạo, được sung chứcÐiển tọa. Ngài nấu cháo thường thấy Bồ-tát VănThù hiện trên nồi cháo, Ngài lấy cây giầm quậy cháo đập,nói:

-Văn Thù tự Văn Thù, Văn Hỷ tự Văn Hỷ.

Quacâu chuyện trên, chúng ta thấy tinh thần Thiền là trở vềvới Phật chính mình, không lệ thuộc vào Phật, Bồ-tát bênngoài. Trong nhà Phật có câu "Phật cao một thước, ma cao mộttrượng", sống trong cõi dục này ma ở gần chúng ta rất nhiều,cho nên chúng ta nghĩ gì, mơ ước điều gì, ma biết hết vànó hiện đúng như ý mình mong cầu. Nếu chúng ta không biếtthì bị nó lừa, tu một thời gian kết quả điên khùng làtại chỗ đó. Nếu chúng ta biết tất cả đều là giả tướng,thì không chấp nhận những tướng bên ngoài từ tâm phónghiện ra, khôngchấp nhận thì không lầm, không bị hại. Giả sửchúng ta ngồi Thiền gặp Phật thật hiện ra, chúngta không chấp nhận Phật cũng không rầy, vì biết mình cócái nhìn đúng. Nếu chúng ta gặp Phật không lễ sợ có lỗi,Phật thuyết pháp không nghe sợ có tội, sẽ bị lừa bịhại. Thỉnh thoảng có ít người tu ban đêm ngồi Thiền nghebên tai có tiếng nói pháp, hoặc bên tai nghe có tiếng nóixì xào, muốn hết tiếng không biết làm sao, đến nhờ tôichỉ cách để giải trừ. Những trường hợp như thế phầnnhiều là do quỉ thần đánh lừa chúng ta. Ban đầu nó đemmột hai câu kinh Phật ra nói, chúng ta nghe thích quá, tin theocho là lời Phật Thánh nói pháp. Khi tin sâu rồi nó xúi chúngta nói làm bậy bạ, lúc đó ý chí nhu nhược, trí tuệ lumờ, nó bảo điều chi là nghe theo làm theo, không cưỡng lạiđược. Ðó là cái lầm của người tu không biết rõ nhữngchứng thiền bệnh. Trong nhà Thiền có câu "Phùng Phật sátPhật, phùng ma sát ma" (Gặp Phật giết Phật, gặp ma giếtma). Nói nghe như vô lễ tàn nhẫn lắm, nhưng đó là điềutất yếu phải làm để trong khi tu chúng ta tránh được sựlầm lẫn tai hại. Nên nhớ ai tu mà ham Phật, Bồ-tát đếnxoa đầu thọ ký thì người đó dễ bị điên cuồng.

Lýrốt ráo tột cùng, cực tắc tuyệt diệu thì Pháp thân vốnrỗng lặng, tròn đồng thái hư, không đi không đến, khôngnơi không chốn, tùy cơ mà cảm đến, ứng hiện tự tại,nên gượng gọi là Như Lai.

Ðoạnnày Ngài nói thêm để chúng ta hiểu rõ cái lý tột cùng khôngđến không đi của Pháp thân và danh từ Như Lai cũng gượnggọi chớ không có thật.

Chánhgiác không nơi đến,
Ðicũng không chỗ nào.
Thânthanh tịnh diệu sắc,
Dothần lực hiển hiện.
Phậtthân rỗng lặng trùm pháp giới,
Rõràng trước mắt quần sanh loại.
Tùycơ cảm đến khắp mọi nơi,
Tựdo ứng hiện đều vô ngại.
Âm:
Chánhgiác vô lai xứ,
Khứdiệc vô sở tùng.
Thanhtịnh diệu sắc thân,
Thầnlực cố hiển hiện.
Phậtthân không tịch biến pháp giới,
Ðườngđường đối nhãn quần sanh loại.
Tùycơ phó cảm mỵ bất chu,
Tựnhư ứng hiện lực vô ngại.
Ðếnđây Ngài nói thêm bài kệ để chúng ta rõ nghĩa lý khôngđến đi của Pháp thân.Chánhgiác không nơi đến, đi cũng không chỗ nào. Thân thanh tịnhdiệu sắc, do thần lực hiển hiện.Chánh giác là chỉ cho Pháp thân không đến đi, không có nơichốn và cái thân đẹp đẽ có ba mươi hai tướng tốt củaPhật cũng do thần lực hiển hiện.

Phậtthân rỗng lặng trùm pháp giới, rõ ràng trước mắt quầnsanh loại.Pháp thân Phật rỗng lặng trùm khắp pháp giới, luôn luônhiện ở trước mắt chúng ta. Như vậy thân có ba mươi haitướng tốt của Phật Thích Ca ở Ấn Ðộ là Ứng thân hayHóa Thân, còn Pháp thân Phật ai cũng sẵn có, nó rỗng lặngtrùm khắp pháp giới và ở ngay trước mắt chúng ta, khônghề xa cách.

Tùycơ cảm đến khắp mọi nơi, tự do ứng hiện đều vô ngại.Nghĩa là Pháp thân không có tướng mạo, nhưng tùy duyên màcó cảm ứng. Tùy duyên cảm ứng như thế nào ? Giả sử chúngta tu thể nhập được Pháp thân thanh tịnh, nhưng không phảian trú mãi trong Pháp thân thanh tịnh, mà tùy chúng sanh nàocó duyên với chúng ta sanh nơi nào thì chúng ta đến đó đểđộ họ. Như chúng tôi thường nói, lâu nay Phật tử ủnghộ tịnh tài tịnh vật để chúng tôi cất chùa và lo choTăng Ni tu học, Phật tử làm việc ấy với tâm nguyện mongrằng đời đời được gặp chánh pháp, gặp quí Thầy giáohóa cho tu học, vì hiện tại Phật tử là cư sĩ gia duyênràng buộc nên tu không được bao nhiêu. Tâm nguyện như thếlà Phật tử đã muốn gieo duyên sâu với Tam bảo, nhưng nếuchúng tôi tu giác ngộ thể nhập Pháp thân thanh tịnh, cảmthấy an lạc thảnh thơi quá, không trở lại thế gian giáohóa những người có duyên với mình. Như vậy, nếu nói theothế gian thì chúng tôi không muốn trả nợ, mặc tình Phậttử muốn tu như thế nào thì tu, mình không để ý tới, đólà vô trách nhiệm. Cho nên người tu tự giác rồi phải giáctha, không nên ích kỷ, tu liễu ngộ rồi không hưởng an lạcmột mình, phải tùy duyên ứng hiện độ chúng sanh có duyênvới mình, đó cũng là một hình thức trả nợ cơm áo choPhật tử. Hơn nữa, khi tu đã giác ngộ, dù chúng ta có ứngthân độ chúng sanh chúng ta vẫn tỉnh chớ không mê, do tỉnhcho nên thấy việc ứng thân để độ chúng sanh là hư dối,không thật. Vì chúng sanh mê nên thọ thân giả dối cho làthật, còn người tỉnh đi vào trong cảnh giả biết là giả,mang thân giả làm việc lợi ích cho chúng sanh, dù có gặpcảnh thuận nghịch vui buồn cũng biết là giả dối, khôngđộng tâm, đó mới là tùy duyên cảm ứng. Nếu gặp cảnhthuận thì vui, gặp cảnh nghịch thì buồn khổ thở than, đólà theo nghiệp chiêu cảm.

Tùyduyên cảm ứng thì gặp cảnh thuận nghịch gì cũng vui, vìnó không thật, không thật cho nên không lo buồn sợ hãi. Dođó các Bồ-tát đi khắp thế gian để làm lợi ích cho chúngsanh mà vẫn luôn ở trong Niết-bàn tự tại, vì đâu có gìbận tâm. Hạnh của Bồ-tát là như vậy, không hẳn Bồ-tátlà phải có thần thông, có quyền lực phi thường, mà Bồ-tátvẫn ở tại thế gian và sinh hoạt như mọi người. Tuy nhiên,người thế gian gặp cảnh khổ thì than khóc, Bồ-tát gặpcảnh khổ thì cười. Người thế gian gặp duyên tốt họhãnh diện cho là vinh dự rồi sanh ngạo mạn, Bồ-tát gặpduyên tốt duyên xấu gì cũng thế thôi. Bồ-tát thật thìhành động như vậy, còn khác đi là thứ giả, dù có xưnglà Bồ-tát cũng chỉ là giả mà thôi. Cho nên trên đườngtu nếu chúng ta khéo ứng dụng thực hành thì đâu đâu cũnglà Bồ-đề là Niết-bàn, nếu không khéo thì đâu đâu cũnglà cõi khổ đau.

Kinhnói: "Thân pháp giới thanh tịnh vốn không có ra vào, sứcbổn nguyện đại bi thị hiện như hoa trong không".

Ðoạnnày giải thích về Pháp thân thanh tịnh của Phật không rakhông vào, nhưng vì do sức bổn nguyện đại bi mà có ra cóvào, sự ra vào đó giống như hoa đốm trong hư không. Thườngchúng ta chỉ biết Phật là Phật Thích Ca ở Ấn Ðộ, cólịch sử, sanh ra trong cung vua Tịnh Phạn và nhập Niết-bànở rừng Sa-la, Phật đó là Phật Hóa thân, hay Báo thân cósanh có diệt. Phật Pháp thân thì không sanh không diệt, tạisao Phật Hóa thân lại có sanh diệt ? Như Phật Thích Ca khicòn làm Thái tử phát tâm đi tu nguyện giải thoát sanh tửcho mình và cho tất cả chúng sanh. Giải thoát sanh tử là nhậpNiết-bàn, mà nhập Niết-bàn tức là tử. Như vậy nói thànhPhật giải thoát sanh tử tại sao đến tám mươi tuổi Ngàivẫn tử như mọi người. Ðoạn này ngài Chân Nguyên giảithích Phật có ba thân: thân có sanh có tử là Hoá thân hayBáo thân, thân không sanh tử là Pháp thân. Khi chứng quả Phậtcác Ngài sống với Pháp thân không sanh tử, còn thân tứ đạihiện có hình tướng là Hóa thân, thân này có sanh thì phảicó tử. Vì nó là Hóa thân nên dụ như hoa đốm trong hư không,chợt hiện chợt mất không thật. Còn Pháp thân thì như hưkhông thênh thang không sanh diệt. Vì vậy mà nói Phật chứngđược Pháp thân thì không còn sanh tử. Chúng ta tu giả sửkiếp này ngộ được Pháp thân, song thân tứ đại của chúngta một ngày nào đó hết duyên nó cũng tan hoại. Nhưng cónhiều người quan niệm rằng không tu khi già cũng chết, cốgắng tu hành khổ cực tới già cũng chết, như vậy đâu cóai hơn ai. Ðó là lý lẽ mà người không muốn tu nêu lên đểbào chữa. Phải thấy rõ người tu và không tu có khác, ngườitu biết thân này giả tạm, nhận ra nơi mình có Pháp thânchân thật không sanh tử thì thân giả tạm có hư hoại cũngkhông buồn không tiếc. Còn người thế gian không biết tu,thấy thân giả tạm này là thật cho nên khi thân này hoạitìm thân khác, theo nghiệp đi mãi trong luân hồi thọ quảbáo. Ðó là chỗ khác nhau của người tu và không tu. Chúngta phải hiểu cho thấu đáo để khỏi lầm lẫn như ở trên.

Bởithị hiện có ra vào là ở cơ duyên, cơ duyên ứng thì hiệnra trong cung vua Tịnh Phạn, cơ duyênhết thì ở dướigốc Sa-la(1)vào Niết-bàn.

Hóathân thì ứng theo duyên mà thị hiện, sở dĩ Thái tử sanhvào cung vua là vì nơi đó có duyên với Ngài, thị hiện tuhành, thành đạo giáo hóa chúng sanh, cơ duyên viên mãn thịhiện vào Niết-bàn. Ứng theo duyên mà Hóa thân thị hiệnchớ không phải Pháp thân. Ðoạn kế là ví dụ:

Dovì nước trong sạch vô tâm mà không hình tượng nào chẳnghiện. Hình tượng chẳng phải là ta vốn có, đây là hoa đốmtrong không thuộc vật bên ngoài. Tướng chẳng phải là thânPhật, há Như Lai có ra vào ?

Ðoạnnày nói do nước trong cho nên hình tượng hiện. Ví dụ nhưcó một hồ nước thật trong, mọi vật có hình tướng nhưnúi rừng, cây cối, mặt trăng v.v... đều hiện bóng dướihồ. Như vậy trong hồ thật có những thứ đó hay không ?Chỉ do hồ nước trong nên các thứ đó mới hiện. Cũng vậynếu hồ tâm của chúng ta trong lặng thì tất cả hình tượngđều hiện rõ ràng. Hình tượng không phải là cái sẵn cómà nó là cái bóng hư ảo giả tạm, giống như hoa đốm tronghư không, nó là cái ở bên ngoài, hồ tâm mới thật là ta.Nếu hồ tâm chúng ta không trong lặng thì bao nhiêu nghiệpchướng lôi dẫn chúng ta lăn lộn trong sanh tử. Nếu hồ tâmtrong lặng thì mọi hình tượng hiện trong đó chỉ là tướnghuyễn hóa không thật, không làm xao động cái hồ. Tất cảtướng không phải là Pháp thân Phật, mà Pháp thân Phật làNhư Lai thì không có ra vào, vì Như Lai không hình tướng. Nhưvậy chúng ta tu thành Phật rồi chúng ta có chết không ? Nếukhông chết thì hơn đức Phật rồi. Chúng ta cũng chết nhưngchết thân tứ đại hư dối, còn Pháp thân thanh tịnh bấtsanh bất diệt thì đâu có mất. Vì Pháp thân không hình tướngnên không sanh diệt, sắc thân có hình tướng có sanh ắt phảidiệt. Vậy mục đích của người tu là hướng về Pháp thânhay hướng về sắc thân ? - Hầu hết chúng ta đều muốn sốngvới Pháp thân bất sanh bất diệt. Như vậy đối với Phápthân thì sắc thân quí chừng bao nhiêu phần trăm ? Pháp thânbất sanh bất diệt nó không có tuổi, còn sắc thân tứ đạisống chỉ mấy mươi tuổi thì tan hoại, nó tạm bợ nên khôngphải là cái thân quí. Chúng ta không nên vì nó mà tạo nghiệp,rồi theo nghiệp chịu khổ liên miên trong sanh tử luân hồi.Cho nên người hiểu đạo nhận ra Pháp thân, đây gọi làKiến tánh, thì những người này đối với thân tứ đạikhông cho là quí trọng, không còn cưng yêu nó nữa, mà thấynó là phương tiện để tu và làm lợi ích cho chúng sanh. Thấynhư vậy là thấy đạo. Nếu thấy thân là quí trọng, muốncho nó mặc đẹp ăn sang, thụ hưởng tất cả mọi thứ tiệnnghi sung sướng hiện có trên thế gian này là người khônghiểu đạo. Như vậy người hiểu đạo và không hiểu đạokhác nhau ở chỗ đó. Hiểu đạo thì quay về sống với Phápthân, thấy sắc thân chỉ là phương tiện tạm bợ để tuvà làm lợi ích cho chúng sanh, không hiểu đạo thì cưng dưỡngsắc thân mà quên Pháp thân.

Ðógọi là thân Phật vô vi, đầy khắp cả pháp giới, thanh tịnhtròn sáng, trong lặng thường trụ. Chân Phật thì vô tướng,vốn không có lý Niết-bàn. Quyền Phật thì giả hiện, huyễncó việc ứng hóa.

Ðógọi là thân Phật vô vi.Vô vi là không có tướng sanh diệt. Thân Phật vô vi là Phápthân Phật không có tướng sanh diệt. Ðầy khắp cả phápgiới, thanh tịnh tròn sáng, trong lặng thường trụ.Phápthân Phật của mỗi người thanh tịnh tròn sáng trong lặngtrùm cả pháp giới không sanh không diệt nên thường trụ.ChânPhật thì vô tướng, vốn không có lý Niết-bàn.Phậtthật thì không có tướng, cho nên không có cái lý nhập Niết-bàn.Nhập Niết-bàn không phải là Phật thật. Nói như thế, cóthể quí vị hiểu thân mình là tướng có thật, cân nặngnăm sáu chục ký, đi lại, nói năng, làm việc đủ thứ, nhưvậy là thật. Còn nói Pháp thân không hình tướng thì đâucó cái gì ? Không hình tướng thì như hư không, vậy tạisao coi thường thân thật có hình tướng đi đứng hoạt độngmà quí trọng Pháp thân không hình tướng rỗng không ? Chỗnày có rất nhiều người hiểu lầm. Nghe nói Pháp thân Phậtvô vi vô tướng... tưởng nó rỗng không như hư không, nếunhư hư không thì vô tri không có giá trị. Tôi xin hỏi quívị nơi chúng ta mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi,lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, nếu đứng về mặt thấy,biết, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, cái biết đó có hình tướngkhông ? Cái biết nghe không phải lỗ tai, cái biết sắc khôngphải con mắt v.v... Cái biết đó không hình tướng mà nóchỉ huy toàn thân này, vì nếu không có nó thì thân này khônghoạt động được. Hiểu kỹ chỗ này rồi chúng ta mới thấyrằng Pháp thân không hình tướng không phải là rỗng khôngvô nghĩa, mà nó có diệu dụng vô cùng. Hiểu rồi chúng tamới thấy giá trị chân thật của sự tu hành là hướng đếnPháp thân bất sanh bất diệt. Chúng tôi tạm mượn nhữnghình tướng thế gian để quí vị thấy giá trị mạnh yếucủa sự vật, để sáng tỏ giá trị thật của sắc thânvà Pháp thân. Chúng ta thường thấy đất, đá, sỏi... nhữngthứ đó thì cứng, còn nước thì mềm nhưng nước xoi mònđược đất, đá, sỏi... Như vậy, nước tuy mềm nhưng nómạnh hơn đất đá. Nước có tướng chúng ta sờ mó và vốcnước thành bụm được, mà nó xoi mòn được đất đá cứnghơn nó. Còn gió thì sao ? Gió không có tướng mạo, nhưng gióthổi thì nước dâng lên, đất rung rinh bốc bụi. Như vậythì gió mạnh hơn nước. Chúng ta xét kỹ những sự vật cóhình tướng thô chừng nào thì yếu chừng nấy, những cáitế lại mạnh hơn. Như hiện giờ có những loại bom nổ mộttiếng làm rung rinh cả trời đất, nó do những hạt nguyêntử rất nhỏ hợp thành. Nếu chúng ta đem đất đá dồn lạibằng quả bom nguyên tử thì tiếng nổ không bằng và gâytác hại cũng không bằng quả bom nguyên tử. Như vậy mớithấy những vật vi tế chừng nào nó lại có năng lực mạnhchừng nấy. Cũng vậy,tâmchúng ta vô vi không hình tướng, nhưng nó lại là cái chânthật điều khiển cả con người chúng ta, thế mà chúng talại quên, chỉ lo chạy theo những hình tướng giả dối cholà thật và khi nó bại hoại thì đau khổ. Thử hỏi mọingười chúng ta buồn khổ khi thân này sắp tan hoại, hay buồnkhổ khi chúng ta quên thân quay về sống với tâm thể chânthật ? Có lúc nào chúng ta tự than trách: Sao mấy hôm rồitôi cứ để tâm chạy đông chạy tây, hay chỉ than: thân nàyđau đủ thứ chẳng biết có qua khỏi không ? Cái tâm chânthật là quí mà bị bỏ quên để chạy theo những thứ giảdối bên ngoài, lý đáng phải buồn nhiều lắm! Cái thân hưdối tạm bợ mất đi lý đáng phải vui mừng. Giống như ngườigiàu, có hột xoàn, có vàng bị mất cắp thì buồn, ngượclại có vài ba cục sỏi, cục đất bị mất thì đâu có buồntiếc. Nói như thế để thấy chúng ta mê muội chỉ biếtquí cái thân hư giả tạm bợ, mà xem thường cái tâm chânthật quí báu của mình, do đó mà bị trầm luân sanh tử.Vì vậy ngài Chân Nguyên nhắc chúng ta không nên lo lắng sựtan hoại của sắc thân, mà quên mất Pháp thân chân thậtsẵn có nơi mình. Ngài cố giải thích cho chúng ta nhận rarằng Pháp thân chân thật vốn thường trụ rỗng lặng, khôngdấu vết, mà diệu dụng vô cùng. Chúng ta không nên lo lắngcho cái thân này quá lắm, mà hãy khéo trở về sống vớiPháp thân chân thật của mình. Muốn thế, hồ tâm chúng taphải lóng lặng hết những bợn nhơ tham, sân, si, mạn, nghi,ác kiến... chúng ta mới sống được với Pháp thân chân thậtcủa mình. Vậy, chúng ta có chịu gạn lọc những bợn nhơđó bỏ đi, hay để dành rồi chịu nhơ chịu khổ suốt kiếp? Chúng ta phải dùng trí tuệ quán xét coi cái nào là bợnnhơ của tâm thì loại bỏ, để hồ tâm chúng ta được trongsạch, hồ tâm trong sạch thì Pháp thân hiện tiền. Như vậychúng ta có can đảm tự hứa với lòng là học Phật pháptrong vòng một năm sẽ lọc bỏ hết những bợn nhơ tham sânsi... không ? - Dạ không dám hứa. Tại sao biết những thứđó là dở là tai hại mà không dám hứa bỏ ? Ðó là mộtđiều khó khăn mà người tu Phật thường vấp phải. Chúngta học Phật pháp thật nhiều mà lâu lâu tập khí phàm phucũng hiện ra là tại sao? Tại hiểu mà không hành, hoặc hànhmà không chuyên. Cho nên trong nhà Thiền có câu "Hạnh giảitương ưng danh vi viết Tổ" nghĩa là hiểu và hành giống nhauthì gọi là Tổ. Còn chúng ta hiểu và hành không giống nhaunên gọi là phàm phu. Nên nhớ tu không phải là chuyện huyềnhoặc trên trời trên mây, mà là chuyện thực tế nơi mình,chỉ chịu khó lọc bỏ bợn nhơ nơi tâm thì Pháp thân hiệntiền, cũng như hồ nước trong thì bóng trăng hiện. Tất cảkiểm lại xem trong tâm chúng ta có những niệm tham sân si...không ? Chúng ta có quyền đuổi nó ra hay không? - Có đủthẩm quyền đuổi nó ra tại sao không đuổi? Ðiều đó thậtlà khó hiểu ! Chúng ta biết mình có những điều dở, mìnhbỏ những điều dở đó thì ai cũng khen, thế mà không chịubỏ, thật là mâu thuẫn, thật là lạ lùng ! Chúng ta thườngcó cái bệnh nói một đàng làm một nẻo, lạy Phật thì xincho con đời này hết phiền não, nhưng biết tham sân si làphiền não, là độc hại mà không chịu bỏ! Chủ yếu củaviệc tu hành là phải sáng suốt gan dạ và dứt khoát, nếukhông thì tu cả đời vẫn y nguyên chẳng tiến bộ gì cả.

*


(1)Bản chữ Hán là Bồ-đề thọ.
III-KỆ KIẾN TÁNH(Ðoạn3)

VI-

Ðạt-maTây đến một chữ không,
Toàny tâm địa để dụng công.

Chínnăm ngó vách không lời nói,

Mộtsớm truyền tâm Huệ Khả thông.

Âm:

Ðạt-maTây lai nhất tự vô,
Toànbằng tâm địa dụng công phu.
Cửuniên diện bích vô ngôn thuyết,
Nhấtđán truyền tâm Huệ Khả sư.
Ðạt-maTây đến một chữ không, toàn y tâm địa để dụng công.Chínnăm ngó vách không lời nói, mộtsớm truyền tâmHuệ Khả thông.Tổ Ðạt-ma từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa không truyền dạy mộtchữ, nên nói một chữ không, Ngài chỉ nương nơi pháp môntâm địa để chỉ dạy người dụng công tu. Trong nhà Phậtthường nói tâm địa, tâm là tâm con người, địa là đất.Tâm địa chỉ cho tâm chân thật của chúng ta giống như mặtđất, tất cả người vật trên thế gian đều nương nơiđất mà đứng vững sanh tồn. Cũng thế tất cả những điềuthấy nghe, hiểu biết cũng đều lưu xuất từtâm, tâm tạo thành tất cả cho nên nói là tâm điạ.Suốt chín năm ở chùa Thiếu Lâm Tổ ngồi ngó vách khôngnói một lời, một hôm ngài Thần Quang tìm tới cầu chỉdạy, Tổ truyền cho pháp an tâm, Ngài ngộ cho nên được đổitên là Huệ Khả, nên nói Huệ Khả thông. Thần Quang trướckhi gặp Tổ đã dụng công tu hành đáng kể, nhưng chưa ngộ.Nghe Tổ Bồ-đề-đạt-ma từ Ấn Ðộ sang ở tại chùa ThiếuLâm, bèn đến yết kiến. Thần Quang đã đủ lễ nghi mà Tổvẫn ngồi lặng yên ngó mặt vào vách không màng đến. Ngàitự nghĩ: "Người xưa cầu đạo chẳng tiếc thân mạng, nayta chưa được một trong muôn phần của các Ngài". Hôm ấynhằm tiết Ðông nên tuyết rơi nhiều, Thần Quang vẫn đứngyên ngoài tuyết chấp tayhướng về Tổ ? Ðến sáng tuyết ngập đến đầu gối màgương mặt Ngài vẫn thản nhiên. Tổ thấy thế thương tình,xoay ra hỏi:-Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết ý muốn cầu việc gì ?

NgàiThần Quang thưa:

-Cúi xin Tổ từ bi mở cửa cam lồ rộng độ chúng con.

Tổquở:

- Diệu đạo vô thượng của chưPhật,dù nhiều kiếptinh tấn, hay làm việc khó làm, hay nhẫn điều khó nhẫn,còn không thể được, huống là dùng một chút khó nhọc nàymà cầu được sao ?

ThầnQuang nghe dạy lén lấy con dao chặt cánh tay để trước Tổtỏ lòng thiết tha cầu đạo của mình. Tổ khen:

-Chư Phật xưa vì pháp quên thân mạng, nay ngươi chặt cánhtay để cầu pháp, tâm cầu đạo như thế cũng khá đó. Tổnhận làm đệ tử và đặt tên là Huệ Khả.

Câuchuyện Thần Quang chặt tay cầu đạo thực hư chúng ta chưakiểm chứng được. Nhưng hình ảnh đứng trong tuyết lạnhthấu xương, quên thân cầu đạo của Ngài là tấm gươngsáng cho kẻ hậu sanh như chúng ta noi theo. Ngài quên thân cầuđạo mới ngộ, do đó mà Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền tâmấn cho Ngài làm Tổ thứ hai của Thiền tông Trung Hoa. Câucuối bài kệ là muốn nhắc lại lịch sử truyền thừa Tổvị này.

VII-

Mộtđiểm đèn tâm đuốc tuệ sanh,
Truyềnnhau bốn mắt đã phân rành.
Nốihương tiếp lửa luôn sáng mãi,
Soikhắp đất trời độ hữu tình.
Âm:
Nhấtđiểm tâm đăng tuệ cự sanh,
Tươngtruyền tứ mục thái phân minh.
Liênphương tục diệm quang vô tận,
Phổchiếu càn khôn độ hữu tình.
Mộtđiểm đèn tâm đuốc tuệ sanh, truyền nhau bốn mắt đã phânrành.một điểm đèn tâm đuốc tuệ sanh.Nốihương tiếp lửa luôn sáng mãi, soi khắp đất trời độ hữutình.VIII-Ở trên nói Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền tâm ấncho ngài Huệ Khả làm vị Tổ đầu tiên ở Trung Hoa, cho nênkhi được truyền tâm ấn ngài Huệ Khả suy tôn Tổ Ðạt-malà Sơ Tổ Thiền tông Trung Hoa. Sự truyền tâm đó tượngtrưng bằng ngọn đèn hay cây đuốc. Ðèn tâm, đuốc trí tuệcho nên câu đầu nói Tuy nhiên người nào ngộ cũng được thắp sáng đèn tâm,đuốc tuệ chớ không riêng gì ngài Huệ Khả. Ðèn tâm đuốctuệ được truyền bằng bốn mắt nhìn nhau. Khi xưa, ở hộiLinh Sơn Phật đưa cành hoa sen lên nhìn khắp đại chúng, nhìntới Ma-ha-ca-diếp, Ma-ha-ca-diếp nhìn Phật mỉm cười, liềnđược truyền tâm, sau này Thiền sư Chân Nguyên hỏi "Bao nămdồn chứa ngọc trong đãy, hôm nay tận mặt thấy thế nào,là sao ?". Thiền sư Minh Lương đưa mắt nhìn thẳng vào Ngài,Ngài nhìn lại, liền cảm ngộ, được truyền tâm. Còn bâygiờ thầy trò nhìn nhau hoài sao chẳng được truyền tâm ?Lỗi đó tại đâu ? Tại cây đuốc của chúng ta chưa cháy,tại tâm nghĩ suy của chúng ta chưa dừng.Người ngộ được bản tâm rồi đem cái thấy cáingộ của mình tiếp nối chỉ dạy cho người sau, cho nên gọilà nối hương tiếp lửa. Bởi vì đạo đức ví như mùi hương,mùi hươngđạođứckhông bị gió thổi cuốn theo chiều gió. Cho nên trong kinh nóimùi hương của thế gian thì theo gió thổi đi, còn mùi hươngcủa đạo đức thì gió hướng nào cũng không ngại hết,mùi hương đức hạnh dù ngược gió mà vẫn bay khắp cảmuôn phương. Như vậy chỉ có hương đạo đức là không ngạigió, nối hương là nối mùi hương đạo đức. Tiếp lửalà mồi đèn tiếp đuốc để cho nó sáng mãi ở cõi nhângian. Vì đạo Phật lấy sự giác ngộ làm chủ yếu, và víánh sáng giác ngộ như ánh sáng của ngọn đuốc, của mặttrời mặt trăng. Cho nên thế gian này có người giác ngộthì thế gian có ánh sáng, nếu không người giác ngộ thìthế gian sẽ tối tăm. Do đó bổn phận của người tu làphải tu cho sáng đạo, rồi chỉ dạy mọi người để đèntrí tuệ luôn luôn được thắp sáng ở cõi thế gian nhiềutăm tối này. Nên nói ánh sáng trí tuệ soi khắp để độchúng hữu tình.
ChânPhật, chân kinh thảy ở tâm,
Khobáu nhà mình chớ chạy tầm.

Cóai thử hỏi đâu là Phật ?
Ngaykhi hỏi đáp tại mắt, âm (lời).
Âm:
ChânPhật chân kinh tổng tại tâm,
Tựgia bảo tạng mạc tha tầm.

Hữunhân thí vấn Phật hà tại,
Ứngđối đương thời tại nhãn âm.
ChânPhật, chân kinh thảy ở tâm, kho báu nhà mình chớ chạy tầm.Cóai thử hỏi đâu là Phật ? Ngay khi hỏi đáp tại mắt, âm(lời).Phật thật kinh thật đều ở trong tâm, đó là kho báu củamình đừng chạy ra ngoài để tìm kiếm. Chúng ta có thói quenhễ nói đến Phật thì nghĩ rằng Phật thờ ở chùa, nóiđến kinh thì chỉ thấy kinh là những pho sách ghi chép lờiPhật dạy để trong tủ. Nhưng Phật ngồi trên bàn, kinh đểtrong tủ có phải là chân Phật chân kinh mà ngài Chân Nguyênnói ở đây không ? Phật ngồi trên bàn là Phật tượng, nhìnPhật tượng chúng ta phải nhớ lại ông Phật thật của mình,ông Phật của mình thì giác và linh động nói năng đi lạilà Phật thật. Còn Phật tượng thì ngồi im lìm không nóinăng hoạt động, sao gọi là Phật thật được ? Kinh nằmtrong tủ thì ghi chép những lời Phật dạy, nương lời dạyấy chúng ta tu ngộ được bản tâm, mở sáng mắt tuệ. Bảntâm và mắt tuệ không phải là giấy mực chữ nghĩa. KinhViên Giác nói rằng: Kinh là ngón tay chỉ mặt trăng, nươngtheo ngón tay để nhìn thấy mặt trăng, chớ ngón tay khôngphải là mặt trăng. Cũng thế kinh ghi lại những lời Phậtdạy để chúng ta đọc ngộ được bản tâm, nhưng nếu chúngta chỉ đọc lời Phật mà không ngộ bản tâm thì chưa phảilà chân kinh. Chân kinh chân Phật đều là tự tâm. Vì Phậtlà giác, mà giác là tâm mình giác, Phật tượng vô tri khônggiác. Tâm bất sanh bất diệt hằng tri hằng giác, mà kinh bằnggiấy mực văn tự không trigiác, nên không phải là chân kinh.ChânPhật chân kinh, kho báu gốc từ tâm mình mà ra chớ không phảiở ngoài. Như vậy muốn thấy Phật thật thấy kinh thật,thì ngay nơi tâm mình là kho báu vô tận ai ai cũng sẵn đủ.Quay lại kho báu nhà mình thì có đầy đủ tất cả chớ chạytìm ở đâu cho nhọc.Nếu hỏi đâu là Phật thì đáp: Lời hỏi mắtnhìn, ngay khi hỏi đáp là Phật. Thiền sư Huệ Hải khi đếnchỗ Mã Tổ Ðạo Nhất, Mã Tổ hỏi:

-Ông đi đâu ?

Sưthưa:

-Con đến cầu Phật pháp.

Tổbảo:

-Kho báu nhà mình không đoái hoài, bỏ nhà chạy đi tìm cáigì ?

Sưthưa:

-Thế nào là kho báu nhà mình ?

Tổbảo:

- Chínhkhi ngươi hỏi ta đó là kho báu của ngươi,đầy đủ tất cả, tự do sử dụng đâu nhờ tìm cầu bênngoài.

Cáithưa hỏi là kho báu, vì lời nói phát xuất từ tâm, nên mớiphát ra âm thanh, phát ra cái nhìn đều từ tâm Phật, nhưngtại sao chúng ta không chịu nhận ? Bởi vì từ thuở bé chođến lớn chúng ta có thói quen hễ mắt thấy sắc, tai nghetiếng thì phân biệt đẹp xấu hay dở. Mũi lưỡi thân ýcũng lại như vậy. Chúng ta luôn luôn chạy theo phân biệt,phân biệt rành rẽ thì gọi là người khôn. Ví dụ hôm nayPhật tử cúng dường cho chư Tăng một bữa ăn. Ăn xong Phậttử đó hỏi: Thưa Thầy thức ăn hôm nay ngonkhông ? Phải trả lời như thế nào ? Nếu nói ngon thì họvui, còn nói tôi ăn chỉ biết ăn thì họ buồn. Bởi vì họcố tình nấu cho ngon để cúng dường cho quí thầy, thế mànói ăn chỉ biết ăn thì họ buồn, nếu nói ngon thì họ rấtlà hoan hỷ. Cho nên khi ăn phải biết ngon hay dở, lại ngonnhiều ngon ít nữa. Như vậy tất cả sinh hoạt ở thế gianđều huân tập cho chúng ta thói quen phân biệt rành rẽ, màphân biệt thì đã rơi vào tìnhthức chúng sanh, chớ không phải là tâm Phật giác ngộ.Nếutâm giác ngộ thì thấy nghe hay biết rất rành rẽ mà khôngcó tình thức phân biệt xen vào, điều này nói nghethì dễ nhưng rất khó làm. Vì, môi trường gia đình xã hộiluôn luôn tạo cơ hội thuận tiện lôi cuốn chúng ta chạytheo thức tình phân biệt. Do đó, ông Phật của chính mìnhẩn khuất mất tiêu. Như vậy Phật cũng rất gần ta mà cũngrất xa ta. Nếu tỉnh Phật ở ngay lời hỏi câu đáp, ngaynơi bốn mắt nhìn..., nếu mê chạy theo tình thức phân biệthay dở, khen chê tốt xấu thì không bao giờ nhận ra kho báucủa chính mình. Chủ yếu bốn câu kệ này Ngài chỉ cho chúngta nhận ra Phật thật kinh thật ngay nơi tâm mình, đó là khobáu sẵn có của chính mỗi người. Kho báu đó không có xalạ mà ngay nơi lời hỏi câu đáp, ngay nơi mắt thấy tai nghecủa chính mình, đừng nên chạy đi đâu tìm kiếm nhọc nhằn.

IX-

Chânkinh chẳng đổi vốn như thường,
Chưatừng mở miệng hiện tỏ tường.
Nghĩtoan nắm bắt lầm qua mất,
Mộtchữ vô sanh thẳng thừa đương.
Âm:
Chânkinh bất dịch bổn như thường,
Vịtằng khai khẩu hiển đường đường.
Bấtkhả nghĩ trì sai thác quá,
Vôsanh nhất cú trực thừa đương.
Chânkinh chẳng đổi vốn như thường, chưa từng mở miệng hiệntỏ tường.Nghĩ toan nắm bắt lầm qua mất, một chữ vô sanh thẳngthừa đương.X-Chân kinh làchỉ cho tâm Phật xưa nay nó vốn như vậy không hề thay đổi.Nó đã có sẵn không đợi nói, không đợi đọc tụng mớicó kinh, mà kinh đã hiện đầy đủ không có ẩn giấu chútnào cả. Cho nên nói "chưa từng mở miệng hiện tỏ tường".Vừa khởi nghĩ tìm chân kinh, thì lầm quamất. Chỉ ngay tâm phẳng lặng hiện tiền hằng giác hằngtri không khởi diệt là tâm vô sanh luôn luôn bảo nhậm ngaynơi đó mà sống đừng quên, thế nhưng chúng ta quen sốngvới tâm sanh diệt, cho nên thấy cái đồng hồ liền hỏihiệu gì, sản xuất ở đâu tốt hay xấu, bền hay không bền...Thấy không nhớ mình có cái hay thấy, mà khởi lên nhiềuniệm là sanh chớ không còn vô sanh. Ví dụ có người đi từtrên chùa xuống tới cổng nội viện, bất thần có ngườikêu tên chửi, lúc đó vị ấy có tỉnh giác vô sanh đượckhông ? Có ngoại duyên chạm đến là sanh liền. Có khi sanhnhững cái tốt đẹp hiền lành, cũng có khi sanh những thứdữdằn xấu xa. Cho nên sống với cái vô sanh không phải chuyệnđơn giản dễ làm. Ngồi một mình ở một mình khả dĩ giữđược, còn khi đối duyên xúc cảnh rất khó giữ. Bởi vìgặp cảnh thì niệm sanh diệt dấy khởi khó dừng được,cho nên chủ yếu của sự tu hành là đừng để cái sanh diệtchi phối, luôn luôn sống với cái tâm vô sanh đó là cái gốccủa sự tu.
Khôngvăn không chữ đấy chân kinh,
Mộtquyển trường không quá phân minh.
Miệngnói còn xa ba ngàn dặm,
Tainghe thêm tiến chục vạn trình.
Âm:
Vôvăn vô tự thị chân kinh,
Trườngkhông nhất quyển thái phân minh.
Khẩutuyên thượng cách tam thiên lý,
Nhĩthính tăng dao thập vạn trình.
Khôngvăn không chữ đấy chân kinh, một quyển trường không quáphân minh.Miệngnói còn xa ba ngàn dặm, tai nghe thêm tiến chục vạn trình.XI-Chân kinh thìkhông có văn tự chữ nghĩa, tuy không văn tự chữ nghĩa, nhưngquyển kinh này rất là rành rẽ, trùm khắp cả hư không.Kinh này vì không văn tự chữ nghĩa, nên mở miệng nói thìxa ba ngàn dặm, nếu dùng tai nghe thì càng xa hơn đến mườivạn trình, tức là mười vạn cây số. Như vậy không dùngngôn ngữ để diễnđạt chân kinh, không dùng tai ngheđể nghe chân kinh mà chỉcó tâm vô sanh là hiển bày chân kinh rồi. Tóm lại, ý bốncâu kệ nói chân kinh vốn không ngôn ngữ không văn tự, nótrùm cả hư không. Dùng ngôn ngữ không diễn đạt được,dùng tai nghe lại càng xa hơn. Chỉ sống với tâm vô sanh làđầy đủ chân kinh.
ChânPhật chân kinh vốn một đồng,
Tịchquang tròn lặng suốt hư không.
Thậttế nhất như gồm mọi lý,
Tạmbày muôn pháp độ quần mông.
Âm:
ChânPhật chân kinh bổn nhất đồng,
Tịchquang viên trạm đẳng hư không.

Thậttế nhất như bao chúng lý,
Quyềnkhai vạn pháp độ quần mông.
ChânPhật chân kinh vốn một đồng, tịch quang tròn lặng suốthư không.Thậttế nhất như gồm mọi lý, tạm bày muôn pháp độ quần mông.

XII-
Phật thật kinhthật vốn đồng một thể, ánh sáng lặng lẽ của nó xuyênsuốt hư không. Như vậy nói chân Phật chân kinh tuy hai tênmà chỉ là một pháp thân thanh tịnh trongsáng trùm khắp cả hư không chớ không có gì lạ.Bờ mé chân thật thì nhất như không lý lẽ, nhưng bao trùmmọi lý lẽ, nên tạm bày ra muôn pháp để hóa độ ngườimê muội. Thế nên Tổ Qui Sơn nói: "Thật tế lý địa bấtthọ nhất trần, vạn hạnh môn trung bất xả nhất pháp".Nghĩa là chỗ chân thật thì không dính một mảy bụi, màtrong cửa vạn hạnh (cửa phương tiện) thì không xả bỏmột pháp nào. Ðể thấy rằng mọi phương tiện đều y cứnơi thể chân thật mà lập, lập phương tiện là vì kẻ mêmuội giáo hóa cho họ thức tỉnh.
Lýmầu Phật pháp không văn tự,
Cơhuyền đạo Tổ chẳng ngữ ngôn.
Rộngtiếp người sau thông một tuyến,
Thượngcăn mắt thấy đạo tâm còn.
Âm:
Phậtpháp diệu lý vô văn tự,
Tổđạo huyền cơ mạc ngữ ngôn.
Hoằngtiếp hậu lai thông nhất tuyến,
Thượngcăn mục kích đạo tâm tồn.
Lýmầu Phật pháp không văn tự, cơ huyền đạo Tổ chẳng ngữngôn.Lý nhiệm mầu củaPhật pháp thì không dùng văn tự, cơ huyền của chư Tổ thìchẳng dùng ngôn ngữ. Nghĩa là lý nhiệm mầu của Phật phápchỉ dùng tâm ấn tâm, chớ không dùng văn tự giải thích,và cơ huyền đạo của chư Tổ thì không dùng ngôn ngữ, vìngôn ngữ là đầu mối của sự phân biệt. Thế nên các Ngàithường dùng hành động để chỉ thẳng cho người học đạonhận ra cái chân thật. Nếu có tạm mượn ngôn ngữ đểchỉ thì ngôn ngữ ấy không làm cho người học đạo mắckẹt vào phân biệt đối đãi.Sauđây là những câu chuyện không dùng ngôn ngữ của các Thiềnsư. Có người tới hỏi Thiền sư Ðả Ðịa: Thế nào làPhật ? Ngài cầm cây gậy đập xuống ba cái. Ðó là ngônngữ gì ? Ngài Lâm Tế đến hỏi Tổ Hoàng Bá: Thế nào làđại ý Phật pháp ? Ba lần hỏi ba lần bị đánh. Ðó làngôn ngữ gì ?Nhữngcơ huyền như thế không có ngôn ngữ, nhưng người hỏi khéonhận thì nhận được cái chỗ không ngôn ngữ. Không khéonhận thì khóc lóc khổ sở hoặc ra về tay không.

Rộngtiếp người sau thông một tuyến, thượng căn mắt thấy đạotâm còn.Vì rộng độ người sau nên lập bày phương tiện,người thượng căn nếu nhận được cái chân thật thì tâmđạo của họ còn mãi không bao giờ mất. Tóm lại bài kệnày ý nói, lý mầu của Phật pháp không dùng văn tự, phươngtiện chỉ bày chỗ huyền diệu của chư Tổ không dùngngữngôn, nhưng vì độ người sau cho nên tạm lập bày phươngtiện, người thượng căn nhân phương tiện đó nhận ra cáichân thật thì đạo tâm không bao giờ mất.

XIII-

Tâmtông Bát-nhã ai lãnh ngộ,
Rõràng tự tánh tức Như Lai.
Kẻkẻ viên thành đồng chứng Phật,
Ngườingười đầy đủ chẳng cầu ai.
Âm:
Bát-nhãtâm tông thùy lãnh ngộ,
Liễuminh tự tánh tức Như Lai.
Cácá viên thành đồng chứng Phật,
Nhânnhân cụ túc bất cầu ai (tha).
Tâmtông Bát-nhã ai lãnh ngộ, rõ ràng tự tánh tức Như Lai.Kẻkẻ viên thành đồngchứngPhật,người người đầy đủ chẳng cầu ai.

XIV-
Tâm tông là tông chủ đích chỉ thẳng về tâm, chỉ thẳnglý Bát-nhã tột cùng, hỏi ai lãnh ngộ chỗ không có ngườikhông có pháp. Thì rõ ràng tự tánh mình tức là Phật, tứclà Như Lai, tức là Bát-nhã.Nếu nhận được tự tánh của mình là Phật thì ai ai cũngthành Phật quả hết, và mọi người sẵn đủ tánh Phậtthì không còn cầu xin, không còn trông cậy vào người khác.Ý bốn câu kệ này nói người ngộ được tâm tông Bát-nhãthì biết rõ tự tánh mình là Phật và tất cả mọi ngườiđều sẽ thành Phật, mọi người đều sẵn đủ tánh Phậtnên không cầu xin ai cả.
Kinh,Lục trùng trùng phương tiện biển,
Cơduyên Phật Tổ lưới giáo bao.
Mộttông vô trụ tâm ấn Phật,
Muônpháp hữu vi bọt nước xao.
Âm:
Kinh,Lụctrùng trùng phương tiện hải,
PhậtTổ cơ duyên giáo võng bao.
Vôtrụ nhất tông Phật tâm ấn,
Hữuvi vạn pháp thủy phù bào.
Kinh,Lục trùng trùng phương tiện biển, cơ duyên Phật Tổ lướigiáo bao.Mộttâm vô trụ tâm ấn Phật, muôn pháphữu vi bọt nước xao.XV-Câu này phá chấp niệm muốn đọc hết Kinh hếtLục. Ngài nói, Kinh lời dạy của Phật, Lục là lời dạycủa Tổ. Kinh Lục chỉ là phương tiện, nhiều như biển cả.Còn cơ duyên của Phật Tổ giáo hóa chúng sanh là lưới giáobao trùm tất cả. Nói về Kinh Lục của Phật Tổ chúng tathấy Ðại Tạng Kinh chữ Hán trên năm ngàn quyển,nhưng chúng ta giỏi lắm đọc được vài trăm quyển là cùng.Còn Lục của chư Tổ thì Thiền tạng gom lại có một trămlẻ một quyển. Phương tiện thì nhiều. Nhưng:Chỉ một tâm vô trụ đólà tâm ấn của chư Phật, còn các pháp hữu vi sanh diệt vínhư bọt nước ngoài biển cả bị sóng vỗ là tan ngay. Tómlại ý bài kệ nói Kinh Lục là phương tiện truyền bá củaPhật Tổ nhiều như biển, cơ duyên giáo hóa của Phật Tổlà lưới giáo bao trùm tất cả mọi người. Phương tiệntuy nhiều nhưng người học đạo ngộ được tâm vô trụ,tâm vô trụ là tâm ấn của chư Phật. Người ngộ đượctâm ấn của chư Phật thì thấy các pháp hữu vi chỉ là vôthường tạm bợ như hòn bọt ngoài biển cả.
Bathuở Như Lai truyền diệu chỉ,
Haingười bốn mắt đối nhìn nhau.
Nguồnlinh nước pháp sa giới chảy,
Ðuốctuệ sáng thông cõi cõi nào.
Âm:
Tamthế Như Lai truyền diệu chỉ,
Nhịnhân tứ mục nhãn tương giao.
Linhnguyên pháp thủy lưu sa giới,
Tuệchúc quang thông sát hải dao.
Bathuở Như Lai truyền diệu chỉ, hai người bốn mắt đốinhìn nhau.Nguồnlinh nước pháp sa giới chảy, đuốc tuệ sáng thông cõi cõinào.Chonên Tổ sư Ðại Huệ nói: "Học đạo vốn không nhiều pháp,chỉ lấy tin ngộ tự tánh làm khuôn phép. Ðời nay nếu chẳnglãnh ngộ cũng gieo được trí Bát-nhã trên đất tánh, đờiđời chẳng rơi vào đường ác, kiếp kiếp chẳng mất thânngười, chẳng sanh vào nhà tà kiến, chẳng vào loài quân ma,mầm linh giống trí, đồng tử đi xuất gia, theo Phật tu hành,một nghe ngàn ngộ". Giả sử tham học như trên mà chưa triệt,vẫn kết chủng duyên Phật; tu mà chưa thành, còn hơnquả trời người. Chúngsanh phải gắng sức tự độ, Phật chẳng thể độ.Nếu chẳng thật tâm tu hành, bền giữ trai giới, mà ngưỡngtrông Phật đến cứu độ, không có lẽ ấy. Nếu tự mìnhchẳng đoạn trừ nghiệp ác, cứ đợi Phật khác đến cứuđộ, thì chư Phật quá khứ đã thành đạo, ứng hiện nơiđời số như vi trần, sao chẳng độ hết tất cả chúng sanh? Vì sao chúng ta còn trôi nổi nơi biển khổ sanh tử đếnnay, chẳng thể thành Phật ? Phải biết tự tu, tự độ, Phậtchẳng thể độ. Nên biết,phân nửa ở Phật, phân nửa ở ta, xét cho tường tậnlý này. Hãy gắng sức tự tu chớ ỷ lại vào tha lực.Ba đời chưPhật truyền yếu chỉ qua bốn mắt nhìn nhau. Nếu bốn mắtnhìn nhau mà nhận ra yếu chỉ nhiệm mầu của đạo thì:Nguồn sáng suốt nhiệm mầu chảy khắp hết hằngsa cõi nước và ánh sáng của ngọn đuốc trí tuệ thông hếttất cả chỗ. Ý bài kệ nói rằng: ba đời chư Phật truyềndiệu chỉ nếu người nào qua bốn mắt nhìn nhau mà ngộ đượcthì nguồn sáng suốt chảy khắp sa giới và ánh sáng trí tuệchiếu soi tất cả cõi. Chúng ta thấy ngài Chân Nguyên ngộở chỗ bốn mắt nhìn nhau nên kết thúc mười lăm bài kệ,ở bài kệ thứ mười lăm Ngài chỉ thẳng: Bốn mắt nhìnnhau là cái gốc nhận ra tâm mìnhlà Phật. Sau đó truyền bá mãi không cùng tận.

Sauđây là dẫn lời ngài Ðại Huệ, một Thiền sư nổi tiếngở Trung Hoa đời Tống. Ngài nói rằng: Học đạo vốn khôngnhiều pháp, chỉ lấy tin ngộ tự tánh làm khuôn phép,Ðời nay nếu chẳng lãnh ngộ cũng gieo đượctrí Bát-nhã trên đất tánh, đời đời chẳng rơi vào đườngác, kiếp kiếp chẳng mất thân người.Chẳng sanh vào nhà tà kiến, chẳng vào loàiquân ma.Mầm linh giống trí, đồng tử xuất gia theo Phật tuhành, một nghe ngàn ngộ.nghĩa là người học đạo lấy cái ngộ tự tánh làm cănbản. Bởi vì chúng ta tu mà không nhận ra tự tánh sẵn cócủa mình thì chưa giác ngộ, cho nên nói lấy tin ngộ làmkhuôn phép. Người chỉ tinngộ tự tánh, tuy ngay trong đời này chưa lãnh ngộ như nhữngngười căn cơ nhạy bén, cũng gieo được trí Bát-nhã trênđất tánh của mình. Người nhận được bản tánh thì đờiđời không rơi vào đường ác, kiếp kiếp tái sanh vẫn đượclàm người. Người tin mình có tự tánh thì đời sau khôngsanh vào nhà ngoại đạo tà kiến, cũng chẳng kẹt vào quânma. Người tin mình có tự tánh đãsẵn có mầm linh, sẵn hạt giống trí nên còn bé (đồng tử)đã theo Phật xuất gia tu hành, một nghe ngàn ngộ tức lànghe một câu mà ngộ cả ngàn câu.Nghe một câu mà ngộ cả ngàn câu nghĩa là sao ? Nhưchúng ta tu Thiền khi nghe một câu nói của một vị Tổ màngộ, thì một ngàn câu của chư Tổ ta đều thông suốt. Nhưvậy chỉ cần ngộ một câu là mọi câu đều thông suốt,cho nên nói một nghe ngàn ngộ. Cũng như các vị tham công ánmà ngộ thì giải được tất cả các công án.

Giảsử tham học như trên mà chưa triệt, vẫn kết chủng duyênPhật, tu mà chưa thành, còn hơn quảtrời người.Chúngsanh phảigắng sức tự độ, Phật chẳng thể độ.Nếuchẳng thật tâm tu hành, bền giữ trai giới, mà ngưỡng trôngPhật đến cứu độ, không có lẽ ấy.Nếutự mình chẳng đoạn nghiệp ác, cứ đợi Phật khác đếncứu độ, thì chư Phật quá khứ đã thành đạo, ứng hiệnnơi đời số như vi trần, sao chẳng độ hết tất cả chúngsanh ? Vì sao chúng ta còn trôi nổi nơi biển khổ sanh tử đếnnay chẳng thể thành Phật ?phải biết tự tu tự độ,Phật chẳng thể độ. Nên biết, phân nửa ở Phật, phânnửa ở ta, xét cho tường tận lý này, hãy gắng sức tựtu chớ ỷ lại vào tha lực.NgàiChân Nguyên nói: Giả sửngườitham học nhưtrên mà chưa thấu triệt vẫn có chủng duyên với Phật, tuytu chưa thành chánh quả nhưng vẫn hơn quả vị ở cõi trờicõi người. Chúng ta tu làphải tự độ mình, chớ Phật không thể độ được. Ởđây nói như thế cũng hơi cực đoan, đoạn sau sẽ bù lại.Nếu mình chẳngthật tâm tu, trai giới không giữ, mà cứ trông cầu Phậtđến cứu độ thì không bao giờ có Phật đến cứu.Nếu tu mà cứ mong Phật tớicứu độ thì ở đây Ngài nói, Phật ra đời ứng thân vôsố sao Phật không độ cho mọi người hết mê ? Thực tếthì chúng sanh còn nhiều mê lầm, vậy thì trông cậy Phậtđộ bằng cách cầu xin khấn nguyện có được như ý không? Chắc chắn là không. Cho nên Ngài nhắc chúng ta phải tựtu tự độ chớ Phật không thể độ mình được. Tuy nhiênphân nửa ở Phật phân nửa ở ta. Câu này có an ủi chúngta một chút. Phân nửa nào ở Phật, phân nửa nào ở ta ?Ví dụ đứa học trò đến trường học, nó học được lànhờ thầy dạy, nếu nó không học thì không thuộc bài. Nhưvậy thầy giáo dạy là phân nửa của thầy, nó học thuộcbài là phân nửa của nó. Nhờ phân nửa của thầy và phânnửa của nó mà làm thành cho đứa học trò. Cũng vậy đứcPhật đem chánh pháp truyền bá chỉ dạy, chúng ta hiểu rồiphải nỗ lực thực hành, phân nửa của Phật cộng với phânnửa của chúng ta thì mới viên mãn sự tu hành, chớ khôngphải cực đoan một bên. Như vậy khi tu chúng ta tha thiếtlạy Phật cầu gia bị, mà cũng phải học hiểu lời dạycủa Ngài, ứng dụng tu thì mới được thành tựu viên mãn.Ngài khuyên chúng ta phải xét cho kỹ lý này để nỗ lựctu hành, không nên ỷ lại vào kẻ khác. Một người học tròỷ lại vào ông thầy thì người học trò đó sẽ hư. Cũngvậy, người tu mà cứ ỷ lại nơi Phật không chịu tu thìsẽ không đạt kết quả.

Xưađức Phật Bổn Sư Thích Ca Thế Tôn đinh ninh dặn dò: Phậtcòn tại thế, lấy Phật làm thầy, Phật vào Niết-bàn lấyGiới làm thầy. Phật tức là tâm, tâm tức là Phật. Tựtánh xưa nay rỗng lặng tròn sáng, trong lặng nhiệm mầu, nhưnhư đó là chân Phật của ta, dẫu Phật ở đời cũng khôngcó lý khác. Nên biết người có trí phải lập chí, phướchuệ song tu, chân như riêng chứng. Niệm niệm từ bi, cửacửa lợi ích, thường nói diệu pháp Bát-nhã, phương tiệntiếp dẫn người sau. Người chưa ngộ thì chỉ bày cho tỏngộ, nếu chưa thành mong khiến cho chóng thành. Kinh nói: tàithí như ngọn đèn chỉ soi sáng một căn phòng, pháp thí nhưmặt trời sáng đầy khắp mười phương. Tự tánh nếu mê,phước làm sao cứu? Thân người khó được, Phật pháp khógặp, Thánh tăng khó thấy, chánh pháp khó nghe, lòng tin khósanh, bạn lành khó hội ngộ. Phước duyên kim cải, mừng đãhợp nhau. May thay như rùa mù gặp được bộng cây. Chúng tabỏ sự nghiệp đi xuất gia nên cầu việc gì ? Chớ tham đắmdanh lợi, phải chọn bạn tìm thầy, vì pháp quên mình, lô�i nướctrèo non, kính lễ thưa hỏi.

Xưađức Phật Bổn sư Thích Ca Thế Tôn đinh ninh dặn dò: Phậtcòn tại thế lấy Phật làm thầy, Phật vào Niết-bàn lấyGiới làm thầy.Phật tức là tâm, tâm tức là Phật, tự tánh xưanay rỗng lặng tròn sáng, trong lặng nhiệm mầu, như như đólà chân Phật của ta, dẫu Phật ở đời cũng không có lýkhác.Nên biếtngười có trí phải lậpchí,phước huệ song tu, chân như riêng chứng, niệm niệm từ bi,cửa cửa lợi ích.Thườngnói diệu pháp Bát-nhã, phương tiện tiếp dẫn người sau,người chưa ngộ thì chỉ bày cho tỏ ngộ, nếu chưa thànhthì mong khiến cho chóng thành.Ðây là dẫn lời Phật dạy trong kinh DiGiáo. Ngài nói Phật tức là tâm, tâm tức là Phật. VậyPhật mà Ngài nói đây không phải Phật ở Ấn Ðộ, mà làPhật tâm của mỗi người chúng ta. Phật tâm của chúng taxưa nay vốn rỗng lặng, nhiệm mầu, tròn sáng, như như khôngđộng, ấy mới là chân Phật. Dẫu cho Phật Thích Ca còn tạithế cũng như vậy chớ không có lý nào khác. Ngài dạy rằng người có trí tuệthì khi tu hành phải lập chí cho vững, phải phước huệ songtu, phải chứng ngộ chân như của chính mình. Mỗi niệm mỗiniệm phải phát khởi tâm từ bi, phải khéo vận dụng phươngtiện thiện xảo đểlàm lợi ích cho chúng sanh, không bao giờ quên và bỏ họ.Ngài dạy rằng muốn làmlợi ích cho người sau, thì phải nói pháp nhiệm mầu củakinh Bát-nhã cho họ hiểu. Người chưa ngộ thì giúp cho họtỏ ngộ, người chưa thành tựu công phu làm cho họ thànhtựu công phu. Nhưng muốn thực hiện được điều nói trên,trước hết chúng ta phải tỏ ngộ, phải thành tựu công phutu hành. Nếu chúng ta chưa tỏ ngộ chưa thành tựu công phutu hành mà giúp cho người tỏ ngộ, thì e rằng không có kếtquả. Ðó là điều tối quan trọng trong việc lợi tha. Nếukhông hiểu chỗ này, nhiều khi chúng ta nhiệt tình quá, muốnlàm cho người ngộ mà chính mình chưa ngộ, dù có làm thếmấy cũng không tới đâu.

Kinhnói: tài thí như ngọn đèn chỉ soi sáng một căn phòng, phápthí như mặt trời sáng đầy khắp mười phương.Tự tánh nếu mê phước làm sao cứu.Ngàidẫn lời trong kinh nói người bố thí tiền của, giống nhưngọn đèn sáng để ở trong căn phòng, tuy có ánh sáng nhưngchỉ sáng trong phạm vi nhỏ hẹp. Còn pháp thí tức là đemPhật pháp giảng dạy cho mọi người nghe, thì lợi ích rấtnhiều, như ánh sáng mặt trời soi khắp mười phương. Vídụ như chúng ta có một trăm ngàn đồng đem ra bố thí, thìchỉ giúp được một vài gia đình qua cơn thiếu thốn, vậychỉ cứu được cái khổ tạm thời. Còn nếu chúng ta thâmnhập Phật pháp thì một buổi giảng, một hai ngàn ngườinghe, hiểu, ứng dụng tu lợi ích rất nhiều. Hơn nữa họnghe Phật pháp họ tu, để hết khổ an vui lâu dài thì chúngta sẽ cứu được cái khổ vĩnh viễn. Như vậy bố thí phápPhật không có giới hạn nên ví như mặt trời soi sáng mườiphương. Bố thí tiền của có giới hạn nên ví như ngọnđèn có ánh sáng soi trong một phạm vi nhỏ hẹp. Hiểu rõnhư thế nên người tu hành phải thâm nhập chánh pháp, đemra giảng dạy để cứu khổ vô minh cho chúng sanh, đó mớilà việc quan trọng. Còn chúng ta làm ra tiền để giúp đỡngười nghèo, đó chỉ là việc thiện nhỏ thôi. Bởi vì sứcngười có chừng mực, tiền của có giới hạn, biết bao nhiêutiền của mà chia cho đủ, chỉ có bố thí pháp là khắp cùngkhông giới hạn. Ngài nói nếu người mê không nhận ra tự tánh, tức tánhPhật của mình thì dù có làm việc phước thiện bao nhiêuđi nữa, cũng không cứu được họ. Cho nên muốn cứu mìnhthì trước hết phảinhậnra tự tánh. Ví dụ như có người còn rất nhiều tham sânsi, phiền não đủ thứ, nhưng họ có nhiều tiền đem ra bốthí giúp đỡ người này người kia. Tuy làm việc bố thílà có phước, nhưng vẫn không cứu được cái mê của họ,vì họ chưa nhận ra tánh giác của chính mình. Cho nên ngườitu mà mê tự tánh là điều đáng sợ, chúng ta không nên xemthường. Có nhiều người nói tôi tu sơ sơ, hoặc tôi tu phướclà đủ rồi, cho nên suốt đời lo giúp người này, cứu khổngười kia, mà quên cứu mình, chuyện giác ngộ đối vớihọ rất là xa xôi.

Thânngười khó được, Phật pháp khó gặp, Thánh tăng khó thấy,chánh pháp khó nghe, tín tâm khó phát sanh, bạn lành khó hộingộ.Ngài nói được sanh thân làm người là cái khó thứnhất. Cho nên Phật tử đã được thân người, sáu căn đầyđủ, mà gặp chuyện buồn khổ đòi tự tử là không hiểuđạo, chẳng những mang tiếng ngu, mà còn bị người ta chêcười, Phật tử mà không xứng đáng là con Phật. Phật tửgặp chuyện buồn tự tử còn bị người đời chê ngu, khôngxứng đáng là đệ tử Phật, huống nữa là người xuấtgia. Người xuất gia gặp chuyện buồn đòi tự tử có thểtha thứ được không ? Người xuất gia hiểu đạo, biết thânnày khó được, nương thân giả tạm để tu hành như ngườinương bè qua sông, qua chưa tới bờ mà đòi phá bè là chuyệnlàm của kẻ ngu. Người tu mà đòi tự tử là ý phạm giớisát, mình tự sát mình đáng ăn đòn không biết bao nhiêu gậy.Chúng ta tu nếu chưa được an lạc thì phải khéo léo chuyểnhóa nội tâm cho được an lạc. Hơn nữa được thân ngườirất khó mà tự tử là hủy hoại thân, người hủy hoạithân là người đáng chêtráchnhất.Cho nên ở trong chùa mà nói tự tử thật là khó nghe.

Cáikhó thứ hai là Phật pháp khó gặp. Song có người nói muốngặp Phật pháp, thì đến các nhà phát hành kinh sách thỉnhbao nhiêu cũng có, sao nói khó gặp ? Kinh Phật để lại rấtnhiều, nói Phật pháp khó gặp là khó chỗ nào ? Chúng ta đừnghiểu rằng gặp Phật pháp là thấy được quyển kinh Phật,mà gặp ở đây là nghe Phật pháp nhận hiểu để ứng dụngtu, đó mới là khó. Hiểu Phật pháp là khó, còn xem kinh bằngmắt là chuyện dễ. Thế mà có người cầm quyển kinh Phậtlên xem thì buồn ngủ, ngồi trong giảng đường nghe giảngthì ngủ gục, còn xem truyện, xem tiểu thuyết thì quên ănbỏ ngủ, xem truyền hình suốt ngày, nhất là xem phim chưởngđấm đá với nhau, suốt ngày không biết chán. Như vậy vớingười không biết tu gặp kinh Phật xem bằng mắt cũng làchuyện khó, huống là nhận hiểu Phậtpháp bằng tâm để ứng dụng tu lại càng khó hơn.

Cáikhó thứ ba là Thánh tăng khó gặp. Ðiều này dĩ nhiên, nhấtlà ở thời kỳ mạtpháp,phàm Tăng thì dễ kiếm, chớ Thánh tăng thì rất khó gặp.

Cáikhó thứ tư là chánh pháp khó nghe. Người đời thường nói"Thuốc đắng đã tật lời thật trái tai". Chánh pháp là phápchân chánh đúng đắn nói lên lẽ thật của con người vàsự vật. Ví dụ có người thấy chúng ta liền khen thầy làngười có phước tướng, thông minh... nói như vậy rất làdễ nghe và cảm thấy vui trong lòng. Nếu họ nói thầy làcái túi da hôi thúi, là cái bô đựng đồ dơ được đậykín và sơn vẽ bên ngoài. Nói như vậy là nói sự thật màngười nghe cảm thấy khó chịu không vui. Chánh pháp khó nghelà khó ở chỗ đó. Vì chánh pháp luôn nói lên sự thật màmọi người muốn che đậy.

Cáikhó thứ năm là tín tâm khó phát sanh. Tại sao khó ? Giả sửtôi nói tụng kinh chừng bảy biến thì được phước nhiều,đó là điều dễ tin, nếu tôi nói quí vị hãy tin tâm mìnhlà Phật, đó là điều khó tin. Bởi vì có nhiều người khinghe nói tâm mình là Phật thì lắc đầu từ chối con khôngdám tin đâu, con không có phần chỉ mong cầu phước báo ởcõi nhơn thiên thôi. Tin tâm mình là Phật ít người dám tincho nên nói lòng tin khó phát sanh.

Cáikhó thứ sáu là bạn lành khó hội ngộ, tức là bạn lànhkhó gặp. Trước hết chúng ta phải phân biệt thế nào làbạn lành, thế nào là bạn dữ. Giả sử ở trong Thiền Viện,nếu có một sư huynh thấy mộtsư đệ đang ngồi Thiền bỏ đi xuống, hôm sau hỏi lý dosư đệ đáp rằng đau bụng. Vài ba lần như thế và lầnnào cũng trả lời có lý do. Sư huynh biết sư đệ này đangmang bệnh lười biếng cho nên rầy rà: đệ tu hành gì màlười biếng quá, cưng chiều cái thân này lắm,phải nỗ lực vượt qua chớ ! Nghenhưthếsưđệ nọ hết muốn gần sư huynh. Nhưng nếu có mộtsư huynh khác nghe sư đệ nói đau bụng, thì lấy dầu xoa,nghe than buồn ngủ thì bảo đi ngủ, nghe nói đau chân thìbảo thôi đừng rán, coi chừng bệnh à... Một người rầyquở, một người săn sóc an ủi, chúng ta thử xét ai là bạnlành ? Nếu trong Thiền Viện năm chục chúng mà có ba chụcvị thương sư đệ giống như vị sư huynh thứ hai thì sưđệ tu có tiến không ? Chắc chắn là không tiến. Như vậyngười khó khăn rầy rà để thúc đẩy mình tiến lên đólà bạn lành. Người dễ dãi chìu chuộng theo cái sở thíchcủa mình, làm cho mình tu không tiến đó là bạn chẳng lành.Tổ Qui Sơn có dạy "Gần gũi bạn lành như đi trong sươngmóc, tuy thấy chẳng ướt áo, nhưng lần lần thấm nhuận.Lân la đứa dữ ắt nhiễm lấy hung hăng gây ra nhiều tộilỗi, quả báo ngay trước mắt". Song theo thường tình thìbạn dữ dễ gần hơn bạn lành. Ðó là chuyện trong chùa.Sau đây là chuyện ngoài đời. Ví dụ có một Phật tử namđi ngang qua quán rượu, có người bạn đang ngồi uống rượutrong quán kêu vô nài ép bảouống,Phật tử ấy từ chối, bị người bạn chê cười cho rằngđàn ông mà không có chí khí của kẻ nam nhi, giống như đànbà. Giả sử lúc đó Phật tử kia nhận lời mời của ngườibạn uống rượu say sưa. Nhưng có người bạn thứ hai canrằng: Bạn là Phật tử đã thọ qui giới uống rượu làphạm giới cấm của Phật. Quí vị xét coi người ép uốngrượu và người la rầy khuyên can không cho uống rượu, ngườinào là bạn lành ? Quí vị thích người nào hơn ? Dĩ nhiênlà thích người ép uống, nhưng người đó đem đến điềukhông tốt cho mình. Như vậy bạn chẳng lành dễ gần hơnlà bạn lành, cho nên nói bạn lành khó hội ngộ. Chúng talà người học đạo phải biết rõ ai là bạn lành, để gầngũi được thấm nhuần những điều tốt, ai là bạn chẳnglành phải khéo dùng phương tiện để chuyển hóa họ, nếukhông đủ đạo lực thì không nên gần nhiều, gần nhiềusẽ có hại cho việc tiến tu. Xét qua sáu điều khó đượcNgài nêu ở trên, đa số chúng ta đều có đủ. Như vậy làquá tốt, nếu người nào chưa đủ thì hãy rán tạo nhânduyên cho đủ.

Phướcduyên kim cải, mừng đã hợp nhau.Người ta thường nói cây kim hạt cải, hai cái đó gặp thìhút vào nhau, ý muốn nói mừng cho mình đã có phước duyêntốt, hội đủ những điều kiện tốt, những điều khó thựchiện được mà mình thực hiện được như: Phật pháp khógặp mà mình gặp, chánh pháp khó nghe mà mình được nghe v.v...

Maythay như rùa mù gặp bô�ng cây.Chúng ta bỏ sựnghiệp đi xuất gia nên cầu việc gì ?Chớtham đắm danh lợi, phải chọn bạn tìm thầy, vì pháp quênmình lội nước trèo non kính lễ thưa hỏi.thưahỏi chỗ thâm áo của Phật pháp, có như thế mới không uổngmột đời tu. Nếu đi tu vì mục đích an nhàn, sung sướngcho bản thân thì chưa phải là người thật tâm xuất gia cầuđạo giải thoát.Câu chuyện rùa mù gặpbộng cây, trong kinh A-hàm đức Phật có kể: Có một cái bộngcây trôi giạt ngoài biển cả, sóng gió đưa đẩy nay ở bênÐông, mai qua bên Tây. Có con rùa mù ở dưới đáy biển, mộttrăm năm nó trồi đầu lên một lần, nó muốn tìm bộng câyđể chui vào. Vậy rùa mù tìm được bộng cây dễ hay khó? Rất khó. Ý đức Phật nói con người sau khi mất thân này,muốn được thân trở lại khó như rùa mù tìm gặp bộngcây vậy. Ngày nay chúng ta được thân này thật là có nhiềuphúc duyên, nếu không chịu nỗ lực tu hành theo lời Phậtdạy, khi mất thân này rồi sẽ ra sao ? Chúng ta bỏ nhà,bỏ cha mẹ thân bằng quyến thuộc vào chùa tu, mục đíchcầu cái gì? Phải xét kỹ, cầu no ấm sung sướng, hay cầugiác ngộ, giải thoát khổ sanh tử cho chính mình và chúngsanh ? Ðây là câu hỏi mỗi người phải tự trả lời. Ngài răn nhữnglời hết sức thực tế và tha thiết vô cùng. Chúng ta đitu đừng tham đắm danh lợi vì danh lợi làm chướng ngạisự tu hành. Ði tu thì phải cầu thầy sáng, để hướng dẫnmình tu đúng chánh pháp Phật dạy. Chọn bạn lành để trợnhững duyên tốt cho đường tu được tiến bộ hanh thông.Phải vì Phật pháp quên thânmạng, phải vượt suốibăngrừng để tìm những bậc đạo cao đức trọng mà

Hỏi:Thế gian không việc khó, thế gian có hai việc khó.Thế nào là hai việc khó ?

Dạyrằng : Sanh từ đâu đến ? Chết rồi đi đâu ? Ðây là haiviệc thật rất khó. Song này các người, do hai việc này màbỏ sự nghiệp đi xuất gia, lội suối trèo non, tham tìm minhsư, bạn tốt, cúi đầu lễ bái thưa hỏi: Kính mong Ðạiđức từ bi, mở rộng phương tiệnchỉ bày cho sáng tỏ lý này, sớm được ngộ đạo.

Hỏi:Trước khi trời đất và cha mẹ chưa sanh, cái thân ngườinày sanh từ đâu đến ?

Ðáp:Vốn từ vô vi đến.

Lạihỏi: Người sanh ra ở đời, đến khi số hết, chết đi vềđâu ?

Ðáp:Lại từ vô vi đi.

Hỏi:Thế gian không việc khó, thế gian có hai việc khó. Thế nàolà hai việc khó ?sanh từ đâu đến ? Chết rồi đi đâu ?Song này các người do hai việcnày mà bỏ sự nghiệp đi xuất gia, lội suối trèo non, thamtìm minh sư, bạn tốt, cuối đầu lễ bái thưa hỏi: Kínhmong Ðại đức từ bi, mở rộng phương tiện cho sáng tỏlý này, sớm được ngộ đạo.Câu hỏi này nghe hơi khó hiểu. Thếgian không việc khó, lại nói thếgian có hai việc khó, nếu không việc khóthìlàm gì có hai việc khó ? Ý Ngài muốn nói rằng trên thếgian không có việc gì khó, nhưng xét kỹ có hai việc khó,đó là Ðâylà hai việc rất khó, vì hai điều này là hai điều thắcmắc lớn lao của con người. Tất cả chúng ta đều thắcmắc mình từ đâu đến đây và sau khi chết mình sẽ vềđâu ? Ðó là hai câu hỏi mà tất cả chúng ta không ai giảiđáp được. Chính hai điều này khi xưa đức Phật Thích Calúc còn là Thái tử, Ngài cũng thắc mắc như chúng ta. Và,Ngài quyết phăng tìm cho ra manh mối, bằng cách từ bỏ hoàngcung vượt thành đi tu. Ngày nay chúng ta là người tu theo đứcPhật cũng phải quyết tâm tìm cho ra manh mối. Muốn thựchiện điều đó Ngài dạy: Muốn giải quyết hai mốinghi trên, người học đạo phải lội suối trèo non, tìm thầysáng bạn lành cầu chỉ dạy cho mình tu, khi ngộ đạo thìgiải quyết được hai mối nghi trên. Khi xưa Thái tử Sĩ-đạt-tangồi tu dưới cội Bồ-đề trong suốt bốn mươi chín ngàyđêm. Ðêm cuối cùng khoảng canh hai Ngài chứng được túcmạng minh, biết được đời sống vô số kiếp về trướcnên giải quyết được câu hỏi "ta từđâu đến đây". Khoảng canh ba Ngài chứng được thiênnhãn minh, thấy rõ con người sau khi chết theo nghiệp dẫnđi luân hồi trong lục đạo, kẻ đi lên, người đi xuốngv.v... Như vậy muốn giải đáp câu hỏi thứ nhất ngườitu phải chứng túc mạng minh, giải đáp câu hỏi thứ hai phảichứng thiên nhãn minh. Ngày nay chúng ta tu còn mờ mịt thật làkhó giải quyết được hai mối nghi "sanh từđâu đến,chết đi về đâu".

Hỏi:Trước khi trời đất và cha mẹ chưa sanh, cái thân ngườinày sanh từ đâu đến ?

Ðáp:Vốn từ vô vi đến.

Lạihỏi: Người sanh ra ở đời, đến khi số hết chết đi vềđâu ?

Ðáp:Lại từ vô vi đi.

Ðếntừ vô vi đến, đi cũng từ vô vi đi. Nhưng vô vi là cái gì? "Vô vi" là từ ngữ của đạo Lão, khi Phật giáo du nhậpvào Trung Quốc, nói đến lý bất sanh bất diệt, các Ngàimượn từ vô vi của đạo Lão để dùng. Nhà Phật dùng từvô vi, là đối lại từ chữ hữu vi. Phàm tất cả sự vậtcó hình tướng ở thế gian có sanh có diệt là hữu vi, phápkhông sanh diệt gọi là vô vi. Hỏi rằng: khi cha mẹ chưa sanhta từ đâu đến ? Ðáp: từ vô vi đến tức là từ chỗ bấtsanh bất diệt đến. Hỏi sau khi chết rồi đi về đâu ? Ðáprằng: trở về chỗ bất sanh bất diệt. Câu đáp này hơigượng một chút, không sát nghĩa lắm. Sauđâytôi giải thích kỹ hơn về câu đáp sanh từ vô vi đến. KinhLăng Nghiêm nói: Chân như không giữ tự tánh hốt nhiên mộtniệm vô minh dấy khởi, tất cả tướng sanh diệt dấy khởitheo nên đi vào sanh tử. Từ chân mà khởi vọng niệm đi vàosanh tử nghe khó hiểu quá. Song tôi ví dụ cho dễ hiểu: Hiệngiờ chúng ta đang mở mắt tỉnh táo, nhưng một lúc sau nghemỏi mệt, gió mát thổi qua chúng ta thiu thiu ngủ gục. Vậythử hỏi ngủ gục đó từ đâu đến ? Có phải từ cái tỉnhtáo hồi nãy đến không ? Nếu không có cái tỉnh làm gì cócái mê, cái mê ngủ gục từ cái tỉnh. Nếu ai đánh thứcchúng ta tỉnh lại thì không còn mê nữa. Như vậy cái mênó đến lúc nào chúng ta không dự biết trước được, cóai biết mình sửa soạn buồn ngủ không ? Chỉ quên cái tỉnhlà bị cái mê xâm chiếm, mê xâm chiếm thì ngủ say mộngmị đủ thứ. Cũng vậy, nếu chúng ta quên tự tánh chân nhưthì sẽ dấy sanh vọng niệm, vì vọng niệm dấy khởi nênsanh ra đủ thứ khổ đau. Cho nên hỏi sanh từ đâu đến ?Ðáp từ vô vi, tức là quên cái không sanh diệt nên dấy niệmsanh diệt rồi đi vào trong sanh tử, chịu sanh tử khổ đau.Khi chết trở về vô vi tức là trở về chỗ không sanh diệt.Nghe như thế có người hiểu lầm cho rằng không tu chết cũngtrở về chỗ không sanh diệt. Hiểu như thế là sai lầm, chúngta phải tu dứt hết mầm sanh diệt mới được trở về chỗkhông sanh diệt, nếu không tu thì vẫn tiếp tục đi trong sanhtử.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567